1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán immanuel thực hiện

128 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 3 1.1. Đặc điểm chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng. 3 1.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel . 8 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện 10 1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán. 10 1.3.2. Thực hiện kiểm toán 26 1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 32 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI MỘT SỐ KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH IMMANUEL THỰC HIỆN 35 2.1. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng A 35 2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. 44 2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 55 2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 68 2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng B 69 2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. 75 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 89 2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. 103 2.3. So sánh quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Immanuel thực hiện tại hai khách hàng A và B 103 CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN 107 3.1. Ưu điểm trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 107 3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 109 3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện. 110 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, mà còn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Những thông tin do kiểm toán cung cấp sẽ là những căn cứ đáng tin cậy giúp cho Nhà Nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới. Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là một loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán. Qua những thông tin mà quá trình kiểm toán thu được, chúng ta có thể biết được tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình nợ, thanh toán nợ của công ty. Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính, kiểm toán BCTC không chỉ có chức năng xác minh tính trung thực của các thông tin trên BCTC mà cũn giỳp cỏc nhà đầu tư, nhà quản lý ra các quyết định phù hợp. Đặc biệt, nợ phải thu khách hàng là một khoản mục lớn trên BCĐKT. Nờn nú rất quan trọng trong quá trình kiểm toán. Nó cho chúng ta biết về tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh toán, cũng như tình hình chiếm dụng vốn của công ty. Để từ đó có thể đưa ra quyết định công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu khách hàng như thế nên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán Immanuel em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện’’. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập cuối khóa của em gồm 3 chương chính : Chương 1: Đặc điểm khoản mục phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel . Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại một số khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện. Chương 3 : Nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG Cể ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL 1.1. Đặc điểm chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng. Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành... Nó thể hiện phần tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Chính vì vậy, khoản mục nợ phải thu có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính thanh toán cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Khoản mục nợ phải thu khách hàng được phản ánh thông qua tài khoản 131. Tài khoản này có số dư bên nợ và bên có. Số dư bên nợ thể hiện số tiền còn phải thu của khách hàng. Số dư bên có thể hiện số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, là một khoản mục rất quan trọng và có mối liên hệ với nhiều khoản mục khỏc trờn bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình giao dịch với khách hàng phát sinh rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán, trong đó có khoản mục nợ phải thu. Khi doanh nghiệp chấp nhận bán vật tư hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ của mình theo phương thức trả trước hay phương thức bán chịu thì xuất hiện nợ phải thu khách hàng. Do đó dễ thấy, nêu số tiền của khoản nợ phải thu tăng lên thì tiền mặt thu được từ bán hàng sẽ giảm xuống và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu nợ phải thu tăng lên cùng với sự gia tăng của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hay trao đổi là sự giảm xuống của hàng tồn kho, nguyên vật liệu…ngoài ra khoản mục nợ phải thu cũng có quan hệ gián tiếp với một số tài khoản như thuế thu nhập doanh nghiệp khi nó là cơ sở để lập dự phòng phải thu khú đũi, do đó ảnh hưởng đến chi phí tài chính hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra…Không chỉ ảnh hưởng tới một số khoản mục trên Bảng cân đối kế toán mà khoản nợ phải thu cũn cú mối liên hệ với một số khoản mục khỏc trờn bảng kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, giá vốn hàng bỏn…Thụng thường khi doanh thu cũng như giá vốn tăng lên thỡ cỏc khoản nợ phải thu cũng tăng lên nếu chính sách bán chịu không thay đổi.  Các vai trò chủ yếu của khoản mục phải thu khách hàng là : • Ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng theo hình thức trả chậm: Đây là vai trò chủ yếu và quan trọng nhất của khoản mục phải thu khách hàng nhằm ghi nhận chính xác và kịp thời các khoản bán hàng mua chịu. Doanh thu được ghi nhận ngay khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. • Theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng: thông qua việc ghi nhận vào bên có của tài khoản 131 đơn vị có thể kiểm soát được quá trình trả nợ của khách hàng, đó là cơ sở cho việc thu hồi nợ và xét duyệt bán chịu sau này. Công việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu được phần nào rủi ro khi chấp nhận bán chịu cho khách hàng. • Đánh giá và xem xét khả năng thanh toán của khách hàng: từ việc ghi nhận và theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin của khách hàng qua nhiều kờnh khỏch nhau. Việc thường xuyên cập nhật tình hình biến động về mặt kinh doanh của khách hàng giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. • Khoản mục phải thu khách hàng là cơ sở để hạch toán các khoản mục dự phòng nợ phải thu khú đũi: Việc theo dõi quá trình thanh toán và đánh giá xem xét khả năng thanh toán của từng khách hàng giúp kế toán có cơ sở để ghi nhận các khoản dự phòng phải thu khú đũi. Công việc này nhằm đảm bảo tính thận trọng trong quá trình ghi nhận các khoản phải thu và mức độ thu hồi các khoản phải thu này. Giá trị thuần của khoản phải thu khách hàng bằng giá trị còn lại của khoản phải thu trừ đi khoản dự phòng phải thu khú đũi. • Khoản mục phải thu khách hàng là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi được việc tuân thủ các chính sách bán chịu đã được đề ra: các chính sách cơ bản ở đây là thời gian thanh toán, lãi trả chậm…  Phân loại nợ phải thu Có nhiều các phân loại nợ phải thu tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại các khoản nợ phải thu giúp cho việc quản lớ cỏc khoản mục tốt hơn, cũng như kế hoạch thu hồi nợ và lập dự phòng phải thu khú đũi một cách tốt nhất. • Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại thì nợ phải thu có thể chia thành các loại chính sau: Nợ phải thu từ hoạt động bán hàng, nợ phải thu từ hoạt động đầu tư tài chính. • Đối với các doanh nghiệp xây dựng, thi công, xây lắp thì tuổi nợ thường lớn nên nợ phải thu thường được chia thành hai loại : Nợ phải thu dài hạn và nợ phải thu ngắn hạn. • Ngoài ra đối với các tổ chức tín dụng nợ phải thu còn được phân loại dựa vào khả năng thanh toán phân loại thành 5 loại: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.  Kế toỏn khoản mục nợ phải thu Nguyên tắc ghi nhận nợ phải thu • Nợ phải thu phải được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép chi tiết cho từng lần thanh toán. • Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư. • Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ thu tiền ngày (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng). • Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khú đũi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khú đũi hoặc có biện pháp xử lí đối với khoản nợ không thu hồi được. • Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã giao dịch, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán hoặc trả lại số hàng đã giao. Nguyên tắc lập dự phòng • Cuối niên độ kế toán hoặc cuối kì kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khú đũi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khú đũi vào hoặc ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp của kì báo cáo. • Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về khoản nợ phải thu khú đũi (Khách hàng bị phá sản hoặc tổn thất thiệt hại lớn về tài sản… nờn không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần mà vẫn không thu hồi được nợ). Theo quy định hiện hành (Thông tư 132006TTBTC) thỡ cỏc khoản nợ phải thu được coi là phải thu khú đũi phải cú cỏc bằng chứng chủ yếu sau: o Số tiền phải thu phải được theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung, theo từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khú đũi. o Phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng về số tiền nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh toán hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác… • Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khú đũi là: o Nợ phải thu quá hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, doanh nghiệp đó đũi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu hồi được. o Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn. • Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khú đũi theo thông tư số 132006TTBTC của bộ tài chính ban hành. o 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. o 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. o 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. • Đối với những khoản phải thu khú đũi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng vẫn không thu hồi được nợ và xác định khách hàng nợ không còn có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xóa những khoản phải thu khú đũi trờn sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xóa nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở tài khoản ngoại bảng TK 004 “Nợ khú đũi đó xử lớ”. Việc xúa cỏc khoản nợ phải thu khú đũi phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lí tài chính (Nếu là doanh nghiệp nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu sau khi đã xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đòi được nợ đã xử lớ thỡ số nợ thu được sẽ hạch toán vào TK 711 “ Thu nhập khỏc”. Trình bày trên báo cáo tài chính Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày dưới hai khoản mục: • Các khoản phải thu ngắn hạn (Thời gian thu hồi trong vòng 1 năm) 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khú đũi() • Các khoản phải thu dài hạn (Thời gian thu hồi trên 1 năm) 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khú đũi Đối với doanh nghiệp có chu kì kinh doanh không phải là 1 năm thì ngưỡng phân biệt nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn là một chu kì kinh doanh.

Ngày đăng: 19/03/2015, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w