1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc. Kinh nghiệm và giải pháp

34 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 462 KB

Nội dung

Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế. Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến. Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNHHĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khoá khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước. Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Vĩnh Phúc là một tỉnh còn nghèo, rong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo, Vấn đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của tỉnh như vậy tỉnh đã có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo. Đây là vấn đề rất bức thiết đối với tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm được nghiên cứu giải quyết, xuất phát từ thực tiễn đó em xin nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh PhúcKinh nghiệm và giải pháp”

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 4

1.1 Cơ sơ lý luận về đói nghèo: 4

1.1.1 Khái niệm về đói nghèo 4

1.1.2 Phân loại đói nghèo: 5

1.1.3 Mức đói nghèo: 6

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo: 7

1.2 Quản lý công tác xóa đói giảm nghèo: 12

1.2.1 Khái niệm về quản lý công tác xóa đói giảm nghèo: 12

1.2.2 Những lợi ích đạt được từ công tác xóa đói,giảm nghèo 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH VĨNH PHÚC 13

2.1 Tổng quan vè tỉnh Vĩnh Phúc: 13

2.2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc: 15

2.3 Thực trạng đói nghèo ở tinh Vĩnh Phúc 16

2.4 Công tác quản lý xóa đói,giảm nghèo và những kết quả đạt được 16

2.4.1 Công tác quản lý xóa đói,giảm nghèo 16

2.4.2 Những kết quả đạt được 20

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI ,GIẢM NGHÈO Ở TỈNH VĨNH PHÚC 22

3.1Mục tiêu phát triển và các giải pháp nhằm nâng cao quản lý công tác xóa đói,giảm nghèo tỉnh Vĩnh Phúc 22

3.1.1 Mục tiêu 22

3.1.2 Những giải pháp chủ yếu 22

Trang 2

3.1.2.1 Về giảm nghèo 22

3.1.2.2 Về giải quyết việc làm: 25

3.1.2.4 Kinh phí thực hiện chương trình: Được bố trí lồng ghép ổn định và bổ sung cụ thể theo từng chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt 28

3.1.2.5 Tăng cường giám sát, kiểm tra việc quản lý các nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật 28

3.1.3 Tổ chức thực hiện 28

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ởmọi quốc gia Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trongcảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân

số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần Tỷ lệ ngườinghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏhơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rấtnhiều Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảmnghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thànhmối quan tâm của cả động đồng Quốc tế Việt Nam là một trong những nước

có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN

là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc

tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc đểđẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến.Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và pháttriển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xãhội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…

Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiệnđại hoá (CNH-HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đềXĐGN càng khoá khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt đượchiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống chongười dân thì mỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêngphù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Vĩnh Phúc là một tỉnh còn nghèo, rong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn tỉnh

Trang 4

nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuấtphát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên Vĩnh Phúcvẫn là một tỉnh nghèo, Vấn đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của tỉnh như vậy tỉnh đã có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiệncác giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi

để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm được nghiên cứu giải quyết, xuất phát từ

thực tiễn đó em xin nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở

tỉnh Vĩnh Phúc-Kinh nghiệm và giải pháp”

Trang 6

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC

XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

1.1Cơ sơ lý luận về đói nghèo:

1.1.1 Khái niệm về đói nghèo

Tiếng nói của người nghèo cho ta những cảm nhận cụ thể, rõ ràngnhất về các khía cạnh của nghèo đói (nghèo đói không chỉ bao hàm sự khốncùng về vật chất mà còn là sự thụ hưởng thiếu thốn về giáo dục và y tế Mộtngười nghèo ở Kênia đã nói về sự nghèo đói: “Hãy quan sát ngôi nhà và đếmxem có bao nhiêu lỗ thủng trên đó Hãy nhìn những đồ đạc trong nhà và quần

áo tôi đang mặc trên người Hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì ông thấy.Cái mà ông thấy chính là nghèo đói” Một nhóm thảo luận Braxin đã địnhnghĩa về đói nghèo là: “Tiền lương thấp và thiếu việc làm, và cũng có nghĩa làkhông được hưởng thụ về y tế, không có thức ăn và quần áo” Ngoài ra, kháiniệm đói nghèo còn được mở rộng để tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương,không có tiếng nó và quyền lực Từ tiếng nói của người nghèo, các nhànghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về đói nghèo Tuỳ thuộc vào cách tiếpcận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà ta cócác quan điểm khác nhau về nghèo đói

*Quan niệm trước đây:

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhậpthấp Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của conngười Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số ngườinghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo Nhưng thực tế đã chứng minhviệc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống.Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó

Trang 7

không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những ngườinghèo Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.

*Quan điểm hiện nay:

Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đóinghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cáchtiếp cận khác nhau:

- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương doESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra kháiniệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèotương đối

*Quan niệm của Việt Nam:

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh kháiniệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho rằng:

Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt:

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn mộtphần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơnmức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện

- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống

Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vaymượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả Giá trị đồ dùng trong nhà khôngđáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kggạo/người/tháng (tương đương 45.000VND)

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói:

“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”

1.1.2 Phân loại đói nghèo:

Trang 8

+ Nghèo tuyệt đối:Là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầunày đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tụctập quán của địa phương

Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồntrong điều kiện thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng thiếu sự quan tâm củachính quyền.Bộ phận những người nghèo tuyệt đối này không có khả năngthỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống:thực phẩm,y tế,giáo dục…

+ Nghèo tương đối:Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức

trung bình của cộng đồng

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng,nghèo được định nghĩa dựa vàohoàn cảnh xã hội của cá nhân.Nghèo tương đối cỏ thể được xem như là việc cungcấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc vềmột tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

+Hộ đói nghèo:Là tình trạng một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần

nhu cầu tối thiểu của cuộc sống,có mức sống thấp hơn mức sống trung bìnhcủa cộng đồng xét trên mọi phương diện

+Xã nghèo:Là những xã xó tỉ lệ hộ nghèo lớn hơn 40% so với số hộ của

xã,cơ sở hạ tầng thiếu thốn,trình độ dân trí thấp,tỉ lệ người mù chữ cao

+Vùng nghèo:Là một vùng gồm nhiều làng,xã,huyện mà tại đó chứa

đựng nhiều yếu tố khó khăn,bất lợi cho sự phát triển của cộng đồng như:Đấtđai khô cằn,thời tiết khí hậu khắc nghiệt,địa hình phức tạp,giao thông khókhăn,trình độ dân trí thấp,sản xuất tự cung tự cấp,và có mức sống dân cưtrong vùng thấp hơn so với mức sống chung của cả nước xét trong một thờiđiểm nhất định

1.1.3 Mức đói nghèo:

Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo

của các hộ dân tại Việt Nam Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên

Trang 9

thế giới Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụngcho giai đoạn 2006 - 2010 [2] :

170/2005/QĐ-“ 1 Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ

200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở

xuống là hộ nghèo

2 Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ

260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm)

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo:

*Nguyên nhân lịch sử ( trước thời kì đổi mới ):

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiếntranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang,bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát

Trang 10

trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh,học tập cải tạo trong một thời gian dài

Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụngchính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sáchgiá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của ViệtNam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôncũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm

Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước

và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thuichột động lực sản xuất

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làmcắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệpthiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanhthiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân sốtăng cao

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị laođộng, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sáchquản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di

cư, nhập cư vào thành phố

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới

do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốncủa Nhà nước

*Các nguyên nhân theo vùng địa lý:

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ cấu sản xuất đa phần dựa vào nghềnông Đa số người nghèo sống bằng nghề nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiêntai, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của người nghèorất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ

Trang 11

khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mấtmùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe, ) Với năng lực kinh tếmong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những độtbiến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên ngườinghèo thì càng nghèo hơn

Ngoài ra, người nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp

do không có trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Khảnăng nâng cao năng suất là rất khó khăn trong khi do áp lực của đô thị hóangày càng mạnh, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp

Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo chưa hợp lý, tỷ lệđầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp Việc phân phối lợi ích tăngtrưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặctính của tăng trưởng chưa hợp lý.Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăngtrưởng kinh tế nhiều hơn những người nghèo và như vậy đã làm tăng thêmkhoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi

*Các nguyên nhân từ cộng đồng:

Sự cách biệt với xã hội còn lớn Công việc của phụ nữ thường là ở nhà

Họ có ít thời gian để tiếp xúc với xã hội Hộ nghèo có chủ hộ là nữ cảm thấyrất xa lạ với những quyết định có liên quan tới chính bản thân họ

Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại Những nhóm dân tộcthiểu số nghèo hơn rất nhiều so với đa số người Kinh

*Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học:

Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinhcon trong các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao Mức

độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũngnhư mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhânkhẩu còn hạn chế Dân số tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vựcngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm

Trang 12

nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyênnhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ

Tỉ lệ phụ thuộc còn cao (54%) Nguồn: TCTK Điều tra biến động KHHGĐ 2005-2007

Thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắc khe.Những hộ có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so vớichủ hộ là nam giới.Trẻ em gái ít được đi học hơn , nếu có cũng ít được đi họccao Phụ nữ thường phải nhận mức lương thấp hơn nam giới ở cùng một côngviệc và ít được tham gia vào các công việc điều hành quan trọng Chẳng maytrong trường hợp mất đi người chồng, người phụ nữ thường thiếu khả năngchống chọi nên dễ rơi vào đói nghèo

*Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình:

Tính ổn định và liên tục của nguồn thu nhập còn hạn chế nhất là trongkhu vực nông thôn do phải chịu nhiều rủi ro không lường trước được nhưthiên tai, dịch bệnh, sâu bọ hay giá nông sản thấp

Những người nghèo là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít

có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định Mức thu nhập của họ hầu nhưchỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điềukiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.Trnhf độ họcvấn thaapslamf hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác,trongcác ngành phi nông nghiệp,những công việc mang lại thu nhập cao và ổnđịnh Các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới ngày càng pháttriển ở khu vực ngoại thành là cơ hội cho người dân sống nơi đây nhưng đồngthời đây cũng là thách thức lớn đối với người nghèo, bởi lẽ do trình độ họcvấn thấp họ khó có thể tìm được việc làm tốt hơn trong các khu công nghiệp,khu chế xuất Nếu tìm được chỗ làm cũng chỉ là lao động phổ thông

Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩncủa sự nghèo đói và thiếu nguồn lực Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo

Trang 13

vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ, đồng thời nguồn vốn nhânlực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.Thông thường họ lựa chọnphương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuấttruyền thống với giá trị kinh tế thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sảnxuất mang lợi nhuận cao, giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vậtnuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường Xu hướng này tất yếu dẫntới một bộ phận không nhỏ nông dân sống ở các huyện ngoại thành phảichuyển đổi nghề nghiệp, nhưng trên thực tế không phải nông dân nào cũngbiết cách thay đổi “phương thức sản xuất” của mình, tức là phải tăng năngsuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác nhờ áp dụng khoa học kỹ thuậtnông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, Một số người khác sau khi nhận được số tiền đền bù từ mảnh ruộng của mìnhtrong các dự án quy hoạch không biết sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quảdẫn đến hệ quả là:

Thứ nhất, chỉ thoát được cảnh đói nghèo trong một thời gian ngắn

Thứ hai,khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp không tìm được việclàm mới,thất nghiệp gia tăng

Thứ ba, khi giá đất tăng lên do tác động của đô thị hóa, người nông dânbán đất ồ ạt, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng nhưng đó là những ngôi nhàcủa những người ở nơi khác đến, đất canh tác cũng thu hẹp lại, vì vậy ngườinông dân khó có cơ hội để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với cácdịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động,thực vật; các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: điện,nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… đã làm tăng chi phí tính trên mộtđơn vị giá trị sản phẩm Một mặt, do không có tài sản thế chấp, người nghèophải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khảnăng hoàn trả vốn Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất

Trang 14

cụ thểhoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điềukiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như các

1.2 Quản lý công tác xóa đói giảm nghèo:

1.2.1 Khái niệm về quản lý công tác xóa đói giảm nghèo:

Quản lý công tác xóa đói,giảm nghèo là phương pháp quản lý các giải phápxóa đói,giảm nghèo một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao mức sống củangười dân,làm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và phát triển kinh tế-xã hội

Quản lý công tác xóa đói,giảm nghèo đòi hỏi cán bộ thực hiện công tácxóa đói,giảm nghèo phải nghiên cứu,thực hiện tốt các chính sách,chương trình

hỗ trợ đói nghèo của nhà nước,địa phươn,đạt được kết quả tốt nhất.Nhằmnâng cao mức sống,phát triển kinh tế-xã hội trong cộng đồng dân cư

1.2.2 Những lợi ích đạt được từ công tác xóa đói,giảm nghèo

Đời sống nhân dân sẽ được cải thiện,tỷ lệ nghèo đói sẽ giảmxuống,khoảng cách giàu nghèo dân được thu hẹp,tạo bước phát triển đồng đềutrong xã hội

Các chương trình an sinh xã hội ngày càng được nâng cao:y tế,giáodục,văn hóa…trình độ dân trí được nâng cao,tệ nạn xã hội được đẩy lùi,tìnhhình trật tự an ninh ổn định

Nhà nước bớt đi gánh nặng về một bộ phận người dân nghèo,thúc đẩyphát triển kinh tế quốc gia,hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.1 Tổng quan vè tỉnh Vĩnh Phúc:

* Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, có ví trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam Dân số 1,020 triệu người, diện tích hơn 1.231 km2

* Vĩnh Phúc có 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 06 huyện và 01thị xã, trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoácủa tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài30km, cách các cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng- Thànhphố Hải Phòng khoảng 150 km

* Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàngnăm là 24,20 C Do nằm sâu trong đất liền nên Vĩnh Phúc không bị bão lụt.Vùng đồng bằng có độ cao trung bình khoảng +9m so với mực nước biển Dođặc điểm vị trí địa lý, Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồngbằng, trung du và miền núi rất thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp,thuỷ sản, dịch vụ, nhất là công nghiệp và du lịch

Trang 16

Một góc thành phố Vĩnh Yên

* Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia: Có khu nghỉ mát Tam Đảo, với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nằm trong khu rừng nguyên sinh khoảng 1.500ha Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như Đại Lải, Làng Hà, Đầm Và, Đầm Vạc… khi được đầu tư sẽ trở thành những nơi vui chơi, nghỉ ngơi cuối tuần

lý tưởng Nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia như: Tây Thiên, đền thờ Hai Bà Trưng, Tháp Bình Sơn… được du khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ Vĩnh Phúc đang xây dựng 06 sân golf đạt chuẩn quốc tế, trong đó sân golf Tam Đảo đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2005.

Trang 17

Đường cao tốc Vĩnh Phúc

* Vĩnh Phúc đã trở thành một bộphận cấu thành của vành đai pháttriển công nghiệp các tỉnh phía Bắc;

Sự hình thành và phát triển các tuyếnhành lang giao thông quốc tế và quốcgia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưatỉnh xích gần hơn với các trung tâmkinh tế, công nghiệp và những thànhphố lớn của quốc gia và quốc tế như: Hành lang kinh tế Côn Minh - HàNội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - HàGiang - Trung Quốc, hành langđường 18 và trong tương lai là đườngvành đai IV thành phố Hà Nội

Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khảnăng lớn về ngân sách nhà nước, Vĩnh Phúc trong khoảng một thập kỷ vừaqua là địa bàn hấp dẫn đầu tư và có mức đầu tư xã hội cao Tổng mức đầu tư

xã hội trong những năm 2002-2005 (tính chung theo giá thực tế hàng năm)đạt 16.337 tỷ đồng Theo số liệu này, tỷ lệ đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc so GDP luôn ở mức khá cao: trên 37%, năm 2003 đạt mức caonhất 62,5%

2.2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc:

Miền núi tập trung nhiều các dân tộc thiểu số,trình độ dân trí thấp,điềukiện phát triển kinh tế yếu kém,cơ sở vật chất nghèo nàn,giao thông giữa cácvùng gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho việc phát triển kinh tế

Kỹ thuật canh tác nghèo nàn,sản xuất nông nghiệp còn chiềm tỷ lệ cao,sản xuất mang tính tự túc,tự phát

Ngày đăng: 20/03/2015, 05:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trang thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc Khác
2. Trang thông tin điện tử của Bộ Lao động thương binh và xã hội Khác
3. Báo cáo tình hình công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc Khác
5. Giáo trình khoa học quản lý I. PGS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Hiền Khác
7. Giáo trình kinh tế lao động – NXB Giáo dục, Hà Nội – 1998, tr. 224) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w