1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 90012008 TẠI CÔNG TY AZUMANE VIỆT NAM

44 1,8K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức - Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, rang buộc bởihoàn cảnh điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế được thể hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY AZUMANE VIỆT NAM

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

4 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 6

1.1 Chất lượng 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Quá trình hình thành chất lượng 7

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 7

1.1.3.1 Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức 7

1.1.3.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp 7

1.2 Hệ thống quản lý chất lượng 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng 8

1.2.3 Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng 8

1.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 9

1.3.1 Khái quát về ISO 9

1.3.1.1 Khái niệm 9

1.3.1.2 Lịch sử hình thành 9

1.3.1.3 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 10

1.3.1.4 Các phiên bản của ISO 9001 10

1.3.2 Giới thiệu về ISO 2001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu 10

1.3.2.1 Khái niệm 10

1.3.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 11 1.3.2.3 Tổ chức nào cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 12

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY

AZUMANE VIỆT NAM 14

2.1 Sơ lược về công ty Azumane Việt Nam 14

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14

2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược và sơ đồ tổ chức 14

2.1.3 Sản phẩm 16

2.1.4 Khách hàng 17

2.2 Thực trạng áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 17

2.2.1 Tổng quan hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty Azumane Việt Nam 17

2.2.1.1 Lý do công ty lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 17

2.2.1.2 Quá trình chứng nhận và duy trì hệ thống ISO 9001:2008 18

2.2.1.3 Các thủ tục hoạt động của công ty 18

2.2.1.4 Chính sách chất lượng (CSCL) và mục tiêu chất lượng (MTCL) năm 2012 19 2.2.2 Hệ thống tài liệu (Documentation requirements) 21

2.2.3 Trách nhiệm của lãnh đạo (Management responsibility) 22

2.2.4 Quản lý nguồn lực (Resource management) 23

2.2.5 Tạo sản phẩm (Product realization) 24

2.2.6 Đo lường, phân tích và cải tiến (Measurement, analysis and improvement) 24

2.2.6.1 Sự thỏa mãn của khách hàng 24

2.2.6.2 Đánh giá nội bộ 25

2.2.6.3 Phân tích dữ liệu 25

2.2.6.4 Khắc phục, phòng ngừa và cải tiến 26

2.2.7 Những lợi ích và hạn chế khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Azumane Việt Nam 27

2.2.7.1 Những lợi ích 27

2.2.7.2 Những hạn chế 29

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY AZUMANE VIỆT NAM 30

3.1 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 30

3.1.1 Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu 30

Trang 4

3.1.2 Hoàn thiện hệ thống tài liệu 32

3.1.3 Hoàn thiện nguồn nhân lực, công tác huấn luyện đào tạo 32

3.1.4 Xây dựng các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình 33

3.1.5 Hoàn thiện các kỹ thuật thống kê 35

3.1.6 Thành lập nhóm chất lượng 38

3.1.7 Đánh giá xếp hạng thứ tự ưu tiên cho các giải pháp 38

3.2 Áp dụng các hệ thống quản lý/công cụ cải tiến khác 41

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 Lý do chọn đề tài

Xu thế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo ra một áp lực cạnhtranh to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển,đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm những giải pháp nâng cao năng suất và khảnăng cạnh tranh của mình Để thích ứng với môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp ViệtNam đã áp dụng một số công cụ quản lý mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và

đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ Trong đó, nổi bật là việc triển khai áp dụng Hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

Qua các năm triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 tại ViệtNam, có thể thấy, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này ở các doanh nghiệp của Việt Nam cóhai chiều hướng thay đổi Thay đổi theo chiều hướng tích cực là các doanh nghiệp đã dầnnhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chứng chỉ chất lượng ISO Nếu áp dụng thực sự

sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, giúp các doanh nghiệp cótrách nhiệm hơn trong quá trình quản lý Tuy nhiên, cũng có một xu hướng ngược lại là tâm

lý người Việt Nam vẫn còn coi trọng bằng cấp Cho nên xuất hiện tình trạng, một số doanhnghiệp sẽ cố gắng lấy được bằng cấp cho có, đến việc áp dụng tiêu chuẩn một cách khônghiệu quả và chỉ mang tính hình thức, đó chính là mặt trái của vấn đề Vì thế, nhóm đã chọn đề

tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY AZUMANE VIỆT NAM”.

CHƯƠNG 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Làm rõ thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 của công ty công ty Azumane Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nâng caohiệu quả khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nhằm giúpcông ty nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, quản lý ngày càng tốt hơn

CHƯƠNG 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2008 của công ty công ty Azumane Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động quản lý chất lượng tại công ty Azumane Việt Nam.

CHƯƠNG 4 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 03 chương chính sau:

- Chương 1: Tổng quan về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng

- Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty Azumane Việt Nam

Trang 6

- Chương 3: Một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty Azumane Việt Nam

CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008

- Theo W.E Deming: “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tincậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”

- Theo J.M Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”

- Theo A Feigenbaum “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ màkhi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”

Từ các định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:

1/ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà khôngđược nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ đểchế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để cácnhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình Như vậy nói đến từ chấtlượng không còn ý nghĩa “tốt”, “bền” mà nó có thể là“kém”, “tồi”, “tuyệt hảo”

2/ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chấtlượng cũng luôn luôn biến động theothời gian, không gian, điều kiện sử dụng Trong cùngmột thời điểm, cùng một sản phẩm/dịch vụ với các điều kiện hoàn toàn giống nhau thì chấtlượng chưa chắc giống nhau, vì nhu cầu của mỗi khách hàng, của bên quan tâm chưa chắcgiống nhau Như vậy khi nhắc đến chất lượng sản phẩm, người ta không chỉ nghĩ sản phẩm

đó có nhiều tính năng tốt, vật liệu bền, sử dụng lâu dài, giá cả phải chăng mà còn là thời giangiao hàng nhanh, đúng hẹn, thái độ phục vụ tốt, bảo hành chu đáo …

3/ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đốitượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từ phíakhách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhucầu của cộng đồng xã hội

Trang 7

4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng cónhững nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc cókhi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng

5/ Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày.Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình

5.1.2 Quá trình hình thành chất lượng

Chất lượng là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khác nhau Chất lượng được tạo ra ở tất cả giai đoạn trong chu trình sảnphẩm

Chu trình sản phẩm là tập hợp các quá trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian, từ khi nảysinh nhu cầu và ý đồ sản xuất ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng sản phẩm Chu trìnhsản phẩm có thể được chia thành các giai đoạn chính: thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụngsản phầm

5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

5.1.3.1 Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức

- Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, rang buộc bởihoàn cảnh điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế được thể hiện ở các mặt: nhucầu thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất, …

- Nhu cầu của thị trường: Phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi củathị trường mà có lối sách đúng đắn

- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: Muốn sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt thì trên cơ sởphải phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kinh tế Do đó, phải đảm bảochất lượng quản lý, chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm ngay từ đầu trong quátrình sản xuất và quá trình phát triển kinh tế

- Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật:

+ Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế

+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ

+ Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới

- Hiệu lực của cơ chế quản lý

5.1.3.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp

Chúng ta đặc biệt chú ý đến 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

- Men: con người, lực lượng lao động

- Methods: phương pháp quản lý đo lường sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khaithác tốt nhất nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 8

- Machines: khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị tác động nâng cao những tính năng

kỹ thuật của sản phẩm và năng suất lao động

- Materials: vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp sẽ tạo ra việc cung cấp đúng sốlượng, đúng thời hạn để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phầm

Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, chất lượng còn chịu ảnh hưởng các yếu tố khác: Information,Environment, Measure, System, …

5.2 Hệ thống quản lý chất lượng

5.2.1 Khái niệm

Từ khái niệm chất lượng ở trên, ta rút ra được nhận xét là chất lượng không tự sinh ra, khôngphải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liênquan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cáchkhoa học, đúng đắn các yếu tố này Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi làquản lý chất lượng

Quản lý chất lượng sẽ không đạt được mục tiêu như mong muốn, nếu tổ chức không nhìnnhận nó như là một hệ thống Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tươngtác Vậy, hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống lập chính sách chất lượng, mục tiêu chấtlượng và đạt được nó

- Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức về chát lượng dolãnh đạo cao nhất chính thức đề ra

- Mục tiêu chất lượng là những điều mong muốn đạt được hoặc mục tiêu hướng tới, liênquan đến chất lượng

- Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan, vận hành tương tác với nhau để thực hiệnmột mục tiêu chung

5.2.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng

Có hai mục tiêu liên quan với nhau là thói quen cải tiến và kỳ vọng hoàn thiện chất lượng.Mục tiêu chủ yếu là kỳ vọng hoàn thiện để thỏan mãn tốt nhất nhu cầu Mục tiêu này đượcgiải quyết nhờ việc giáo dục, tạo ra thói quen không ngừng cải tiến trong tất cả thành viêncủa tổ chức Thói quen cải tiến là nhằm đạt đến sự hoàn thiện

5.2.3 Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng

Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng đã được xác định là cơ sở cho các tiêu chuẩn về hệthống quản lý chất lượng trong bộ TCVN ISO 9000:2007

- Nguyên tắc 1- Hướng vào khách hàng: Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của

mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng cácyêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ

Trang 9

- Nguyên tắc 2- Sự lãnh đạo: Người lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và

phương hướng của tổ chức Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thểhoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức

- Nguyên tắc 3 -Sự tham gia của mọi người: Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của

một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lựccủa họ vì lợi ích cho tổ chức

- Nguyên tắc 4 -Cách tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một

cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quátrình

- Nguyên tắc 5 -Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý: Việc xác định, hiểu và quản

lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quảcủa tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

- Nguyên tắc 6 -Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là một mục

tiêu thường trực của tổ chức

- Nguyên tắc 7 -Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định có hiệu lực được dựa

trên việc phân tích dữ liệu và thông tin

- Nguyên tắc 8 -Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: Tổ chức và người

cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả haibên để tạo ra giá trị

5.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

5.3.1 Khái quát về ISO

5.3.1.2 Lịch sử hình thành

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) đượcthành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ ISO là một hội đoàn toàn cầu của

Trang 10

hơn 180 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (mỗi thành viên của ISO là đại diện cho mỗiquốc gia của mình) Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.

ISO 9000 là bộ Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do ban hành lần thứ nhất vào năm

1987, lần thứ 2 năm 1994, lần thứ 3 vào năm 2000 và lần thứ 3 vào năm 2008 nên thường gọi

là phiên bản năm 2008

5.3.1.3 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

- ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

- ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

- ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả

- ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường

5.3.1.4 Các phiên bản của ISO 9001

- ISO 9001:1987 Quality systems - Model for quality assurance in design/development,production, installation and servicing (Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượngtrong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)

- ISO 9001:1994 Quality systems - Model for quality assurance in design, development,production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai,sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)

- ISO 9001:2000 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Namtương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu)

- ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Namtương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu) Đây là phiênbản hiện hành của ISO 9001

5.3.2 Giới thiệu về ISO 2001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

5.3.2.1 Khái niệm

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêu chuẩn cơ bảnnhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng của một Tổchức để đảm bảo rằng sản phẩm của một Tổ chức luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng và phù hợp với các chế định, đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơđồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của một Tổ chứctrong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng

Trang 11

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới, khi được áp dụngvào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soát được hoạt động trong nội bộ tổchức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ở mức cao nhất.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được ban hành dưới dạngmột tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi TCVN ISO 9001:2008

5.3.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008

1 Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ: Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên

ngoài, và dữ liệu của công ty

2 Trách nhiệm của lãnh đạo:

- Cam kết của lãnh đạo

- Định hướng vào khách hàng

- Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

- Quy định trách nhiệm-quyền hạn của từng vị trí công việc

- Hoạt động xem xét của lãnh đạo

3 Quản lý nguồn lực:

- Cung cấp nguồn lực

- Tuyển dụng - Đào tạo

- Cơ sở hạ tầng và Môi trường làm việc

4 Tạo sản phẩm:

- Hoạch định sản phẩm

- Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng

- Kiểm soát thiết kế (nếu có)

- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

- Kiểm soát thiết bị đo lường

5 Đo lường phân tích và cải tiến:

- Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng

- Đánh giá nội bộ

- Theo dõi và đo lường các quá trình

- Theo dõi và đo lường sản phẩm

- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Trang 12

- Phân tích dữ liệu

- Hành động khắc phục và Hành động phòng ngừa

5.3.2.3 Tổ chức nào cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008

- Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp

- Tổ chức muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng

- Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu

- Tăng lợi nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí

5.3.3 Một số lợi ích khi áp dụng ISO 9001:2008

+ Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

+ Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên

+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thôngtin do mọi việc được qui định rõ ràng Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót,trách nhiệm rõ ràng

+ Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên

- Về đối ngoại:

+ Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường

+ Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng

+ Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện

+ Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

+ Nâng cao lợi thế thương mại bằng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trongnước và quốc tế Củng cố và phát triển thị phần, giành ưu thế trong cạnh tranh

+ Phá bỏ được rào cản, tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trongcác thị trường yêu cầu bắt buộc việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợptiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Trang 13

+ Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực

+ Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp

+ Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng

Tuy nhiên nếu xây dựng không khéo thì ISO 9001:2008:

- Thường hay phát sinh nhiều tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu… mà có nhiều trường hợp là khôngcần thiết

- Có thể sinh thêm một số quá trình hoặc một số công việc không cần thiết hoặc khôngthích hợp

- Các công việc đều được tiêu chuẩn hóa vì vậy có thể hạn chế việc sáng tạo, cải tiến côngviệc

Trang 14

CHƯƠNG 6 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001:2008

TẠI CÔNG TY AZUMANE VIỆT NAM

6.1 Sơ lược về công ty Azumane Việt Nam

6.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Công ty Azumane Việt Nam (TVN)

là công ty 100% vốn của Mỹ được thànhlập năm 2003 tại khu công nghiệp ViệtNam–Singapore I (VSIP I), BìnhDương

- Công ty chuyên sản xuất, lắp ráp cácthiết bị cảm biến nhiệt và các sản phẩm

bộ dây chịu nhiệt dùng trong ngành điện

và điện tử

- Sản phẩm được sử dụng để lắp đặt bảo vệ quá nhiệt trong các loại xe cơ giới, hệ thốngHVAC, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện tử, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị nông nghiệp,…

- Năm 2005, công ty mở rộng phân xưởng sản xuất lên gấp đôi (2.000m2) với tổng cộng

200 công nhân viên

- Năm 2009, do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty đã xây dựng nhà máy mới 5.000m2(cũng tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I) với tổng cộng 400 công nhân viên

- Hiện nay, công ty có tổng cộng hơn 600 công nhân viên, làm việc cả 3 ca

- Tốc độ tăng trưởng bình quân là 20% liên tục từ khi công ty thành lập

6.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược và sơ đồ tổ chức

Sứ mạng: Người đồng hành tin cậy của các đối tác trong lĩnh vực thiết bị bảo vệ nhiệt &

bộ dây điện.

Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp hàng đầu ở tầm quốc tế về thiết bị bảo vệ nhiệt và

bộ dây điện.

Chiến lược: Azumane (VSIP) xác định chiến lược luôn bám sát Sứ mệnh & Tầm Nhìn.

Từ đó định hướng cho việc - phát huy tối đa sức mạnh nội lực; khai thác sâu hiệu quả các khía cạnh: Hệ thống quản lý, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật - Công nghệ, Con người

và Sản phẩm nhằm liên tục nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt và khẳng định vị thế cạnh tranh vượt trội của mình trên thị trường thế giới.

Sơ đồ tổ chức:

Hình 2.1: Nhà máy công ty Thermtrol Việt Nam

Trang 17

100% sản phẩm công ty được xuất khẩu ra nước ngoài Khách hàng chính của công ty là cáctập đoàn sản xuất cơ điện, điện-điện tử lớn trên khắp thế giới.

6.2 Thực trạng áp dụng hệ thống ISO 9001:2008

6.2.1 Tổng quan hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty Azumane Việt Nam

6.2.1.1 Lý do công ty lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Trong thế giới cạnh tranh với mức độ toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, bất kỳ tổ chức nàocũng luôn mong muốn thường xuyên đổi mới, cải tiến phương thức hoạt động nhằm để khôngngừng tồn tại và phát triển Mục tiêu cải tiến có thể là cắt giảm chi phí, gia tăng thị phần, đốiphó với các rủi ro, tăng cường sự hài lòng của khách hàng Dù mong muốn của tổ chức là gì,tiêu chuẩn ISO 9001 cũng sẽ giúp đề ra các biện pháp và quản lý chúng một cách nhất quánnhằm hiện thực hóa các mục tiêu đó

Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp đã tạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhấtquán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủ tục khôngcần thiết, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót

Hình 2.3: Các khách hàng trên toàn cầu của công ty Thermtrol

Trang 18

nhân viên nâng lên rõ rệt.

Không nằm ngoài mục tiêu đó, bên cạnh việc áp dụng để đáp ứng yêu cầu của khách hàngtrong hợp tác kinh doanh, Azumane Việt Nam mong muốn áp dụng một hệ thống quản lýchất lượng ISO 9001 nhằm:

- Bằng mọi cách buộc mọi người phải tuân thủ tiêu chuẩn để chuyên môn hóa nhằm đạttăng năng suất hoặc để đảm bảo chất lượng theo những tiêu chí nhất định

- Cung cấp một khuôn khổ cho việc tập trung vào khách hàng và yêu cầu của sản phẩm,hiệu suất và hiệu quả của quá trình với sự nhấn mạnh vào việc đo lường các mục tiêu vàcải tiến liên tục

- Tạo niềm tin ban đầu cho khách hàng

- Được thừa nhận trên toàn thế giới Cho nên tiêu chuẩn này được sử dụng để có thể dễ hơntrong việc ký kết hợp đồng, để công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hội nhập khu vực

và quốc tế

6.2.1.2 Quá trình chứng nhận và duy trì hệ thống ISO 9001:2008

Công ty Azumane Việt Nam được cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống chấtlượng ISO 9001:2000 lần đầu tiên vào năm 2003 (từ năm 2008 là phiên bản ISO 9001:2008)bởi tổ chức chứng nhận DNV (Det Norske Veritas – một tổ chức chứng nhận của Na Uy).DNV là một trong những tổ chức đánh giá chứng nhận hàng đầu và uy tín nhất trên thế giới.Công ty đã liên tục duy trì chứng nhận phù hợp hàng năm và trải qua 3 lần tái đánh giá chứngnhận vào các năm 2006, 2009 và 2012 (đánh giá tái chứng nhận mỗi 3 năm một lần) để tiếptục duy trì chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn này

6.2.1.3 Các thủ tục hoạt động của công ty

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng ISO 9001:2008, công ty đã ban hành và đang ápdụng các tài liệu sau đây:

1- Chính sách chất lượng (Xem phụ lục 1 – Chính sách và mục tiêu chất lượng công ty) 2- Mục tiêu chất lượng của công ty và mục tiêu chất lượng của từng cấp phòng ban chức

năng (Xem phụ lục 1 – Chính sách và mục tiêu chất lượng công ty)

Trang 19

5- Thủ tục kiểm soát hồ sơ (Xem phụ lục 4 – Thủ tục kiểm soát hồ sơ)

6- Thủ tục đánh giá nội bộ (Xem phụ lục 5 – Thủ tục đánh giá nội bộ)

7- Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp (Xem phụ lục 6 – Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp)

8- Thủ tục hành động khắc phục – phòng ngừa (Xem phụ lục 7 – Thủ tục hành động khắc phục – phòng ngừa)

Ngoài những thủ tục bắt buộc như trên theo yêu cầu của tiêu chuẩn, công ty cũng đã xâydựng và đang áp dụng thêm các thủ tục, hướng dẫn công việc và lập các hồ sơ cần thiết nhằmđảm bảo hệ thống quản lý có hiệu lực và hiệu quả, như: thủ tục lựa chọn và đánh giá nhàcung cấp, thủ tục mua hàng, thủ tục kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, thủ tục kiểm soát kho,thủ tục nhận diện sản phẩm trong sản xuất, thủ tục xử lý khiếu nại khách hàng,…, các hướngdẫn công việc,…

6.2.1.4 Chính sách chất lượng (CSCL) và mục tiêu chất lượng (MTCL) năm 2012

Vào cuối mỗi năm, đại diện lãnh đạo (Quality Management Representative – QMR) đệ trìnhlên Tổng giám đốc MTCL công ty của năm tới để làm cơ sở thiết lặp mục tiêu chất lượng tạicác cấp và từng bộ phận chức năng MTCL công ty năm 2012 được thiết lặp như sau

Trang 20

Hình 2.4: Chính sách và mục tiêu chất lượng công ty Thermtrol Việt Nam năm 2012

Trang 21

Hệ thống tài liệu của công ty có 4 cấp như sơ đồ dưới đây :

Sổ tay chất lượng là tài liệu mô tả toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty, công bốcác cam kết của giám đốc về việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, là tài liệu giới thiệucác quá trình công việc và quan hệ giữa chúng trong toàn bộ hệ thống Đối với từng quá trình,

sổ tay chất lượng giới thiệu các chính sách được công ty sử dụng, viện dẫn đến các tài liệuliên quan như là một chuẩn mực trong việc kiểm soát hoạt động của các quá trình Đối tượng

sử dụng sổ tay chất lượng là các nhà quản trị cấp cao trong công ty (ban giám đốc) và các nhàquản trị cấp trung gian (Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc)

Các quy trình dạng văn bản mô tả các cách thức, biện pháp, trình tự thực hiện, kiểm soát cácquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến các yêu cầu của ISO 9001:2008.Đối tượng sử dụng tài liệu là cán bộ, nhân viên – những người trực tiếp thi hành công việc

mà tài liệu quy định

Các tài liệu hỗ trợ, bao gồm :

- Các quy định và các hướng dẫn tác nghiệp của Công ty

- Các tài liệu bên ngoài, TCVN, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn nước ngoài, các quy định pháp

lý của nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty

- Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và các hồ sơ hoạt động khác

Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng được những người có thẩm quyền xem xét vàphê duyệt trước khi ban hành, được cập nhật vào danh mục tài liệu và được photo và được

Hình 2.5: Sơ đồ các cấp tài liệu của công ty

Trang 22

này giúp cho việc giảm thiểu giấy photo các tài liệu tham khảo, kiểm soát tài liệu dễ dàng,nhanh chóng và không tốn nhiều nguồn lực.

Tất cả các hồ sơ theo yêu cầu của ISO đều được ghi nhận và lưu trữ Hồ sơ được Trưởng các

bộ phận liên quan xác định thông qua các danh mục hồ sơ, nêu rõ phương pháp lập thư mục,thời gian lưu giữ, nơi lưu giữ của từng loại hồ sơ Người chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đượchướng dẫn cách thức quản lý sao cho có thể truy cập dễ dàng, nhanh chóng, tránh mất mát,

hư hỏng

6.2.3 Trách nhiệm của lãnh đạo (Management responsibility)

Lãnh đạo cao nhất của công ty – Tổng giám đốc – luôn luôn cam kết xây dựng, thực hiện vàduy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên cải tiến liên tục hệ thống Tổng giámđốc công ty đã thiết lặp chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng

Cuộc họp xem xét của lãnh đạo được tổ chức thực hiện thường là 1 lần/quý dưới sự chủ trìcủa Đại diện lãnh đạo cùng với sự tham gia của các Trưởng bộ phận để đảm bảo hệ thốngluôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực

Đầu vào của việc xem xét: Kết quả hành động tiếp theo từ cuộc họp xem xét lần trước; Kếtquả của các cuộc đánh giá nội bộ; Thông tin phản hồi của khách hàng; Việc thực hiện hoạtđộng các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm; Những hành động khắc phục và phòng ngừ;Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến HTQLCL; Hiệu quả và mức độ thích hợp củaHTQLCL đang thực hiện; Các đề nghị và cải tiến

Hình 2.6: Giao diện phần mềm kiểm soát hệ thống tài liệu công ty

Ngày đăng: 19/03/2015, 15:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w