Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư &

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 33)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư &

Đầu Tư & Phát Triển Bình Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư& Phát Triển Bình Định & Phát Triển Bình Định

Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Bình Định là một đơn vị thành viên của hệ thống ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động đa năng trên mọi lĩnh vực. Chi nhánh được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:

+ Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đất nước được hoàn toàn thống nhất và cũng sau khi Bình Định - Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, ngày 19/05/1976 Phòng cấp phát ngân sách Nhà nước ra đời tại Ty Tài chính, Với biên chế 12 cán bộ nhân viên làm các nhiệm vụ cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho địa phương, theo quyết định số 203A của Bộ Tài Chính.

+ Ngày 30/03/1977 Chi nhánh ngân hàng Kiến Thiết tỉnh Nghĩa Bình- tiền thân của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển tỉnh Bình Định hiện nay- ra

đời, trực thuộc ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, theo quyết định số 580 ngày 15/01/1976 của Bộ Tài Chính với chức năng, nhiệm vụ: quản lý cấp phát cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình xây dựng cơ

bản thuộc kế hoạch của Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh, hoạt động

ở 2 khu vực Bắc và Nam tỉnh, phía Nam vừa là ngân hàng tỉnh vừa là cơ sở. + Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) là thời kỳ có có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung

ương lần thứ 6 khoá IV. Hệ thống tài chính tín dụng đổi mới đi đôi với điều lệ

quản lý xây dựng cơ bản theo nghị định 232/CP. Đặc biệt chuyển ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam theo Nghị định 259/CP của Hội Đồng Chính phủ, ngày 24/06/1981. Đây cũng là thời kỳ sôi động về mô hình, về bộ

máy tổ chức, nhân sự và phương thức hoạt động nhất.

+ Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng tỉnh Nghĩa Bình được thành lập theo mô hình vừa cấp 2 vừa cấp 3, trực thuộc hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam theo Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Ngày 01/07/1989 Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 99/NH-QĐ quyết định giải thể chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực Nghĩa Bình và thành lập chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực Bình Định, khu vực Quảng Ngãi (tiền thân của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Quảng Ngãi hiện nay), trực thuộc ngân hàng

Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ

ngày 17/06/1988 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Ngày 08/05/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã thay đổi Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 bằng nghịđịnh 138/HĐBT, quy định chức năng nhiệm vụ và tổ

chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước Việt Nam- NHNN Việt Nam là một cơ

quan của hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng… không trực tiếp giao dịch tiền tệ tín dụng đối với mọi tổ

chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, ngày 14/11/1990 Chủ

tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định 401/CT quyết định thành lập ngân hàng

+ Thi hành quyết định số 401/CT và Pháp lệnh ngân hàng- HTX Tín dụng và công ty tài chính do Hội đồng bộ trưởng công bố ngày 20/05/1990, ngày 26/11/1990 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số

105/NH-QĐ quyết định chuyển các ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng khu vực, các tỉnh, thành phố, đặt khu, công trình trọng điểm thành các chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển tỉnh, thành phố, đặt khu, công trình trọng điểm thuộc ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư & Phát triển tỉnh Bình Định được thành lập với cơ chế 44 người.

+ Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định 654/TTg của thủ tướng Chính Phủ

và thông tư liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ tài chính với ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Bình Định đã bàn giao hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tiền vốn và 17 cán bộ trực tiếp liên quan

đến nghiệp vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn ngân sách Nhà nước cho Cục Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Bình Định thuộc tổng cục Đầu Tư và Phát Triển. Chi nhánh còn lại 23 cán bộ nhân viên.

+ Sau khi có quyết định số 293/QĐ-NH của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chuyển ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam sang kinh doanh thương mại thực thụ kể từ ngày 01/01/1995. Chi nhánh ngân hàng

Đầu Tư và phát Triển Bình Định đã sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, biên chế tinh gọn nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn và trong khu vực.

+ Cũng từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển không ngừng cả về quy mô hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ. Hàng loại các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được đưa vào áp dụng. Tổng tài sản tăng nhanh từ 265 tỷ vào đầu năm 1995 đến cuối năm 2000 vượt qua 1000 tỷ và cuối năm 2001 vượt qua 1500 tỷ, tăng gấp 6 lần, triển khai huy động tiền gửi ngắn hạn đa thị phần tiền gửi trên địa bàn từ 25% lên 42% năm 2000 (561tỷ) và 49% năm 2001 (trên700tỷ), dư nợ tín dụng từ 200 tỷ vào năm 1995 đến năm 2000 là ngân hàng thương mại duy nhất trên địa bàn vượt qua mức dư nợ tín dụng 1000 tỷ và năm 2001 đạt mức dư nợ gần 1500 tỷđồng.

+ Riêng đối với tín dụng đầu tư và phát triển, thực hiên Quyết định số

13/1999/TTg của Thủ Tướng Chính phủ và Nghị định số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ việc hỗ trợ phát triển được tập trung vào một đầu mối là Quỹ hỗ trợ

và phát triển được thực hiện, bên cạnh việc tiếp tục cho vay, theo dõi các dư nợ được thực hiện, chi nhánh còn tích cực đầu tư, tìm kiếm và đầu tư các dự án lớn trọng điểm của tỉnh và khu vực. Đến nay dư nợ thương mại luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thẻ thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)