Lý do chọn đề tài: Bắt đầu từ năm học 2006-2007, tất cả các trường Trung học phổ thông trên cả nước bắt đầu thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.. Đây là sự tiếp nối
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU……… 03
I.1 Lý do chọn đề tài 03
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……… 04
I.3 Đối tượng nghiên cứu……… 05
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 05
I.5 Phương pháp nghiên cứu 05
PHẦN II: NỘI DUNG 06
II.1 Cơ sở lý luận … 06
II.1.1 Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa, đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng phân ban ở Trường THPT hiện nay? … 06
II.1.2 Khái quát về dạy học phân ban, dạy học tự chọn……… 08
II.2 Thực trạng: … 12
II.2.1- Những bất cập về thời điểm đăng ký ban học … 12
II.2.2- Bất cập qua số liệu đăng ký chọn ban trong các năm tuyển sinh vào Trường … 13
II.2.3- Thống kê học sinh trúng tuyển theo tỉ lệ của từng ban……… … 15
II.2.4- Tương quan tỉ lệ học sinh theo học của từng ban và đăng ký học các chủ đề tự chọn khi thi đỗ vào Trường THPT Buôn Ma Thuột…… ….15
II.2.5- Đánh giá kết quả học tập của học sinh không còn nhân hệ số 2 các môn Nâng cao của Ban……… 17
II.3 Biện pháp, giải pháp và cách thức thực hiện:……… 17
II.3.1 Giải pháp 1: Thay đổi thời điểm đăng ký ban học … .17
II.3.2 Giải pháp 2: Thay đổi cách thức tư vấn việc chọn ban và môn học tự chọn ……18
II.3.3 Giải pháp 3: Theo dõi, định hướng và tư vấn kịp thời việc đổi ban và môn học tự chọn của học sinh sau một năm học ……19
II.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động giáo dục hướng nghiệp, sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đây là công việc quan trọng gắn liền với việc chọn ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn ……20
II.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghiệp vụ, yêu nghề,
Trang 2hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu ……23
II.3.6 Giải pháp 6: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, trang thiết bị thí nghiệm, gắn “học” với “hành” ……24
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: … 24
II.4.1 Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của Trường … 24
II.4.2 Thống kê tỉ lệ học sinh đỗ vào các Trường ĐH và điểm bình quân 3 môn thi, vị thứ của Trường trong tốp 200 Trường THPT có điểm thi ĐH cao.………25
II.4.3 Nhận xét bước đầu……… 28
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT … 29
III.1 Kết luận … 29
III.2 Đề xuất … 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 30
Trang 3PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài:
Bắt đầu từ năm học 2006-2007, tất cả các trường Trung học phổ thông trên
cả nước bắt đầu thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới Đây là
sự tiếp nối quá trình đổi mới Chương trình giáo dục đã đựợc thực hiện liên tiếp một số năm qua ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở theo những định hướng cơ bản được nêu trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập quốc tế Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, sản phẩn đào tạo – tức người lao động cần phải có trình độ, năng lực quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống Chương trình giáo dục, bắt đầu từ giáo dục phổ thông cần có những điều chỉnh để đạt được mục đích đào tạo những người lao động như vậy [3]
Mặt khác, ở cấp Trung học phổ thông, khả năng, nhu cầu học tập của học sinh rất đa dạng, điều kiện tổ chức dạy học của các trường cũng khác nhau, do đó việc tổ chức dạy học phân ban ở các trường Trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển năng lực và đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh
"Phân ban" được thực hiện trong quá trình dạy học ở cấp THPT Khi thực hiện phân ban, những học sinh có năng lực, sở thích, nhu cầu, điều kiện học tập tương đối giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một chương trình,
mỗi nhóm học sinh như vậy gọi là một Ban Tuỳ theo số lượng học sinh mà mỗi
ban có thể chia thành một số lớp [3]
"Dạy học tự chọn" được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học Nếu Phân ban hướng đến các nhóm học sinh với khả năng, sở thích, nhu cầu, điều kiện học tập tương đối giống nhau thì Dạy học tự chọn hướng đến từng cá nhân học sinh Dạy học tự chọn cho phép mỗi học sinh, ngoài việc học theo một chương trình chung còn có thể học một chương trình với các môn học khác nhau, hoặc có thể học các chủ đề khác nhau trong một môn học [1]
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam thống nhất một nhà, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương về dạy học phân ban, dạy học phân
Trang 4hóa ở cấp THPT như: Nghị quyết 14 của Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá IV-1979) về cải cách giáo dục chỉ rõ : "Nội dung
giáo dục ở trường phổ thông trung học cũng mang tính chất toàn diện và kĩ thuật
tổng hợp, nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân
sẽ thực hiện việc phân ban một cách hợp lí trên cơ sở giáo dục toàn diện" Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII lần thứ 4 (1993); Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ; Nghị quyết 02-NQ/HNTW Khoá VIII
về giáo dục đào tạo của Bộ Chính trị (1998); Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục; Luật Giáo dục cũng đã chỉ ra những chủ trương về dạy học phân ban, dạy học phân hóa ở cấp THPT
Từ các chủ trương trên và cũng nằm trong lộ trình chung đó, các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và Trường THPT Buôn Ma Thuột nói riêng cũng thực hiện chương trình, sách giáo khoa phân ban từ năm học 2006-
2007
Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện dạy học phân ban, dạy học phân hóa, từ những hứng thú, háo hức, đợi chờ, bỡ ngỡ ban đầu do sách mới, chương trình mới; Việc tổ chức dạy học phân ban, dạy học phân hóa bộc lộ nhiều bất cập, tỉ lệ học sinh giữa các ban không như định hướng ban đầu thậm chí có ban như Khoa học
xã hội và Nhân văn gần như “teo tốp” dần theo năm tháng
Xuất phát từ thực tế tổ chức dạy và học phân ban, phân hóa, với những kinh nghiệm thực tế tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã giúp học sinh định hướng đúng ban học, phát huy năng lực, sở thích, nguyện vọng khi chọn chủ đề tự chọn, môn học tự chọn, quan trọng nhất là đạt kết quả cao sau 3 năm “đèn sách” ở bậc trung học, đỗ vào trường Đại học đạt điểm cao theo đúng khối thi, đúng ngành, chuyên ngành mình yêu thích Vì những lý do đó, chúng tôi xin được phép mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp về “Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma
trân trọng cảm ơn!
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Từ những khó khăn, thực trạng việc tổ chức dạy học phân ban hiện nay, chúng tôi nêu ra được một số kinh nghiệm, các biện pháp, giải pháp tổ chức dạy học phân ban, dạy học phân hóa bằng các chủ đề tự chọn, môn học tự chọn, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT…
Trang 5I.3 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổ chức dạy học phân ban, dạy học phân hóa bằng chủ đề tự chọn, môn học tự chọn
Thời điểm hướng dẫn, cách thức tư vấn việc chọn ban, chọn môn học tự chọn kết hợp định hướng nghề nghiệp cho học sinh
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng cho học sinh ở trường THPT Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
I.5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các nguồn
tài liệu có liên quan đến đề tài
- Điều tra hiệu quả của biện pháp qua kết quả các kỳ thi: Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, quan sát
- Phân tích, thống kê kết quả bằng thống kê toán học
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG II.1 Cơ sở lý luận
II.1.1 Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa, đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng phân ban ở Trường THPT hiện nay?
II.1.1.1 Vì sao phải tổ chức dạy học phân hóa ở cấp THPT?
- THPT là bậc học cuối cùng trong chương trình phổ thông, sau năm học lớp
12, các em có nhiều “ngả rẽ”: hoặc là có thể tiếp tục học lên bậc Đại học với nhiều ngành, chuyên ngành đòi hỏi năng lực, năng khiếu khác nhau, hoặc học Trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào lao động sản xuất, kinh doanh…Quá trình dạy học trong nhà trường hướng tới các đối tượng học sinh rất đa dạng, với những khác biệt
về năng lực, sở thích, nguyện vọng và các điều kiện học tập Dạy học theo một chương trình giống nhau với cách thức tổ chức dạy học giống nhau cho tất cả mọi đối tượng học sinh là không phù hợp với yêu cầu phát triển từng người học, nhất là bậc THPT
Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học, đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện học tập nhằm phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công
bằng trong giáo dục Dạy học phân hoá ở cấp vĩ mô được thể hiện thông qua cách
tổ chức các loại trường, lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau; xây
dựng các chương trình giáo dục khác nhau Dạy học phân hoá ở cấp vi mô được
thể hiện thông qua việc tìm hiểu và thực hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau sao cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh thu được các kết quả học tập tốt nhất [3]
Ở nước ta cần phải thực hiện dạy học phân hoá vì những lí do chủ yếu sau:
Dạy học phân hoá góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động
xã hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường Đây thực chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực hiện [3]
Dạy học phân hoá phù hợp với quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí của học sinh Ngay từ những lớp cuối của cấp Trung học cơ sở, học sinh đã bộc lộ rõ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định.[1]
Trang 7Dạy học phân hoá ở trung học phổ thông là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của thế giới Hiện nay hầu như không còn nước nào dạy học theo một chương trình và kế hoạch duy nhất cho mọi học sinh THPT.[7]
II.1.1.2 Vì sao đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng phân ban?
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục Trung học phổ thông nói riêng
vì những lí do sau :
- Đất nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế, mục tiêu đến năm 2020 sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, người lao động cần phải có năng lực quản lí, trình độ chuyên môn, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trường lao động, tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống…
- Sự phát triển mau chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi chương trình, sách giáo khoa phải luôn được xem xét, điều chỉnh Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị cho học sinh không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn Vì vậy trong dạy học phải coi trọng dạy phương pháp học, dạy cách tự xây dựng kiến thức cho người học
- Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú về nhiều mặt của cuộc sống Trong học tập, học sinh không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã
có sẵn được đưa ra Học sinh ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu, đó là: sự lĩnh hội độc lập các tri thức Chương trình và sách giáo khoa cần được đổi mới để góp phần đáp ứng yêu cầu đó của người học [2]
Chương trình và cách thực hiện chương trình như trên đã làm thay đổi quan niệm về cách sử dụng sách giáo khoa Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học Các thông tin trong sách giáo khoa qua kênh hình và kênh chữ thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề Bởi vậy cần phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở tất cả các cấp bậc học phổ
Trang 8thông ở nước ta, trong đó có THPT, để có thể phù hợp với xu thế chung của thế giới
II.1.2 Khái quát về dạy học phân ban, dạy học tự chọn
II.1.2.1 Dạy học phân ban
Hình thức này ra đời từ khoảng thế kỉ XVIII ở nhiều nước châu Âu Hình thức phân ban ngày càng được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu và các nước thuộc địa chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp
"Phân ban" được thực hiện trong quá trình dạy học ở cấp THPT Khi tổ chức dạy học phân ban, những học sinh có năng lực, năng khiếu, sở thích, nhu cầu, định hướng nghề nghiệp giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một chương trình, mỗi nhóm học sinh như vậy gọi là một Ban Chẳng hạn, những học sinh có khả năng, nhu cầu, sở thích về lĩnh vực Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học
có thể học ở Ban Khoa học tự nhiên; những học sinh có khả năng, nhu cầu, sở thích về: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Ngoại ngữ có thể tham gia học Ban Khoa học
xã hội và Nhân văn [3]
Đặc điểm của hình thức này là mỗi trường tổ chức dạy học theo một số ban
đã được quy định, học sinh được phân chia vào học các ban tuỳ theo năng lực, hứng thú và nhu cầu của các em Chương trình học tập của mỗi ban gồm các môn học nhất định khác nhau giữa các ban
Hình thức phân ban có ưu điểm là thuận lợi về mặt quản lí dạy học Tuy nhiên nó có nhược điểm là khó đáp ứng được sự phân ban đa dạng của học sinh
Do vậy hiện nay chỉ còn một số ít nước thực hiện hình thức này ví dụ: Ghinê, Angiêri, Mali, Campuchia…
Đặc điểm của hình thức này là mọi học sinh phải học một số môn học cốt lõi hay còn gọi là môn học bắt buộc Ngoài các môn học bắt buộc này học sinh có thể
Trang 9chọn học một số môn học khác theo năng lực, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai [8]
Ưu điểm nổi bật của dạy học tự chọn là đáp ứng được yêu cầu phân hoá cao của học sinh Tuy nhiên nó đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và năng lực quản lí cao Hình thức dạy học tự chọn là xu hướng mà hiện nay nhiều nước trên thế giới hướng tới
II.1.2.3 Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn
Đặc điểm của hình thức này là học sinh vừa được phân chia theo học các ban khác nhau, đồng thời học sinh được chọn một số môn học, chủ đề tự chọn ngoài phần nội dung học tập bắt buộc chung cho mỗi ban Hình thức này kết hợp được ưu điểm của cả hai hình thức phân ban và dạy học tự chọn, nó được nhiều nước trên thế giới áp dụng, ví dụ Pháp, Nga, Singapo, Tây Ban Nha… Đây cũng chính là hình thức dạy học phân hoá mà Bộ Giáo dục- Đào tạo nước ta đang triển khai thực hiện ở các trường THPT hiện nay [1], [3]
II.1.3 Sơ lược lịch sử tổ chức dạy học phân ban ở nước ta
Theo nhiều tài liệu của các chuyên gia giáo dục, phân ban là một mô hình tổ chức dạy học có tính lịch sử của nước ta Đó là mô hình được áp dụng từ thời Pháp thuộc và vẫn được duy trì ở miền Nam cho đến năm 1975 Ở miền Bắc, cuộc cải cách giáo dục lần 1 năm 1950 đã xác lập hệ thống giáo dục phổ thông gồm 9 năm thay thế hệ thống cũ; năm 1956 lại cải cách một lần nữa để hợp nhất hai hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm và vùng tự do thành một hệ thống gồm 10 năm Sau năm 1975, miền Nam vẫn duy trì hệ thống giáo dục hệ 12 năm nhưng bỏ phân ban
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chủ trương phân ban lần đầu tiên được đề cập vào năm 1979 Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị BCH T.Ư khóa IV ban
hành năm 1979 về cải cách giáo dục nêu “… sẽ thực hiện phân ban một cách hợp
lý trên cơ sở giáo dục toàn diện”
Sơ lược lịch sử thí điểm chương trình phân ban sau ngày giải phóng ở nước ta:
Lần 1: Tiến hành thí điểm chỉ với một khóa học sinh duy nhất (1989-1992)
tại hai trường là THPT Hoàn Kiếm và THPT Lê Hồng Phong Mô hình hẹp gồm 5 ban và phân ban sớm từ lớp 10
Lần 2: Thí điểm 5 khóa liên tục, tuyển sinh từ năm học 1993-1994 đến năm
học 1997-1998, mô hình rộng gồm 3 ban và phân ban sớm từ lớp 10 Bắt đầu thí
Trang 10điểm tại 14 trường THPT thuộc 7 tỉnh/thành, về sau mở rộng 214 trường THPT tại
53 tỉnh/thành Dự kiến năm học 2000-2001 sẽ triển khai đại trà Nhưng năm 1998, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngừng tuyển sinh thí điểm phân ban, Bộ GD-ĐT thành lập ban nghiên cứu để khẩn trương xây dựng lại chương trình phân ban THPT
Lần 3: Thí điểm từ năm học 2003-2004, tại 50 trường THPT của 11
tỉnh/thành, mô hình rộng gồm 2 ban: KHTN và KHXH-NV, phân ban sớm từ lớp
10 Dự kiến thí điểm một năm rồi triển khai đại trà luôn từ năm học 2004-2005 Trên thực tế, hai năm sau, từ năm học 2006-2007 Bộ GD-ĐT mới triển khai được đại trà sau khi đã nhiều lần điều chỉnh phương án phân ban Lần điều chỉnh cuối cùng là thêm Ban Cơ bản
II.1.4 Môn học, Ban học, các loại chương trình, các loại chủ đề tự chọn trong dạy học phân ban cấp THPT từ năm học 2006-2007:
II.1.4.1- Môn học và các hoạt động giáo dục
Cấp THPT có 13 môn học, đó là các môn : Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh
Có 4 hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục tập thể; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Hoạt động giáo dục nghề phổ thông
II.1.4.2- Ban học:
Theo Bộ Giáo dục- Đào tạo, mô hình phân ban cấp THPT hiện nay là mô hình rộng, gồm 3 ban :
- Ban Khoa học tự nhiên:
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực Toán và khoa học tự nhiên
Học sinh ban KHTN học theo chương trình Nâng cao của 4 môn : Toán, Vật
lí, Hoá học, Sinh học và chương trình Chuẩn của các môn còn lại Thời lượng dạy học tự chọn dành để học các chủ đề tự chọn bám sát thuộc một số môn học
Ban này rất phù hợp cho những học sinh định hướng thi Đại học khối A (Toán, Lý, Hóa), Khối B (Toán, Hóa, Sinh học)
- Ban Khoa học xã hội và Nhân văn:
Trang 11Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực KHXH-NV
Học sinh ban KHXH-NV học theo chương trình Nâng cao của 4 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ và chương trình Chuẩn của các môn còn lại Thời lượng dạy học tự chọn dành để học một số chủ đề tự chọn bám sát thuộc một số môn học
- Ban Cơ bản:
Thực hiện phân hoá linh hoạt bằng dạy học tự chọn ở các mức độ nâng cao khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của các bộ phận học sinh học lên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, đi vào lao động sản xuất
Học sinh học ban Cơ bản sử dụng thời lượng dạy học tự chọn (4 tiết/tuần) để học theo chương trình và sách giáo khoa nâng cao của một số môn có nội dung Nâng cao (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ)
và học chủ đề tự chọn thuộc một số môn học Học sinh có thể chọn học từ 1 đến 3 môn như vậy, đồng thời các em có thể sử dụng thời lượng dạy học tự chọn này để học một số chủ đề tự chọn Những môn còn lại học sinh sẽ học SGK biên soạn theo chương trình Chuẩn
Tuỳ theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường, Lãnh đạo trường THPT sẽ trình phương án phân ban cho Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định tổ chức dạy học mấy ban và là những ban nào
II.1.4.3- Chương trình:
Luật Giáo dục 2005, tại Điều 29 quy định: "Chương trình giáo dục phổ
thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông ; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học
ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông" [3]
Trong Chương trình giáo dục phổ thông của nước ta, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà mỗi học sinh đều cần phải và có thể đạt được Nói cách khác, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ là cơ sở học vấn phổ thông của giáo dục nước ta.[2]
Một chương trình với những quy định cụ thể về nội dung giáo dục nhằm đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ như vậy được gọi là
Trang 12"Chương trình Chuẩn" Chương trình Chuẩn có thể được hiểu là chương trình
nhằm đảm bảo giáo dục mang tính phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho tất cả học sinh trong cả nước
Ở cấp THPT, ngoài chương trình Chuẩn, để thực hiện dạy học phân hoá, một số môn học còn có nội dung nâng cao: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ Chương trình của các môn học với nội dung nâng
cao này gọi là "Chương trình Nâng cao"
- Chủ đề tự chọn Nâng cao: thường dành cho Ban Cơ bản, dành cho các
môn học có nội dung theo chương trình Chuẩn, cần nâng cao thêm : Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ Các chủ đề nâng cao này
đề cập đến các nội dung nâng cao, nhằm bổ sung và phát triển chương trình Chuẩn đạt mức tương đương chương trình Nâng cao
II.2 Thực trạng:
II.2.1- Những bất cập về thời điểm đăng ký ban học
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo Đăk Lăk, trong Quy chế và kế hoạch thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hàng năm, vào thời điểm làm hồ sơ dự thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng là thời điểm học sinh phải đăng
ký chọn ban học và môn học tự chọn
Hàng năm số lượng học sinh đăng ký dự thi lớp 10 vào trường THPT Buôn
Ma Thuột dao động từ 3000 đến 4500 học sinh (kể cả nguyện vọng 1 từ Trường
THPT Chuyên Nguyễn Du chuyển về), số lượng thí sinh dự thi nhiều, thời gian lại
quá gấp, chỉ có 1 tuần nhận hồ sơ và nhập liệu, nên Hội đồng tuyển sinh của Trường không thể hướng dẫn, giải thích về ban học, môn học tự chọn, chủ đề tự chọn, các đặc điểm, đặc thù, yêu cầu của từng Ban học Kênh thông tin chủ yếu mà Hội đồng tuyển sinh của Trường dùng để phổ biến đến học sinh, phụ huynh học sinh là “Bảng tin” Tại bảng tin được nhà trường niêm yết công khai các thông tin
Trang 13về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, về ban học, về cách chọn ban, chọn môn học tự chọn nhưng rất ít học sinh, phụ huynh học sinh nghiên cứu và am hiểu vấn đề này, nên thường “đăng ký lụi” hoặc ghi đi ghi lại nhiều lần trên hồ sơ xin dự tuyển sinh lớp 10 Học sinh cũng không định hướng được học Ban đó để làm gì, học môn học
tự chọn, chủ đề tự chọn ra sao, ban nào được học chủ đề tự chọn bám sát hay chủ
Từ số liệu thống kê qua 6 mùa tuyển sinh lớp 10 sau khi triển khai phân ban
ở Trường THPT Buôn Ma Thuột chúng tôi nhận thấy rằng: những năm học đầu tiên (2007-2009) khi triển khai phân ban, tỉ lệ học sinh giữa các ban là xấp xỉ như nhau; tuy nhiên càng về sau tỉ lệ học sinh đăng ký học Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và Nhân văn ngày càng giảm dần, trái lại ở Ban Cơ bản, những năm đầu, số lượng học sinh đăng ký không nhiều, nhưng sau đó tăng dần qua mỗi năm (năm học 2012-2013 chiếm 72,96%) Phải chăng, học ban Cơ bản hiện nay là “hot” nhất, mục tiêu phân ban của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã bị “phá
Bảng 1: Số lượng, tỉ lệ chọn ban của học sinh khi đăng ký dự thi vào lớp 10
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013
Trang 14sản” chăng, khi “Ban không phân ban” (tức Ban Cơ bản theo cách nói ví von của một số người) lại chiếm một tỉ lệ cao nhất ?
Để thấy rõ hơn, chúng tôi minh họa sự chênh lệch lớn giữa các ban khi học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 ở Trường THPT Buôn Ma Thuột qua biểu đồ sau:
2007- 2009
2008- 2010
2009- 2011
2010- 2012
2011- 2013 Năm học
Trang 15“Dạy học phân ban, dạy học tự chọn: Từ lý thuyết đến thực tế Một số kinh nghiệm và giải pháp ở Trường THPT Buôn Ma Thuột ”
II.2.3- Thống kê số học sinh trúng tuyển theo tỉ lệ của từng ban
Thống kê số liệu từ máy tính về việc học sinh trúng tuyển vào lớp 10 tính tỉ lệ theo từng ban của học sinh qua 6 năm tuyển sinh vào Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013:
Năm học Trúng tuyển
Ban KHTN
Trúng tuyển Ban KHXH-NV
Trúng tuyển Ban Cơ bản
Số lượng trúng tuyển
Lý giải về điều “lý thú” này, chúng tôi cho rằng: Những học sinh đăng ký
Ban KHXH và NV là những học sinh thực sự “can đảm” bỡi Ban KHXH và NV ngoài xã hội không phải là “hot”; tìm trường, tìm ngành thi Đại học, cũng như tìm
cơ hội việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp Đại học là rất khó Vì “can đảm”, nên hầu hết học sinh đăng ký Ban KHXH và NV là những học sinh thực sự
có năng lực, năng khiếu và yêu thích các bộ môn khoa học xã hội Mặt khác cũng không loại trừ khả năng khác, đó là liên tục nhiều năm, Sở Giáo dục – Đào tạo Đăk
Bảng 2: Thống kê số lượng, tỉ lệ trúng tuyển theo từng ban dự thi vào lớp 10
Trường THPT Buôn Ma Thuột từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013