Lời mở đầuTrong quản lý dự án, mục tiêu cơ bản là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kĩ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo đúng tiến độ thời gi
Trang 1Lời mở đầu
Trong quản lý dự án, mục tiêu cơ bản là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kĩ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép Các nhà quản lý luôn muốn đạt được một cách tốt nhất các mục tiêu
đề ra Tuy nhiên trên thực tế kế hoạch thực thi công việc có những thay đổi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau khiến nhà quản lý không thể thực hiện cùng lúc các mục tiêu Mặt khác ba yếu tố thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành công việc có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Nhìn chung để đạt được mục tiêu này thì cần phải
“hi sinh” một hoặc hai mục tiêu còn lại Vì vậy, trong quá trình quản lý, nhà quản lý cần xem xét tầm quan trọng của các yếu tố để thực hiện hành vi đánh đổi Các tình huống đánh đổi mục tiêu gồm có:
Loại tình huống Ký hiệu Thời gian Chi phí Hoàn thiện
Để minh họa cho thực trạng đánh đổi mục tiêu trong quá trình quản lý dự án, nhóm thuyết trình xin lấy ví dụ về 8 dự án tương ứng với 8 trường hợp kể trên
1 Dự án A1: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng thay đổi.
Tên dự án: Bảo tàng Hà Nội.
Địa điểm:đường Phạm Hùng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Chủ đầu tư:UBND Thành phố Hà Nội.
Nhà đầu tư:Tổng công ty cổ phần XNK & XD Việt Nam.
Trang 2Thời gian thực hiện:Khởi công 19/5/2008 Hoàn thành 19/5/2010.
Tổng vốn thực hiện: hơn 2.300 tỷ đồng.
Bảo tàng Hà Nội là một trong những công trình trọng điểm hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Đây sẽ là nơi lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa phản ánh quá trình tồn tại và phát triển của Thủ đô, địa chỉ văn hóa trong tương lai của người dân Thủ đô,
cả nước và du khách quốc tế
Bảo tàng Hà Nội được xây dựng cạnh Trung tâm Hội nghị quốc gia, diện tích hơn 53.900 m2 với kết cấu kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần Bảo tàng có đầy đủ các công trình liên hoàn điện nước, cảnh quan công trình…
Trang 3Bảo tàng Hà Nội được đánh giá là công trình có yêu cầu cao về kiến trúc thẩm mỹ Theo kế hoạch, bảo tàng Hà Nội sẽ hoàn tất trước 10/10/2010 đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.Trên thực tế, Bảo tàng đã hoàn thành vào 19/5/2010 Như vậy, dự án Bảo tàng Hà Nội đã hoàn thành đúng tiến độ dự kiến.
Tuy nhiên, theo như dự tính ban đầu, tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 2100 tỷ đồng, nhưng khi hoàn thành thì tổng số vốn đã đầu tư vào Bảo tàng Hà Nội lên tới trên 2.300
tỷ đồng, phát sinh thêm đã lên đến gần 3000 tỷ đồng
Không những thế, đến nay sau một thời gian đưa vào sử dụng, bảo tàng đã xuống cấp nghiêm trọng Tại tầng 1 (lối lên cầu thang) nền gạch bong tróc, dùng tay có thể bóp vụn miệng xi măng và trơ cát Trên trần tầng 1, nước đọng thành vệt loang lổ, có chỗ nước vẫn nhỏ giọt.Tầng hầm- nơi bảo quản hiện vật cũng xảy ra hiện tượng nước rò rỉ Đặc biệt, tầng hầm- phòng kỹ thuật của bảo tàng- còn bị ngập nước lênh láng khi xảy ra mưa
Trang 4Tầng hầm ngập lênh láng khi xảy ra mưa
Nước đọng lênh láng ở sân bảo tàng
Trang 5Xảy ra nhiều vết sụt lún phía chân móng tòa nhà và trơ cả dây cáp ra ngoài.
Nhiều chỗ gạch bị lật tung lên
Tài liệu tham khảo:
http://vinaconexec.com.vn/vn/linh-vuc-hoat-dong/tu-van/Dich-vu-tu-van-cua-Vinaconex-EC.aspx
d165380a.html
http://sanbds.vn/cap-giay-chung-nhan-dau-tu-du-an-xay-dung-bao-tang-ha-noi-17271-http://becamextdc.com.vn/?
page=bantinnong&act=detail&id=29&idtype=&pagenum=0
don-vi-thi-cong-deu-cau-tha-22605-1737898e.html
http://www.sanbds.vn/hai-du-an-bao-tang-ha-noi-va-cong-vien-hoa-binh-chu-dau-tu- nhieu-cho-ho/148/9214392.epi
http://www.baomoi.com/Sut-lun-tai-bao-tang-Ha-Noi-Da-khac-phuc-nhung-van-con-2 Dự án A2: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Trang 6Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà tình nghĩa tại thành phố Cần Thơ
Chủ đầu tư: UBND Tp Cần Thơ
Nhà thầu: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Bình Lâm
Địa điểm: Huyện Thớt Lai, Quận Ô Môn, Quận Thốt Lốt thành phố Cần Thơ
Thời gian thực hiện: Khởi công 7/2013
Tổng vốn đầu tư: 20 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội tài trợ để xây dựng
350 căn nhà tình nghĩa (NTN) tại 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ Trong đó, công
ty Bình Lâm được giao thầu xây dựng 103 căn NTN trên địa bàn H Thớt Lai (40 căn), Q.Ô Môn (50 căn) và Q.Thốt Lốt (13 căn)
Ngày 22/10 sau khi báo Thanh Niên đăng tải những thông tin về những sai phạm trong việc xây dựng NTN, Ban Dân vận thành ủy Cần Thơ đã thành lập đoàn kiểm tra tại
3 khu vực trên đã phát hiện nhiều sai phạm trong tiến độ thi công và chất lượng công trình
Về tiến độ, sau hơn 3 tháng thi công dự án vẫn “ì ạch” khiến nhiều người dân phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” Tại H.Thớt Lai, công ty được giao 40 căn thì mới hoàn thành 4 căn, 5 căn hoàn thành 80%, 2 căn hoàn thành 50%, còn lại 22 căn chưa tiến hành xây dựng Có 3 hộ gia đình tại xã Trường Thắng đã tháo dỡ nhà cửa hơn 1 tháng qua nhưng vẫn không thấy công ty Bình Lân tiến hành xây dựng Người dân buộc phải che lều ở tạm.Tại Q.Thốt Nốt, Công ty Bình Lâm được giao xây dựng 13 căn NTN nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành xây dựng được căn nào, mặc dù các ngành chức năng địa phương đã bàn giao mặt bằng từ tháng 7/2013
Trang 7Người dân dựng lều ở tạm do công ty mãi không chịu thi công
Do tổng vốn đầu tư đã được cố định, công ty Bình Lâm đã thực hiện nhiều hành vi sai phạm nhằm giảm chi phí, trục lợi Trong số 50 căn tại Q.Ô Môn có 10 căn công ty không tiến hành xây dựng mà thỏa thuận với người dân trao số tiền cho họ số tiền 38 triệu đồng (bao gồm gồm bộ cửa, gạch ống, một số vật liệu xây dựng khác và tiền mặt) Ngoài ra công ty nợ tiền xây dựng các nhà thầu phụ và tiền mua vật tư khiến rất nhiều người dân, nhà thầu, công nhân bức xúc, kéo đến trụ sở công ty Bình Lâm biểu tình vào ngày 24/10
Người dân, thầu phụ và công nhân kéo đến trụ sở công ty Bình Lâm biểu tình
Trang 8Để giảm thiểu chi phí xây dựng, công ty Bình Lâm còn sử dụng vật liệu kém chất lượng Như trường hợp gia đinh ông Lê Văn Em tại H Thớt Lai, nhà đã xây xong nhưng
do gạch, bê tông chất lượng kém nên phải đập bỏ để xây dựng lại Thấy nhà ông Em phá nhà, công ty hứa với ông và cơ quan chức năng sẽ xây mới lại nhà nhưng vẫn không thực hiện
Nhà ông Lê Văn Em xây xong phải đập đi xây lại do chất lượng quá kém
Từ những sai phạm trên, Sở LĐ-TB-XH đề nghị SHB cắt hợp đồng xây dựng đối với Công ty Bình Lâm tại Q.Thốt Nốt; cắt hợp đồng xây dựng các căn nhà chưa xây dựng tại H.Thới Lai Riêng các căn nhà đã được xây dựng dang dở, yêu cầu Công ty Bình Lâm khẩn trương tiến hành sửa chữa, xây dựng và phải đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng theo bản vẽ thiết kế
Tài liệu tham khảo:
http://gialai.vnpt.vn/detail/xay-nha-tinh-nghia-da-cham-tien-do-lai-kem-chat-luong/515729/l0
Trang 93 Dự án A3: Thời gian thay đổi, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Xây dựng cầu Nhật Tân
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông Vận tải
Tư vấn và quản lí dự án: Ban quản lý dự án ( PMU 85)
Đơn vị thi công: Dự án gồm 3 gói thầu:
- Gói thầu số 1 (xây dựng cầu chính tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) thuộc dự án được khởi công ngày 01/10/2009, hoàn thành 15/10/2014, do Liên danh Cty IHI và Cty xây dựng Sumitomo Mitsui thực hiện
- Gói thầu số 2 (xây dựng đường và cầu dẫn phía Nam, tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội), khởi công ngày 15/09/2011, hoàn thành 25/12/2014, do Liên danh Sumitomo Mitsui và Vinaconex E&C thi công
- Gói thầu số 3( xây dựng cầu dẫn phía Bắc) gói thầu này được giao cho nhà thầu
là Công ty Tokyu (Nhật Bản)
Thời gian bắt đầu thực hiện: khởi công ngày 7/ 3/ 2009, hoàn thành ngày 4/1/2015
Địa điểm: Bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ
3 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh
Dự án cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài khoảng 3.755m, và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.178m Phần cầu chính là dây văng liên tục, 6 nhịp, 5 trụ với kết cấu dầm I cao 3m liên hợp với bản mặt cầu bê tông cốt thép dự ứng lực
Dự án cầu Nhật Tân được gọi là dự án hữu nghị Nhật-Việt, với kinh phí đầu tư 7,530 tỷ đồng, hay 80 tỷ yên, gồm vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam Đây là mức vốn đầu tư ban đầu dự tính nhưng
Trang 10trên thực tế dự án hoàn thành với tổng mức vốn quyết toán là 13.626 tỷ đồng Do vậy dự
án xây dựng cầu Nhật Tân đội vốn hơn 6000 tỷ đồng Nguyên nhân chính là do chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng làm cho tiến độ thi công của dự án chậm chễ, làm gia tăng chi phí vốn
Một lý do khác, theo PMU85, là dự án được lập và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt từ giữa năm 2005, khi giá vật liệu khá ổn định Thời điểm được phê duyệt là đầu năm 2006, nhưng đến cuối năm 2007 và 2008, giá nguyên vật liệu chính cho công trình tăng đột biến Cùng với sự điều chỉnh thiết kế, khi lập lại tổng mức đầu tư, tư vấn
dự án đã đưa ra tỉ lệ dự phòng trượt giá là 30% tổng chi phí dự án, vì vậy tổng mức đầu
tư dự án đã tăng lên đáng kể
Theo tổng mức đầu tư trị giá 13.626 tỉ đồng được Bộ GTVT điều chỉnh vào đầu năm 2009, tăng 6.097 tỉ đồng, dự án này đã trở thành dự án công trình vượt sông lớn nhất nước
Sai sót nghiêm trọng của dự án là tiến độ công trình không được đảm bảo và chậm tới 4 năm so với mốc hoàn thành công trình được chốt tại Quyết định phê duyệt ban đầu (Quyết định số 650/QĐ – BGTVT ngày 15/3/2006), trong đó giai đoạn thiết kế chậm 14 tháng và giai đoạn thi công chậm 34 tháng Dự kiến khởi công quý 4-2007 và hoàn thành
Trang 11quý 4-2010, đúng vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhưng cầu Nhật Tân vượt sông Hồng không còn cơ hội ghi dấu ấn vào dịp đại lễ.
Theo PMU85, dự án chậm tiến độ là do quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp của dự
án Cầu chính Nhật Tân được thiết kế là cầu dây văng sáu nhịp liên tục, là cầu dây văng
có số nhịp nhiều thứ hai thế giới chỉ sau cầu Milau ở Pháp Do lần đầu tiên triển khai ở
VN, quá trình lựa chọn các đơn vị tư vấn, thiết kế gặp khó khăn Ngoài các đơn vị thẩm tra trong nước, chủ đầu tư phải thuê Công ty tư vấn Schlaich Bergermann und Partner (Đức) thẩm tra làm quá trình này kéo dài hơn dự định Việc tính toán lại chi tiết thiết kế cũng phát sinh những chi phí xây dựng so với dự toán ban đầu
Riêng gói thầu số 2, mặc dù PMU85 đã sơ tuyển được năm nhà thầu, nhưng chỉ ba nhà thầu đến nhận hồ sơ thầu Tuy nhiên, sau khi tham quan hiện trường khu vực xây dựng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), tất cả nhà thầu đều từ chối tham gia do quan ngại về tiến độ giải phóng mặt bằng PMU85 thừa nhận công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án Tại gói thầu số 2, có 330 hộ có đất thổ cư và
470 hộ có đất nông nghiệp và hệ thống đường điện cao thế, hạ thế…
Riêng gói thầu số 3 được triển khai đúng tiến độ, nhưng do quy hoạch mở rộng thủ
đô và phát triển sân bay Nội Bài nên Chính phủ, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội chỉ đạo điều chỉnh hướng tuyến đường dẫn phía bắc thành tuyến nối thẳng tới sân bay thay vì nối vào quốc lộ 3 Việc điều chỉnh làm kéo dài thời gian và tăng thêm chi phí đầu tư Còn với gói thầu số 1, để xử lý việc giá dự thầu vượt dự toán, chủ đầu tư phải xin ý kiến của Chính phủ, nhà tài trợ nên quá trình đấu thầu cũng kéo dài hơn dự định
Liên quan tới chất lượng thi công, cầu Nhật Tân được các kĩ sư giỏi của Nhật Bản
và của Việt Nam cùng tham gia Sử dụng những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới được ứng dụng khi thi công dự án (Các trụ tháp được đặt trên nền móng vòng vây cọc ống thép SPSP cực kỳ hiện đại, lần đầu được áp dụng ở Việt Nam)
Trang 12Những chân trụ tháp trên cầu chính sử dụng hệ thống ván khuôn trượt và thanh chống Phần cầu chính cầu Nhật Tân bao gồm 5 trụ tháp từ P12 đến P16
Trang 13Ngoài cầu chính dài 1.500m, phần cầu dẫn có tổng chiều dài 2.255m gồm cầu dầm
bê tông cốt thép dự ứng lực và cầu dầm Super-T Đường dẫn hai đầu cầu được thiết kế đạt tiêu chuẩn phố chính cấp I, bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 80 km/h, các đường gom đạt tiêu chuẩn đường khu vực cho phép xe chạy với vận tốc 60km/h
Tài liệu tham khảo:
6000-ti-dong-i16343
http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/thi-truong-dia-oc-c18/du-an-cau-nhat-tan-doi-von-hon-http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Nh%E1%BA%ADt_T%C3%A2n
http://www.baomoi.com/Hinh-anh-doc-dao-qua-trinh-thi-cong-cau-Nhat-Tan-2/148/15656991.epi
4 Dự án B1: Thời gian cố định, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Dự án đập thủy điện Ia Krei 2
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai
Thời gian thực hiện: Khở công cuối năm 2009, hoàn thành vào tháng 5/2013
Tổng mức đầu tư: 120 tỷ đồng
Thông tin chi tiết:
+ Địa điểm xây dựng: xã Ia Tom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
+ Thời gian hoạt động của dự án là 45 năm, diện tích chiếm đất là 147 ha
Đập thủy điện Ia Krei 2 chính thức hoàn thành và bắt đầu tích nước từ đầu tháng 5/2013, đảm bảo đúng tiến độ thi công dự kiến của dự án với số vốn đầu tư dự kiến ban đầu Tuy nhiên, trong quá trình tích nước, một đoạn đập thủy điện Ia Krel 2 đã bị vỡ vào ngày 12/6/2013
Rạng sáng 12/6, đập thủy điện Ia Krel 2 (xã Ia Tom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)
bị vỡ một đoạn khoảng 40 m khiến nước trong lòng hồ ào ào tràn về hạ du Bề mặt đoạn thân đập bị vỡ xuất hiện 3 vết nứt ngang, một số điểm sụt lún Cống dẫn dòng bê tông cốt thép và miệng cống phía thượng lưu không thấy dấu hiện biến dạng, chuyển vị Phần nắp dọc thân cống bị phá vỡ kết cấu bê tông cốt thép, phần cuối cống khoảng 10 m bị cắt rời,
Trang 14Đập thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ
Ông Huỳnh Ngọc Tục, Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết, do đây là công trình thủy điện tư nhân nên cơ quan quản lý chỉ có ý kiến về thiết kế cơ sở, còn việc thiết kế dự toán thi công do chủ đầu tư tự quyết định Do đó, việc đi sâu vào quản lý chất lượng công trình này do chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tư vấn để giám sát Sở chỉ giám sát bằng mắt thường, giám sát tiến độ thi công chứ không giám sát bằng kỹ thuật
Qua kiểm tra sơ bộ, công trình này "do thi công không đảm bảo chất lượng" nên mới xảy ra sự cố vỡ đập Bởi trước đó trên địa bàn huyện Đức Cơ không có mưa hay lũ quét, dung tích nước mới được khoảng 50% theo thiết kế Tại đập tràn cao trình, mực nước ở thời điểm xảy ra sự cố cách đỉnh tràn (cao trình 203 m) khoảng 1,6 m (tức là ở cao trình khoảng 201,4 m), mực nước này thấp hơn mực nước chết
Trang 15Con đập
vỡ, cuốn phăng đi nhiều hoa màu của người dân dưới hạ lưu
Theo bản vẽ thiết kế, toàn bộ phần mái của thân đập phía bên trong lòng hồ có một lớp xi măng chống thấm dày 20cm trên tổng chiều dài khoảng 250m nhưng các đơn
vị thi công bỏ qua công đoạn này Toàn thân đập đều được làm bằng đất và trồng cỏ
Nhận định của cơ quan chức năng về việc đập thuỷ điện bị vỡ là do làm sai thiết kế
Theo tìm hiểu của các chuyên viên ngành điện tại hiện trường, đập đang trong giai đoạn lắp máy, đã tích nước được gần một năm, có thể do kỹ thuật thi công không đảm bảo, nhiều khả năng thay vì thi công ống dẫn dòng bằng biện pháp thủ công nhưng do nôn nóng nên họ đã làm bằng máy dẫn đến một số vết nứt phát sinh, khi mưa xuống
Trang 168h30 phút sáng 1/8, thuỷ điện Ia Krêl 2 ở xã Ia Tom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
lại bị vỡ đập, gây lũ quét và thiệt hại rất lớn cho vùng hạ du Đợt lũ quét do vỡ đập lần
này tại thuỷ điện Ia Krêl 2 còn lớn hơn so với sự việc xảy ra hồi tháng 6/2013
Đập Ia Krêl 2 bị vỡ lần hai khiến hàng chục hecta hoa màu của người dân bị nhấn chìm
Tháng 9-2013, sau khi kiểm tra công trình, các đơn vị chức năng khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 là do thi công sai quy trình, kỹ thuật, chủ đầu tư lần đầu làm thủy điện nên chưa có kinh nghiệm UBND tỉnh Gia Lai báo cáo sự việc và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương
Sự cố vỡ đập thuỷ điện Ia Krêl 2 lần này là hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư trong thiết kế, thi công và một phần thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương trong quản lý, giám sát xây dựng công trình
Tài liệu tham khảo:
http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3580/thong-tin-ve-su-co-thuy-dien-ia-krel-2.aspxhttp://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/190176/vo-dap-thuy-dien-ia-krel-2 lu-quet-gay-thiet-hai-lon.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chat-luong-dap-thuy-dien-bi-vo-co-van-de-2821164.html
5 Dự án B2: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Chủ đầu tư: Bộ Xây dựng
Địa điểm và diện tích sử dụng: diện tích sàn 60ha tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm và
phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội
Thời gian thực hiện: Khởi công ngày 15/11/2004, hoàn thành ngày 15/10/2006.
Tổng vốn đầu tư: trên 4300 tỉ đồng.
Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia khởi công vào tháng 11/2004 và được hoàn thành chỉ sau 22 tháng thi công Nhằm hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam vào