Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt nam:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 47)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

2.4.1 Thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt nam:

2.4.1.1 Thực trạng:

_ Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai và được khách hàng chấp nhận.

_ Số lượng các tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cùng với quá trình tự do hoá kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Đến cuối năm 2005 tổ chức tín dụng Việt Nam có 5 năm ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 công ty tài chính, 8 công ty cho thuê tài chính, 901 quỹ tín dụng nhân dân, 42 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng Nước ngoài. Với vai trò nòng cốt trong hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng là kênh huy động vốn, phân bổ nguồn lực tài chính chủ chốt, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.

2.4.1.2 Hạn chế:

_ Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chủng loại còn nghèo nàn và chất lượng chưa cao. Hệ thống dịch vụ ngân hàng chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về các dịch vụ truyền thống. Chủ yếu là các dịch vụ đi vay và cho vay để thanh toán. Huy động vốn dưới dạng tiền gửi và cấp tín dụng dưới dạng cho vay.

_ Thị trường dịch vụ ngân hàng dưới mức tiềm năng, tính cạnh tranh chưa cao, phương thức cạnh tranh còn thô sơ. Mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội về

dịch vụ ngân hàng còn thấp do hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng quan trọng chưa được triển khai và phát triển đúng mức. Đặc biệt các dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ

ngân hàng bán lẻ hiện nay còn rất nhiều tiềm năng phát triển (Dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố, tín dụng tiêu dùng...). Cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần, các thành phần kinh tế khác vẫn còn khá phổ biến do sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ thương hiệu chưa trở nên phổ biến khiến thị trường dịch vụ ngân hàng chưa ổn định, dễ xảy ra các cuộc

đua tăng lãi suất và cạnh tranh mở rộng mạng lưới một cách lãng phí.

_ Hệ thống tài chính vi mô kém phát triển. Thiếu các định chế tài chính hoạt

động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một hay một số lĩnh vực, đối tượng khách hàng. Đặc biệt, những đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng không có tài sản đảm bảo rất khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, các thủ tục giao dịch với ngân hàng hiện nay còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ mang tính quan liêu hành chính, thiếu sự đề cao khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của một số bộ phận khách hàng có nhu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. _ Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các tổ chức tín dụng nhưng rủi ro lớn, hiệu quảđạt được không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế và tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe doạ an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập cho các tổ chức tín

dụng nhưng cũng là hoạt động tạo ra nhiều rủi ro nhất cho các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, môi trường kinh

doanh và đầu tư trong nước còn nhiều rủi ro. Hệ thống doanh nghiệp (quốc doanh và ngoài quốc doanh) còn yếu kém về năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ. Ngay cả khi các tổ chức tài chính

có xu hướng cấp tín dụng phải có đảm bảo bằng tài sản, thì rủi ro vẫn còn rất lớn do năng lực phân tích, đánh giá và quản lý tín dụng của các tổ chức tín dụng thấp cộng với thị trường hàng hoá và thị trường bất động sản chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp. Ngoài ra, thông tin tín dụng, tài chính không đối xứng, không đầy đủ và thiếu tin cậy cũng là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng phân bổ tài chính kém hiệu quả, lựa chọn đối tượng không đúng để cấp tín dụng.

2.4.1.3 Một số nguyên nhân của sự tồn tại:

_ Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động... Để khuyến khích và đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ và phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống. Đây là nguyên nhân quan trọng cùng với những hạn chế về môi trường Kinh tế - Xã hội - Pháp luật - Công nghệ chúng ta chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho hệ thống dịch vụ ngân hàng phát triển.

_ Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, môi trường kinh tế vĩ mô còn khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng ứng dụng và khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Quy mô nền kinh tế nhỏ cũng như năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng, cá nhân còn nhiều yếu kém. Sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hoá tiêu dùng của công chúng.

Điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Môi trường hoạt động ngân hàng rủi ro.

_ Khuôn khổ thể chế liên quan đến dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập chưa hiệu quả đồng bộ: Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đồng thời chậm được đổi mới, hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kinh tế công nghiệp và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

_ Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng: Trong quá trình đẩy nhanh hiện đại hoá, thực hiện các chẩn mực thông lệ quốc tế, các tổ chức tín dụng hiện nay thiếu nhiều cán bộ kinh doanh và cán bộ quản lý có trình độ có

khả năng tiếp cận và làm chủđược công nghệ mới. Đặc biệt là công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thiếu cơ chế khuyến khích phù hợp để thu hút nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ giỏi. Một bộ phận cán bộ ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp kém không có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đang có nhiều thay đổi nhanh chóng.

2.4.2 Đánh giá tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.4.2.1 Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Bình Định (BIDV Bình Định) là một trong những thành viên lớn của hệ thống ngân hàng Đầu Tư

& Phát Triển Việt Nam. Một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là đầu tư và phát triển, trong những năm qua ngoài chức năng của mình, bên cạnh đó để tăng tính cạnh tranh và bắt nhịp với nhu cầu của thời đại. Chi nhánh đã không ngừng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại được quản lý theo tiêu chuẩn ISO-9001. Với phương châm “ Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. BIDV Bình Định đã cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích bao gồm các nhóm sản phẩm dịch vụ: · Tiền gửi. · Tín dụng. · Bảo lãnh. · Thanh toán quốc tế.

· Thanh toán trong nước.

· Kinh doanh ngoại tệ.

2.4.2.1.1 Sản phẩm tiền gửi 2.4.2.1.1.1 Tiền gửi tiết kiệm:

_ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). _ Tiền gửi có kỳ hạn:

+ Tiết kiệm.

+ Huy động trái phiếu. + Kỳ phiếu. + Chứng chỉ tiền gửi. 2.4.2.1.1.2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế: _ Tiền gửi vốn chuyên dùng. _ Tiền gửi thanh toán. _ Tiền gửi có kỳ hạn .

2.4.2.1.2 Sản phẩm tín dụng Bao gồm tín dụng ngắn trung và dài hạn:

2.4.2.1.2.1 Tín dụng ngắn hạn:

_ Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh theo hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc theo món.

_ Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủđầu tư.

_ Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho thi công sản xuất.

_ Cho vay đối ứng tiền gửi.

_ Cho vay theo hạn mức tín dụng, dự phòng để mở L/C. _ Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời.

_ Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên.

2.4.2.1.2.2 Tín dụng trung dài hạn:

_ Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá. _ Cho vay hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. _ Cho vay phục vụđầu tư, phát triển.

_ Cho vay đồng tài trợ các dự án.

2.4.2.1.3 Dịch vụ bảo lãnh: _ Bảo lãnh dự thầu. _ Bảo lãnh hợp đồng. _ Bảo lãnh trả tiền ứng trước. _ Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm. _ Bảo lãnh thanh toán. _ Bảo lãnh đối ứng. _ Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm. 2.4.2.1.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế: _ L/C nhập khẩu. _ L/C xuất khẩu. _ Nhờ thu nhập khẩu. _ Nhờ thu xuất khẩu. _ Chuyển tiền đi. _ Chuyển tiền đến.

2.4.2.1.5 Dịch vụ thanh toán trong nước:

_ Thanh toán trong hệ thống. + Cá nhân.

+ Doanh nghiệp.

_ Thanh toán ngoài hệ thống. + Cá nhân.

+ Doanh nghiệp.

2.4.2.1.6 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:

_ Dollar _ Euro _ JPY _ LAK _ HKD _ GBP _ AUD

_ CAD ……….

2.4.2.1.7 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác:

_ Dịch vụ ATM.

_ Mạng lưới thiết bị POS/EDC.

_ Dịch vụ nhờ thu tiền điện, nước, điện thoại. _ Dịch vụ thanh toán lương tựđộng.

_ Dịch vụ home_banking. _ Dịch vụ BSMS.

_ Dịch vụ SVS.

_ Dịch vụ BIDV_ Smart@ccount. _ Dịch vụ khác.

2.4.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.4.2.2.1 Sản phẩm tiền gửi (Huy động vốn)

· Bảng 2.2: Phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi (xem trang 45)

ĐỒ THỊ 2.2 MINH HỌA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TIỀN GỬI

45

BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TIỀN GỬI

(Ngun:Báo cáo cân đối vn và s dng vn năm 2003-2005)

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 TIỀN GỬI Số dư (trđ) TT (%) Số dư (trđ) TT (%) Số dư (trđ) TT (%) Giá trị (trđ) % Giá trị (trđ) % 1. Tiết Kiệm CN 503,093 50.1 488,008 44.2 501,635 37.7 (15,085) (3.0) 13,627 2.8 1.1 TK không KH 606 0.1 717 0.1 923 0.1 111 18.3 206 28.7 1.2 TK có kỳ hạn 502,487 50.0 487,291 44.1 500,712 37.7 (15,196) (3.0) 13,421 2.8 1.2.1 Tiết kiệm 414,513 41.2 397,873 36.0 404,273 30.4 (16,640) (4.0) 6,400 1.6 1.2.2 Kỳ phiếu 57,129 5.7 57,972 5.2 60,366 4.5 843 1.5 2,394 4.1 1.2.3 Trái phiếu 16,491 1.6 15,805 1.4 18,148 1.4 (686) (4.2) 2,343 14.8 1.2.4 CCTG 14,354 1.4 15,641 1.4 17,925 1.3 1,287 9.0 2,284 14.6 2. TG các TCKT 501,907 49.9 616,992 55.8 827,365 62.3 115,085 22.9 210,373 34.1 2.1 TGTT 216,191 21.5 251,893 22.8 250,716 18.9 35,702 16.5 (1,177) (0.5) 2.2 TG VCD 7,853 0.8 8,192 0.7 9,332 0.7 339 4.3 1,140 13.9 2.3 TG có KH 277,863 27.6 356,907 32.3 567,317 42.7 79,044 28.4 210,410 59.0 Tổng 1,005,000 100.0 1,105,000 100.0 1,329,000 100.0 100,000 10.0 224,000 20.3

· Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2004 đạt 1,105,000 trđ tăng 100,000 trđ tương đương tăng 9.95% so với năm 2003. Sang năm 2005 nguồn vốn huy động tăng 224,000 trđ tương đương tăng 20.3% so với năm 2004. Đây là một kết quả khá khả quan vì nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Trong đó phải kể đến huy động vốn từ dân cư

(Tiền gửi tiết kiệm) và các tổ chức kinh tế.

+ Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: Năm 2004 TGTK giảm 15,085 trđ tương đương giảm 3% so với năm 2003. Đến năm 2005 TGTK tăng 13,627 trđ tương đương tăng 2.8% so với năm 2004. TGTK có biến động như trên chủ yếu do ảnh hưởng của sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Trong sản phẩm tiết kiệm thì sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao. Đây là điều tốt cho ngân hàng vì ngân hàng có kế

hoạch sử dụng và chi trả nguồn vốn. Đặc điểm huy động vốn dân cư là số lượng giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch không cao, các sản phẩm huy động vốn phải thật sự hấp dẫn thì mới lôi kéo được họ và chi phí phát sinh cũng khá cao. Nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại rất chú trọng khách hàng từ khu vực này và được xác định là khách hàng tiềm năng vì hiện nay các doanh dân tỏ ra làm ăn có hiệu quả và đã có thói quen giao dịch với ngân hàng.

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Tiền gửi các TCKT liên tục tăng qua các năm. Năm 2004 tăng 115,085 trđ tương đương tăng 22.9% so với năm 2003. Đến năm 2005 tăng 210,373 trđ tương đương tăng 34.1% so với năm 2004. Kết quả trên rất tốt chi nhánh đã thực hiện rất có hiệu quả khi huy động ở khâu này. Trong huy động vốn của TCKT sản phẩm TGTT và sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn.

Như vậy: Qua phân tích tình hình phát triển sản phẩm tiền gửi ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm tăng rõ rệt tuy những sản phẩm cụ thể

của nó biến động tăng giảm. Thực tế các năm qua chi nhánh đã có những đợt phát hành chứng từ có giá ngắn hạn, chứng từ có giá dài hạn để thu hút luồng tiền. Bên cạnh đó cũng có những đợt khuyến mãi tiết kiệm quà tặng, tiết kiệm

dự thưởng để lôi kéo khách hàng và thực hiện những chủ trương chính sách do ngân hàng Trung ương chỉ đạo có hiệu quả nên tăng nhanh nguồn vốn huy động Tuy nhiên hoạt động huy động vốn vẫn còn những tồn tại sau.

· Tồn tại:

_ Ngồn vốn tuy có tăng trưởng nhưng tính ổn định không cao, mức tăng trưởng chưa cao so với nhu cầu, cơ cấu vốn còn bất hợp lý. Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngồn vốn huy động song tập trung chủ yếu ở

một số TCKT có tính chất kém ổn định.

_ Vốn huy động dân cư chiếm tỷ trọng cao nhưng hình thức huy động còn đơn

điệu chủ yếu hình thức huy động truyền thống, chưa mở rộng được huy động vốn ở những địa bàn tiềm năng.

_ Khó khăn trong cạnh tranh lãi suất vì các ngân hàng thương mại cổ phần huy

động với lãi rất suất cao trong khi các ngân hàng thương mại quốc doanh thuộc hiệp hội tự khống chế trần lãi suất.

_ Ngân hàng thương mại cổ phần huy động vốn với lãi suất cao trên địa bàn Bình Định nhưng cho vay ở thành phố Hồ Chí Minh với lãi suất cao nên chênh lệch giữa huy động và cho vay không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh so với các ngân hàng thương mại quốc doanh.

_ Huy động vốn ngoài quốc doanh vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng, chưa thu hút được khách hàng vãng lai chuyển tiền qua ngân hàng. Đặc biệt là khu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)