1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quán ngữ tình thái trong tiếng Việt

204 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 13,35 MB

Nội dung

Những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụns như người nói, người nghe, ý đồ, tình cảm, ý chí, thái độ đánh giá cùa những người tham gia giao tiếp đối với hiện thực khách quan cũng như với nội d

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VTỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU c ơ BẢN

QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT

MÃ SỐ: CB 03.12

Chủ trì đề tài: ThS Đoàn Thị Thu Hà

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

n / 4 Á ' S

Hà Nội - 2005

Trang 2

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mở đ ầ u 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 9

3 Ý nghĩa của đề tài 10

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 10

5 Kết cấu của đề tà i 11

Chương I: Cơ sở lý luận về tính tình thái Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt 12

1 Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ 12

2 Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ 21

3 Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái .' 24

Chương II: Đặc điểm hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt 28

Chương này gồm các nội dung sau: 1 Đặc điểm tổ chức hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái 28

2 Đặc điếm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện qua khả năng cải biến, chêm xen các thành tố nội tại 31

3 Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện qua khả năng phân bố vị trí trong cấu trúc c â u 33

4 Phân biệt quán ngữ biểu thị tình thái với các thành phần từ ngữ khác của câu 40

Chương III: Đặc điểm ngữ nghĩa - chức nãng của quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt 59

1 Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán n sữ biểu thị tình t h á i 59

2 Các kiểu quan hệ thường gập về ngữ nghĩa - chức năng của quán ngữ biểu thị tình thái với nội dung mệnh đề của c â u 71

3 Đặc trưng cảnh huống sử dụng của quán n sữ biểu thị tinh thái 81

Kết luận . 87

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Như m ọi người đều biết, ngôn ngữ là côn g cụ của tư duy và giao tiếp

đắc dụng của con người N gôn ngữ trong quá trình tư duy là thứ ngôn ngữ

không thanh âm khống hữu hình (hiểu theo nghĩa là không phát ra thành

tiếng nhằm hướng đến một đối tượng nào đó và không được thể hiện ra dưới

dạng vãn tự m ột cách trực quan) còn ngôn ngữ trong giao tiếp (nói hoặc viết)

thì ngược lại N ói như thế chắc cũng không ai lại lầm tưởng đồng nhất điều

này với việc tồn tại hai loại ngôn ngữ khác nhau m à ai cũng hiểu đây chẳng

qua chỉ là sự khác nhau về phương thức sử dụng và biểu hiện của ngôn ngữ mà

2 ) Đương nhiên (là) p , tất nhiên (là) p , c ố nhiên (là) p , qu ả nhiên (là)

p, biết đàu (chừng) p , p cũng nên, b iết đâu đ ấ y , có l ể p , có khi p , chẳng ỉ ẽ p ,

dường như p , d ễ thường p , l ẽ nào p , nghe đâu p , nghe đón p , xem ra p , theo

tôi thì p , như V tôi thì p

3) C ứ làm như là p , có họa là p , đáng l ể p , l ể ra p , ước gì p , suýt nữa

thì p , p h ả i chi p

4) p cho rồi, p có kh á c, p mà lại, p ấ y mà, p là cùng, p thì có.

5) Hơn nữa p , huống chi p , song l ẽ p , tuy nhiên p , vá lại p , thôi thì p ,

rốt cuộc p, tóm lại p

6) (N ó i) của đán g tội p , cực chẳng đ ã p , (n ói) đừng chấp p , (nói /hỏi)

klu không phái p , (hòi / nói) khí vô phép p , nói trộm vía p

Dè nhận thấy đây là một hiện tượns n sô n n sữ rất phổ biến của tiếng

V i ệ t C á c t ô h ợ p n à y c ó t h ể x e m n h ư m ộ t k i ể u đ ơ n v ị n g ô n n g ữ đ ư ợ c h ì n h

thành bởi cách lặp đi lặp lại tương đối thườns xu yên , đèu đặn của thói quen

Trang 5

thể là m ột số ít trong số các sự kiện ngôn ngữ chúng tôi nêu trên kia (chủ yếu thuộc nhóm hai, một phần nhóm m ột và nhóm năm) Vẫn còn rất nhiều đơn vị

bị bỏ qua cho dù chúng có thể có cùng bản chất với những đơn vị đã được các tác giả này nói đến Đ iều này thực ra cũng dễ hiểu, bởi lẽ đối với các kết cấu

có tổ chức phức tạp như: biết đâu chừng, chẳng có l ẽ p , theo tôi thì p , như ỷ

tôi thì p , gì thỉ gì p , dù có t h ế nào đi nữa p , dù t h ế nào m ặc lòng p , p đứt đuôi

đi rồi, cứ làm như là p , công bằng mà nói p , nói sai đừng chấp p , nói khí không p h ả i p , nói trộm vỉa p thì khó mà phân chúng vào m ột ô từ loại nào

cho thỏa đáng, nếu không muốn nói là không thể Thêm nữa, nếu xem xét kỹ

thì việc xếp các từ không, chưa, chẳng, dạ, vâng vào chung nhóm với các

đơn vị đang xét như các tác giả V iệt N am vãn p h ạ m g iáo khoa thư đã làm

cũng là không thỏa đáng nếu không muốn nói là sai lầm bởi chúng thuộc

nhữns kiểu nhóm đơn vị ngôn ngữ có đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp và cả ngữ

dụng khác nhau về bản chất Tóm lại, theo hướng nghiên cứu này, những kết quả thu được thực sự còn quá nghèo nàn, vai trò tác tử tình thái của nhữns đơn

vị này hầu như hoàn toàn bị bỏ qua Căn nguyên của sự hạn ch ế này thực ra cũng k h ôn s lấy gì làm khó hiểu, bởi tất cả những nghiên cứu này đều mang đậm hơi hướns thiên vị một cách cố hữu đối với hình thức biểu đạt Theo đó,

các loại tình thái nếu có được để mắt tới thì tất yếu cũng được m iêu tả và gọi

tên theo những đặc trưng của cái biểu đạt (khỏi ngữ, p h ó từ phủ định, ngữ khí

từ, phó từ, p h ạ m trù thì, thể, ph ó động từ, trợ từ, tiểu từ, liên từ ) và nhiều khi

những từ biểu đạt tình thái được liệt vào loại hư từ, trone khi n sh ĩa của chúng

nhiều khi phải diễn đạt bằng cả một câu hay m ột tiểu cú sỏ m nhiều thực từ [xem 25, 52].

Khấc phục hạn ch ế này, ở hướng nghiên cứu thứ hai, c á c nhà V iệt n sữ học đã bắt đẩu chú ý đến khả nãng biểu thị nét nghĩa tình thái của các đơn vị

này trong câu, và tùy vào hệ thống quan điểm của từng tác giả mà chúnơ được

gắn các tên gọi khác nhau Chẳng hạn N su y ễn Kim Thản (1 9 9 4 ) coi nhữns tổ

họp kiểu: cỏ lể, nối trộm bóng v ía , k ể ra là nhữns phu chủ ngữ d ù n s để tò

thái độ chủ quan của người nói đối với sự việc, hoạt động hay trạng thái nêu trong câu V í dụ:

Trang 6

sừ dụng ngôn ngữ của cả cộn g đồng Và có lẽ cũng bởi tính chất quá quen thuộc, quá gần gũi đó mà ta thấy chúng quá bình thường, không cần phải suy nghĩ, tìm hiểu về lý do tồn tại của chúng nữa Phải chăng vì thế mà trong một thời gian dài, sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học dành cho các kiểu đơn vị này còn quá ít ỏi? Cho đến nay, nhìn chung, chúng vẫn chưa được nghiên cứu miêu tả một cách thấu đáo, có hệ thống.

Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy, trong các sách ngữ pháp, các đơn vị này nếu có được đề cập đến thì chủ yếu cũng chỉ tập trung vào hai hướng sau:

* Hướng thứ nhất: Dựa vào đặc trưng của cách biểu đạt của những đơn

vị này mà gắn chúng vào những từ loại nhất định.

* Hướng thứ hai: Dựa vào ý nghĩa - chức nâng mà những đơn vị này đảm nhiệm trone câu để quy chúng vào các nhóm thành phần phụ khác nhau của câu.

Theo hướng thứ nhất, các tác giả V iệt N am văn phạm (1 9 4 0 ) cho những đơn vị như: Biết đâu, ngờ đâu, có lẽ, d ễ thường, vị tất, hay đâu, không

biết chừng dùng đặt ở đầu câu là trang tư chỉ sư hoài nghi tò ý nói không

chắc [3 0 ,1 2 6 -1 2 8 ] V í dụ:

1) N g ờ dâu nó bạc ác như thế.

2) Biết đâu cu ộc đời này không phải là một giấc m ộng.

Còn ắ t là, ắ t hẳn, tất là, đứng trước động tự hoặc tính tự; tất nhiên,

quyết nhiên, q u ả nhiên, qu ả thực dùng đặt ở đầu câu là trang tư chỉ V kiến diễn

đ ạ t ý n ó i q u y ế t c h ắ c [ 3 0 , 1 2 8 ] C ũ n g v ớ i t i n h t h ầ n n à y , c á c t á c g i ả V i ệ t N a m

v ă n p h ạ m g i á o k h o a t h ư ( 1 9 4 2 ) đ ã x ế p c á c đ ơ n v ị n h ư : c ó l ẽ , d ễ t h ư ờ n g , v ị t ấ t

chung với nhóm các từ: không, chưa, chẳng, đừ ng, quyết, ắt, dạ, váng thành

một nhóm g ọ i là trang tư chỉ V kiến - làm rõ ý kiến phủ định, xác định hay

hoài nghi [33, 112] Còn những kết cấu kiểu: H u ống chi, hax là, s o n g l ẽ

được xèp vào nhóm các ỉièn từ cù n s với mà, thì, và, h o ặ c [33 118]

[ 4 1 , 5 8 9 - 5 9 1 ]

K h ô n g k h ó đ ể n h ậ n t h ấ y r ằ n g h ư ớ n s n g h i ê n c ứ u n à y c ò n c ó n h i ề u b ấ t

cập Trước hêt là phạm vi đối tượng được khảo sát sẽ rất hạn chế Nó chỉ có

Trang 7

thể là m ột số ít trong số các sự kiện ngôn ngữ chúng tôi nêu trên kia (chủ yếu thuộc nhóm hai một phần nhóm m ột và nhóm năm) Vẫn còn rất nhiều đơn vị

bị bỏ qua cho dù chúng có thể có cùng bản chất với những đơn vị đã được các tác giả này nói đến Đ iều này thực ra cũng dễ hiểu, bởi lẽ đối với các kết cấu

có tổ chức phức tạp như: biết đâu chừng, chẳng có l ẽ p , theo tôi thì p , như ý

tôi thì p , gì thì gì p , dù có t h ế nào đi nữa p , dù t h ế nào mặc lòng p , p âíct đuôi

đi rồi, cứ làm như là p , công bằng mà nói p , nói sai đìùig chấp p , nói khí không p h ả i p , nói trộm vía p thì khó mà phân chúng vào một ô từ loại nào

cho thỏa đáng, nếu không m uốn nói là không thể Thêm nữa, nếu xem xét kỹ

thì việc xếp các từ không, chưa, chẳng, dạ, vâng vào chung nhóm với các

đơn vị đang xét như các tác giả V iệt N am văn p h ạ m giáo khoa thư đã làm

cũng là không thỏa đáng nếu không muốn nói là sai lầm bởi chúng thuộc nhữne kiểu nhóm đơn vị ngôn ngữ có đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp và cả ngữ dụng khác nhau về bản chất Tóm lại, theo hướng nghiên cứu này, nhữns kết

quả thu được thực sự còn quá nghèo nàn, vai trò tác tử tình thái của những đơn

vị này hầu như hoàn toàn bị bỏ qua Căn nguyên của sự hạn ch ế này thực ra cũng k h ôn s lấy gì làm khó hiểu, bởi tất cả những nghiên cứu này đều mang

đậm hơi hướns thiên vị một cách cố hữu đối với hình thức biểu đạt Theo đó, các loại tình thái nếu có được để mắt tới thì tất vếu cũng được m iêu tả và 2ỌÍ

tên theo những đặc trưng của cái biểu đạt (khởi ngữ, phó từ phủ đ ịn h , ngữ khí

từ, ph ó từ, p h ạ m trù thì, th ể , ph ó động từ, tr ợ từ, tiểu từ, liên từ ) và nhiều khi

những từ biểu đạt tình thái được liệt vào loại hư từ, trong khi nghĩa của chúne

[xem 25, 52].

Khắc phục hạn ch ế này, ở hướng nghiên cún thứ hai, các nhà V iệt n sữ học đã bắt đầu chú ý đến khả năng biểu thị n é t nehĩa tình thái của các đơn vị

này trong câu, và tùv vào hệ thống quan điểm cùa từng tác giả mà ch ú n s được

gắn các tên gọi khác nhau Chẳng hạn N su y ễn Kim Thản (1 9 9 4 ) c o i nhữns tổ

họp kiểu: cố lẽ, nói trộm bóng vía, k ể ra là nhữns phu chú ngữ dùng đế tỏ

thái độ chủ quan của người nói đối với sự việc, hoạt đ ộ n s hay trạng thái nêu trong câu V í dụ:

Trang 8

1) Có lẽ ông cũng nên chú ý đến điều ấy (NĐT.66) 2) K ể ra về đây mà cứ như ở rừng thì buồn thật (NĐT 59)

3) N ó i trộm bóng vía từ ngày nó lên bốn, nó hóm đáo đế.(N C H 2.47)

4) K ể người ta giàu cũng sướng (NC.1.110) [41, 225]

Tuy nhiên, thuộc vào khái niệm phu chú ngữ, theo quan niệm của ông, lại bao gồm cả những v í dụ kiểu:

6) N on sông gấm v° c V iệt Nam do phụ nữ ta, tr ẻ cũng như già, ra sức

t h i ê u m à t h è m t ố t đ ẹ p , r ự c r ỡ ( H C M , I I , 1 4 5 )

R õ r à n g , c á i g ọ i l à p h u c h ú n g ữ ở h a i v í d ụ ( 5 ) v à ( 6 ) k h ô n g đ ồ n g c h ấ t

với thành phần có cùng tên gọi ở ba ví dụ nêu trên Chúng đơn thuần chỉ có ý

n g h ĩ a t ừ v ự n g t ô đ i ể m , h ạ n đ ị n h , b ị c h ú c h o m ộ t b ộ p h ậ n t ừ n g ữ c ủ a c â u c h ứ

không tác động đến cả câu như trường hợp các phụ chú ngữ có lẽ, k ể ra,

Đ ối với một loạt các tổ hợp mà nhóm các tác giả Việt N am ván phạm

giáo khoa thư gọi là liên tư như: tóm lại, hơn nữa, clo đó, trái lại, nói cách khác thì N guyễn Kim Thản cho đó là thành phần có tác dụng biểu thị sự

1) Ước gì tôi thấy được đồng chí tiểu đội trưởng của tôi nhỉ.

2) Đơn vị có l ể sắp vào rừng lấy nứa.

1) C ó l ẽ chiều nay mưa.

2) T ất nhiên là ông ấy sẽ đến.

Trang 9

3) C hắc hẳn là ông ấy bận.

Còn thuộc vào nhóm phu ngữ câu chỉ ý kiến ià những tổ hợp mà theo

nòng cốt câu hoặc sau chủ ngữ và trước vị ngữ [1,197] V í dụ:

1) N ó i trộm bóng, từ ngày nó lên bốn, nó hóm đáo để.

2) N ó i của đáng tội, m ẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

3) C ứ như ý ông ấy thì làm như vậy là được rồi.

4) Theo ch ỗ tôi biết thì anh ấy đang bận m ột việc khác.

Ông cho rằng nội dung ý nghĩa chung của hai loại phu ngữ càu này

là cùng biểu thị ý nghĩa tình thái chủ quan được hiểu là m ối quan hệ thái độ của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu [1, 194].

Theo cách nhìn nhận của Lưu Vân Lăng về cấu trúc câu tiếng V iệt thì những kết cấu dẫn trên được xếp vào nhóm các gia tố hỗ trơ (thành tố thêm vào ngoài phần nòng cốt) V í dụ:

1) V ả lại nsười ta thuê nhà cùa tôi, người ta có thể trách cứ tôi (ỏng

gọi là chuyển ngữ).

2) Thực ra ông lão chỉ nói cho sướng m iệng (ông gọi là trơ n g ữ ).

3) N ó lại u ố n s rượu nữa mới chết chứ (ông gọi là cảm ngữ) [dẫn theo

4 5 ,4 1 ].

Theo hệ th ốn s thành phần câu mà N gu yễn Minh Thuyết và N guyễn Văn Hiệp áp dụns để miêu tả cấu trúc câu tiếng V iệt thì một số tổ hợp mà chúns tôi dẫn trên kia được xếp vào hai loại thành phần phụ, đó là đinh ngữ cảu và tình thái ngữ Theo quan niệm của hai tác giả này, đinh ngữ cảu có thể đứng ớ trước nòng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị n sữ có nhiệm vụ biểu thị nhữns ý nghĩa hạn định về tình thái cho sự tình được nêu trons câu (cho biết sự tình được nêu có tính chân lý tương đối hay tuvệt đối, là đươns nhiên hay không đương nhiên, chắc chắn hav chỉ là p h ỏn s đoán, bình thườns

hay cùng cực, hiện thực hay phi hiện thực ) hoặc cách thức diễn ra sự tình được miêu tả trong càu (nhanh hav châm, đột ngột hay kh ôn s đột n sột bất ngờ hay có tiên liệu trước ) V í dụ:

Trang 10

1) C ó l ễ h ô m n a y đ ã l à m ù n g h a i , m ù n g b a T â y r ồ i m ì n h n h i

( N a m C a o )

5) Bổng dưng anh thấy trời đất tối sầm lại.

6) Đ ộ t nhiên, thị thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không (Nam Cao)

Từ (1) đến (3) là ví dụ về dinh ngữ câu biểu thi V nghĩa han đinh tình

3) Cha An Nam thì chỉ quen đến An Nam , như lão huyện Yên Mô, lão

4) N ó lại lấv cả quần áo mang đi mới chết.

5) Kia kia, m ày trông người ta đi chân không còn được nữa là

Mặc dù đây đó có nhữnơ điểm chưa thống nhất trons cách phân loại

cũng như dán nhãn cho các kiểu tổ hợp đã nêu trên giữa các tác giả vừa trích

dẫn, song họ có một điểm chung là đã phát hiện ra các kết cấu này có chức

năng nhất định trong việc bổ sung ý nghĩa tinh thái cho cáu Tuy nhiên, trong

Trang 11

khuôn khổ m iêu tả của mình, tầm quan trọng của vấn đề này chưa được các tác giả đánh giá đúng mức Các tổ hợp này chủ yếu mới được xem xét trong sự giới hạn ở phạm vi cấu trúc nội tại của câu trên bình diện tĩnh tại tách rời khỏi ngữ cảnh giao tiếp hiện thực Những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụns như người nói, người nghe, ý đồ, tình cảm, ý chí, thái độ đánh giá cùa những người tham gia giao tiếp đối với hiện thực khách quan cũng như với nội dung mà câu biểu thị hầu như chỉ được nhắc đến một cách sơ lược Tron 2 khi trên thực tế, đây mới chính thực là những yếu tố cần yếu phải được chú trọng khi bàn đến vấn đề tình thái Đ iều này dẫn đến việc giải quvết các hiện tượng ngôn ngữ trực tiếp liên quan đến các tổ hợp này không tránh khỏi sự phiến diện hoặc có phần đơn giản hóa N hững kết quả đem lại chỉ là những chỉ dẫn chung chung, đôi khi còn thiếu tính nhất quán.

Mấv chục năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa - ngữ dụng, khoa học ngôn ngữ đã có những bước tiến đáns kể Dưới ánh sáng của hướng nghiên cứu tổng hợp, nhiều hiện tượng, nhiều vấn đề n sôn naữ đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách đầy đù, thỏa đáng hơn trong đó có vấn đề tình thái N gh iên cứu nội dung của tính tình thái cùng những kiểu loại phương tiện biểu thị nội dung ấy trở thành một vấn đề có sức hấp dẫn lớn của ngôn ngữ học hiện đại Nhanh chóng nắm bắt và hội nhập

nghiên cứu tình thái theo hướng ngữ nghĩa - n sữ dụng cũ n s đã và đang ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà ngôn ngữ học từ nhiều góc

độ và phạm vi khác nhau Đ iều này được đánh dấu bằng sự xuất hiện hàng loạt, liên tiếp các nghiên cứu mà đáng chú V nhất là những côn g trình:

2) Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng (Cao Xuân Hạo 1991)

3) N g ữ ph á p chức năng tiếng Việt Quyển ỉ Cảu trong tiếng V iệt -

Cấu trúc - N g ữ nghĩa - C ông dụng (H oàng Xuân Tâm N su y ễ n Văn

Bằng Nguyễn Tất Tươm Cao Xuân Hạo chủ biên 1996).

N goài ra còn rất nhiều bài viết về các vấn đề có liên quan đến phạm

trù tình thái ở khía cạnh này hay khía cạnh khác với những mức độ nónơ sáu

Trang 12

khác nhau của các tác giả N guyễn N g ọ c Trâm, Hoàng Tuệ H oàng M inh, Lê

Đ ông, Phạm Hùng V iệt, N guyễn Văn Hiệp, N gu yễn Thị Thuận N g ô Hữu Hoàng, N gũ Thiện H ùng v.v đăng rải rác trên các tạp chí n sô n ngữ.

Tham khảo các côn g trình và bài viết của các tác giả nêu trẽn, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa tình thái và các phương tiện biểu thị ý n sh ĩa tình thái (trong đó có m ột số tổ hợp mà chúng tôi đã dẫn trên đây) bước đầu đã được chú ý nghiên cứu theo hướng hoạt động chức năng, gắn liền với các tinh huống và ngữ cảnh h iện thực, với mục đích ý đồ của người nói và sự tác động liên chủ thể giữa những người tham gia siao tiếp Những kết quả nghiên cứu theo xu hướng này là sự bổ sung hết sức quan trọng và có giá trị cho các nghiên cứu có trước theo hướng ngữ pháp hình thức như đã trình bày, khắc phục được tính phiến diện và đơn giản hóa trong n sh iên cứu tình thái của tiếng Việt.

Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể nhất định trons việc nghiên cứu chỉ ra các kiểu loại ý nghĩa tình thái như vậy, song ở các công trình này phạm vi đối tượng biểu thị tinh thái được bàn đến nhìn chung còn hạn hẹp, thường chỉ là một nhóm phương tiện gắn liền với đặc điểm từ loại hoặc một kiểu cấu trúc nhất định Do vậy những nshiên cứu mới chỉ dừng lại ở những quan sát đơn lẻ Tuv nhiên, cũng xin nói n say răng đây là một hạn ch ế ít nhiều mang tính khách quan, khó tránh khỏi bởi đối tượng được bàn đến phải chịu sự ch ế định của khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu cũng như cái khuns lý thuyết được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu của từng tác giả Tóm lại thì trên thực tế, chưa có cô n g trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu m ột cách đầy

đủ, có hệ thống đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa - chức năng, điều kiện sử dụns các tổ hợp mà chúng tôi đã dẫn với tư cách tác tử biểu thị ý nghĩa tình thái Đày thực sự là một địa hạt xứng đáng cần được tiếp tục n sh iên cứu, ùm hiểu đầy đủ, sâu hơn và toàn diện hơn nữa để đi đến nhữnơ kết luận thỏa đáns, 2 Óp phần hoàn thiện từng bước bức tranh toàn cảnh về vấn đề tinh thái của tiếng Việt.

Với nhận thức như vậy, chúns tôi đã chọn việc tìm hiếu đặc điếm của quán ngữ biếu thái tình thái trong câu tiên 2 V iệt làm đề tài n sh iên cứu khoa

h ọ c c ấ p T r u n g t â m , v ừ a h o à n t h à n h v à o t h á n g 3 n ă m 2 0 0 3 Đ ề t a i đ ã đ ư ợ c

Trang 13

nghiệm thu và mặc dù được đánh giá là có những đóng 2 Óp thiết thực, đáns kể

nhưng do đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ và tương đối rộng, chúng tôi nhận

thấy những g ì làm được cũng mới chỉ dừns lại ở mức rất khiên tốn Hơn nữa,

trong khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài nghiên cứu cấp Trung tâm có những

luận điểm hay nhận định mà chúng tôi đưa ra m ới được hình thành như một

hướng suy n gh ĩ còn đang vận động, cần tiếp tục được nghiên cứu, kiểm chứng

thêm để đi đến hoàn thiện Chẳng hạn, trong đề tài cũ, chúng tôi đã phát hiện

ra chức năng truyền tải thông tin siêu ngôn ngữ, chức nănơ liên kết văn bản, tổ

chức hội thoại của quán ngữ tình thái nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu xem

đâu là chức năng nổi trội, thu hút nhiều quán ngữ tình thái hơn cả hay tìm hiểu

xem ngoài các chức năng này ra liệu quán ngữ tình thái còn chức năng nào

khác không? N gay trong chương đậc điểm hình thức của quán n sữ tình thái,

chúng tỏi cũng chưa đề cập được đến vấn đề làm thế nào phân biệt những

quán naữ tinh thái có cấu tạo và trị trí xuất hiện hoàn toàn giống với một

thành phần từ ngữ nào đó thuộc ngôn liệu của câu Những tồn tại và hạn ch ế

nói trên sẽ được ch ú n s tôi quan tâm giải quyết trong đề tài này Đây có thể coi

là một nấc thang mới, m ột sự tiếp nối ở mức sâu hơn và rộng hơn đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Trung tâm mà chúng tôi đã thực hiện, nhằm khám phá bản

chất của lớp từ vốn không xa lạ nhưns quả thật đã là sự băn khoăn bấy lấu của

giới ngôn ngữ học lớp từ gày không ít khó khăn, lúng túng cho nhữne người

làm công tác g iả n s dạy tiếng Việt trong nhà trường nói chung và cho người

dạv tiếng V iệt như m ột ngoại n sữ nói riêns Chúng tôi tin rằng với điều kiện

rộng mở và thuận lợi hơn, đề tài sẽ có được những đ ó n s 2 Óp lớn hơn cả về lý

luận lẫn ứns dụng thực tiễn Để tiện cho việc trình bày, bắt đầu từ đâv chúnơ

tôi qui ước g ọ i các quán ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái là quán n sữ tình thái và

viết tắt là QNTT.

2 Mục đích, nhiệm vụ của đé tài.

Khi chọn thực hiện đề tài này, ch ú n s tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:

chữ cái) kèm theo sự giải thích ngắn sọn ý nghĩa tình thái mà chúng biểu thị

và điều kiện dùng (trong trường hợp cần thiết) nhãm cu n s cấp tư liệu cho

những người có quan tàm đến vấn đề.

Trang 14

2.2 Bước đầu phân tích, m iêu tả những đặc điểm cơ bản của chúng về hình thức cũng như về ý nghĩa - chức năns xét trong mối quan hệ với nội dung

mệnh đề và tình huống giao tiếp Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại, xếp

nhóm các Q NTT đ ổn g thời chỉ ra sự ch ế định của khuna tình thái với nội

dung m ệnh đề.

3 Ý nghĩa của đề tài.

Đ ề tài có thể nói là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu chức

năng ngữ nghĩa của các QNTT tronơ tiếng V iệt V ới việc miêu tả một cách cơ

bản, có hệ thống kiểu đơn vị ngữ nghĩa này, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ có

những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu tính tình thái cũng như các

phương tiện biểu thị tình thái của tiếng Việt, làm cho vấn đề phức tạp và còn

tương đối mới mẻ này trở nên sáng rõ và đầy đủ hơn.

V iệc chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa - chức năng, cảnh huống sử

dụng các QNTT trong m ột chừng mực nào đó, cũng siúp ích cho việc dạy

ngữ pháp trons nhà trường, đặc biệt cho người nước nsoài học tiếng Việt (tất

nhiên là ở m ột trình độ phù hợp).

Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tư liệu có giá trị nhất định

làm tiền để cho việc tiến hành nghiên cứu, so sánh, đối chiếu hệ thống QNTT

tiếng V iệt với các n 2 ôn ngữ khác Từ đó, rút ra các nhận xét cụ thể về cái

chuns và cái riêng trons cách thức các dân tộc khác nhau nhận thức và cảm

thụ thế giới, góp phần soi sáng m ối quan hệ giữa ngôn ngữ và các đặc trưnơ

văn hóa dân tộc.

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

Đ ể thực hiện nhiệm vụ, mục đích của đề tài, chúns tôi chủ trươns tiến

hành côn g việc theo các bước sau:

- Ghi chép các tổ hợp từ, các lối nói mà chúns tỏi cho là QNTT có trong

các sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học hiện đại cũng như trong Từ điển tiếng Việt.

- T h ố n g k ẻ , x á c l ậ p m ộ t d a n h s á c h c á c Q N T T t h u đ ư ợ c t h e o t h ứ t ự c h ữ c á i

- L ầ n l ư ợ t p h à n t í c h Q N T T t h u đ ư ợ c T r o n s k h â u đ o ạ n n à y , c h ú n s t ô i

chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh, nghĩa là đặt các phươns

tiện cán xét vào phát ngôn trong m ối quan hệ sắn bó với nội duns mệnh-đề và

Trang 15

nhiều nhàn tố ngữ dụng khác Đ ồng thời các thủ pháp như so sánh, cải biên cũng được sử dụng khi cần thiết.

5 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần m ở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương Cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận vê tính tình thái Khái niệm quán ngữ tình thái

Trong chương này, chúng tôi trình bày:

1 Cách hiểu về khái niệm tình thái trong ngôn ngữ.

2 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái chủ yếu thườns gặp trong tiến g V iệt.

3 C á c h h i ể u k h á i n i ệ m q u á n n g ữ t ì n h t h á i

Chương II: Đặc điểm hỉnh thức của quán ngữ tình thái trong tiếng Việt.

Chương này gồm các nội dung sau:

1 Đặc điểm tổ chức hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái

-2 Đặc điểm thái độ cú pháp c ủ a quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện qua khả năng cải biến, chêm xen các thành tố nội tại.

qua khả năng phân bố vị trí trong cấu trúc câu.

4 Phàn biệt quán ngữ biểu thị tình thái với các thành phần từ n sữ khác của càu.

Chương III: Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt.

1 Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán n 2 ữ biểu thị tinh thái.

2 Các kiểu quan hệ thường gặp về n sữ nghĩa - chức nănơ của quán ngữ biểu thị tình thái với nội dung mệnh đề của câu.

Trang 16

CHƯƠNG I

C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ TÍNH TÌNH THÁI KHÁI NIỆM QUÁN NGỮ BIÊU THỊ TÌNH THÁI

1 Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ.

cách hiểu "tình thái là tình cảm, thái độ của nsười nói đối với điều được nói

ra" Vào thời điểm này, không cần bàn cãi nhiều cũng có thể nhận thấy cách

hiểu trên còn mang tính chủ quan, chung chung và phiến diện N ó chỉ đứng về

phía người tạo phát ngôn và chỉ giới hạn ở phạm vi quan hệ giữa người nói với

cái được nói ra trong câu Hiểu như vậy, vô hình chung chúng ta đã làm thu

hẹp nếu không muốn nói là làm sai lệch nội hàm của khái niệm này.

Cần nói ngay rằng, nhận thức về tính tình thái là m ột vấn đề mang đầy

tính thử thách N ó tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận tính tình thái về cơ

bản có cơ sờ ở ngôn ngữ hay triết học? "Tinh thái là gì?" Càu hỏi này sản sinh

ra vô vàn câu trả lời tùy vào hướng tiếp cận mà m ỗi nhà nghiên cứu lựa chọn

cho mình Tuy nhiên, có lẽ không ai phản đối với nhận định rằng đ â y là phạm

trù cơ bản nhất nhưng cũng là mơ hồ, khó nắm bắt nhất cả trons ngôn ngữ lẫn

tư duy.

N hư m ọi người đều biết, khái niệm tình thái vốn xuất phát từ logic

học D o đó, những người đầu tiên quan tâm nghiên cứu vấn đề tình thái phải

kể đến là các nhà logic Trong bất kỳ công trình nghiên cứu lo sic nào, lo sic

tình thái cũne được nhắc đến như một phương diện quan trọns khôn s thể thiếu

của hệ thống logic bên cạnh những logic vị từ, lo s ic m ệnh đề, lo sic thời sian

v.v Do sự hạn ch ế về trình độ cũng như khuôn khổ chuyên luận, ờ đâv,

chúng tôi không đi sâu m iêu tả tình thái logic mà chỉ xin tóm lược những đặc

điểm cơ bản nổi bật nhất của loại tình thái này Trên cơ sở đó xem rằng khi

chuyển dịch s a n s khoa học n gôn n sữ cách h iểu thuật n s ữ này có n'hữns

biến đ ổ i ra sao.

Trong logic học, nội dung của mệnh đề được chia làm hai phần: ngôn

liệu và tình thái N gôn liệu là cái tập hợp gồm vị ngữ 1 Ỏ 2 Ĩ C và các tham tố của

Trang 17

n ó đ ư ợ c x é t n h ư m ố i l i ê n h ệ t i ề m n ă n g , c ò n t ì n h t h á i l à c á c h t h ự c h i ệ n m ố i

liên hệ tiềm năng ấy, cho biết mối liên hệ ấy là:

- Hiện thực hay phi hiện thực.

- Tất yếu hay không tất yếu.

b) Chân lý thực tế (Factual truth): Chân lý như thực tế (True as fact).

c) Chân lý có thể (Possibly truth): Chân lý theo giả thuyết (True by

h y p o t h e s i s )

d) Phi chân lý (N on truth): Giả hiệu (False) [53, 128].

Do chỗ chỉ quan tâm đến giá trị chân - ngụv của mệnh đề, trừu tượng

Trang 18

phạm trù đã được tình thái logic quan tâm nghiên cứu từ làu) nhưns khôns thể phủ nhận là chúng vẫn làm thành một phổ đa dạns về màu sắc phonơ phú về cách biểu hiện hơn nhiều so với tinh thái trong logic Lý giải điều này, T.Givon đã chỉ ra rằng đó là bởi " trong ngôn ngữ của con người, tính tình thái đã được nhìn nhận và lý giải từ góc độ dụng học với nhửns sờ chỉ rõ ràng

về người nói, người nghe, với sự quan tâm đến ý đồ mục đích, giao tiếp của họ" [53, 129] Chính g ó c độ nhìn nhận, lý giải này làm nên điểm khác biệt căn bản giữa tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ là cơ sờ cần vếu cho

sự phân biệt tình thái khách quan với tình thái chủ quan.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói ngay rằng không phải naay từ đầu các nhà ngôn ngữ học đã ý thức được như vậy Trên thực tế, trons một thời sian tương đối dài, việc xác lập một đường ranh giới dứt khoát giữa ngôn ngữ và lời nói của F.D.Saussure đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến khoa học ngôn ngữ nói chung, nghiên cứu tình thái nói riêng Theo quan niệm này, tính tinh thái bị đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ yếu N s ô n nsữ thườns được nghiên cứu thiên về mặt cấu trúc hình thức, còn mặt nội dụng nói chung và nhất là các nội dung liên quan đến các nhân tố giao tiếp như ngữ cảnh, người nói, nsười nghe hầu như không được quan tâm Tinh hình này dẫn đến thực trạns nghiên cứu tình thái rất m ờ nhạt, còn nhiều bất cập đúns như Cao Xuân Hạo đã nhận xét:

“N sữ pháp truvền thống, với sự thiên vị cố hữu đối với hình thức biểu đạt, rất

ít khi miêu tả các phương tiện tinh thái một cách có hệ thống Các loại hình thái được miêu tả và s ọ i tên theo những đặc trưng của cách biểu đạt ("khởi ngữ", "phó từ phủ định", "ngữ khí từ", "phạm trù thì", "phạm trù thể", "phó từ", "phó động từ", "trợ từ", "tiểu tố", v.v ) và nhiều khi những từ biểu đạt tình thái được liệt vào loại hư từ, nghĩa là nhữ ns từ cô n g cụ k h ỏ n s có n sh ĩa

từ vựng hoặc dầu n ghĩa của các từ tình thái, nếu khôn g muốn dùng c-ác từ này, phái được diễn đạt bằng cả một câu hay một tiểu cú 2 ồm nhiều thực từ” [25, 52].

M ấy chục năm trở lại đây, từ nhữns bài học đắt giá rút ra được trons quá trình nghiên cứu n sô n ngữ cũng như từ sự nhặn thức lại vé vai trò cùa con nsười trons n sô n nsữ và hoạt động n sỏn ngữ, vấn đề tính tình thái của neôn ngữ tự nhièn đã được nhìn nhận lại trả về đíins với vị thế xứng đ á n 2 c u a nó,

Trang 19

đồng thời trở thành vấn đề trung tâm cơ bản và cũ n s là phức tạp nhất của ngôn ngữ học hiện đại Hệ quả này, xét cho cùng, cũna là tất yếu bời "ngôn ngữ tự nhiên của con người nếu tước bỏ hoàn toàn các bình diện của tình thái thì không thể phản ánh được thế giới với tính cách là hiện thực trong hoạt động chiếm lĩnh và tương tác liên nhân của con người" Thêm nữa "sự phong phú, tính đa dạng của các nhân tố tình thái cũng là yếu tô' rất quan trọns phân biệt ngôn ngữ tự nhiên với hệ thống tín hiệu ở động vật" [18, ] Từ sự "tỉnh ngộ" đó, người ta bắt đầu nghiên cứu chúng trong ngữ nshĩa, cú pháp, n sữ

pháp chức năng và trong lý thuyết hành vi ngôn ngữ Ở những khuynh hướng,

trường phái ngôn ngữ khác nhau, khái niệm tình thái được hiểu không giống nhau D o vậy mà xung quanh vấn đề tình thái trong ngôn ngữ cho đến nay vẫn đang còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm, cách hiểu chưa toàn toàn thống nhất giữa các nhà nghiên cứu v ề điều này, v z Panfilov đã từng có nhận xét rằng

Ảnh hưởns sâu sắc nhất đến lv thuyết tình thái trước hết phải kể đến

nhà ngôn n sữ học nổi tiếng người Pháp Ch.Bally Theo ông trong nội duns ngữ nghĩa của câu, cần thiết phải phân biệt hai yếu tố khác nhau đó là Dictum

và M odus Dictum được hiểu là nội dunơ biểu hiện làm thành cốt lõi n sữ nghĩa của câu miêu tả một sự tình nào đó của thế giới, còn M odus là nhữns thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung được biểu hiện cũ n s như m ối quan hệ siữa nội dung ấy với hiện thực trong cách nhìn nhận cùa chủ thể phát ngôn rằng đó là cái m o n s muốn hav khỏns m ons muốn, cái hiện thực hav phi hiện thực, gắn với mục đích phát ngôn nào và ông cho rằng chính đâv mới là "linh hồn của câu".

Tư tưởns của Ch.Bally về sự đối lập giữa hai thành phán cơ bản tron 2

thành cơ sở cho lý thuyết tình thái trons n sốn n sữ học Tuy răng vé sau sự

Trang 20

đối lập mà ông đề xuất có thể được thay bằng nhữns cặp thuật ngữ khác tùv theo hệ thống quan điểm của từng tác giả với những ngụ V riêns Chẳnơ hạn,

Ch.J Fillm ore trong bài N g ữ p h á p cách (1968), xuất phát từ việc nghiên cứu

cấu trúc câu cũng chia câu ra hai phần: M ệnh để (Proposion- P) và Tình thái (M odus- M) Theo đó, ông quan niệm cấu trúc ngữ nghĩa của câu (Sentence-S)

sẽ bằng khung tình thái cộng với lõi mệnh để phản ánh một nội duns sự tình nào đó: s = M + p Trong đó, p được hiểu như m ột tập hợp quan hệ có tính phi thời giữa các động từ và danh từ, còn M gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu như phủ định, thì, thể, thức Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng thuật ngữ m ệnh đề để gợi ra những cách hiểu mơ hồ không rõ nghĩa nên đề

xuất thay thế bằng cặp thuật ngữ tình thái và ngôn liệu [dẫn theo 18, ] Cũng

chia câu thành hai phần, N C hom sky - đại diện tiêu biểu của ngữ pháp tạo sinh lại dùng cặp thuật ngữ Tinh thái và Hạt nhân Ông cho rằng đây là hai yếu tố cần yếu, quan trọns tạo ra câu cơ sở - là đơn vị thuộc cấu trúc bề sâu, tồn tại trong tư duy con nsười m ột cách trừu tượng Từ cấu trúc bề sâu chuvển thành cấu trúc bề mặt (nhữns phát ngôn cụ thể), câu cơ sờ phải trải qua những phép cai biến nhất định.

Có cùng quan điểm coi tình thái trước hết là một bộ phận quan trọns thuộc bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của câu như Ch.J Fillm ore, Lvons (1977)

đã nhận định: "tình thái là thái độ của người nói đối với nội cỉuns mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó m iêu tả" [54,452] Nhìn nhận tình thái là m ột đặc trưng cơ bản của cấu tạo câu, v v V in osradov phát biểu "tính tình thái được xác lập theo quan điểm của người nói song bản thân quan điếm

đó lại được xác định bởi vị trí của người nói vào lúc nói đối với người đối thoại và đối với cái phân đoạn thực tế được phản ánh trons câu" [dẫn theo 17, 18] Tinh thần nàv được A.V.Bondarko (1 9 7 7 ) diễn đạt m ột cách khác như sau

"tình thái là m ột phạm trù ngôn n sữ chỉ ra đặc điểm của các m ối quan hệ khách quan được phản ánh trona nội dung của câu và chí ra mức độ cua tính xác thực về nội duns của chính câu đó theo quan niệm của người nói" [dẫn theo 51, 48].

M ột cách cụ thể hơn, M v Liapon (1 9 9 0 ) trong mục viết vẽ tình thái

đã khẳng định "tinh thái là một phạm trù của chức năng n sữ nnhĩa thể hiện

Trang 21

các dạng quan hệ giữa người nói với m ối quan hệ khác nhau c ủ a phát nsôn đối với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau cùa điều được thông báo" [dẫn theo 5 1 , 48] Ông còn nói thêm rằng hướng đi được nhiều người công nhận nhất là phân chia phạm trù tình thái thành phạm thù tình thái khách quan và tình thái chủ quan Theo ông, tình thái khách quan thể hiện mối quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính'; còn tình thái chủ quan là dấu hiệu tất yếu ở một phát ngôn bất kỳ (phạm trù thức của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái ở chức năng này) Tình thái chủ quan là quan hệ của người nói với điều được thông báo, là dấu hiệu khônơ bất buộc của phát ngôn D ung lượng ngữ nghĩa của tình thái chủ quan rộng hơn dung lượng ngữ nghĩa của tình thái khách quan và khôns đồng loại Khái niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho tình thái chủ quan Khái niệm này không chỉ bao 2 ồm các đánh giá logic (lý tính, duy lý) về điều được thôns báo

mà còn gồm tất cả các dạng khác nhau về phản ứng có tính cảm xúc (phi lý tính) [dẫn theo [51 4 8 -4 9 ].

Từ g ó c nhìn của lý thuyết hành vi ngôn ngữ, Palmer và một số tác giả khác cho rằng "sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và tình thái rất gần gũi với

sự phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi tại lời theo tinh thần của Austin Trong hành vi tạo lời chúng ta nói một cái gì đó còn trons hành vi tại lời chúng ta làm m ột cái s ì đó" [55, 14].

Với cù n s một tinh thần nhưng sự phân biệt của Hare có hơi khác Theo Hare, trons câu, cẩn phân biệt ba bộ phận: Phrastic, Tropic và N eustic Trong

đó Phrastic là phần ch u n s cho các câu tuvên bố, mệnh lệnh, nghi vấn Đ ó chính là nội dung mệnh đề theo cách hiểu của Ch.Bally; Tropic tương ứng với kiểu hành vi ngôn n sữ thông thường được thực hiện bằng câu này N ội dung của N eustic chính là cái mà Hare gọi và chỉ hiệu của sự cam kết đối với.hành

vi ngôn ngữ được thực hiện Đ ó là sự bảo đảm, cam kết của người nói có liên

m ong muôn của người nói [xem 18, ]

ở V iệt Nam vàn để tính tình thái cũng đans là một vẩn đé mờ với sự

Trang 22

tiếng V iệt - Câu (1 9 8 0 ) cho rằng "tình thái là phạm trù n sữ pháp của càu ờ

d ạ n g t i ề m t à n g T ì n h t h á i c ó m ặ t t r o n g t ấ t c ả c á c k i ể u c â u Đ i ề u n à y t h ể h i ệ n ở

c h ỗ c â u c ó g i á t r ị t h ờ i s ự , n ó c ó t á c d ụ n s t h ô n g b á o m ộ t đ i ề u m ớ i m ẻ Q u a đ ó

người nghe hiểu rằng người nói có thái độ thế nào với hiện thực” Đỗ Hữu

Châu (1 9 8 3 ) lại quan niệm "tình thái sẽ bao gồm toàn bộ những V nghĩa thuộc

phạm vi dụng học và sẽ tập hợp lại thành thông điệp bộc lộ kèm với lõi p của

phàn tích cụ thể nội dung các ý nghĩa tình thái bộ phận, cách siải quyết của

Trang 23

thái cần yếu, tình thái mong muốn (nguyện vọng), tình thái khuvên nhủ, tình thái ngăn cấm và cảnh cáo trước, tình thái răn đe [dẫn theo 51, 49].

Coi tình thái là một lĩnh vực ngữ nghĩa, gắn liền với các yếu tố ngữ nghĩa và ngôn ngữ biểu thị, J ByBee cho rằng " tình thái bao trùm lên một loạt những sắc thái ngữ nghĩa hết sức rộng lớn, đa dạng như: cầu khiến, giả định, tiềm năng nghĩa vụ, ngờ vực, cảm thán v.v Chúng tuy khác nhau nhưng đều có chung m ột mẫu số đó là đều được coi như nét nghĩa bổ sung, bổ trợ, thêm vào hay bao trùm lên cái nghĩa sự tình được thể hiện ờ mệnh để trong phát ngôn" [51, 1].

Ở một mức khái quát hơn, J.Lyons (1 9 7 7 ) cho rằng tình thái chủ quan

có thể được chia làm hai tiểu loại: tình thái nhận thức (Epistem ic m odality) và tình thái đạo lý (D eontic m odality).

Cả hai phạm trù này đều liên quan đến khái niệm khả năng và tất yếu nhưng theo hai phạm vi khác nhau.Tinh thái nhận thức có liên quan đến tính khả năng và tất yếu về phươns diện tính xác thực của mệnh đề Do đó, nó liên quan đến sự hiểu biết (know ledge) và niềm tin (confidence) [54,793] Tinh thái đạo n sh ĩa cũng liên quan đến tính tất yếu của khả năng nhưns là cùa những hành động được thực hiện bởi nhữns tác thể đã bị ràng buộc về trách nhiệm cũ n s như những nsu vên tắc xử thế về phương diện đạo đức D o đó, nó liên quan đến sự cho phép hay nghĩa vụ có tính xã hội" [54, 823].

Cũng chính là J.Lyons, trong một c ô n s trình xuất bản năm 1980 về

n 2 Ữ nghĩa, đã cho rằng "về lý thuvết, có thể phân biệt hai kiểu tình thái nhận

thức: tình thái nhận thức khách quan và tình thái nhận thức chủ quan" Tuy

người ta gọi là tình thái nhận thức khách quan và tinh thái khách quan losic" [dẫn theo 18, ].

Đ iều này một lần nữa c h o thấy đối với địa hạt tình thái, việc phạm trù hóa rạch ròi, bao quát và triệt để là rất khó khả thi.

Đ ồ n c tình về cơ bủn với quan niệm này, F.R Palmcr (1986.) có nhãn xét "khái niệm tình thái nhận thức này khône chì liên quan đến tính khả nãng hay tính tất yếu mà còn liên quan đến mức độ cam kết của nsười nói đối với

Trang 24

điều mà anh ta nói ra ( ) nó bao gồm cả sự xác nhận cá nhãn cũng như nhữns báo đảm của người nói đối với điều mà anh ta nói ra Còn tình thái đạo lý thì liên quan đến tính hợp thức về đạo lý của hành động do một người nào đó hay

do chính người nói thực hiện" [dẫn theo 45, 217].

Sự phong phú về các kiểu ý nghĩa tình thái cũng có thể thấy rõ trong các công trình nghiên cứu về tiếng V iệt Chẳns hạn trong các bài viết hoặc công trình của các tác giả Đ ỗ Hữu Châu [xem 3], N guyễn Đức Dân [xem 9], [10], [12], Lê Đ ông [xem [14], [15], [18], H oàns Phê [xem [43], [44], N guyễn Thị Thuận [xem [36], [37], N guyễn N gọc Trâm [xem [47], N su yễn Văn Hiệp

[xem [1 8 ],[2 8 ],[2 9 ]] Ó m ột mức khái quát cao, Cao Xuân Hạo cho rằng tình thái của câu được biểu thị trong cấu trúc cú pháp cơ bản (mà tác giả gọi là cấu trúc Đ ề - Thuyết) 2 ồm có:

- Nhận định của người nói về giá trị chân ngụy của điều được nói ra trong câu (khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ phạm vi giới hạn và điều kiện của tính chân lý).

- Về tính khả năng hay tất yếu của điều đó (có thê hay không có thế, tất nhiên hay không tất nhiên, mức độ cao hay thấp của tính khả năng tính tất yếu).

- Cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt (đáng mừng hay đáng tiếc, đáng hy vọng hay e ngại nên có hay khổng nên có ).

- Sự giới thiệu của nsười nói về tính chất của câu nói (tính thành thực, đơn giản, áng chừne hay chính xác )

M ối quan hệ siữ a càu nói với tình huốn s đối thoại hay đối với ngôn cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực logic và siêu ngôn ngữ [25, 175].

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi xin tổng kết thành m ấy điểm chính như sau về vấn đề tình thái:

- Tinh thái cù n s với nội dung mệnh đề là hai thành phần cần yêu tạo nên cấu trúc ngữ n sh ĩa của câu, sóp phần thực tại hóa câu gắn câu với điều

kiện sia o tiếp hiện thực.

- Các phạm trù tinh thái không tồn tại và hoạt động tách biệt lập trong một thế giới tự trị mà trái lại, chúng có sự phù hợp, tương thích với nhau va

thực sự bị quyết định bởi:

Trang 25

+ Những khác biệt về hình thức trong những n sô n n sữ khác nhau.

+ Những mồ hình phổ quát nổi bật của sự tươns quan giữa hình thức

và chức năng.

+ Những cách thức biến đổi của ngôn n sữ đã được chứng minh bằng thực tế ngữ liệu.

Chính vì vậy, các ngôn ngữ khác nhau, về nguyên tắc, sẽ rất khác nhau

về số lượng các kiểu loại phạm trù tình thái cũng như những cách thức thể hiện nội dung của phạm trù tình thái ấy.

- Có thể khẳng định tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa cực kỳ rộn 2 lớn, thể hiện thái độ, những dạng đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung mệnh đề, với người đối thoại và với các nhân tố khác của ngữ cảnh liên quan đến sự tình được phản ánh.

- Tinh thái cần được nhìn nhận, xem xét, nghiên cứu như một phạm trù mang tính phức thể, nhiều phương diện tác động lẫn nhau một cách tích cực và liên hệ một cách chật chẽ với các phạm trù ngữ nghĩa - chức nãng cũng như với các phạm trù của ngữ dụng học Theo cách nhìn này, khi nơhiên cứu tính tình thái, chúng ta phải tính đến sự tương tác phức tạp giữa bốn nhân tố của quá trình giao tiếp: người nói, người đối thoại, nội dung của phát n sôn và thực tế.

- N ội duns, ý nghĩa cụ thể của tính tình thái rất đa dạng nhưng phần lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các nhân tố như tất yếu và khả năns, hiện thực và phi hiện thực, trạng thái nhận thức của người nói và nhữns

quy tắc đạo lý của xã hội.

2 Các phương tiện biểu hiện tính tình thái trong ngón ngữ.

Cùng với sự phong phú của các kiểu ý n sh ĩa tình thái, các phương tiện dùng để biếu thị ý nghĩa tình thái cũng vô cùng đa dạng N ói cách khác, trong ngôn ngữ tự nhiên, có rất nhiều cách để tính tình thái tự bộc lộ Khi nghiên cứu tình thái trong tiếng Anh, Palmer (1986) đã nhận xét ràng "tính tinh thái không nhát thiết chỉ được đánh dấu bời các yếu tố có phẩm chất động từ tính",

ô n s cho rằng "xét cho cùng, chẳng có một lý do hiển minh nào có thế giải thích được điều này ngoại trừ một sự thực duy nhất: động từ là thành-phán trung tâm, quan trọns nhất trong câu" [55, 45] Cũng trên tinh thần đó,

Trang 26

Halliday có nhận xét "trong câu không có vị trí cố định cho các biểu tố tình thái Nói m ột cách rõ hơn, m ột tình thái có thể được biểu thị bời cả phươns tiện mang tính động từ lẫn không có tính động từ hoặc là bởi một hav nhiều sự kết hợp của cả hai loại phương tiện này" [dẫn theo 53, 19] Trong cuốn Tiếng

V iệt sơ thảo ngữ pháp chức năng, nhân nói về vấn đề có liên quan đến tình thái, Cao Xuân Hạo đã có nhận xét rất xác đáng rằng: "Các ý nghĩa (nội dung) tình thái có thể được diễn đạt bằng rất nhiều cách, bằng những yếu tố đa dạns

có cương vị ngôn ngữ học rất khác nhau, đảm đương nhữns chức năng ngữ pháp khác nhau và được đật ở những vị trí khác nhau" [25, 175] Tuy nhiên, về đại thể các phương tiện sau đây vẫn thường được nhất trí xem là những phương tiện diễn đạt tình thái cơ bản nhất:

2.1 P h ư ơ n g tiện ngôn điệu: Trong bất cứ ngôn ngữ nào, ngoài chức

nãng chỉ hiệu cấu trúc n sữ pháp ra (chẳns hạn đánh dấu một phân câu hay một câu; đánh dấu sự tương phản giữa một nhận định hay một câu hỏi ), ngữ điệu cũng còn có thể được dùng như một phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái, thể hiện thái độ, cách nhìn nhận của người nói (chẳng hạn hoài nshi hav quyết chắc, tán đ ồn s hay phản đối, bác bỏ ) đối với điều được nói ra Trên thực tế, sự kết hợp của ngữ điệu với các nghĩa từ vựnơ có khả năng tạo ra những hiệu quá rất khác nhau, có thể làm tăng lẻn hoặc yếu đi một lực ngôn

trung nào đó của câu Chẳng hạn, xét ví dụ: N ó s ẽ thi đ ỗ đ ạ i học nếu người nói nhấn mạnh vào phó từ s ẽ thì đâv là chỉ tố đánh dấu tình thái chù quan, biểu thị ràng việc nó thi đ ỗ đại học là có khả năng xảy ra theo suy nghĩ, đánh

giá, niềm tin của chủ quan người nói Từ đó, làm tăng tính thuyết phục, hiệu quả làm tin đối với nsười nghe, nhằm đạt đến một mục đích giao tiếp Cụ thế

nào đó (tùy thuộc vào n sữ cảnh) Nhưng nếu không nhấn giọng ở s ẽ mà chỉ

đọc lướt và gắn s ẽ với động từ thi đ ỗ ( s ẽ thi đỗ) thì ở đây ý n sh ĩa tình thái chu

quan không còn Phát ngôn này đơn giản là sự tường thuật lại cùa người nói về

khả nãnạ thi đ ổ đạ i học của nó mà thôi.

2.2 C á c p h ư ơ n g tiện n g ữ pháp: Có thể là thời hoặc thức cua đ ộn s từ

(phổ biến trong các ngôn n sữ biến hình), phươns thức trật tư từ hay thay đổi

điểm cần nhấn mạnh (focu s) trong phát ngôn.

Trang 27

2.3 C á c p h ư ơ n g tiện từ vựng (lexico - m o d a l m arkers):

* Các đ ộ n g từ tình thái: muốn, toan, định, dám, hòng V í dụ:

1) N ó toan chạy nhưng nghĩ thế nào lại thôi.

2) Tôi định cuối năm xây dựng gia đình.

3) Hấn làm vậy hòng thoát tội.

* Các trợ từ, tiểu từ tình thái: à, ư, chăng, nhỉ, nhé, thế, cơ, ngay, cả Ví'dụ:

3) - Tôi yêu em , xui em bỏ chồng liệu như vậy có thất đức đểu giả chăng?

* Các động từ chỉ thái độ mệnh đề gắn với cấu trúc câu ghép : lo rằng, tiếc là,

ngờ rằng, s ợ rằng V í dụ:

1) Tôi ngờ rằng nó nói dối.

2) Tôi tiếc là không kịp về gặp anh.

3) Tôi s ợ là chị ấv ốm

* Các động từ ngữ vi: hỏi mời, khuyên, yêu cầu, đ ề nghị, tuyên bố hứa, cam

đ o a n , thề V í dụ:

1) Tôi đ ề nghị anh nghiêm túc.

2) Tôi mời anh ấy đi xem

3) Tỏi tuyên bó' bế mạc hội nghị.

* Các thán từ: ôi, chao, trời ơi, ch ế t, ôi dào, ối giời ơi V í dụ:

* Các phó từ, tổ hợp phó từ, tổ hợp liên từ: có l ể là, ắt là đương nhiên lá, hay

lả, q u ả thực là, thực tình là, ấ y t h ế mù V í dụ:

1) C ó l ẽ đời tôi chưa bao siờ được bâns khuâns ( ) thanh thán như lúc nàv.

(TTTN 1.39)

1) - Chết Sao anh lại

2) - Ôi dà, đỏi gà của cô để làm món phụ.

3) - Giời ơi là ẹiời! Có ch ổn s con nhà nào thế không?

Trang 28

3) - Em khổ lắm! ( ) H a \ là kiếp trước em mắc tội nợ 2 Ì đây (TTTN 1.31)

* Các cụm từ biểu hiện ý nghĩa tình thái mang tính chất cố định như: xem ra,

nghe đâu, nghe nói, nghe bảo, t h ế nào cũng, theo ý tôi, nói tóm lại là, ước gì,

ẹ/ thì gì, V í dụ:

3) Đứa con chạy trước, bố nó đi giữa, mẹ nó đi sau cùns Xem ra đúng là đội

Nếu như tronơ các ngồn ngữ biến tố, các phươnơ tiện ngữ pháp dùng

đê biểu thị các ý nghĩa tình thái (thức của động từ, trợ động từ tình thái ) được các nhà nghiên cứu phân biệt khá rạch ròi và chú trọns hơn so với các phương tiện từ vựng thì ngược lại, ở các ngôn ngữ đơn lập trong đó có tiếng Việt, sự phân biệt các phương tiện từ vựng và ngữ pháp trons việc biểu thị các nội dung tình thái không được đặt ra một cách nghiêm ngặt Hơn nữa, xem xét các cách biếu đạt tình thái trong tiếng Việt, chúng ta dẻ nhận thấy là các dấu hiệu từ vựns được sứ dụng hết sức linh hoạt và với tần số cao hơn hẳn so với các phương tiện ngữ pháp Trong số các phương tiện từ vựna thì QNTT (tổ hợp

từ cố định biểu thị ý nghĩa tình thái) là một kiểu phương tiện mang siá trị tiềm năng khá đặc biệt Và đàv chính là đối tượns nghiên cứu của chúng tôi.

3 K h á i n i ệ m q u á n n g ữ t ì n h t h á i

Như m ọi người đều biết, quán nsữ là kiểu đơn vị n sô n n sữ thuộc phạm

vi quan tâm trước hết là của các nhà nghiên cứu từ vựng Chính vi thế mà khái

Trang 29

niệm này thường được gặp trong các sách từ vựns hơn là trong các sách ngữ pháp Tuy nhiên, lâu nay khi đề cập đến các nhóm từ thuộc vào đối tượns được gọi là quán ngữ thì các nhà nghiên cứu cũng có nhữns cách nhìn nhận không hoàn toàn giố n g nhau Theo đó, phạm vi đối tượng được nhắc đến cũng không hoàn toàn trùng hợp.

N gu yễn Thiện Giáp (1975; 1985; 1996) quan niệm quán ngữ là những kết hợp c ố định được dùng lặp đi lặp lại trong những phong cách chức năng nhất định ( ) Quán ngữ chưa tạo thành một thông báo, vai trò chủ yếu của nó

là để đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh V í dụ: của đáng tội, nói khí vô phép,

nó bỏ ngoài tai, còn m ồ ma v.v trong khẩu ngữ; như trên đ ã nói, có người cho rằng, có t h ể n g h ĩ rằng v.v trong phong cách khoa học [20, 49] v ề ý

nghĩa cũng như về hình thức, các quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do nhưng do nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng được dùng như những đơn vị có sẩn [21, 107], [22,176].

Tán đồng với quan niệm trên, Đỗ Hữu Châu (1981, 1996) cho rằng:

“quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩv, để chuyển ý hay dẫn ý, để dẫn nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoậc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất chưa có

tên gọi [2,82], [6,87] V í dụ: ai cũng biết, chắc chắn là , cũng th ế mà thôi, rỗ

ràng là, nghỉ cho khoe’; nói khác đi, nói róm lại, ngược lạ i, một m ặt thì, mặt khác th ì, chẳng nước non gì, chia cho hết, chia đê trị, đáng chú ý là, nghĩa là, không sớm thì m uộn ” [2,70], [6,75] N hóm các tác giả C ơ sở tiếng Việt

(1998) định n sh ĩa theo lối chiết tự "theo nghĩa đen, quán nghĩa là quen Vậy

quán ngữ là một loại ngữ cố định được người ta quen dùng V í dụ: nói tóm lại,

kết quả là rố t c ụ c, trước h ế t, đáng chú ý, không chóng thì chảy, mặt khác thì như vậy nói khái quát thì quán ngữ là loại ngữ cố định được quen dùng

nhimơ ít hoặc k h ồn s có tính hình tượng".

Cũng theo quan niệm của N guyễn Thiện Giáp và một số nhà nghiên

cứu khác thì thuộc vào quán ngữ còn có các kết cấu kiểu: đ ẹp như tiên, nganx

như cua, nhát như cá y [20, 49]; bạn nối khố, anh hùng rơ m , ăn ngon mặc dẹp, làm trâu ngựa [48, 182] C húns được gọi là những quán ngữ gợi hình Tuy

Trang 30

nhiên, không ít nhà từ vựng tỏ ý không tán thành quan niệm này Họ chủ trương xếp kiểu đơn vị vừa nêu vào hệ thống thành ngữ [2, 84].

Từ g ó c nhìn của các nhà làm từ điển tiếng Việt thì "quán n 2 Ũ là những

tổ hợp từ c ố định, dùng lâu thành quen nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các

yếu tố hợp thành Lên lớp, lên mật, lên tiếng đều là nhữns quán ngữ của tiếng

Như đã nêu trong phần đặt vấn đề đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi chọn là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành n h ữ n s đơn vị khối hay khuôn cấu trúc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ có công năns của những tác tử tình thái tác đ ộns vào nội duns mệnh đề theo một kiểu nào đó Sở dĩ chúng tôi gọi những tổ hợp này là QNTT bời c h ú n g có chung một đặc tính cơ bản với những tổ hợp từ vốn được gọi là quán ngữ theo cách hiểu của các nhà từ vựng học và cũng là cách hiểu phổ biến được nhiều

người chấp nhận đó là tính ổn định, quen dùng Sons, cũng dễ nhận thấy là nội

hàm khái niệm Q NTT theo quan niệm của ch ú n s tôi, về một phươns diện nào

đó, hẹp hơn so với quan niệm của các nhà từ vựng học N ói một cách cụ thể hơn, ờ đây, chúng tôi chí quan tâm đến các đơn vị quán n sữ đã được mã hóa, dùng để trình bày những dạng có tính thể thức hoặc tham gia cấu tạo nên

khung câu Những đơn vị này, như chúnơ tôi sẽ chứns minh ở chươns sau, có

kết cấu m ans tính bền vững nhất định C húns đều mang tính "đặc ngữ” (idiom atic), tức nghĩa của chúng không phải dễ dàns (nếu không muốn nói là không bao giờ) suv ra được bằng phép cộ n s cơ giới nghĩa của các thành tố tham gia cấu thành nên tổ hợp Đ ối với trường hợp các QNTT chí gồm có một

từ thì cái ơọi là từ này cũ n s đã mất đi hoặc mai một phần nào nshĩa từ vựng vốn có cùa minh Có thè nói tính đặc ngữ là một trons nhữns đặc điểm nổi bật

của đối tượng mà ch ú n s tôi n sh iên cứu Người đọc có thế thấv tronc danh

Trang 31

người đã quen gọi là quán ngữ nhưng lại có thể có thêm nhiều tổ hợp kết cấu trước nay chưa ai bàn đến và cũng không loại trừ khả năng có nhữns tổ hợp đã được nói đến nhưng lại không được coi là quán ngữ Chẳns hạn các tổ hợp

kiểu: hình như, có lẽ, tất nhiên, đương nhiên, có khi, vả lại, hơn nữa mà

trước nay các sách ngữ pháp vẫn gọi là phó từ, liên từ Thiết nơhĩ điều này cũng là dễ hiểu, không có gì đáng phải bàn cãi Bởi lẽ, việc dán nhữnơ tên hiệu khác nhau cho cùng một đối tượng hay ngược lại, những đối tượng khác nhau được xếp chung vào một bảng nhãn cũng là điều thường thấy N ó phụ thuộc vào g ó c độ mà người ta chọn để xem xét đối tượng Chúng tôi, với một quan niệm rộng rãi nhưng nhất quán, tuy có thể không thỏa đáng trons trườns hợp này hay trường hợp khác (theo một số quan niệm , cách hiểu tiền lệ) vẫn coi tất cả các tổ hợp đã nêu trong phần đặt vấn đề là QNTT vì chúng đang và

sẽ được nghiên cứu trong cùng một xu thế và một cơ chế hoạt động, ơ đây, xin nhắc lại một lần nữa tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với các tổ hợp từ được chúng tôi tập hợp để nghiên cứu trons chuyên luận này là khả nãng biểu đạt các ý nghĩa tình thái chứ không phải là cái gì khác Mượn khái niệm quán ngữ của các nhà từ vựng học, thực ra chúng tỏi chí muốn nhấn mạnh đến tính tương đối ổn định và quen dùng của chúng tôi mà thôi.

Trang 32

1.1.1 Tổ hơp từ cổ hình thức của mốt càu V í dụ:

1) Thấy Trang còn ngần ngừ bà cụ kéo vai chị: - Đ i thôi chị ạ Chị tính, còn

2) Còn cách nghĩa trang ba bậc, anh lái xe bảo tôi: "Em nói (thế này) khí

không ph ải, vấn đề vàng hươns nhẽ ra em phải phục vụ xếp nhưng đến chỗ

1.1.2 Kết cấu danh ngữ V í dụ:

1) Cháu n soan lắm, s iố n s bố cháu như đúc, ch ỉ mỗi tội tham ăn lắm.

(TTTN 1.430)

2) K hôns được! Phải biết kính trọng thượns đ ế mới được chứ Đ ời thuở nào

1.1.3 Kết cấu dông ngữ V í du:

1) - Giám đốc ở vùng này thì thiếu gì Có mà gạt đi không hết.

- Đ ã đành Nhưng tầm cỡ như chồna cầu thì kể cũng hiếm đi.

(V N Q Đ 5/97.73)

2) V ợ tôi là m ột cô sá i nhà quê, không đẹp lắp có lẽ xấu nhưng được củi ( )

1.1.4 Kết càu tính ngữ V í dụ:

1 ) Đ úng hơn, tôi hiểu nhữns gì có giữa tỏi và Liên đã tiêu tan (TTTN ỉ.27)

Trang 33

2) Đại hội nhà văn lần thứ 4 được nhớ lại như m ột đại hội có nhiều ý kiến trái

ngược gay gắt M ay thay, các nhà văn của chúng ta ( ) đã tỏ ra vữns vàns.

(V N Q Đ 5/9 7 1 5 )

1.1.5 Kết cấu giới ngữ V í dụ:

1) Theo ỷ tôi, phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hưởng nhữnơ thứ của

tiếng V í dụ:

2) Gã nhà xác bảo nó: " D ễ tôi thủ tiêu ông cụ nhà anh đi chắc?"

(TTTN 1.468)

1.2 Nếu căn cứ vào s ố lượnq thành t ố tham gia cấu thành nên Q N T T , một

cách chung nhất, chúng ta có th ể phân chúng thành ba nhóm nhỏ sau:

2)- Người ta bảo mấy tối nay thường thấy hắn lảng vảng ở đâv Dám trộm

Nhóm nàv chỉ chiếm m ột số lượng rất nhỏ (có thể đếm trên đầu ngón tay) trong tổng số QNTT chúng tôi thu được (2,181% ).

1.2.2 Nhóm 2 : Nhóm các QNTT có cấu tạo gồm hai thành tố: ,4/ bảo p ai dè

p, ai đời p , cá i trò p p có khác, hình như p , nghe nối p, tất nhiên p vả lại p

v v V í d ụ :

Trang 34

2)- Cứ tưởng rằng m ở được cái quán cà phê này, cuộc sốna sẽ dễ chịu hơn ( )

Ai dè lại đâm ra nặng nề (Phố.258)

3)- Ai đời hắn ác lắm, Tân ạ Mình đẻ xong ( ) săn sóc chăm bẵm con thế

mà hắn cười khẩy, bảo là đàn bà các mụ cứ có con là y như chó cái.

7)" Em xem không? T ấ t nhiên nàng chẳng bao giờ từ chối xem một tờ báo.

(V N Q Đ 8/96.55)

ơ nhóm này, chiếm một phần khôns nhò là các tổ hợp mà trước nay quan niệm truyền thống với xu hướng thiên vị về hình thức biếu đạt vẫn quen ơọi là phó từ ( p h u từ), liên từ, trơ từ, ịbiết đâu, có lẽ, nghe chứng, quả tình, thảo nào, t h ế mà, t h ế ra ) Trong khuôn khổ đề tài này, tạm gác sang một bên

vấn đề quy từ loại, những tổ hợp này đều được coi là QNTT vì nhữno lý do như đã phân tích ở các mục trước Theo quan sát và thống kê của chúnơ tôi, các QNTT thuộc nhóm nàv chiếm đến hơn một nửa tổng số QNTT hiện chúng tôi thu thập được (57,454% ).

1.2.3 Nhổm 3 : N hóm các QNTT có cấu tạo 2 ồm ba thành tố trở lên: biết đâu

đấy p , có l ẽ nào p , ấ y t h ế mả p , biết đâu chửng p , của đáng tội p, cực chẳng

đ ã p, nói khí vô ph ép p , hói khí không phái p, nói b ó ngoài tai p , như trên d ã nói, V V V í dụ:

1) - Thây nói chị San lớp nàv thua bạc tợn phải không ?

- Lớp trước kia Lớp này mùa màng bận không ai còn đánh bạc Với lại nshe đàu hôm anh ấy về anh ấy gát nên chị ây không dám đánh nữa.

Trang 35

2) Bà hàng đâu dọn ch o tôi một mâm rượu thịt tươm tất ấy nhé Hai Nhiêu

ngạc nhiên bụng bảo dạ: C ó l ẽ nào m ột nsười đã đi tàu thiếu tiền mà lại dám

3) Đã có thằng bạn đùa tôi: Cậu nên đổi thành họ Ma, họ Vừ mới đúns Cùa

đáng tội, cái m iền sơn cước này quả là hợp với tôi (V N Q Đ 5/97 66) 4) - Cậu ơi, Tây bọc ngoài ruộns N ó đi thẳng vô đây ( ) Thãns Tiền quýnh

quáng trong bụng Chú Ba Phát cũng quýnh Cực chẳng đã, chú dắt ba con bò

5) - Cháu hỏi khí không p h ả i cụ là thế nào với vợ chồng cậu ấy.

Theo thống kê của chúng tôi, nhóm này chiếm khoảng gần một nửa tổng số QNTT mà chúng tôi hiện có (40, 365% ).

2 Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thè hiện qua khả năng cải biên, chêm xen các thành tó nội tại :

Căn cứ vào khả nãiig cà i biến, chêm x e n , tììciv t h ế cá c thành tô nội tại của bàn thản Q N TT, v ề đại thể, có thê phân thành mẩy nhóm nhỏ sau:

2.1 N hóm 1: Nhóm các QNTT tạo thành mô hình trons đó chứa đựng một biến tố X Biến tố này sẽ được người nói thay thế bằng những khả năng cụ thế

trong những tình h u ốn s cụ thể Chẳng hạn với mô hình Cứ ị cả) như X thì p, ta

có thể các Q NTT cụ thể:

- C ứ cả như tôi t h ì

- C ả như ông ấ y t h ì

- C ứ như gia đình ấy thì .

Tương tự như vậy với các mô hình sau:

* Theo X thì p , ta có các biến thể:

- Những người tổ chức ra con đường này có tự giác không ?

* N hư X đ ã nối p ta có các biến thế:

Trang 36

- N hư chúng tôi đ ã n ó i

- N h ư đ ã nêu trên

- N h ư đ ã trình bày ở chương ỉ

* X tính, P; xem, P; X b i ế t đấy, P:

3) - Chuyện đàn bà chúng tôi, các anh biết đấy A i đến tuổi chẳns m ons có

4)- Cô x e m , anh ấy nói thế thì ai mà chịu được.

Dễ nhận thấy là các quán ngữ thuộc nhóm này có độ dài tương đối lớn

và thường có hình thức của m ột tiểu cú Chúng tuy đã tạo thành những khối,

mô hình khuôn tươns đối ổn định nhưns vẫn có thể co giãn, thèm bớt hoặc thay thế một trong s ố các thành tố cấu thành tổ hợp bàng một thành tố khác tươns ứng mà khôns làm mất hoặc sai nghĩa tình thái mà quán ngữ biểu thị.

2.2 Nhóm 2 : Nhóm các QNTT có tính ổn định cao, kết cấu giữa các thành tố

vững chắc và chặt chẽ tạo thành nguyên khối kiểu: Ai bào p , biết ngay mà p,

clễ thường p , có l ễ p , của đáng tội p , hình như p , nghe đáu p , nói trộm vía p, cực chẳng đ ã p té ra p , xem ra p, p thì có, p có khác, p chứ tường, p ấ \ mà,

p quá di chứ, ph ả i chi p, đáng ra p , không khéo p , có khi p , quà nhiên p, p bao giờ, thảo nào p , p làm gì, thì ra p

Đ ối với những quán ngữ này khả năng thêm bớt, chêm xen hay thay thế các thành tố trong tổ hợp là rất khó thực hiện Đ iều này cũng có nghĩa là các quán n sữ này tự nó không tạo ra được biến thể tương ứns Theo quan sát của chúng tôi, thuộc vào nhóm QNTT loại này là phần lớn nếu khống muôn nói là tất cả các Q NTT ở nhóm 1.2.1 và 1.2.2, tức là những QNTT có kích cỡ cấu tạo hạn ch ế gồm một hoặc hai thành tố mà thối Đ iều này trong một chừng mực nào đó, cho phép chúng ta rút ra nhận định phải chăng giữa tính

ổn định, chặt chẽ và VŨT12 chắc, nói cách khác là tính đặc ngữ (iđiom atic) cùa QNTT với độ dài vật chất của nó có tươns quan ty lệ nghịch với nhau? Tuy nhiên, trons phạm vi nhóm này chúng vẫn có thể tim được những đơn vị quán

ngữ đồng nghĩa hoặc sần nshĩa nhau Chảns hạn các quán n sữ : lẽ ra, cỉúng

Trang 37

ra, lý ra, đán g l ẽ ra hoàn toàn có khả năng thav thế cho quán nsữ đáng ra

Tương tự như vậy chúng ta có các nhóm quán ngữ đồng nshĩa sau:

- Có khi p , có l ẽ p , p cũng nên.

- Nghe đâu p , nghe nói p , nghe bảo p , thấy b ảo p.

- Thảo nào p, hèn chi p, hèn gì p

- T é ra p , thì ra p

3 Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thê hiện qua

khả năng phân bô vị trí trong cấu trúc cáu :

Cần phải nói ngay rằng, QNTT không chỉ đa dạng về hình thức càu tạo

biệt linh hoạt.

Căn cứ vào khả năng phân bô' vị trí của các Q N T T trong càu, chủng ta

có th ể phân chúng thành mấy nhóm nhỏ sau:

3.1 N hóm 1: N hóm các QNTT có vị trí ờ đầu phát ngôn: ai bảo p , ai dại gì p

ai đời p , a i lại đi p , a i n gờ p , âu cũng là p , ấ y t h ế m à p , cái trò p , chẳng l ẽ

p , chẳng t h ế mà p , b iế t đâu p , b iế t đâu chừng p , cực chẳng đ ã p , của-đáng tội p,

1) - Cô ả N hung hổm nay phải phạt, cái tính đ ố hôm qua chưa làm Cho đáng

3) - Chẳng có l ẽ cái duyên kiếp của anh và em lại được cái ân sủns lớn đến

4) Chú chàng uể oải d ù n s vòi ấn thử xem cầu phà có đủ sức chịu đựns cho nó

5) Đã có thằng bạn đùa tôi: - Cậu nên đổi tên thành họ Ma, họ Vừ mới đúng

Của dáng tộ i, các m iền sơn cước này quả là hợp với tôi (V N Q Đ 5/97.66) Người ta vẫn thường nghĩ câu là đơn vị có chức năng thõng báo Điêu đó khỏns sai nhưng xem ra cần giải thuyết lại khái niệm "thông báo" một cách tương thích với thực tế N gôn ngữ mà cụ thể là lời nói trong thực tiễn hanh

Trang 39

định p , sao lại chăng p , suýt nữa p , thật quả p, theo thì p thê nào mà chà

Ngày đăng: 19/03/2015, 10:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Diệp Quang Ban, Câu đơn tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, HI987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đơn tiếng Việt
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
[2] Đo hưu Châu, T ừ vựng ngữ nghĩ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia. H 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T ừ vựng ngữ nghĩ tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia. H 1981
[3] Đô Hữu Châu, N g ữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt dộng, T/c Ngôn n g ữ N 0 3.1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N g ữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt dộng
[4] Đô Hữu Châu, Các yếu tô dụng học của tiếng Việt, T/c Nsôn ngữ N° 3.1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tô dụng học của tiếng Việt
[5] Đỗ Hữu Châu, Giản yếu vê ngữ dụng học của tiếng Việt, Nxb Giáo dục Huế, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu vê ngữ dụng học của tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục Huế
[7] Nguyễn Đức Dân, Phủ định và bác bỏ ngôn nqữ, T/c Ngôn ngữ N° 1.1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ định và bác bỏ ngôn nqữ
[8] Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa của các hư từ - Định hướng nghĩa cùa từ, T/c Ngôn ngữ N° 2.1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa của các hư từ - Định hướng nghĩa cùa từ
[9] Nguyễn Đức Dân, N gữ nghĩa của các từ hư - Nghĩa của các cập tử, T/c Ngôn ngữ N° 4.1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N gữ nghĩa của các từ hư - Nghĩa của các cập tử
[10] Nguyễn Đức Dân - Lê Đông, Phương thức liên kết từ nối, T/c Ngồn ngữ N 1.1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức liên kết từ nối
[11] Nguyễn Đức Dân, M ột s ố phương thức th ể hiện ỷ nghĩa tuyệt đối, T/c Ngôn ngữ N° 3.1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: M ột s ố phương thức th ể hiện ỷ nghĩa tuyệt đối
[12] Nguyễn Đức Dân, Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[13] Hữu Đạt - Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1998
[14] Lê Đông, N g ữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ỷ nghĩa đánh gỉ á của các hư từ, T/c Ngôn ngữ N° 2/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N g ữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ỷ nghĩa đánh gỉ á của các hư từ
[15] Lê Đông, N g ữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ: Siêu ngón ngữ và hư lừ tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ N° 2/1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N g ữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ: Siêu ngón ngữ và hư lừ tiếng Việt
[16] Lê Đông - Hùng Việt, Nhấn mạnh như một hiện tượng ngừ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của một s ố trợ từ nhấn mạnh trong tiéhg Việt, T/c Ngôn ngữ Nn 2.1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhấn mạnh như một hiện tượng ngừ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của một s ố trợ từ nhấn mạnh trong tiéhg Việt
[17] Lê Đông, N g ữ nghĩa - ngữ dựng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt), Luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, H 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N g ữ nghĩa - ngữ dựng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt)
[18] Lê Đông - Nguyễn Vãn Hiệp, Khái niệm tình thái trong ngôn n°ữ học. T/c Ngôn ngữN0 7 +8. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm tình thái trong ngôn n°ữ học
[19] Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb ĐH và THCN, H1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
[20] Nguyễn Thiện Giáp, Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt. T/c Ngôn nsữ N° 3.1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt
[21] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, H1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w