1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện

132 440 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

o Phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng về số tiền nợchưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh toán hợp đồng, camkết nợ, đối chiếu công nợ v

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 3

1.1 Đặc điểm chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng 3

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel 8

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện 10

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 10

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 26

1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 32

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI MỘT SỐ KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH IMMANUEL THỰC HIỆN 35

2.1 Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng A 35

2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 44

2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 55

2.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 68

2.2 Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng B 69

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 75

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 89

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 103

Trang 2

2.3 So sánh quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trongkiểm toán Báo cáo tài chính do Immanuel thực hiện tại hai khách hàng A và B103

CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN 107

3.1 Ưu điểm trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 1073.2 Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thukhách hàng 1093.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàngtrong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thựchiện 110

KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 : Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 9

Bảng 1.2: Đánh giá mức trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng 17

Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập 19

Bảng 1.4: Chương trình kiểm kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Immanuel 22

Bảng 1.5 : Thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 27

Bảng 2.1: Trang kết luận kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty A 67

Bảng 2.2: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của B 77

Bảng 2.3: Bảng đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng tại khách hàng B 78

Bảng 2.4: Chương trình kiểm toán tổng quát Công ty B 88

Bảng 2.5: Mẫu thư xác nhận nợ gửi cho khách hàng tại công ty B 98

Bảng 2.6: Trang kết luận kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty B .101 Bảng 2.7: Những điểm khác nhau trong quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty A và Công ty B 104

Biểu 2.1: Biểu phân tích sơ bộ kết quả SXKD công ty A 46

Biểu 2.2: Biểu phân tích sơ bộ các chỉ tiêu tài sản Công ty A 47

Biểu 2.3: Biểu tính mức trọng yếu BCTC công ty A 50

Biểu 2.4: Biểu phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Công ty A 53

Biểu 2.5: Trang tổng hợp số dư TK 131 Công ty A 57

Biểu 2.6: Thủ tục phân tích tại Công ty A 58

Biểu 2.7: Thủ tục phân tích tuổi nợ khoản phải thu khách hàng ở công ty A 60

Biểu 2.8: Kiểm tra đối ứng tài khoản 131 tại Công ty A 61

Trang 5

Biểu 2.9: Bù trừ công nợ của cùng một đối tượng tại khách hàng A 64

Biểu 2.10: Đánh giá số dư có gốc ngoại tệ cuối kỳ tại khách hàng A 65

Biểu 2.11: Phân tích sơ bộ kết quả kinh doanh công ty B 81

Biểu 2.12: Phân tích sơ bộ các chỉ tiêu tài sản công ty B 82

Biểu 2.13: Biểu tính mức trọng yếu công ty B 84

Biểu 2.14: Biểu phân bổ mức trọng yếu tại công ty B 85

Biểu 2.15: Biểu tổng hợp số dư TK 131 công ty B 89

Biểu 2.16: Thủ tục phân tích tại công ty B 91

Biểu 2.17: Phân tích tuổi nợ tại công ty B 93

Biểu 2.18: Trang tổng hợp số dư TK 131 tại công ty B 94

Biểu 2.19: Thực hiện đối chiếu biên bản xác nhận nợ cuối kỳ với sổ chi tiết TK 131 Công ty B 96

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kiểmtoán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơquan quản lý chức năng của nhà nước, mà còn đối với các nhà quản lý doanhnghiệp, các nhà đầu tư Những thông tin do kiểm toán cung cấp sẽ là những căn cứđáng tin cậy giúp cho Nhà Nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đềkinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa raquyết định kinh doanh mới

Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là một loại hình đặc trưng nhất củakiểm toán Qua những thông tin mà quá trình kiểm toán thu được, chúng ta có thểbiết được tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình nợ, thanh toán nợ củacông ty Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính, kiểmtoán BCTC không chỉ có chức năng xác minh tính trung thực của các thông tin trênBCTC mà cũn giỳp cỏc nhà đầu tư, nhà quản lý ra các quyết định phù hợp

Đặc biệt, nợ phải thu khách hàng là một khoản mục lớn trên BCĐKT Nờn nú rất quantrọng trong quá trình kiểm toán Nó cho chúng ta biết về tình hình tài chính của công ty,khả năng thanh toán, cũng như tình hình chiếm dụng vốn của công ty Để từ đó có thểđưa ra quyết định công ty làm ăn có hiệu quả hay không Nhận thấy được tầm quan trọngcủa khoản mục nợ phải thu khách hàng như thế nên trong quá trình thực tập tại công ty

TNHH kiểm toán Immanuel em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện’’.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập cuối khóa của em gồm 3 chương chính :

Chương 1: Đặc điểm khoản mục phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm

toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán

BCTC tại một số khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán

Trang 7

Immanuel thực hiện.

Chương 3 : Nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải

thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Tạ Thu Trang cùng toàn thể cán bộcông nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel đã tận tình giúp đỡ emtrong quá trình em hoàn thành bản báo cáo này

Do điều kiện thời gian cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viếtcủa em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng gópcủa cô giáo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Cể ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN IMMANUEL

1.1 Đặc điểm chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng.

Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng trênBảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản

nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp vớikhách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầuXDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Nó thểhiện phần tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng trong quá trình thanh toán.Chính vì vậy, khoản mục nợ phải thu có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tàichính thanh toán cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp

Khoản mục nợ phải thu khách hàng được phản ánh thông qua tài khoản 131.Tài khoản này có số dư bên nợ và bên có Số dư bên nợ thể hiện số tiền còn phải thucủa khách hàng Số dư bên có thể hiện số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn

số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, là một khoản mục rấtquan trọng và có mối liên hệ với nhiều khoản mục khỏc trờn bảng cân đối kế toán

và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong quá trình giao dịch với khách hàngphát sinh rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán, trong đó có khoảnmục nợ phải thu Khi doanh nghiệp chấp nhận bán vật tư hàng hóa, hay cung cấpdịch vụ của mình theo phương thức trả trước hay phương thức bán chịu thì xuấthiện nợ phải thu khách hàng Do đó dễ thấy, nêu số tiền của khoản nợ phải thu tănglên thì tiền mặt thu được từ bán hàng sẽ giảm xuống và ngược lại Bên cạnh đó, nếu

nợ phải thu tăng lên cùng với sự gia tăng của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hay trao đổi

là sự giảm xuống của hàng tồn kho, nguyên vật liệu…ngoài ra khoản mục nợ phảithu cũng có quan hệ gián tiếp với một số tài khoản như thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 9

khi nó là cơ sở để lập dự phòng phải thu khú đũi, do đó ảnh hưởng đến chi phí tàichính hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra…Không chỉ ảnh hưởng tới một số khoản mụctrên Bảng cân đối kế toán mà khoản nợ phải thu cũn cú mối liên hệ với một sốkhoản mục khỏc trờn bảng kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, giá vốnhàng bỏn…Thụng thường khi doanh thu cũng như giá vốn tăng lên thỡ cỏc khoản

nợ phải thu cũng tăng lên nếu chính sách bán chịu không thay đổi

Các vai trò chủ yếu của khoản mục phải thu khách hàng là :

Ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng theo hình thức trả chậm: Đây là

vai trò chủ yếu và quan trọng nhất của khoản mục phải thu khách hàng nhằm ghinhận chính xác và kịp thời các khoản bán hàng mua chịu Doanh thu được ghi nhậnngay khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng

Theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng: thông qua việc ghi nhận

vào bên có của tài khoản 131 đơn vị có thể kiểm soát được quá trình trả nợ củakhách hàng, đó là cơ sở cho việc thu hồi nợ và xét duyệt bán chịu sau này Côngviệc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu được phần nào rủi ro khi chấp nhận bán chịucho khách hàng

Đánh giá và xem xét khả năng thanh toán của khách hàng: từ việc ghi

nhận và theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp phải thườngxuyên cập nhật thông tin của khách hàng qua nhiều kờnh khỏch nhau Việc thườngxuyên cập nhật tình hình biến động về mặt kinh doanh của khách hàng giúp doanhnghiệp đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng

Khoản mục phải thu khách hàng là cơ sở để hạch toán các khoản mục dự phòng nợ phải thu khú đũi: Việc theo dõi quá trình thanh toán và đánh giá xem xét

khả năng thanh toán của từng khách hàng giúp kế toán có cơ sở để ghi nhận cáckhoản dự phòng phải thu khú đũi Công việc này nhằm đảm bảo tính thận trọngtrong quá trình ghi nhận các khoản phải thu và mức độ thu hồi các khoản phải thunày Giá trị thuần của khoản phải thu khách hàng bằng giá trị còn lại của khoản phảithu trừ đi khoản dự phòng phải thu khú đũi

Trang 10

Khoản mục phải thu khách hàng là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi được việc tuân thủ các chính sách bán chịu đã được đề ra: các

chính sách cơ bản ở đây là thời gian thanh toán, lãi trả chậm…

Phân loại nợ phải thu

Có nhiều các phân loại nợ phải thu tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp để phân loại các khoản nợ phải thu giúp cho việc quản lớcỏc khoản mục tốt hơn, cũng như kế hoạch thu hồi nợ và lập dự phòng phải thu khúđũi một cách tốt nhất

 Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại thì

nợ phải thu có thể chia thành các loại chính sau: Nợ phải thu từ hoạt động bán hàng,

nợ phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính

 Đối với các doanh nghiệp xây dựng, thi công, xây lắp thì tuổi nợ thường lớnnên nợ phải thu thường được chia thành hai loại : Nợ phải thu dài hạn và nợ phảithu ngắn hạn

 Ngoài ra đối với các tổ chức tín dụng nợ phải thu còn được phân loại dựa vàokhả năng thanh toán phân loại thành 5 loại: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dướitiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn

Kế toỏn khoản mục nợ phải thu

Nguyên tắc ghi nhận nợ phải thu

 Nợ phải thu phải được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theotừng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghichép chi tiết cho từng lần thanh toán

 Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư

 Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa,bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ thu tiền ngày (Tiền mặt, séc hoặc đã thu quangân hàng)

 Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khú đũi hoặc có khả năng không thu hồi

Trang 11

được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khú đũi hoặc có biệnpháp xử lí đối với khoản nợ không thu hồi được.

 Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuậngiữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đãgiao dịch, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tếthì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán hoặc trả lại số hàng đãgiao

Nguyên tắc lập dự phòng

 Cuối niên độ kế toán hoặc cuối kì kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lậpbáo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khúđũi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòngphải thu khú đũi vào hoặc ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp của kì báo cáo

 Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tincậy về khoản nợ phải thu khú đũi (Khách hàng bị phá sản hoặc tổn thất thiệt hại lớn

về tài sản… nờn không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi

nợ nhiều lần mà vẫn không thu hồi được nợ) Theo quy định hiện hành (Thông tư13/2006/TT-BTC) thỡ cỏc khoản nợ phải thu được coi là phải thu khú đũi phải cúcỏc bằng chứng chủ yếu sau:

o Số tiền phải thu phải được theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung,theo từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khú đũi

o Phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng về số tiền nợchưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh toán hợp đồng, camkết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác…

 Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khú đũi là:

o Nợ phải thu quá hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ,doanh nghiệp đó đũi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu hồi được

o Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn

Trang 12

 Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khú đũi theo thông tư số13/2006/TT-BTC của bộ tài chính ban hành.

o 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm

o 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

o 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

 Đối với những khoản phải thu khú đũi kéo dài trong nhiều năm, doanhnghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng vẫn không thu hồi được

nợ và xác định khách hàng nợ không còn có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp

có thể làm thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xóanhững khoản phải thu khú đũi trờn sổ kế toán Nếu làm thủ tục xóa nợ thì đồng thờiphải theo dõi chi tiết ở tài khoản ngoại bảng TK 004 “Nợ khú đũi đó xử lớ” Việcxúa cỏc khoản nợ phải thu khú đũi phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị doanhnghiệp và cơ quan quản lí tài chính (Nếu là doanh nghiệp nhà nước) hoặc cấp cóthẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp Nếu sau khi đã xóa nợ, kháchhàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đòi được nợ đã xử lớ thỡ số nợ thuđược sẽ hạch toán vào TK 711 “ Thu nhập khỏc”

Trình bày trên báo cáo tài chính

Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bàydưới hai khoản mục:

 Các khoản phải thu ngắn hạn (Thời gian thu hồi trong vòng 1 năm)

1 Phải thu khách hàng

2 Trả trước cho người bán

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

5 Các khoản phải thu khác

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khú đũi(*)

 Các khoản phải thu dài hạn (Thời gian thu hồi trên 1 năm)

1 Phải thu dài hạn của khách hàng

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

Trang 13

3 Phải thu dài hạn nội bộ

4 Phải thu dài hạn khác

5 Dự phòng phải thu dài hạn khú đũi

Đối với doanh nghiệp có chu kì kinh doanh không phải là 1 năm thì ngưỡngphân biệt nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn là một chu kì kinh doanh

Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục nợ phải thu

Trong các khoản mục nợ phải thu thì nợ phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọnglớn nhất Mặc khác khoản phải thu của khách hàng gắn chặt trong chu trình doanhthu và bán hàng của doanh nghiệp nên đây là khoản mục thường hay xảy ra gian lận

và sai sót lớn nhất Một số sai phạm thường gặp đối với khoản mục này là:

 Nợ phải thu khách hàng có thể bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô khikhách hàng trả nợ nhân viên thu nợ có thể chiếm dụng trong một khoảng thời gianhoăc sử sụng thủ thuật gối đầu để biển thủ

 Khi hạch toán công nợ, giảm trừ công nợ nhầm mã khách hàng

 Bù trừ công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán không cùng mộtđối tượng

 Phân loại nợ theo kì hạn không đúng các điều khản của hợp đồng

 Sử dụng khoản nợ phải thu khách hàng để là thủ thuật làm tăng doanh thu vàlợi nhuận giả

 Việc lập dự phòng phải thu khú đũi thường dựa vào ước tính của các nhàquản lớ nờn có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel

Kiểm toán BCTC là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin cậy của các thông tin,

về tính tuân thủ nguyên tắc Đối với mỗi chu trình hay mỗi khoản mục đều cónhững mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù riêng Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt

Nam số 200 xác định: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và

Trang 14

có phản ánh trung thực, hợp lý trờn cỏc khía cạnh trọng yếu hay khụng?” “ Mục tiêu kiểm toán BCTC cũn giỳp đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót

để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.

Do tính chất và vai trò vô cùng quan trọng của mình, phải thu khách hàng luôn

là khoản mục được nhiều đối tượng quan tâm và kiểm toán khoản mục này là mộtphần rất quan trọng trong kiểm toán BCTC Với KTV tại Công ty TNHH Kiểm toánImmanuel , việc xác minh không chỉ dừng lại ở các mục tiêu chung mà còn phải cụthể vào các mục tiêu đặc thù như : hiện hữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, chính xác,đánh giá, trình bày và thuyết minh

Bảng 1.1 : Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Các khoản nợ phải thu đã ghi chép thì phải có thực tại thời

Tất cả các khoản nợ phải thu đều được phản ánh ghi nhận

Các khoản nợ phải thu đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị Quyền và nghĩa vụNhững khoản nợ phải thu phải được ghi chép đúng số tiền

trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu

khách hàng với sổ cái

Chính xác

Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập phù

hợp, cuối kì phải đánh giá, quy đổi tỷ giá bình quân liên ngân

hàng đối với những khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ

Đánh giá

Các khoản mục nợ phải thu phải được trình bày đúng đắn

cũng như công bố đầy đủ những vấn đề liên quan như cầm

cố, thế chấp

Trình bày và côngbố

Trang 15

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán

BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán.

1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

Trong giai đoạn này, KTV và công ty kiểm toán phải thực hiện các bước côngviệc chủ yếu sau:

Sơ đồ 1.1 : Các bước công việc chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Khi KTV và Công ty kiểm toán gửi thư chào hàng, thu nhận một khách hàng,quy trình kiểm toán sẽ bắt đầu Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng cần phục

vụ, KTV sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch cho cuộckiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng mới và sự tiếp tụccủa khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của Công ty khách hàng, lựa chọnđội ngũ nhân viên kiểm toán, thỏa thuận sơ bộ với khách hàng và ký hợp đồng kiểmtoán

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tích

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán

Trang 16

Đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng cũ và sự tiếp tục của khách hàng mới

Trước khi ký một hợp đồng kiểm toán, KTV phải đánh giá, xem xét việcchấp nhận hay tiếp tục một khách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toáncủa KTV hay làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của Công ty kiểm toánhay không? Để làm được điều này, đòi hỏi KTV phải có thu thập và lựa chọn từnhiều nguồn thông tin từ các bên liên quan tới doanh nghiệp Với các khách hàng

cũ, KTV cần cập nhật những thông tin mới về khách hàng, xem xét xem năm hiệntại có thêm những rủi ro nào có thể khiến KTV và Công ty kiểm toán phải ngữngcung cấp dịch vụ hay không? Với các khách hàng mới, việc KTV cần làm đầu tiên

là xem xét lý do lựa chọn kiểm toán mới của khách hàng, từ đó xác định khả năngchấp nhận kiểm toán, thu thập thông tin khi BCTC của khách hàng đã được sử dụngrộng rãi, đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng và tính liêm chính của BGĐ, liênlạc với KTV tiền nhiệm nhằm thu thập những thông tin về tính chính trực của banquản lý, các bất đồng nếu có giữa hai bên, các vấn đề quan trọng khác… và lý do tạisao lại có sự thay đổi KTV Qua những thông tin đó, KTV sẽ tổng hợp và cân nhắcviệc chấp nhận đi tới một hợp đồng kiểm toán

Nhận diện các lý do kiểm toán của Công ty khách hàng

Bước công việc này, thực chất là công việc giúp KTV xác định được đốitượng và mục đích sử dụng BCTC của khách hàng, Đây là hai yếu tố quan trọngảnh hưởng đến số lượng bằng chứng cần phải thu thập và mức độ chính xác của các

ý kiến của KTV đưa ra trong BCKT Dựa trên tình hình hoạt động SXKD, khả năngcủa Công ty thông qua phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng, hoặc dựa vào kinhnghiệm của các cuộc kiểm toán trước đó (đối với khách hàng cũ) để đưa ra quyếtđịnh hợp lý trong việc ký kết hợp đồng kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểmtoán phù hợp Đồng thời, KTV phải thu thập thêm thông tin trong suốt quá trìnhkiểm toán đờ̉ hiờ̉u thờm vờ̀ lý do kiểm toán của khách hàng Thông qua bước côngviệc này, Công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ

Trang 17

đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chon đội ngũ nhân viên để thực hiên chocuộc kiểm toán ở các giai đoạn tiếp theo.

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho mụ̃i cuụ ̣c kiểm toán nóichung và khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro như khoản mục phải thu khách hàngnói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng

của cuộc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán chung đầu tiên nêu rõ: “ Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một KTV” Do đó, trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, Công ty

kiểm toán cần quan tâm tới ba vấn đề chính:

- Lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinhdoanh của khách hàng,

- Tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiềunăm,

- Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát các nhân viênchưa có kinh nghiệm trong nghề

Mặt khác, trong nhiờ̉u trường hợp, cần có chính sách luân chuyển KTV giữacác khách hàng để tránh việc kiểm tra theo lối mòn hoặc theo ảnh hưởng tới tínhkhách quan, độc lập Đối với những khoản mục quan trọng như TK 131, sẽ donhững KTV dày dặn kinh nghiệm, thường xuyên đảm nhận khoản mục này thựchiện

Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán

Sau khi khách hàng và Công ty kiểm toán đã thống nhất lựa chọn, trao đổi vàthoả thuận sơ bộ về một số vấn đề như mục đích và phạm vi kiểm toán, việc cungcấp các tài liệu cõ̀n thiờ́t… Trờn cơ sở đó, hai bên sẽ xúc tiến việc ký hợp đồngkiểm toán Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà Công ty

kiểm toán phải thực hiện Theo chuẩn mực kiểm toán số 210: “Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo

vệ quyền lợi của khách hàng và Công ty kiểm toán ” Đó chính là sự thỏa thuận

Trang 18

chính thức giữa khách hàng và Công ty kiểm toán về việc thực hiện kiểm toán vàcác dịch vụ khác Đồng thời, hợp đồng kiểm toán sẽ là cơ sở pháp lý để KTV thựchiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán, đảm bảo cho mụ ̣t cuụ ̣c kiểm toán đượcthực hiện.

Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở

Sau khi ký kết hợp đồng, KTV tiến hành thu thập, tìm hiểu các thông tin banđầu về khách hàng (ngành nghề kinh doanh, kết quả kiểm toán năm trước, giấyphép kinh doanh, biên bản các cuộc họp,…), tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thốngKSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng và các bên liên quan để hoạch địnhcác thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của khách hàng, nhất là giúpKTV xác định được khu vực có rủi ro cao để có biện pháp kiểm toán thích hợp.Đồng thời, KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đánh giá ban đầu vềmức trọng yếu với BCTC cũng như khoản mục phải thu khách hàng và thực hiệnthủ tục phân tích để xác định khối lượng công việc cần thực hiện

Đối với khoản mục phải thu khách hàng, việc thu thập thông tin thường đượctiến hành thông qua:

- Ngành nghề kinh doanh nào cũng có những đặc điểm riêng, thông quaviệc tìm hiờ̀u ngành nghề kinh doanh của khách hàng, KTV có thể xác định đượcmức độ quan trọng và kết cấu của khoản phải thu khách hàng không giống nhaugiữa các doanh nghiệp Với những doanh nghiệp có kết cấu khoản phải thu kháchhàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, công tác kiểm toán cần chú ý vào sựphản ánh trung thực, đầy đủ và hợp lý của các khoản phải thu khách hàng

- KTV có thể liên hệ với KTV tiền nhiệm (đối với khách hàng cũ) hoặcxem lại hồ sơ kiểm toán năm trước (đối với khách hàng cũ) để thu thập thông tin cơbản về mức độ sai phạm của doanh nghiệp năm trước với khoản mục phải thu kháchhàng

- KTV cần tìm hiểu những thay đổi về các khoản phải thu khách hàng,việc thay đổi các khách hàng thường xuyên, hoặc khách hàng mới,… trong các nămtrước

Trang 19

- KTV cần nhận diện các bên liên quan với doanh nghiệp Đây là bước thuthập thông tin quan trọng, đó là thu thập các mối quan hệ giữa BGĐ, kế toán trưởngvới khách hàng, nhà cung cấp, các ngân hàng, các đơn vị tín dụng,…Thụng quaphỏng vấn và đánh giá mối quan hệ có thể đưa ra những nhận xét ban đầu về rủi rotiềm tàng có thể xảy ra đối với các số liệu kế toán khoản phải thu khách hàng củadoanh nghiệp.

- Cuối cùng, KTV cần thu thập các tài liệu, số liệu kế toán do kế toántrưởng khách hàng cung cấp về phải thu khách hàng như: BCĐKT, BCĐSPS, nhật

ký bán hàng, nhật ký thu tiền, sổ cái TK 131,…đờ̉ tiến hành phân tích sơ bộ

Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Bên cạnh việc thu thập các thông tin cơ sở, KTV cần thu thập các thông tin

về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng để nắm bắt được các quy trình mang tính pháp

lý có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Theo Hệ thống CMKTVN, chuẩn mực

số 250 (VAS 250): “Khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có thái độ thận trọng nghề nghiệp ( theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200), phải chú ý đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định dẫn đến sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Khi phát hiện thấy một hành vi cố ý không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên phải tính đến khả năng đơn vị cũn cú những vi phạm khác nữa Ngược lại, nếu hành vi là vô tình, kiểm toán viên không nhất thiết phải áp dụng yêu cầu trờn’’ Các thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý mà KTV cần thu thập bao

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng, hợp đồng mua bán hàng húa,…

- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra của năm hiện hành hay vài nămtrước

Trang 20

Bước 4: Thực hiện thủ tục phân tích

Theo CMKTVN số 520: “ Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính như : so sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với kỳ trước ; so sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị ( ví dụ : kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng );

so sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên ( Ví dụ : Chi phí khấu hao ước tính ); so sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành cú cựng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành ( Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp) Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan

hệ : Giữa các thông tin tài chính với nhau ( Ví dụ : mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu ) ; giữa cỏc thụng tinh tài chính với các thông tin phi tài chính ( Ví dụ : mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhõn viờn )’’ Thủ tục phân tích

được áp dụng trong mọi cuộc kiểm toán và trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểmtoán Qua đó, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Cácthủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng khi kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng gồm hai loại cơ bản: phân tích ngang và phân tích dọc

Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh

các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Cụ thể, đối với khoản phải thu kháchhàng, KTV tiến hành:

- So sánh về số liệu nợ phải thu khách hàng của kỳ này với kỳ trước Qua

đó, KTV có thể nhận thấy tình hình biến động bất thường của khoản mục và xácđịnh được các vấn đề cần quan tâm

- So sánh các chỉ tiêu của Công ty khách hàng với chỉ tiêu chung của toàn ngành

- So sánh số nợ phải thu khách hàng thực tế với số dự toán hay ước tính củaKTV

Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh

các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC, tỷ suất vềkhả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ suất về cơ cấu vụ́n,…Trong quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách KTV thường sử dụng một

số tỷ suất sau:

Tỷ suất thanh toán hiện hành =

Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu khách hàng Việc

phân tích các tỷ suõt sẽ giúp KTV có tể phát hiện ra một số vấn đề liên quan đến cáckhoản phải thu khách hàng Sự tăng lên hoặc giảm đi đáng kể của các tỷ suất này sẽ chỉ

Trang 21

ra những vấn đề về tính trọn vẹn và hiện hữu của khoản mục này Bên cạnh đó, các tỷsuất còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của một số khoản tài sản khác (tiền, tài sảnngắn hạn).

Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, KTV cần quan tâm đến tỷ lệ cáckhoản nợ khú đũi hay nợ quá hạn hoặc nợ không đòi được trên tổng số doanh thu, tỷ

lệ hàng bán bị trả lại hoặc các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanhtoỏn…Ngoài ra, KTV còn quan tâm đến chỉ tiêu thời gian quay vòng khoản phảithu:

Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

KH

Hệ số vòng quay khoản phải thu khách hàng thể hiện mối quan hệ giữadoanh thu thuần với các khoản phải thu khách hàng Nó phản ánh tốc độ biến khoảnphải thu khách hàng thành tiền mặt Vòng quay các khoản phải thu KH càng caochứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh Tuy nhiên, nếu vòng thuquá cao thì cũng đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn hạn và có thể ảnh hưởng đếnkhối lượng tiêu thụ sản phẩm

Việc áp dụng thủ tục phân tích không chỉ giúp KTV nhận ra tình hình biếnđộng cũng như tính chất trọng yếu của khoản mục mà còn ước tính được khối lượngcông việc cần thực hiện sau đó

Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Đánh giá tính trọng yếu:

Là bước cơ bản và quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Theochuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán là “ thôngtin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin có thể ảnh hưởng đếnquyết định kinh tế của người sửa dụng BCTC Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức

độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo

ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểmđịnh tính cơ bản mà một thông tinh hữu ích cần cú’’ Theo Các văn bản chỉ đạo

Trang 22

kiểm toán quốc tế số 25 ( IAG 25) : “ Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ, bản chấtcủa các sai phạm ( kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm, màtrong bối cảnh cụ thể nếu đựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chínhxác hoặc rút ra kết luận sai lầm’’

Dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuõt kinh doanh của khách hàng, KTV sẽlựa chọn ra chỉ tiêu (doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản) để ước lượng mức độtrọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC, hay chính là mức độ sai sót có thể chấp nhậnđược đối với BCTC Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC và xácđịnh quy mô và bản chất của cuộc kiểm toán Sau khi ước lượng được mức trọngyếu, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Mức trọng yếuđối với khoản mục phải thu khách hàng chính là sai số có thể chấp nhận được đốivới khoản mục này Việc phân bổ này là hoàn toàn cần thiết vì đây là cơ sở để KTVquyết định quy mô bằng chứng cần thu thập Cơ sở này sẽ cho KTV những bằngchứng thích hợp ở mức chi phí thấp nhất để KTV đưa ra kết luận đối với khoản mụcphải thu khách hàng

Cơ sở để KTV phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng làbản chất khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm củaKTV và chi phí kiểm toán đối với khoản mục

Quy trình đánh giá trọng yếu khoản mục phải thu khách hàng của công tyBước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng Dựa vào bảng đánh giá mức trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng

Bảng 1.2: Đánh giá mức trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng

Không trọng yếu < 10% Tổng giá trị Tài sản

Có thể trọng yếu 10 – 15% Tổng giá trị Tài sản

Chắc chắn trọng yếu >15% Tổng giá trị Tài sản

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho khoản mục phải thukhách hàng

Trang 23

Công thức mức trọng yếu cho khoản mục nợ phải thu khách hàng được thể hiệndưới đây:

Ước lượng mức trọng yếu

Mức trọng yếu toàn bộ BCTC

phân bổ = ────────────── * Số dư KM * Hệ số KM

Tổng số dư KM

nợ phải thu khách hàng

Bước 3: Ước tính sai phạm khoản mục phải thu khách hàng

Tổng hợp toàn bộ sai phạm chưa được điều chỉnh và dự tính sai phạm tiềm tàngcủa khoản mục rồi so sánh với mức trọng yếu của khoản mục để đưa ra quyết định

có yêu cầu điều chỉnh thêm hay ra kết luận kiểm toán cho khoản mục

Bước 4 : So sánh sai sót tổng hợp với ước lượng ban đầu

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Bất kỳ mụ ̣t cuụ ̣c kiểm toán nào cũng chứa đựng những rủi ro nhất định donhiều nguyên nhân khác nhau, chính vì vậy, khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cầnchú ý đánh giá rủi ro kiểm toán Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán

quốc tế IGA 25: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng” Dựa trên cơ sở mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu

khách hàng, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểmtoán thích hợp cho khoản mục này KTV cần đánh giá các loại rủi ro sau:

- Rủi ro tiềm tàng (IR): rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu khách

hàng là khả năng số dư của khoản mục có thể xảy ra sai sót dự cú hay không hệthống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng củakhoản mục này dựa trên tính chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng, quy môcủa khoản mục, mức độ trọng yếu của số dư tài khoản, các phán đoán nghề nghiệpcủa KTV về rủi ro của khoản mục từ việc thực hiện thủ tục phân tích trong bướcchuẩn bị kiểm toán, số lượng các khách hàng không thường xuyên, các ước tính dựphòng phải thu khú đũi…

Trang 24

- Rủi ro kiểm soát (CR): Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu

khách hàng là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không hoạt độnghoặc hoạt động không có hiệu quả do đó không phát hiện và ngăn chặn được các saiphạm đối với khoản mục này KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mụcphải thu khách hàng thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đốivới khoản mục này như về môi trường kiểm soát, trình độ của đội ngũ kế toán thanhtoán và bán hàng, việc thiết lập và thực hiện các quy trình chung về bán hàng, quychế đối chiếu số dư công nợ cuối kỳ…

- Rủi ro phát hiện (DR): Rủi ro phát hiện đối với khoản mục phải thu

khách hàng là khả năng xảy ra sai sót hay gian lận đối với khoản mục này mà khôngđược ngăn ngừa hay phát hiện bởi hệ thống KSNB và KTV cũng không phát hiệnđược ra trong quá trình thực hiện các bước công việc kiểm toán Rủi ro này có thểxảy ra do KTV thực hiện các bước công việc kiểm toán không thích hợp hoặc thựchiện không đầy đủ các bước công việc đó Ví dụ như KTV không gửi thư xác nhậnđộc lập mà tin tưởng tuyệt đối vào Hệ thống KSNB của khách hàng Từ một mứcrủi ro kiểm toán mong muốn cùng mức rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng KTV đãđánh giá ở trên, KTV sẽ tính ra được rủi ro phát hiện đối với khoản mục phải thukhách hàng theo mô hình dưới đây, từ đó KTV ước lượng được số lượng bằngchứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến chính xác đối với khoản mục phải thukhách hàng

Mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán theo mô hình sau:

DAR = IR*CR*DR hay DR =

Trong đó: DAR : Rủi ro kiểm toán

Trang 25

công bố là cao hay thấp mà KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán cho toàn bộ BCTC vàcho khoản mục phải thu khách hàng là thấp hay cao.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA số 320, mức độ trọng yếu và rủi ro

có mối quan hệ ngược chiều nhau, nghĩa là khi mức độ trọng yếu càng cao thì rủi rokiểm toán càng thấp và ngược lại Trên cơ sở cân nhắc mối quan hệ này, KTV sẽxác định được nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thíchhợp Vì vậy, KTV cần hiểu sâu sắc mối quan hệ này để thu thập được các bằngchứng kiểm toán có giá trị cao, giảm rủi ro phát hiện xuống đến mức có thể chấpnhận được Trên thực tế, việc xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán là thủ tục phứctạp đòi hỏi trình độ cũng như kinh nghiệm phán đoán của KTV Hiện nay ởImmanuel cũng đã xây dựng được quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro kiểmtoán tuy nhiên mô hình này còn rất đơn giản và chủ yếu được ước lượng bởi sự xétđoán của KTV

Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng bằng chứng

kiểm toán cần thu thập

Trường

hợp

Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán

Rủi ro tiềm tàng

Rủi ro phát hiện

Số lượng bằng chứng cần thu thập

Bước 6: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “KTV phải có đủ hiểu biết về

hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán vàxây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá

hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục phải thu khách hàng là bướccông việc hết sức quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hành kiểm toán khoản

Trang 26

mục này không chỉ để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sởxác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn

vị Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục này hoạt động có hiệu quả tức là rủi rokiểm soát được đánh giá ở mức thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập sẽgiảm và ngược lại Khi đó, KTV sẽ tập trung và các thử nghiệm kiểm soát và giảmcác thử nghiệm cơ bản

Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này gồm có các thủ tục kiểm soát trongviệc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi nhận đơnhàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chép doanhthu, nợ phải thu khách hàng, cho đến được khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ

Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu, kiểm toán viên có thể sửdụng một số cách thức như: dùng bảng tường thuật, lưu đồ, bảng câu hỏi để tìmhiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu

Để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS) kiểm toán viên có thể dùng các câu hỏi sau:

 Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi giao hàng không?

 Các chứng từ giao hàng có đánh số liên tục trước khi sử dụng không?

 Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi hàng hóa đã giao đềuđược lập hóa đơn hay không?

 Có hệ thống bảng giá bán, biểu tỷ lệ chiết khấu, giảm giá được duyệt chotừng thời kì để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn không?

 Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi giao cho khách hàng không?

 Định kì hàng tháng, hàng quý có lập và gửi cho khách hàng biên bản đốichiếu công nợ phải thu không?

 Việc nhận hàng bán bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền haykhông?

 Có thực hiện việc đối chiếu giữa tài khoản chi tiết số dư nợ phải thu kháchhàng với số liệu trên sổ cái không? Việc đối chiếu này được thực hiện khinào?

Trang 27

Sau đó kiểm toán viên cần thực hiện kỹ thuật xuyên suốt (walk-through) để kiểm traxem trên thực tế, kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như mô tả của đơn vị haykhông.

Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR)

Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ

về rủi ro kiểm soát Đây là cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thửnghiệm cơ bản

 Nếu đánh giá là thủ tục kiểm soát được thiết kế hữu hiệu và có khả năng thựchiện hiệu quả thì CR được đánh giá sơ bộ là thấp và thực hiện các thửnghiệm kiểm soát để hạn chế phạm vi của thử nghiệm cơ bản

 Nếu CR được đánh giá là tối đa do không có các thủ tục kiểm soát tốt đượcthiết kế đối với khoản mục thì không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

mà mở rộng thực hiện thử nghiệm cơ bản

1.3.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng.

Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục được xem làmột bước hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán Đây là cơ sở để kiểm toánviên thực hiện công việc kiểm toán BCTC của khách hàng Chương trình kiểm toánnếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp KTV thu được các bằng chứng kiểmtoán đầy đủ và thích hợp phục vụ cho việc đưa ra ý kiến của mình

Hiện nay, ở Immanuel đã thiết kế sẵn chương trình kiểm toán chi tiết cho tất

cả các khoản mục trên BCTC Tuy nhiên đối với mỗi khách hàng, dựa vào thôngtin, tài liệu đã thu thập được, KTV sẽ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết hơn cho từngkhoản mục với các bước công việc cụ thể

Trong chương trình kiểm toán của Immanuel đối với khoản mục phải thukhách hàng nói riêng và các khoản mục khỏc trờn BCTC nói chung đều được xácđịnh rõ rang các mục tiêu và các công việc cần thực hiện để kiểm toán khoản mụcđú (cỏc thủ tục phân tích, thử nghiệm cơ bản, quy mô mẫu chọn… áp dụng cho từngkhoản mục) Mỗi khoản mục trên BCTC đều được đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra cácgiải pháp phù hợp để phát hiện và phòng ngửa các rủi ro còn tiềm ẩn trong BCTC

Trang 28

Chương trình kiểm toán chi tiết này được lập phù hợp với chương trình kiểmtoán tiên tiến nhất đang được áp dụng thống nhất trong Công ty nhằm đảm bảo choviệc thực hiện kiểm toán đạt được hiệu quả cao nhất

Đối với khoản mục phải thu khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toánImmanuel không lập chương trình kiểm toán riêng cho khoản mục này mà chỉ lậpchương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục phải thu, được trình bày ở bảng dướiđây

Bảng 1.4: Chương trình kiểm kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

tại Công ty TNHH Immanuel

Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel

Chương trình kiểm toán

Tên khách hàng:

Niên độ kế toán: Tham chiếu

CÁC KHOẢN PHẢI THU

- Số liệu trờn cỏc tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa

sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính (Tính chính xác)

- Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thểthu hồi được: tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồiđược thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi

- Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giáquy định (Tính đánh giá)

Trang 29

- Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán

- Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)

Thủ tục kiểm toán

Tha m chiếu

Người thực hiện

Ngày thực hiện 3.1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp

1.1 Lập trang số liệu kế toán tổng hợp Thu thập bảng tổng

hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và

đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh

trong kỳ, số dư cuối kỳ Thực hiện đối chiếu số liệu trên

bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán

tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính

Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ

năm trước

Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối

kế toán

1.2 Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu

giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch)

bất thường (nếu có)

1.3 Thu thập bảng phân tích tuổi nợ Phân tích sự biến động

tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản

phải thu Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và

so sánh với các qui định của Nhà nước về việc lập dự

phòng nợ khó đòi

1.4 So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu

của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn thì

trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động

này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng

thanh toán của khách hàng )

Trang 30

3.2 Kiểm tra chi tiết

2.1 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất

thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường )

Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao

dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của

2.2 Đánh giá sự hợp lý của số dư của các khoản phải thu:

- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm

bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất

thường, dư có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội

dung khác như : phải thu nội bộ, phải thu nhân viên )

- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có Thu thập các

hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp

lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản

nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi

nhận

- Kiểm tra một số số dư lớn có giá trị đối chiếu với các

hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của

các số dư này

- Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậm trả

(nếu có) , đối chiếu sang phần kiểm toán thu hoạt động tài

chính

- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối

chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu có);

- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những

người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số

dư vượt quá (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá (theo

tuổi nợ)

- Tóm tắt các kết quả xác nhận:

Trang 31

+ Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và

so sánh với tổng số các khoản phải thu

+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết

và tìm lời giải thích

+ Đối với trường hợp không trả lời thực hiện thủ tục

kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ hoặc việc ký

nhận mua hàng trên hoá đơn, báo cáo xuất kho hàng

bán của bộ phận bán hàng, báo cáo hàng ra của bộ

phận bảo vệ (nếu có)

2.3 Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng (phát sinh lớn, bất

thường, số dư lớn ), kiểm tra các định khoản trên sổ kế

toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm

bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác

2.4 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các

khoản phải thu

- Kiểm tra các giao dịch đến ngày năm tiếp theo để

đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận

trong năm nay mà chưa được ghi nhận

2.5 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ

- Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ

giá khi hạch toán các khoản công nợ

- Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có

gốc ngoại tệ Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và

chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư

2.6 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi

- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

được lập có phù hợp với qui định hiện hành không Đảm

bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng

- Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số

Trang 32

dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán ) nhưng

chưa ghi nhận Trao đổi với khách hàng về biện pháp sử

- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm

và đối chiếu với Tài khoản 004

- Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá

mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán

của công nợ

Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản

công nợ

Lưu ý : chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế

toán thuế và kế toán tài chính (nếu có)

3 Kết luận:

3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề

cập trong thư quản lý Lập lại thuyết minh sau điều chỉnh

3.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc

đã thực hiện

3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm

toán

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu:

 Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu kháchhàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ vàđúng niên độ (Tính đầy đủ)

 Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu kháchhàng đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận (Tính có thật)

Trang 33

 Các khoản phải thu khách hàng phải được phản ánh vào sổ kếtoán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các chứng từ gốc

đi kèm

 Số liệu trên các tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn

và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính(Tính chính xác)

 Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gầnđúng với giá trị có thể thu hồi được: tức là các khoản phải thuphải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sựphân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi

 Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiềnhạch toán theo tỷ giá quy định (Tính đánh giá)

 Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng,đúng tài khoản kế toán

 Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chínhphải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với nguyêntắc kế toán (Trình bày và khai báo)

 Đảm bảo việc trình bày trên Báo cáo tài chính phù hợp với cácchuẩn mực kế toán hiện hành

Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết, nhóm kiểm toán được phâncông thực hiện kiểm toán tại khách hàng sẽ tiến hành đến đơn vị khách hàng và thựchiện kiểm toán theo đúng chương trình đã lập Đối với KTV chịu trách nhiệm thựchiện kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng sẽ tiến hành theo các bước

đã được mô tả cụ thể trong chương trình kiểm toán của công ty nhằm thu thập cácbằng chứng kiểm toán Ở giai đoạn này công việc của KTV có thể khái quát thànhhai giai đoạn chính đó là thu thập các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực và xem xét,

xử lý các kết quả kiểm toán phát hiện được

Bước 1: Thu thập các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực

Trang 34

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Công việc đầu tiên là KTV sử dụng các thử nghiệm kiểm soát (trong đó chủyếu thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng) để phântích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soáthiện đang được thực hiện ở khách hàng Việc thực hiện công việc này giúp kiểmtoán viên có những đánh giá ban đầu về mực độ tin cậy của hệ thống KSNB, việctuân thủ các chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như các quy định của Luật kế toỏn…của khách hàng đối với khoản mục phải thu khách hàng từ đó có thể xác định đượccác thử nghiệm cơ bản cần thiết Bằng việc kết hợp các phương thức như điều tra,phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra ngược lại…KTV tiến hàng thực hiện các thửnghiệm nhằm đánh gỳa cỏc mục tiêu kiểm soát đối với khoản mục phải thu kháchhàng Các thủ tục tương ứng với từng mục tiêu sẽ được trình bày trong bảng cựngcỏc thủ tục kiểm tra chi tiết dưới đây

Bảng 1.5 : Thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản

mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC Mục tiêu

kiểm toán

Tính hiệu lực Xem xét việc phân tách trách nhiệm

giữa bộ phận bán hàng và kế toán

Kiểm tra quy trình ghi nhận khoảnmục phải thu khách hàng: có đầy đủcác chứng từ cần thiết không bằngcách chọn mẫu và xem xét cácchứng từ liên quan

Xem xét việc xây dựng quy định vàthực hiện công việc xác nhận công

nợ cuối kỳ đối với các nhà cung cấp

Trong trường hợp hệ thống KSNBcủa DN được KTV đánh giá là tốt saukhi đã tiến hành thực hiện các thửnghiệm kiểm soát cần thiết thì KTVtiến hàng thu thập Biên bản đối chiếucông nợ cuối kỳ của DN với kháchhàng Nếu việc đối chiếu công nợ đốivới khách hàng được thực hiệnthường xuyên và đầy đủ thì KTV cóthể tin vào tính có thật của các khoảnphải thu

Trong trường hợp DN không thực

Trang 35

hiện đối chiếu số dư công nợ cuối kỳhoặc thực hiện không đầy đủ thì KTV

sẽ độc lập gửi thư xác nhận với cácmẫu được chọn của khách hàng Mẫuđược chọn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như độ lớn, tính chất, độ rủi ro củakhoản mục và phán đoán của KTV.Hiện nay, Immanuel có hai loại thưxác nhận là dạng khẳng định và phủđịnh Tùy vào độ tin cậy của hệ thốngKSNB và mức trọng yếu của khoảnmục cần xác nhận, KTV sẽ lựa chọnloại thư xác nhận hợp lý

Tính đầy đủ KTV phỏng vấn và quan sát việc

vận chuyển hàng bán, đồng thờikiểm tra việc đánh STT trước củacác chứng từ liên quan đến nghiệp

vụ bán chịu như hóa đơn, đơn vậnchuyển… bằng cách chọn mẫu vàkiểm tra một dãy hóa đơn liên tụcđồng thời đối chiếu xem khoản phảithu khách hàng có được ghi nhậnđầy đủ không

KTV thực hiện một số các thủ tụckiểm toán tương ứng như: so sánh sốtổng trên bảng tổng hợp chi tiết phátsinh công nợ với sổ cái tài khoản phảithu khách hàng

KTV thực hiện đối chiếu hóa đơn bánhàng với hóa đơn vận chuyển với sổthu tiền và sổ theo dõi các khoản phảithu để xem xét các khoản phải thu cóđược phản ánh đầy đủ trên sổ haykhông

Ngoài ra KTV cần quan tâm đến cáckhoản phải thu đã phát sinh trong quátrình bán hàng mà chưa được xử lý ghinhận đầy đủ và các khoản xóa sổ cáckhoản phải thu không thu hồi được…Tính định giá Xem xét việc thực hiện các quy KTV cần thu thập bảng phân tích tuổi

Trang 36

định về chiết khấu, cũng như việclập bảng phân tích tuổi nợ cuối kỳ

và lập dự phòng các khoản phải thukhú đũi

nợ của khách hàng, đồng thời trao đổivới khách hàng về việc lập dự phòngcho các khoản phải thu quá hạn thanhtoán hoặc không có khả năng thu hồi.Tính phê

chuẩn

Xem xét các quy chế tài chính hoặctrao đổi với Giám đốc tài chính củakhách hàng về việc phê duyệt bánchịu, hoặc là xóa sổ các khoản phảithu không thu hồi được về các vấn

đề như: cấp phê duyệt, mức độthẩm quyền, điều kiện phê duyệt…

Kiểm tra mức độ phân tách đối vớicấp phê duyệt với bộ phận ghi chép

sổ sách đối với khoản phải thukhách hàng

Kiểm tra quyền hạn và trách nhiệmcủa người phê duyệt với các nghiệp

vụ bán chịu cũng như xóa sổ cáckhoản nợ không thu hồi được…

Tính phân

loại và

trình bày

Kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ

đồ tài khoản cho khoản mục phảithu khách hàng

Phỏng vấn kế toán về việc mở mãđối tượng theo dõi công nợ để xemcác khoản nợ có bị nhầm lẫn giữacác đối tượng không

KTV thực hiện đối chiếu khoản phảithu trên bảng kê hoặc bảng cân đốibán hàng thu tiền theo thời hạn vớichứng từ sổ sách và biên bản đốichiếu công nợ…

Tớnh đúng kỳ Phỏng vấn khách hàng về việc tổ

chức hạch toán các khoản phải thu:

thời gian ghi sổ đối với các nghiệp

vụ bán chịu…

KTV thực hiện kiểm tra cut – off đốivới các nghiệp vụ bán hàng giao cắtgiữa hai niên độ và kiểm tra việc ghi

sổ các nghiệp vụ này

Đặc biệt KTV cần kiểm tra cácnghiệp vụ hàng bán bị trả lại saungày kết thúc năm tài chính

Tính chính KTV kiểm tra việc ghi nhận từ nhật KTV chọn mẫu một số tài khoản phải

Trang 37

xác số học ký bán hàng lên tài khoản 131, và

việc gửi các bảng cân đối bán hàngthu tiền hoặc đối chiếu công nợ chocác khách hàng thường xuyờn…

thu để đối chiếu với sổ chi tiết TK

131 và sổ cái Thu thập các bảng báocáo tuổi nợ các khoản phải thu đểkhớp sổ tổng với sổ cái tài khoảnphải thu, đối chiếu số liệu trên số cáitài khoản 131 với sổ liệu trên BCTCcủa khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tích đối với cái cái khoản phải trả nhà cung cấp

Thủ tục phân tích không chỉ được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán mà cả trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong quá trình kiểm toán khoảnphải trả nhà cung cấp, thủ tục phân tích vẫn tiếp tục được KTV sử dụng để đánh giátính hợp lý chung của các con số, tính trọn vẹn của các nghiệp vụ phát sinh, số dưtài khoản và phân tích nguyên nhân của các chênh lệch, đánh giá tình hình biếnđộng cũng như tính chất trọng yếu của khoản mục Trước khi thực hiện các thủ tụcphân tích, KTV cần rà soát một cách sơ lược tình hình hoạt động, ngành nghề kinhdoanh của khách hàng để nắm bắt được xu thế và tình hình thực tế của toàn ngànhlàm căn cứ cho các phán đoán và phân tích

Mục tiêu của bước công việc này nhằm xem xét, kiểm tra tính hợp lý củakhoản phải thu khách hàng và lập dự phòng phải thu khú đũi Hai thủ tục phân tích

cơ bản được sử dụng là phân tích ngang và phân tích dọc – là việc phân tích dựatrên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của khoản phải thu khách hàng với cáckhoản mục khác Từ việc phân tích trên, KTV sẽ thấy được những biến động bấtthường của khoản phải thu khách hàng năm nay so với các năm trước, của khoảnphải thu khách hàng so với doanh thu, lập dự phòng phải thu khú đũi…từ đú xácđịnh được các thủ tục kiểm toán cần tập trung để phát hiện sai sót Một số chỉ tiêuphân tích thường được sử dụng là:

- So sánh tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên doanh thu năm nay so với nămtrước

Trang 38

- Sỏnh sánh tỷ lệ khoản lập dự phòng phải thu khú đũi cho các khoản nợkhú đũi trờn doanh thu hay các khoản phải thu năm nay với năm trước hay trongcùng ngành.

- So sánh vòng quay khoản phải thu với năm trước hay trong cùng ngành

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng

Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủtục kiểm tra chi tiết với khoản mục này để thu thập các bằng chứng kiểm toán cầnthiết phục vụ cho quá trình kiểm toán và đi đến kết luận về khoản mục Kiểm tra chitiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắcnghiệm trực tiếp số dư để kiểm tra từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dưtrên các khoản mục phải thu khách hàng Các biện pháp này bao gồm: so sánh, tínhtoán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng từ, sổ sách Việc thựchiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở áp dụngphương pháp chọn mẫu KTV chọn mẫu phải đảm bảo rằng mẫu được chọn mangtính đại diện Thông thường, mẫu được chọn chủ yếu được dựa trên xét đoán nghềnghiệp của các KTV bao gồm các nghiệp vụ có nộ dung kinh tế bất thường, và cácnghiệp vụ có số phát sinh lớn mà không thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các

nghiệp vụ

Bước 2: Xem xét và xử lý các phát hiện trong kiểm toán

Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, thu thập được các bằng chứngkiểm toán về khoản mục phải thu khách hàng, KTV sẽ xem xét giấy tờ làm việc,đánh giá xem liệu bằng chứng thu thập được có đầy đủ và thích hợp để hình thành ýkiến kiểm toán hay không Thông qua đó, KTV cũng đánh giá xem BCTC của đơn

vị có sai sót trọng yếu hay khụng, Nờ́u có chênh lệch, KTV sẽ điều tra, tìm hiểu rõnguyên nhân và tính chất của chênh lệch, đánh giá tính trọng yêu và mức độ ảnhhưởng của nó lên BCTC Đối với các chênh lệch, sai phạm trọng yếu thì KTV sẽđưa ra bút toán điều chỉnh Còn đối với các chênh lệch nhỏ, KTV sẽ lập bảng tổnghợp các chênh lệch này để đánh giá Nếu trọng yếu thì tiếp tục đưa ra các bút toánđiều chỉnh

Trang 39

1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp gồmhai bước công việc chủ yếu sau:

Bước 1: Tổng hợp và phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý (nếu có)

Sau khi xem xét, KTV sẽ giải trình các khoản phải thu khách hàng vớitrưởng nhóm kiểm toán Nhóm trưởng kiểm tra và tổng hợp các sai phạm để traođổi, thảo luận với khách hàng về những vấn đề phát hiện được để đi đến thống nhấtđưa ra kết luận cuối cùng về tính trung thực và hợp lý trong việc ghi nhận các khoảnphải thu khách hàng nói riêng và BCTC nói chung

Ngoài ra, KTV còn phải kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên

độ kế toán do nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị được kiểm toán.Đối với khoản mục phải thu khách hàng thì một số sự kiện có thể phát sinh sau ngàykết thúc niên độ mà KTV cần chú ý: ghi nhận các khoản dự phòng mới, ghi nhậncác khoản phải thu phải trả mới…

Khi giai đoạn thực hiện kiểm toán kết thúc, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lậpBảng tổng hợp ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm về các phần hành kiểmtoán, trong đó có phần hành phải thu khách hàng, tiến hành đánh giá kết quả thuđược của cả nhóm và lập dự thảo BCKT Trưởng nhóm kiểm toán sẽ chịu tráchnhiệm về nội dung và tính pháp ký của BCKT Các kết luận mà KTV đưa ra phảidựa trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục

Căn cứ vào các kết luận kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàngnói riêng và các khoản mục khác nói chung, KTV tiến hành phát hành BCKT Songsong với quá trình này, KTV tiến hành lập thư quản lý, phục vụ công tác quản trịnội bộ gửi tới khách hàng KTV chỉ ra những khuyết điểm của hệ thống kế toáncũng như các bộ phận khác có liên quan đến việc kiểm soát và ghi nhận khoản phảithu khách hàng Trong thư quản lý gửi cho khách hàng, KTV đưa ra những ý kiếnđóng góp giúp đơn vị có phương hướng để khắc phục nhược điểm và đề xuất nhữngphương án giúp hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động có hiệu quả hơn

Trang 40

Tất cả những tài liệu trong quá trình kiểm toán đều được soát xét ba cấp, baogồm trưởng nhóm kiểm toán, Trưởng phòng (Phó phòng nghiệp vụ) và Ban Giámđốc Việc soát xét này phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chấtlượng cho cuộc kiểm toán và đảm bảo ý kiến của KTV đưa ra là xác đáng và có căn

cứ hợp lý, giảm thiểu tối đa những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải Theo đó,KTV sẽ đưa ra BCKT trình bày một trong bốn loại ý kiến sau:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng khi BCTC được cho rằng đã

phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chínhcủa đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Namhoặc khi BCTC có những sai sót song đã được KTV phát hiện và điều chỉnh theo ýkiến của KTV

- Ý kiến chấp nhận từng phần: được sử dụng khi KTV cho rằng BCTC chỉ

phản ảnh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính củađơn vị được kiểm toán nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tùy thuộc đưa ratrong BCKT

- Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến: được sử dụng trong trường hợp không thực

hiện được kế hoạch hay hợp đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại,thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chứng từ, tài liệu kế toán khiến KTV không thể thuthập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến

- Ý kiến không chấp nhận: được sử dụng khi KTV và Công ty kiểm toán

không thống nhất được với BGĐ hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoảnmục tới mức KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tínhchất và mức độ sai sót trọng yếu

Bước 2: Họp đánh giá kết quả kiểm toán

Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, nhóm kiểm toán cùng với lãnh đạo phòng

và thành viên BGĐ sẽ họp để đánh giá kết quả kiểm toán Mục đích của bước này là

để rút kinh nghiệm từ những vấn đề của cuộc kiểm toán vừa hoàn thành, xem xétcác vấn đề cần lưu ý cho các cuộc kiểm toán sau để từ đó giúp ban lãnh đạo Công ty

Ngày đăng: 19/03/2015, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w