1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)

66 2,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cộng thêm với sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta thì các DN lớn bé ngày càng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN. Vì thế, mà bất kỳ một DN nào cũng không thể tránh khỏi quy luật đào thải trên thương trường. Do đó, để một DN có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi DN phải biết mình là ai và tình hình tài chính của mình như thế nào để từ đó nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa tiềm lực của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong bối cảnh trên Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Là một sinh viên chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng, em đã hoàn thành 6 kỳ học lý thuyết theo chương trình học của nhà trường với lượng kiến thức tích lũy được cũng khá nhiều song kiến thức chuyên ngành đối với bản thân em nói riêng và các sinh viên khác trong cùng chuyên ngành nói chung vẫn chưa hoàn thiện do giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn có khoảng cách rất xa nhau. Rất may mắn, nhà trường và khoa TC-NH&QTKD đã tạo điều kiện cũng như được sự đồng ý của Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên em đã có dịp thực tập tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô, chú, các anh chị tại Công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thanh An đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế về hoạt động tài chính tiền tệ. Đồng thời, vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Công ty. Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động đã tiến hành phân tích. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) từ năm 2011 đến năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá,... Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp: Bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Công ty Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR) 1

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1

1.1.1 Giới thiệu về tên, trụ sở của Công ty 1

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2

1.1.3 Quy mô sản xuất 5

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 5

1.2.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh 5

1.2.1.1 Ngành nghề kinh doanh chính 5

1.2.1.2 Nhiệm vụ 6

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Công ty 6

1.3 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 7

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 7

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 9

1.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY 11

1.4.1 Sản xuất, kinh doanh dược phẩm 11

1.4.2 Sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế 12

1.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 13 PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 15 2.1 LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

2.1.1 Bảng cân đối kế toán 15

2.1.1.1 Cơ sở bảng cân đối kế toán 15

2.1.1.2 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán 15

2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16

2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo 16

2.1.2.2 Nội dung và kết cấu của bảng báo cáo kết quả HĐKD 16

2.1.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

Trang 3

2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

2.1.3.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

2.1.3.2 Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 18

2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 19

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 19

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản 19

2.2.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn 25

2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 28

2.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 31

2.2.3.1 Nhận xét chung 31

2.2.3.2 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 32

2.2.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 34

2.2.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 34

2.2.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 36

2.2.4.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 38

2.2.4.4 Các tỷ số sinh lợi 40

2.3 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 41

2.3.1 Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng 41

2.3.2 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng 42

2.3.3 Các chính sách kế toán áp dụng 43

2.4 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 44

2.4.1 Báo cáo tiền khả thi 45

2.4.2 Báo cáo khả thi 45

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 47 3.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 47

3.2 NHỮNG HẠN CHẾ 47

3.3 NGUYÊN NHÂN 47 KẾT LUẬN 49

PHỤ LỤC 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 59

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 60

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức BidipharError: Reference source not found

Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán 44

BẢNG

Bảng 1.1 Danh mục một số mặt hàng chủ yếu của công ty 7

Bảng 1.2 Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 13Bảng 1.3 Các tỷ số sinh lời của Công ty từ năm 2011 – 2013 13

Bảng 2.1 Bảng khái quát cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013 23Bảng 2.2 Bảng khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

26

Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2011 – 2013 28

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh 29

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận 30

Bảng 2.6 Bảng khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 32

Bảng 2.7 Bảng đánh giá các hệ số khả năng thanh toán của công ty 34

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp các tỷ số về khả năng thanh toán của trung bình ngànhDược phẩm và Y tế năm 2013 34

Bảng 2.9: Bảng đánh giá khả năng hoạt động của Công ty 37

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các tỷ số về khả năng hoạt động của trung bình ngànhDược phẩm và Y tế năm 2013 37

Bảng 2.11 Bảng đánh giá tỷ số đòn bẩy tài chính của công ty 39

Bảng 2.12 Bảng đánh giá cơ cấu tài sản của công ty 39

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của Công ty 19

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tình hình biến động cơ cấu tài sản 25

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng trưởng vốn của Công ty27

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện các tỷ số sinh lời 41

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cộngthêm với sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta thì các DN lớn bé ngày càng thi nhaumọc lên như nấm sau mưa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN

Vì thế, mà bất kỳ một DN nào cũng không thể tránh khỏi quy luật đào thải trênthương trường Do đó, để một DN có thể đứng vững trên thị trường và ngày càngphát triển đòi hỏi mỗi DN phải biết mình là ai và tình hình tài chính của mình nhưthế nào để từ đó nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa tiềm lực của mình để đạt đượchiệu quả kinh tế cao nhất

Trong bối cảnh trên Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định(Bidiphar) cũng không nằm ngoài xu hướng đó Là một sinh viên chuyên ngành TàiChính - Ngân Hàng, em đã hoàn thành 6 kỳ học lý thuyết theo chương trình học củanhà trường với lượng kiến thức tích lũy được cũng khá nhiều song kiến thức chuyênngành đối với bản thân em nói riêng và các sinh viên khác trong cùng chuyên ngànhnói chung vẫn chưa hoàn thiện do giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn có khoảng cách rất

xa nhau Rất may mắn, nhà trường và khoa TC-NH&QTKD đã tạo điều kiện cũngnhư được sự đồng ý của Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên

em đã có dịp thực tập tại Công ty Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn

nhiệt tình của cô, chú, các anh chị tại Công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thanh

An đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh

tế về hoạt động tài chính tiền tệ Đồng thời, vận dụng kiến thức đã học để tiến hànhphân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Công ty Từ đó, đưa ra nhữngnhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động đã tiến hànhphân tích

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty cổ

phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Dược –

Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) từ năm 2011 đến năm 2013

Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân

tích, đánh giá,

Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp: Bao gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Công ty Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty

Trang 8

Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùngvới quý thầy cô trong khoa TC-NH&QTKD Trường Đại học Quy Nhơn để bài báocáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trang 9

PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.1 Giới thiệu về tên, trụ sở của Công ty

- Tên đầy đủ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

- Tên giao dịch: BIDIPHAR

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh:

BINH DINH PHARMACEUTICAL AND MEDICAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY

- Logo Công ty:

- Trụ sở chính :498 Nguyễn Thái Học – Tp Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định

- Ngày thành lập : 15/5/1995, tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa

Bình, hoạt động sản xuất Dược phẩm từ năm 1980

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Trang 10

Các tổ chức tiền thân Bidiphar

Năm 1976: Từ nền tảng Xưởng Dược thuộc Ban quân dân y khu 5,

hình thành các đơn vị của tỉnh hoạt động trong ngành dược và trực thuộc Ty Y tếNghĩa Bình, bao gồm: Công ty Dược phẩm Dược liệu Nghĩa Bình (chuyên về phânphối, trụ sở tại thị xã Quy Nhơn), Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình (chuyên về sảnxuất, trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi), Công ty vật tư Y tế Nghĩa Bình (chuyên kinhdoanh vật tư, thiết bị y tế, trụ sở tại 34 Ngô Mây, Quy Nhơn), Trạm nghiên cứuDược liệu Nghĩa Bình (chuyên phát triển nuôi trồng và nghiên cứu dược liệu, có trụ

sở tại thị xã Quy Nhơn)

Năm 1979: Thành lập Phân xưởng phủ tạng tại 363-371 Trần Hưng

Đạo, Quy Nhơn trực thuộc Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình

Năm 1980: Trên cơ sở Phân xưởng phủ tạng thành lập Xí nghiệp Dược

phẩm II Nghĩa Bình trực thuộc Ty Y tế Nghĩa Bình

Xí nghiệp bao gồm các phân xưởng cơ bản sau: phân xưởng thuốc Nước,phân xưởng phi-tin sản xuất thuốc viên từ cám gạo, phân xưởng Berberrin, phânxưởng thuốc viên, phân xưởng sản xuất cao xoa các loại, phân xưởng dầu cá,…

Năm 1983: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển trực thuộc Xí

nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình (hạch toán báo sổ)

Năm 1986: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển Nhà máy sản

xuất về tại 498 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn hoạt động sản xuất cho đến nay.Trong giai đoạn này Xí nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàngcủa Liên hợp Dược Nghĩa Bình

Năm 1988: Chuyển Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình sang mô hình

hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào việc đặt hàng theo kếhoạch từ Công ty Dược phẩm dược liệu Nghĩa Bình

Thành lập thương hiệu Bidiphar và các giai đoạn phát triển

Năm 1989: Chính phủ tách địa giới hành chính tỉnh Nghĩa Bình thành

02 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình được đổitên thành Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định (viết tắt là Bidiphar)

Năm 1994: Bidiphar liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Champasack

(Lào) thành lập Công ty liên doanh dược phẩm hữu nghị Champasac-Bình Định, cótrụ sở tại tỉnh Champasack Lào, gọi tắt là Công ty CBF Pharma Co., Ltd Trong đó

Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định chiếm 80% vốn điều lệ

Năm 1995: hợp nhất 02 đơn vị là Công ty Dược Vật tư Y tế Bình Định

và Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định thành lập Công ty Dược-Trang thiết bị Y tế

2

Trang 11

Bình Định, trong đó nòng cốt là Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định theo Quyết định

số 922/QĐ-UB ngày 05/05/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Năm 1999: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, tách Phân xưởng In và

Bao bì, một đơn vị trực thuộc của Bidiphar thành lập Công ty cổ phần In và Bao bìBình Định

Bidiphar đầu tư xây dựng Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP –ASEAN đầu tiên

Năm 2005: Thành lập mới 02 đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH

MTV do Bidiphar làm chủ sở hữu 100% vốn:

Tách Xí nghiệp Nước khoáng Chánh Thắng (đơn vị hạch toán trực thuộcBidiphar) thành lập Công ty TNHH MTV Nước Khoáng Quy Nhơn theo Quyết định1275/QĐ-CTD ngày 28/12/2005 của Giám đốc Công ty, hoạt động SXKD tronglĩnh vực thực phẩm

Thành lập mới Công ty TNHH MTV Muối Bình Định từ Xí nghiệp MuốiI-ốt trực thuộc, hoạt động SXKD muối i-ốt và thực phẩm khác, theo Quyết định số1166/QĐ-CTD ngày 25/11/2005 của Giám đốc Công ty Dược-TTBYT Bình Định

Năm 2006: Bidiphar chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty

mẹ-Công ty con, theo Quyết định thành lập số 102/2006/QĐ-UBND ngày 27/06/2006của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần khoáng sản Biotan, hoạt động tronglĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản Bidiphar chiếm 10% vốn điều lệ

Đầu tư nâng cấp Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO

Năm 2007: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Cao su Bidiphar, quản

lý vốn đầu tư sang Lào: trồng và chăm sóc 5.000 ha cao su tại tỉnh Sê-kông(CHDCND Lào), trong đó Bidiphar chiếm 30% vốn điều lệ

Năm 2008: Tách bộ phận sản xuất dược phẩm thuộc Bidiphar thực hiện

cổ phần hóa thành lập Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1 Bidiphar 1 góp vốnvới một số cổ đông khác thành lập Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 2, sau đóBidiphar 2 liên doanh với Tập đoàn Fresenius Kabi (Đức) thành lập Công ty cổphần Fresenius Kabi Bidiphar (viết tắt FKB)

Năm 2009: Thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CBF Pharma,

Bidiphar thực hiện chủ trương của Tỉnh bán hết phần vốn Nhà nước tại Công tyCBF Pharma và hoàn tất việc thu hồi vốn vào tháng 12/2011, để chuyển sang các dự

án đầu tư khác

Ngày 01/07/2010: chuyển Công ty mẹ từ DN Nhà nước sang hình thức

Công ty TNHH MTV do UBND Tỉnh làm chủ sở hữu (100% vốn Nhà nước) theo

Trang 12

Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 23/06/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh BìnhĐịnh.

Ngày 01/03/2014: chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 3439/QĐ-CTUBND ngày20/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và Nghị quyết Đại hội cổ đôngthành lập Công ty cổ phần Dược – Trang Thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) ngày26/02/2013 Bidiphar bắt đầu hoạt động theo Luật DN cho đến nay

Các bước đi tiên phong trong đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình phát triển của Công ty

Bidiphar tự hào là Công ty Dược phẩm Việt Nam có những bước tiến vữngchắc và luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong công tácquản lý, sản xuất và kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế:

 Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Thuốc khángsinh tiêm (năm 1992)

 Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Dung dịch tiêmtruyền kháng sinh, Vitamin và Acidamin (năm 1997)

 Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bàochế Thuốc tiêm đông khô (năm 2003)

 Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Thuốc điều trịbệnh Ung thư (năm 2008)

Từ kết quả sản xuất kinh doanh trong hơn 20 năm qua, có nhiều cá nhân vàtập thể điển hình tiên tiến được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu caoquí Cụ thể: Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất; Nhà nước phongtặng danh hiệu Anh hùng lao động cho đơn vị (năm 2004); năm 2005, Cá nhân đồngchí Giám đốc công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động; vàHuân chương lao động hạng II (năm 2009) Với những sản phẩm thuốc chất lượngtốt cung ứng cho xã hội, bi đã được trao tặng nhiều phần thưởng danh giá, như:danh hiệu “Vì sức khỏe người Việt” của Bộ Y tế và Hội Y học Việt Nam, Bằngkhen của Bộ Công thương về thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ “Thươnghiệu vàng – Gorden Brand Awards 2008”, “DN Việt Nam vàng” của Hiệp hội DNnhỏ và vừa Việt Nam, được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhiềunăm liền (2004 – 2011)…

Hiện nay, thương hiệu Bidiphar đã và đang tạo được niềm tin về chất lượng,giá cả và sự tín nhiệm từ người tiêu dùng Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt

được, với định hướng phát triển đúng đắn, kiên định với phương châm “Chăm sóc sức khỏe – chia sẻ niềm vui”, Công ty đã không ngừng đầu tư nhân lực và công

4

Trang 13

nghệ một cách hiệu quả, mở rộng lĩnh vực SXKD, cải tiến chất lượng; đồng thời đadạng hóa sản phẩm, quan tâm đến trách nhiệm xă hội Trong tương lai, Công ty sẽtiếp tục lớn mạnh hòa cùng với sự phát triển chung của đất nước.

1.1.3 Quy mô sản xuất

- Vốn điều lệ: 268.627.000.000 VND (bằng chữ: Hai trăm sáu mươi tám tỷsáu trăm hai mươi bảy triệu đồng chẵn)

- Cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng tăng lên cùng với sự pháttriển của công ty Đến ngày 31/12/2013, công ty đã có 791 công nhân viên được bốtrí công việc hợp lí dựa trên thực tế khả năng thực hiện công việc và năng lực côngtác của từng người

- Công ty có các đơn vị liên kết sau:

 Công ty cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1

 Công ty cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn (Chánh Thắng)

 Công ty cổ phần Cao su Bidiphar

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

1.2.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh

1.2.1.1 Ngành nghề kinh doanh chính

Công ty cổ phần Dược – Trang Thiết bị Y tế Bình Định hoạt động theo Giấychứng nhận ĐKKD số 3506000010 cấp lần đầu ngày 02/01/1996 được đăng ký thayđổi lại ngày 01/09/2010 với mã số DN thay đổi 4100259564 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Bình Định cấp

Ngành nghề kinh doanh chính bao gồm:

- Sản xuất dược phẩm, dược liệu; Bán buôn dược phẩm, dược liệu; dụng cụ,vật tư ngành y tế; Bán lẻ dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thựcphẩm tăng cường và vi chất dinh dưỡng Sản xuất muối I ốt

Trang 14

- Dịch vụ bảo quản thuốc Dịch vụ kiểm nghiệm thuốc Dịch vụ tư vấn quản

lý bảo đảm chất lượng trong sản xuất thuốc Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực sảnxuất dược phẩm

- Chế biến, mua bán sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng,thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường và vi chất dinh dưỡng

- Mua bán máy móc thiết bị y tế Mua bán, lắp đặt các thiết bị văn phòng

- Mua bán hóa chất, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm diệtcôn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế

- Sản xuất lọ, ống thủy tinh dùng cho công nghiệp dược phẩm, tiêu dùng

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà kho, văn phòng làm việc

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong lĩnhvực y tế và sản xuất dược phẩm

- Sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, hệ thống cung cấp khôngkhí lạnh tiệt trùng, hệ thống cung cấp ôxy, ni tơ phục vụ ngành y tế; Sản xuất, muabán vật tư nông, lâm nghiệp; Trồng và chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp ngắn

và dài ngày; Sản xuất, chế biến gỗ; Mua bán hàng nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ;Khai thác và chế biến khoáng sản

1.2.1.2 Nhiệm vụ

- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

- Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩucủa Nhà nước

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng đầu tưvới các tổ chức kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và nước ngoài

- Quản lý tốt cán bộ công nhân viên của Công ty theo đúng chính sách, chế

độ của Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, chất lượng sản phẩm

và hiệu quả trong quản lý

- Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môitrường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Công ty.

Bidiphar sản xuất và cung cấp các loại thuốc phòng và chữa bệnh, cung cấpthiết bị dụng cụ y tế cho các bệnh viện, các cơ sở khám và chữa bệnh trong và ngoàinước Sau đây là một số hàng hóa – dịch vụ chủ yếu của Bidiphar:

- Dược phẩm: Thuốc bột, thuốc cốm, thuốc kem, thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt,thuốc tiêm truyền, thuốc viên nén, viên bao, thuốc viên nang, thuốc tiêm đông khô,bột pha tiêm

6

Trang 15

- Trang thiết bị y tế: Các thiết bị phục vụ bệnh viện như Lavabo rửa tay, nồihấp, nồi sắc thuốc, máy giặt, tủ sấy…

- Kinh doanh thuốc ngoại nhập, vacxin sinh phẩm, hóa chất

Bảng 1.1 DANH MỤC MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

STT Tên thuốc Thành phần chính Công dụng

1 Thuốc viên Bidi BC

Điều trị chứng thiếu vitamin

B và C, cơ thể suy nhược

2 Thuốc bột Oresol 27,5g Nicotinamid 3,5g;

Natri citrate 2,9g

Điều trị chứng mất nước dotiêu chảy

3 Thuốc tiêm truyền Natri

1.3 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Bộ máy quản trị tại Bidiphar được tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến –chức năng Mô hình quản lý của Công ty được thể hiện như sau:

Trang 16

Sơ đồ 1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BIDIPHAR

Cơ điện

ĐộiVận tải

PhòngTrangthiết bị

y tế

PhòngXuấtnhậpkhẩu

Phòng

Kế toán - Tài chính

Tổ Công nghệ thông tin

Phòng Quản

lý chất lượng

Phòng

Kỹ thuật công nghệ

Phòng Hành chính Nhân sự

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

CTCP DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1 CTCP KHOÁNG SẢN BIOTAN CTCP CAO SU BIDIPHAR CTCP MUỐI & THỰC PHẨM BÌNH ĐỊNH

Đơn

vị liên kết

Nguồn:http://bidiphar.com

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 17

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.

Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng củaCông ty theo Luật DN và Điều lệ Công ty: thông qua chủ trương chính sách đầu tưphát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, thông qua phương án SXKD, quyết định

bộ máy tổ chức quản lý và điều hành SXKD của Công ty

Hội đồng Quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ họp Đạihội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liênquan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn

đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệmtrước Đại hội đồng cổ đông tất cả những vấn đề quản lý Công ty theo Điều lệ,nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật

Hội đồng quản trị của Công ty có 07 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch,

01 Phó Chủ tịch Mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và

có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo

Ban kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi HĐKD,quản trị và điều hành Công ty Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên,nhiệm kỳ 05 năm

Ban lãnh đạo của công ty

- Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại

diện cho Công ty trước pháp luật Tổng Giám Đốc là người lãnh đạo cao nhất trongviệc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, tham gia quan hệ giao dịch,

ký hợp đồng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị vềtrách nhiệm quản lý điều hành và về kết quả hoạt động SXKD của Công ty

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp cho Tổng Giám đốc

trong công tác kế hoạch kinh doanh, đề ra các chiến lược tiêu thụ sản phẩm, kiểmtra giám sát, tổ chức thực hiện và phụ trách các phòng ban liên quan

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: Giúp cho Tổng Giám đốc trong

công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách phòng kế toán– tài chính và phòng công nghệ thông tin

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: Là cánh tay đắc lực của Tổng

Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành sản xuất, tham mưu cho Tổng Giám đốc trongviệc điều hành sản xuất và công tác quản lý HĐSX sản phẩm Trực tiếp phụ tráchhoạt động SXKD của các đơn vị liên kết, chịu trách nhiệm trước cấp trên và người

Trang 18

lao động về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền

Các phòng, ban chức năng

- Phòng Kinh doanh: Xây dựng và có phương án thực hiện mạng lưới

kinh doanh dược phẩm, vật tư trang thiết bị y tế trên toàn quốc và chiến lược kinhdoanh cho phù hợp từng địa bàn Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý,hàng năm, năm năm và kế hoạch phát triển cho từng mặt hàng Xây dựng danh mụccác mặt hàng Công ty sản xuất theo dạng điều trị, tác dụng, có mức dự trữ tối thiểu,tối đa cho từng mặt hàng phù hợp với thực tế kinh doanh từng thời kỳ; lập kế hoạchtiếp thị, giới thiệu sản phẩm của Công ty; đề ra chương trình, mục tiêu cần đạt đượccho từng tháng, quý, năm Tính toán chi phí, đánh giá hiệu quả công tác tiếp thị

- Phòng Marketing: Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện

các mục tiêu – chính sách của Công ty đối với hoạt động Marketing Lên kế hoạchcác hoạt động PR và lập ngân sách marketing theo chiến lược ngắn hạn và dài hạncủa Công ty Xây dựng, quản lý và tổ chức các sự kiện của Công ty theo chính sáchMarketing Thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng bao gồm chương trình hệ thốngđánh giá sự tín nhiệm và thỏa mãn của khách hàng đối với thương hiệu Công ty.Thu thập và xử lý những thông tin thị trường bao gồm hình thức, mẫu mã, chấtlượng, giá cả, chính sách của các đối thủ cạnh tranh để cải tiến các sản phẩm hiện

có và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường Xây dựng và thựchiện các chương trình Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm, huấn luyện – đào tạo vàứng dụng Khoa Học Kỹ Thuật trong hoạt động kinh doanh Phối hợp với PhòngKinh doanh, xây dựng chính sách đặc thù đối với khách hàng của Công ty Thựchiện quản lý và duy trì mối quan hệ gắn bó cũng như chăm sóc khách hàng, giámsát bán hàng Xác định các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ và đápứng các yêu cầu này Đồng thời, đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầumới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Công ty

- Phòng Xuất nhập khẩu: Đây là bộ phận hết sức quan trọng giúp đảm

bảo đầu vào và đầu ra của Công ty Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiêndịch cho Ban lãnh đạo Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các phòng ban, phânxưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịpthời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất

- Phòng Trang thiết bị y tế: Giúp cho ban lãnh đạo trong việc sản xuất

trang thiết bị y tế, lập kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý, liên hệ mua sắm vật

tư, hóa chất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất

- Đội Vận tải: Giúp cho Ban lãnh đạo thực hiện công tác chuyên chở; thực

hiện việc đăng ký phương tiện giao thông vận tải; thẩm định thiết kế kỹ thuật trongsửa chữa, nâng cấp phương tiện giao thông, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng;

10

Trang 19

theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo an toàn trong công tác vận tải của Công ty.

- Phân xưởng Cơ điện: Thực hiện công tác kiểm soát các thiết bị sản xuất,

thiết bị điện, nước, máy móc phục vụ sản xuất như thẩm định, nghiệm thu, bảo trì,sửa chữa, chế tạo mới

- Phòng Quản lý chất lượng (QA): Thiết lập, duy trì và đảm bảo thực hiện

hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu GMP và ISO 9001 – 2000

- Phòng Kỹ thuật công nghệ: Xây dựng các quy trình sản xuất, các hướng

dẫn công việc cho các phân xưởng Theo dõi các quy trình sản xuất, chủ trì giảiquyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất Thiết lập định mức vật

tư - nguyên phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo việc đưa ra thị trường các sản phẩm chấtlượng

- Phòng Hành Chính nhân sự: Quản lý và tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ,

giải quyết các chế độ chính sách, giáo dục đào tạo, xây dựng hệ thống định mức laođộng, định mức tiền lương, thi đua – khen thưởng, thống kê báo cáo lao động tiềnlương, quản lý công tác văn hóa, hành chính và bảo vệ cơ quan

- Phòng Kế toán – Tài chính: Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động

Tài chính kế toán của Công ty Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế

độ kế toán Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộhoạt động SXKD của Công ty Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, sốliệu tài chính kế toán Tư vấn cho Ban Giám Đốc về tình hình tài chính và các chiếnlược về tài chính Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động SXKD và việc đầu

tư của Công ty có hiệu quả Phối hợp với phòng Kỹ thuật thực hiện công tác an toànlao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, tổ chức các hoạt động củaphòng theo định của GMP và ISO 9001 – 2000

- Tổ Công nghệ thông tin (IT): Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác

quản lý và phát triển ứng dụng công nghệ - thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt độngcủa Công ty Thực hiện công tác quản lý, đảm bảo hoạt động và ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý, sản xuất và kinh doanh của Công ty theo phê duyệtcủa Ban lãnh đạo

1.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY

1.4.1 Sản xuất, kinh doanh dược phẩm

Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại cùng với việc đầu tư nguồnnhân lực trình độ cao và hệ thống phân phối chuyên nghiệp trên toàn quốc, Bidiphar

đã trở thành nhà sản xuất và phân phối Dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, đảm bảocung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầuphòng và điều trị bệnh trong nước và xuất khẩu

Trang 20

Hiện nay, Bidiphar được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toànquốc gần 400 mặt hàng thuốc (chia thành 19 nhóm điều trị) và hơn 70 mặt hàngđược phép xuất khẩu sang 10 nước trên thế giới.

Với danh mục sản phẩm dịch vụ phong phú nhiều chủng loại, chất lượng ổnđịnh, đặc biệt với nhiều dòng sản phẩm công nghệ cao, giá cả hợp lý, hệ thống phânphối chuyên nghiệp, Thương hiệu Bidiphar đã khẳng định được uy tín và có vị trívững chắc trên thị trường dược phẩm trong nước cũng như xuất khẩu Nhờ đó, các

sản phẩm của Bidiphar luôn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” - Do người tiêu

dùng cả nước bình chọn hơn 10 năm liền

1.4.2 Sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế

Ngoài việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm, Bidiphar còn sản xuất vàkinh doanh Trang thiết bị y tế Từ năm 1995 đến nay, Bidiphar chuyên sản xuất,phân phối, bảo hành, sửa chữa các thiết bị máy móc hiện đại, chất lượng cao củacác hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới

Các sản phẩm dịch vụ chính của Bidiphar về Trang Thiết bị Y tế

- Các mặt hàng do Bidiphar sản xuất: Máy cất nước từ 100 – 1000 l/h;Máy giặt, Máy sấy quần áo công suất lớn; Nồi hấp từ 75 – 2.000 lít; Tủ vi khí hậu;Bếp sắc thuốc; Lò đốt rác thải y tế; Lavabo tiệt trùng tự động từ 1 – 10 vòi; Hệ thống cung cấp khí lạnh trung tâm; Hệ thống cung cấp khí sạch cho phòng mổ Các sản

phẩm của Bidiphar được các Công ty dược, Bệnh viện, Trung tâm y tế trong cảnước tin dùng

- Cung cấp, lắp đặt thiết bị y tế chuyên dụng đặc biệt là các hệ thống thiết bị

dùng trong chẩn đoán hình ảnh như: Hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI);Hệ thống

12

Trang 21

chụp cắt lớp điện toán (CT scanner); Hệ thống X-quang, X-quang số hóa; Hệ thống siêu âm….

- Cung cấp hơn 3.000 mặt hàng vật tư y tế tiêu hao trên khắp cả nước, trong

đó có các sản phẩm nhập khẩu độc quyền như Găng tay Bidiphar Gloves…

- Ngoài ra, Bidiphar còn cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa: với đội ngũ kỹ

sư giàu kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Thiết bị y tế Ngoài việc bảohành bảo trì thiết bị khi bán cho khách hàng, Bidiphar còn cung cấp dịch vụ bảo trì,sửa chữa cho các Công ty dược, các Bệnh viện, các Trung tâm y tế… trên cả nướckhi có nhu cầu

1.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Bảng 1.2: Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: VND

1 Doanh thu bán hàng và CCDV 1.080.579.923.211 1.198.982.379.138 1.369.684.450.431

2 DTT về bán hàng và CCDV 1.051.013.623.250 1.162.695.431.803 1.296.171.626.357

3 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 32.218.867.479 30.111.370.198 40.592.673.418

4 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 32.981.754.030 35.278.951.545 40.848.308.779

5 Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.736.315.522 24.756.929.156 25.603.035.973

Nguồn: Bảng BCKQHĐKD

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty qua các nămđều tăng Doanh thu thuần có năm sau đều cao hơn năm trước LNST của Công tyvẫn tăng qua các năm chứng tỏ Công ty làm ăn hiệu quả, có lãi

Về hiệu quả kinh doanh đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.3: Các tỷ số sinh lời của Công ty từ năm 2011 – 2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Doanh lợi doanh thu (DLDT): Tỷ số này cho biết LNST chiếm bao nhiêu

phần trăm trong doanh thu; tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinhdoanh có lãi, tỷ số này lớn nghĩa là lãi càng lớn; tỷ số này mang giá trị âm nghĩa làCông ty kinh doanh thua lỗ DLDT của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 đềudương, cụ thể: Năm 2011 là 2,12% đến năm 2012 là 2,09% và đến năm 2013 là1,96% điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi

Trang 22

Sức sinh lợi căn bản (BEPR): Nhìn chung BEPR đều giảm qua các năm, cụ

thể: năm 2010 là 8,78% đến năm 2012 là 7,91% và đến năm 2013 giảm xuống còn6,24% BEPR phản ánh khả năng sinh lời của Công ty tăng, chưa kể đến sự ảnhhưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Sức sinh lời căn bản tăng từ năm 2011 đếnnăm 2013 chứng tỏ Công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Doanh lợi VCSH (ROE): Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng VCSH sử dụng sẽ

tạo ra được bao nhiêu LNST Nhìn chung, doanh lợi VCSH đều giảm qua các năm

cụ thể năm 2011 là 11,62%, năm 2012 là 10,65% và năm 2013 là 9,54%, nhưng vẫnthấp hơn so với trung bình ngành là 29% Điều này chứng tỏ Công ty kinh doanhchưa hiệu quả so với những DN trong cùng ngành

Doanh lợi TS (ROA): Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng TS sử dụng sẽ tạo ra

được bao nhiêu LNST Nhìn chung, doanh lợi TS đều giảm qua các năm; cụ thểnăm 2011 là 3,63%, năm 2012 là 3,6% và đến năm 2013 là 3,36%, nhưng vẫn thấphơn so với trung bình ngành là 18% Điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh chưahiệu quả so với những DN trong cùng ngành

Nhìn chung, HĐKD của công ty chưa thật sự hiệu quả trong suốt 3 năm vừa

qua Vì vậy, Công ty cần phải có những kế hoạch cụ thể để phát triển hơn và tạothêm được nhiều niềm tin đối với người tiêu dùng trong những năm tiếp theo

14

Trang 23

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

2.1 LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1.1 Bảng cân đối kế toán

2.1.1.1 Cơ sở bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

2.1.1.2 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (CĐKT) là một trong những báo cáo kế toán quantrọng nhất trong hệ thống báo cáo tài chính của DN Nó phản ánh khái quát tìnhhình TS của DN tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị TS vànguồn hình thành TS Về bản chất, bảng CĐKT là một bảng cân đối tổng hợp giữa

TS với nguồn VCSH và công nợ phải trả của DN Các chỉ tiêu của bảng CĐKTđược phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối:

Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn

Bảng CĐKT là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một cách tổng quáttình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tếtài chính của DN

Nội dung về kết cấu của Bảng CĐKT bao gồm hai phần:

Phần Tài sản

- Phần TS phản ánh giá trị TS hiện có tới thời điểm lập báo cáo

- Phần TS được chia làm hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn (TSNH): TS được xếp loại là TSNH khi TS này là

tiền hoặc là các khoản tương tự tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào;hoặc được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kì kinh doanh bìnhthường của DN; hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc chomục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từngày kết thúc niên độ kế toán

Trang 24

Tài sản dài hạn (TSDH): TSDH bao gồm các khoản phải thu dài

dạn, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất độngsản đầu tư, và các TSDH khác như chi phí trả trước dài hạn

Xét về mặt kinh tế: Số liệu bên phần “Tài sản” thể hiện TS và kết cấu các loại

TS của DN hiện có ở thời kỳ lập báo cáo, tại các khâu của quá trình kinh doanh, do

đó cho phép chúng ta đánh giá tổng quát năng lực SXKD và trình độ sử dụng TS

Xét về mặt pháp lý: Phần TS thể hiện “số tiềm lực” mà DN có quyền quản lý,

sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai

Phần nguồn vốn

- Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại TS của DN hiện có

- Phần nguồn vốn được chia thành hai loại: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả (NPT): Là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các

giao dịch trong quá khứ, theo đó DN có nghĩa vụ phải thanh toán cho các chủ nợ,như ngân hàng, các nhà cung ứng, Nhà nước và người lao động

Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là phần còn lại trong TS sau khi loại trừ

các khoản nợ phải trả của DN Nói một cách khác, VCSH là phần chênh lệch giữatổng giá trị TS và tổng nợ phải trả của DN Nguồn VCSH thể hiện trách nhiệm của

DN trước chủ sở hữu đã đầu tư vốn vào DN

Xét về mặt kinh tế: Số liệu bên phần “Nguồn vốn” thể hiện các nguồn vốn

mà DN đang sử dụng trong kỳ kế toán Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn phảnánh tình hình tài chính của DN

Xét về mặt pháp lý: Số liệu bên phần “Nguồn vốn” thể hiện trách nhiệm của

DN về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số TS đã hình thànhbằng vốn vay Ngân hàng, vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toáncác khoản nợ với người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp…

2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo

- Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả HĐKD của kỳ trước

- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ với các tài khoản từ loại 5 đến loại 9

2.1.2.2 Nội dung và kết cấu của bảng báo cáo kết quả HĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ là báo cáo tài chính tổng hợp trình bày kết quả HĐKD của DN trong một

kỳ kế toán Nó liệt kê tất cả các khoản doanh thu, thu nhập mà DN đạt được, cáckhoản chi phí phát sinh, và lợi nhuận của DN trong một thời kỳ nhất định

Cùng với Bảng CĐKT, BCKQKD là một trong những báo cáo quan trọng

16

Trang 25

nhất của hệ thống báo cáo tài chính DN Nó cung cấp số liệu cho người sử dụngthông tin để kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả HĐKD của DN trong kỳ, sosánh với các kỳ trước và các DN khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kếtquả hoạt động của DN trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết địnhtài chính cho phù hợp.

Nội dung và kết cấu của Bảng BCKQHĐKD gồm các phần sau:

Phần I: Phản ánh kết quả HĐKD của DN (Lãi, lỗ), bao gồm HĐKD, hoạt

động tài chính và hoạt động khác

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: phản ánh tình hình

thực hiện nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vàcác khoản phải trả khác của DN đối với Nhà nước

Nội dung của BCKQHĐKD có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêucầu của quản lý nhưng phải phản ánh các nội dung cơ bản sau: doanh thu thuần(DTT), giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN; lợi nhuận

từ hoạt động SXKD; lợi nhuận từ hoạt động tài chính; lợi nhuận từ hoạt động khác

2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả HĐKD; bản thuyết minh báo cáo tàichính; báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước; các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kếtoán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”,

Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính

và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác…

2.1.3.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một bộ phận hợp thành của Báo

cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trongtài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năngthanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quátrình hoạt động BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì

nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khácnhau cho cùng giao dịch và hiện tượng

BCLCTT dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độtin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dựđoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời vớilượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả

Nội dung và kết cấu của BCLCTT bao gồm các phần sau:

Trang 26

Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD): phản ánh toàn

bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến HĐKD của DN như: tiền thubán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại, các chi phí bằng tiền như: tiền trảcho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiềnthanh toán cho công nhân viên về lương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền (chiphí văn phòng phẩm, công tác phí, lãi vay, phí bảo hiểm, nộp thuế TNDN…)

Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (HĐĐT): phản ánh toàn bộ

dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư (không thuộccác khoản tương đương tiền) của DN, bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho

DN như hoạt động XDCB, mua sắm TSCĐ, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hìnhthức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán thanh lý TSCĐ,thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, chi đểđầu tư vào đơn vị khác

Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (HĐTC): phản ánh toàn bộ

dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của DN, baogồm: các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của DN như chủ DN góp vốn,vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay… Dòngtiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiềnvay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổphiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếubằng tiền…

2.1.3.2 Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm

Công ty Bidiphar lập Báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp

Trên thực tế có hai phương pháp lập BCLCTT là phương pháp trực tiếp vàphương pháp gián tiếp Hai phương pháp này khác nhau ở cách xác định luồng tiền

từ HĐKD, còn cách xác định luồng tiền từ HĐĐT và HĐTC là giống nhau

Phân tích và tổng hợp trực tiếp

các khoản tiền thu và chi theo

từng nội dung thu, chi từ các ghi

chép kế toán của DN về hoạt

động kinh doanh, hoạt động đầu

tư và hoạt động tài chính

- Luồng tiền thuần từ HĐKD được xácđịnh trên cơ sở điều chỉnh lợi nhuận trướcthuế trên cơ sở dồn tích từ HĐKD để xácđịnh lợi nhuận trước thuế trên cơ sở tiền(điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN củaHĐKD khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụkhông trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền)

- Luồng tiền vào, các luồng tiền ra từ

18

Trang 27

HĐĐT và HĐTC được phân tích và tổng hợptrực tiếp từ các khoản thu – chi từ các ghichép kế toán của DN.

2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2011 – 2013

NĂM 2011

NĂM 2012

Trang 28

NĂM 2013

20

Nguồn: Bảng 2.1 Bảng cơ cấu tài sản của Công ty

Trang 29

Bảng 2.1 Bảng khái quát cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Đồng

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán

Trang 30

Dựa vào Bảng 2.1 ta có nhận xét:

Quy mô tài sản của Công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2011 – 2013: Năm

2012, tổng TS là 733.947.523.299 đồng, tăng 92.088.918.122 đồng so với năm

2011 (tương ứng tăng 14,35%) Năm 2013 tổng TS là 788.441.953.562 đồng, tươngứng tăng 7,42% so với năm 2012 Quy mô TS tăng lên là do có sự gia tăng củaTSNH và TSDH Cụ thể: Năm 2012, TSNH là 463.528.045.138 đồng, tăng 7,97%

so với năm 2011, TSDH là 270.419.478.161 đồng (tăng đến 27,22% so với năm

2011, ứng với 57.866.841.266 đồng) Năm 2013, TSNH là 515.425.673.922 đồng(tăng 11,20%) và TSDH là 273.016.279.640 đồng (tăng 0,96%) so với năm 2012

TSNH của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản phải thu (KPT) ngắnhạn, hàng tồn kho (HTK), tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ trọng các khoảnmục này biến động qua từng năm, cụ thể:

Các KPT ngắn hạn: Năm 2011, khoản mục này chiếm tới 44,24% tổng

TS (ứng với 283.964.967.193 đồng) Tăng 18,94% so với năm 2011, các KPT ngắnhạn đạt 337.738.800.524 đồng (chiếm 46,02% tổng TS) vào năm 2012, và tiếp tụctăng thêm 2,82% vào năm 2013, đạt 347.248.091.127 đồng Năm 2013, vì có tốc độtăng nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng TS, nên tỷ trọng của các KPT ngắn hạn so vớitổng TS giảm xuống còn 44,04%, nhưng đây vẫn là tỷ trọng lớn Như vậy, công ty

đã sử dụng tín dụng thương mại khách hàng tương đối lớn Đây là một hình thứckích cầu tốt nhưng với một tỷ lệ cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến công ty

Hàng tồn kho: năm 2011, HTK là 90.378.711.530 đồng (chiếm 14,08%

tổng TS), sang năm 2012 đã giảm 13,68%, xuống còn 78.014.167.281 đồng (chiếm10,63% tổng TS) và đạt 82.000.648.922 đồng vào năm 2013 (chiếm 10,4% tổng

TS) Nhìn chung, HTK vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng TS và giảm dần

qua các năm, chứng tỏ công ty có chính sách bán hàng và hệ thống phân phối tốt

Tiền và các khoản tương đương tiền (TĐT): từ 48.616.189.909 đồng

(tương ứng chiếm 7,57% tổng TS) vào năm 2011, khoản mục này đã giảm 11,44%vào năm 2012, đạt 43.053.050.401 đồng (chiếm 5,87% tổng TS), nhưng sang năm

2013 lại tăng mạnh tới 93,17%, đạt 83.164.032.926 đồng (chiếm 10,55% tổng TS)

Nhìn chung, mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong TSNH, nhưng tỷ trọng của khoản mục tiền và các khoản TĐT trong tổng TS vẫn thấp, cho ta thấy khái quát

được khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty chưa cao Công ty khó có thểthanh toán nhanh bằng tiền các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu cho đối tác

TSDH của Công ty chủ yếu được tài trợ từ các khoản đầu tư tài chính(ĐTTC) dài hạn và TSCĐ Năm 2011, mặc dù chỉ chiếm 33,12% tổng TS, nhưngcác khoản ĐTTC dài hạn đã chiếm tới 21,19%, còn lại là 11,08% TSCĐ và 0,12%TSDH khác Sang năm 2012, các khoản ĐTTC dài hạn và TSCĐ tiếp tục tăng, lần

24

Trang 31

lượt đạt 181.884.528.173 đồng và 88.148.435.856 đồng (tương đương chiếm24,78% và 12,01% tổng TS) Năm 2013, các khoản ĐTTC có giảm nhẹ xuống còn177.114.528.173 đồng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn (22,46% tổng TS); TSCĐ tăng5,80% so với năm 2012, đạt 93.259.031.231 đồng (chiếm 11,83% tổng TS) Nhưvậy, Công ty tập trung đầu tư vào các khoản ĐTTC dài hạn (chủ yếu là các công tycon, công ty liên kết, liên doanh) với hi vọng đạt được lợi nhuận cao.

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tình hình biến động cơ cấu tài sản

ĐVT: %

Nguồn: Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Dựa vào Biểu đồ 2.2 và Bảng 2.1 ta có nhận xét:

Trong giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù có sự biến động qua các năm, nhưngTSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn TSDH trong cơ cấu tổng TS của công ty, cụ thể:Năm 2011, TSNH chiếm 66,88% tổng TS (tương đương 429.305.968.282 đồng),năm 2012 chiếm 63,16% (tương đương 463.528.045.138 đồng) và chiếm 65,37%vào năm 2013 (tương đương 515.425.673.922 đồng)

Cơ cấu tài sản của công ty có xu hướng chuyển từ TSNH sang TSDH, cụ thể:năm 2012, tỷ suất đầu tư TSDH là 36,84% (tăng 3,72% so với năm 2011), đến năm

2013, tỷ suất này là 34,63%, mặc dù giảm 2,21% so với năm 2012, nhưng lại tăng1,51% so với năm 2011

Như vậy, trong những năm vừa qua Tổng TS của Công ty ngày càng gia tăng

về quy mô, cơ cấu TS thiêng về đầu tư TSNH nhiều hơn là TSDH nhưng TSDHđang có xu hướng tăng

2.2.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn

Trang 33

Bảng 2.2: Bảng khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng trưởng vốn của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Ngày đăng: 19/03/2015, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w