Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt nam:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 104)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

4.1.4 Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt nam:

Quá trình hoạt động và phát triển của các chi nhánh luôn chịu sự điều hành và giám sát của ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, đứng trên những góc độ khác nhau về việc triển khai và phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện nay còn một số

hạn chế. Do đó tôi xin đề xuất một số ý kiến về các sản phẩm dịch vụ: _ Về tín dụng:

· Định hướng tín dụng phải có tính chủđộng và tính dự báo trước.

· Làm việc với các ngành liên quan phối hợp với ngân hàng trong việc thế

chấp, cầm cố tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, xử lý tài sản thế chấp, cầm cố…

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

· Tích cực phối hợp với các bộ ngành và thông tin đầy đủ cho chi nhánh về

các kết luận chỉ đạo về định hướng phát triển vùng, lãnh thổ, ngành nghề

kinh doanh.

· Hỗ trợ chi nhánh tiếp xúc với các khách hàng lớn, các tổng công ty.

· Hỗ trợ chi nhánh trong việc thu thập thông tin tín dụng, thông tin khách hàng, phân tích, đánh giá khách hàng, dự án.

· Nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể về các biện pháp bảo đảm tiền vay mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay.

· Tạo điều kiện các cán bộ tín dụng được tiếp cận và ứng dụng tối đa công nghệ ngân hàng hiện đại, hệ thống thông tin tín dụng nhằm cập nhật thông tin được kịp thời phục vụ hoạt động kiểm soát kinh doanh, quan hệ khách hàng, nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.

_ Về nguồn vốn:

· Xây dựng cho chi nhánh một nguồn vốn tài trợ đủ sức cạnh tranh trên địa bàn, phục vụ tốt các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần cân đối vốn cho hệ thống.

· Tiếp tục hỗ trợ cho chi nhánh trong việc khai thác các nguồn tiền từ các tổ

chức lớn. _ Về dịch vụ :

· Nâng cao vai trò của dịch vụ trong hoạt động ngân hàng, ưu tiên đầu tư

nguồn lực để phát triển hoạt động dịch vụ.

· Nhanh chóng triển khai hiện đại hoá cho các chi nhánh trong toàn hệ

thống, nhằm hổ trợ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cả

về chất lượng, số lượng, ứng dụng công nghệ một cách đồng bộ.

· Tăng tiện ích máy ATM, nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác cùng chung hệ thống máy ATM nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tiện ích.

· Sớm triển khai các sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao như: Internetbanking, Call centre…

· Nhanh chóng trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và nội địa, mở rộng ngân hàng đại lý…

· Nghiên cứu thành lập bộ phận marketing tại các chi nhánh để quảng bá hình ảnh của BIDV, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cán bộ dịch vụ.

4.1.5 Kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định:

_ Định kỳ tiến hành mở các lớp bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho chi nhánh, phổ biến các sản phẩm dịch vụ mới một các toàn bộ chứ không riêng cho nhân viên giao dịch.

_ Nghiên cứu và đề xuất với ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam về

việc thành lập các phòng giao dịch mới tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

mới.

_ Thành lập một phòng Marketing riêng biệt đảm bảo yêu cầu phát triển các sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả.

_ Thường xuyên thu thập thông tin, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía khách hàng.

_ Quan tâm đến môi trường làm việc, trang bị đầy đủ các công cụ, thiết bị tạo tâm lý thoải mái và phát huy năng lực của mỗi cá nhân.

_ Tăng cường kiểm tra, giám sát nợ vay chặt chẽ hơn.

_ Hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với các cán bộ có thành tích xuất sắc,

đóng góp cho sự phát triển của chi nhánh và những biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm thiếu trách nhiệm.

4.2 Kết Luận:

Kinh doanh dịch vụ là một lợi thế rất lớn của các ngân hàng vì đầu tư cho dịch vụ tương đối ít tốn kém, ít rủi ro nhưng thu được lợi nhuận cao. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng không chỉ có dư nợ lớn, mà cần có nhiều sản phẩm trong đó sản phẩm dịch vụ chiếm phần quan trọng đáp ứng được

phần lớn nhu cầu khách hàng, sản phẩm có nhiều và đa dạng để khách hàng chọn lựa những sản phẩm phù hợp nhất. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay

đối thủ cạnh tranh không chỉ là các ngân hàng thương mại trong nước mà còn có các tổ chức tín dụng, các ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức phi ngân hàng: Bảo hiểm, các cơ hộ đầu tư trên thị trường… Để tồn tại và phát triển các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới hoạt động, phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, ngày càng hiện đại hoá ngân hàng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Thế giới.

Chi Nhánh Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định là một trong những thành viên lớn của hệ thống ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Qua các năm hoạt động đã không ngừng đổi mới, phát triển nhanh mạnh các sản phẩm dịch vụ góp phần hiện đại hoá ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh với những thành tích vượt trội liên tục nhận được huân chương lao động của Chủ Tịch Nước, bằng khen của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, bằng khen của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, bằng khen của uỷ

ban nhân dân Tỉnh về việc thực hiện vượt các chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước, mạnh dạn đổi mới quản lý và là một trong những chi nhánh đầu tiên thực hiện

ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Với những thành tích đạt được thì chi nhánh còn tồn tại hạn chế trong việc kinh doanh các sản phẩm dịch vụ do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau: Nhân lực, thị trường, đối thủ

cạnh tranh, môi trường kinh doanh, tập quán tiêu dùng, pháp luật, các chính sách Nhà nước và những rủi ro mà hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải đối

đầu. Sau quá trình thực tập tìm hiểu tình hình thực tế về phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh tôi đã nhận định được những thành tích và tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân trong nội tại vấn đề. Trên cơ sở những

định hướng phát triển kinh tế của Đất Nước, của Tỉnh, cũng như định hướng mục tiêu phát triển của chi nhánh, những nguyên nhân tồn tại và những kiến thức góp nhặt trên giảng đường, các phương tiện thông tin khác đã giúp tôi tìm ra một số giải pháp hoàn thiện vấn đề.

Trong giai đoạn tới khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới WTO thì các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn và thử thách lớn về những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế hiện đại. Trong đó phải kểđến công nghệ ngân hàng hiện đại là yếu tố hàng đầu của sự

phát triển. Công nghệ ngân hàng và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong thanh toán là điều mà không chỉ các ngân hàng thương mại quan tâm mà các bạn sinh viên trẻ nên tìm hiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Nghiệp Vụ Ngân Hàng - Trường đại học Nha Trang - Thầy Thái Ninh.

2. Các báo cáo của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định.

3. Nghiệp vụ ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – TS. Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống Kê (2006).

4. Tiền Tệ Ngân Hàng - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh – TS. Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống Kê (2006).

5. Tạp Chí Đầu Tư & Phát Triển - Số 118 (6/2006), số 119 (7/2006). 6. Trang web: BIDV.com.vn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)