DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân tích chỉ tiêu bằng phương pháp so sánh Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn Bảng 2.2: Sự biến động của tài sản ngắn hạn và các nhân tố Bảng 2.3: Sự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BÙI THIÊN SƠN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.2 Tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6
1.2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6 1.2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10
1.3 Các chỉ tiêu để phân tích tài chính tại doanh nghiệp 13
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 13
1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ 27
2.1 Khái quát về công ty phân bón và hóa chất dầu khí 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 28
2.1.3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 30
2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa chất dầu khí 30
Trang 42.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty thông qua các Báo
cáo tài chính 30
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các hệ số tài chính 49
2.3 Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty phân đạm và hóa chất dầu khí 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ 67
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 67
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty 68
3.3 Một số kiến nghị 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân tích chỉ tiêu bằng phương pháp so sánh
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Bảng 2.2: Sự biến động của tài sản ngắn hạn và các nhân tố
Bảng 2.3: Sự biến động của tài sản dài hạn và các nhân tố
Bảng 2.4: Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố tác động
Bảng 2.5: Vốn bằng tiền
Bảng 2.6: Mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX), nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ) và vốn bằng tiền (VBT)
Bảng 2.7: Sự ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh đến lợi nhuận
Bảng 2.8: Sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Bảng 2.9: Sự biến động của các luồng tiền
Bảng 2.10: Các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và sự biến động
Bảng 2.11: Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Bảng 2.12: Biến động của hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay và nhân tố tác động
Bảng 2.16: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho
Bảng 2 17: Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2.18: Hệ số lợi nhuận doanh thu (ROS)
Bảng 2.19: Biến động của hệ số lợi nhuận doanh thu và nhân tố tác động
Trang 7Bảng 2.20: Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.21: Tổng hợp các hệ số tài chính
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải tự mình kinh doanh, tính toán lỗ, lãi Do vậy, để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải tự mình đảm trách việc tìm kiếm, huy động và sử dụng các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất Lúc này phân tích tài chính đối với mỗi doanh nghiệp hết sức quan trọng
Phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp sẽ cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo các vấn
đề tài chính trong tương lai, đồng thời cung cấp thông tin cho những đối tượng quan tâm để hình thành các quyết định quản lý, sản xuất kinh doanh và đầu tư, … Từ đó, doanh nghiệp có thể hình thành hướng đi đúng đắn, có các chiến lược hợp lý và quyết định kịp thời nhằm đạt kết quả kinh doanh cao nhất Cho nên, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) là việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý TCDN, nó có ý nghĩa thực tiễn
và là chiến lược lâu dài
Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình
hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí” làm luận văn tốt
Trang 10- Nguyễn Minh Kiều: Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê,
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
- Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty phân bón
và hóa chất dầu khí, nhận định nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân tích tài chính của công ty
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tại Công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản về công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp và hoạt động tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí từ năm 2009 đến nay qua các thông tin từ
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp sau với nhau trong quá trình phân tích:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tỷ số
- Phương pháp phân tích chi tiết
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp cân đối
- Phương pháp phân tích Dupont
- …
Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong bản Luận văn này
là sự kết hợp giữa phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số
Các số liệu sử dụng trong luận văn dựa trên Báo cáo tài chính hàng năm của công ty phân bón và hóa chất dầu khí
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, các nhóm hệ số tài chính, …
- Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công
ty phân bón và hóa chất dầu khí
Trang 127 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa
chất dầu khí
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là công việc dựa vào các báo cáo tài chính (BCTC)
do bộ phận kế toán cung cấp để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ việc phân tích tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tận dụng các lợi thế, khắc phục những điểm yếu và phát huy hết các tiềm năng của doanh nghiệp [9, tr.46]
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị, phân tích tình hình
tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lời, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính để đề ra quyết định đúng [11, tr.443]
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp nhằm biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo khoản vay bằng vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị và hàng hóa cũng như dịch
vụ, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm biết được khả năng thanh
toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng để quyết định xem có cho phép khách hàng được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không
Đối với các nhà đầu tư, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
nhằm nắm được những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động,
Trang 14về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời, nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý Những điều đó nhằm bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho nhà đầu tư
Các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động, … có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như
các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, … bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của
a Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính
b Ý nghĩa của báo cáo tài chính [11, tr.11-12]
Báo cáo tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất
Trang 15doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả
Báo cáo tài chính cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD), kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi, …
Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh
1.2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính
Hiện nay, hệ thống Báo cáo tài chính của Việt Nam được quy định theo Quyết định số 15/2006/QĐ - Bộ tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết; số 48/2006/QĐ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhưng nhìn chung thì bao gồm bốn biểu mẫu báo cáo như sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
a Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (CĐKT) là bức tranh tài chính tại một thời điểm, phản ánh tất cả tài sản do công ty sở hữu và những nguồn tài chính (nguồn vốn) để hình thành các tài sản này [8, tr.15]
Trang 16Bảng cân đối kế toán có kết cấu hai phần, thực chất là phản ánh hai mặt của một lượng tài sản, nên tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn, hay:
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm
lập báo cáo, bao gồm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH)
Bên nguồn vốn phản ánh số vốn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp
đến thời điểm lập báo cáo, đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (VCSH) Các
khoản mục bên tài sản được xếp theo tính thanh khoản giảm dần Các mục bên nguồn vốn được xếp theo tính cấp bách của các khoản nợ, sau đó là vốn chủ sở hữu
Qua bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô và mức độ tự chủ của doanh nghiệp Đây là báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà phân tích đánh giá khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp
b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, thường là quý hoặc năm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí ta thấy được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ trong năm Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Trang 17năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [5, tr.35]
Mối quan hệ cơ bản được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là:
DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường được chia làm hai phần
là hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, phần hoạt động kinh doanh báo cáo các kết quả chủ yêú của công ty xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại phản ánh các hoạt động thứ yếu
c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của công ty mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh hết được
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tập hợp bởi ba dòng lưu ngân từ ba loại hoạt động của doanh nghiệp, đó là: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tư và hoạt động tài chính [1, tr.76]
d Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những
Trang 18thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính [1, tr.93]
1.2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp sau với nhau trong quá trình phân tích
a Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích
Điều kiện của chỉ tiêu so sánh: Các chỉ tiêu phải thống nhất về nội
dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường
Gốc so sánh: Có thể lựa chọn một hay nhiều kỳ trước hoặc các chỉ
tiêu trung bình của ngành, thậm chí là mục tiêu đã dự kiến để làm gốc so sánh
Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh về số lượng, từ đó thấy được qui mô
biến động của chỉ tiêu phân tích [vượt (+) hay hụt (-)]
Trị số gốc Trị số phân tích Trị số so sánh
So sánh bằng số tương đối: Phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát
triển và mức độ phổ biến; từ đó thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích [tỷ trọng (%) và tỷ lệ (%)]
Trị số gốc Trị số phân tích Trị số so sánh
So sánh theo chiều dọc: Phản ánh tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể
Trang 19 So sánh theo chiều ngang: Phản ánh sự biến đổi cả về số tương đối và số
tuyệt đối của từng chỉ tiêu
Bảng 1.1: Bảng phân tích chỉ tiêu bằng phương pháp so sánh
và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Có nhiều loại tỷ số tài chính và được phân loại theo các cách khác nhau
Dựa vào cách thức sử dụng số liệu, có thể chia thàn ba loại: Tỷ số tài
chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ số tài chính xác định từ cả hai loại báo cáo trên
Dựa vào mục tiêu phân tích, có thể chia thành bốn nhóm: Nhóm các tỷ
số về khả năng thanh khoản, nhóm các tỷ số về hiệu quả hoạt động, nhóm các
tỷ số về đòn cân nợ và nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời
c Phương pháp phân tích chi tiết
Mọi hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành Do vậy, cần có những chỉ tiêu chi tiết để nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt cụ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh [4, tr.7] Trong phân tích tài chính thường phân tích chi tiết theo: Thời gian, địa điểm và phạm vi kinh doanh hoặc theo bộ phận cấu thành
d Phương pháp loại trừ
Trang 20Phương pháp loại trừ nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác
Có hai dạng đó là phương pháp số chênh lệch và thay thế liên hoàn
e Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối xem xét mối quan hệ cân đối giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó xác định mức độ ảnh hưởng
Khác với phương pháp loại trừ, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố trong điều kiện các nhân tố có quan hệ tổng hoặc hiệu với chỉ tiêu phân tích
g Phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp này là kỹ thuật phân tích bằng cách tách các tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau nhằm đánh giá tác động của chúng đến kết quả cuối cùng Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ hỗ trợ tương đối giữa các tỷ số tài chính [6, tr.305]
Kỹ thuật này được thể hiện vào hai hệ số trên như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế x100%= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x100%
Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Tổng TS bình quân
ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Phương trình này cho thấy ROA phụ thuộc vào hai yếu tố là thu nhập của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Từ đó thấy được nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hay do lợi nhuận trên doanh thu là quá thấp Để đạt được ROA cao có thể theo đuổi hai chính sách:
Một là chính sách về chất lượng sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn
Trang 21Hai là chính sách giá thấp (ROS thấp) với hiệu suất sử dụng vốn cao
ROE = Lợi nhuận sau thuế x100%= LNST x DT thuần x Tổng TS Bq x100%
Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong bài luận văn này là sự kết hợp giữa phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ
số
1.3 Các chỉ tiêu để phân tích tài chính tại doanh nghiệp
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1 Sự biến động tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán
a Vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Để xác định vốn lưu động thường xuyên, có thể chia bảng cân đối kế toán thành các nhóm như sau:
Trang 22TSNH
Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn) Nguồn vốn dài hạn (Nợ dài hạn + VCSH) TSDH
Vốn lưu động thường xuyên có thể xác định theo hai cách:
Cách 1: Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Cách 2: Vốn lưu động thường xuyên = TS ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
Vốn lưu động thường xuyên > 0: Chứng tỏ doanh nghiệp có một phần nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn Điều này thường đem lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định
Vốn lưu động thường xuyên < 0: Chứng tỏ một phần tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh với cơ cấu rất mạo hiểm
b Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó
Để xác định nhu cầu vốn lưu động có thể chia bảng cân đối kế toán thành các nhóm sau:
Trang 23Ngân quỹ có (Tiền và tương đương
(Vay và nợ ngắn hạn)
Tài sản kinh doanh và ngoài kinh
doanh (Phải thu ngắn hạn + Hàng
tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác)
Nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh Phải trả người bán + Người mua ứng trước + Thuế và các khoản phải nộp + …)
Nguồn vốn dài hạn (Nợ dài hạn + VCSH) Tài sản dài hạn
Nhu cầu vốn lưu động = (Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh)
– (Nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh)
Nhu cầu vốn lưu động > 0: Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh lớn hơn
nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh, thể hiện doanh nghiệp có một phần tài sản ngắn hạn cần nguồn tài trợ Điều này cũng có nghĩa trong doanh nghiệp
có một phần tài sản ngắn hạn chưa được tài trợ bởi bên thứ ba
Nhu cầu vốn lưu động < 0: Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh
c Vốn bằng tiền (Ngân quỹ ròng)
Để xác định vốn bằng tiền, có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Vồn bằng tiền = Ngân quỹ có – Ngân quỹ nợ = Ngân quỹ ròng
Vốn bằng tiền > 0: Chứng tỏ doanh nghiệp chủ động về vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền < 0: Chứng tỏ doanh nghiệp bị động về vốn bằng tiền
Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên –Nhu cầu vồn lưu động
Vốn bằng tiền > 0:
Trang 24 Nhu cầu vốn lưu động > 0: Chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động < 0: Chứng tỏ doanh nghiệp có quá nhiều tiền do chiếm dụng được
Vốn bằng tiền < 0: Chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại doanh nghiệp dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng, phần này càng nhiều chứng tỏ doanh nghiệp càng phụ thuộc vào ngân hàng
d Mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền
Một cơ cấu vốn an toàn là doanh nghiệp thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn Nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn dài hạn cho nhu cầu vốn lưu động
có thể sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh trong kỳ Ngược lại, nếu doanh nghiệp vay quá nhiều (khi chi phí trả lãi tiền vay ngốn gần hết toàn bộ lợi nhuận tạo ra) có nghĩa là chủ ngân hàng phải chuẩn bị để tài trợ cho các khoản lỗ, lúc này ngân hàng đã trở thành người cung cấp vốn để đảm bảo rủi
ro cho doanh nghiệp thay thế các cổ đông hay chủ sở hữu
Từ các cấn bằng trên ta có thể đưa ra các mối quan hệ như sau:
Vốn bằng tiền > 0: Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ ròng
Vốn lưu động thường xuyên > Nhu cầu vốn lưu động > 0: Vốn lưu động thường xuyên thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên > 0> Nhu cầu vốn lưu động: Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào do hưởng trả chậm, giải phóng hàng nhanh
Trang 25 0 > Vốn lưu động thường xuyên > Nhu cầu vốn lưu động: Doanh nghiệp dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, tiền dự trữ nhiều do chiếm dụng nhiều
Vốn bằng tiền < 0: Doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ ròng
0 < Vốn lưu động thường xuyên < Nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ một phần bởi vốn lưu động thường xuyên
Vốn bằng tiền = 0: Ngân quỹ ròng của doanh nghiệp bằng 0
Vốn lưu động thường xuyên = Nhu cầu vốn lưu động > 0: Nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên = Nhu cầu vốn lưu động < 0: Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn, dự trữ tiền trên các tài khoản tiền đúng bằng khoản tiền doanh nghiệp vay ngắn hạn
e Phân tích sự biến động của vốn lưu dộng thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động
Phân tích sự biến động của vốn lưu động thường xuyên
So sánh vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp giữa các kỳ
để thấy được sự biến động
Xem xét sự biến động của vốn lưu động thường xuyên trong mối quan hệ với các chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động, doanh thu thuần, hàng tồn kho,
Phân tích các nhân tố, các nguyên nhân gây nên tình trạng biến động
Trang 26Vốn lưu động thường xuyên tăng hay giảm do ảnh hưởng của nhân tố nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn Nguồn vốn dài hạn giảm, đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu giảm hay tài sản dài hạn giảm, làm giảm năng lực sản xuất; hoặc tài sản dài hạn tăng nhưng lại gây mất cân đối tình hình tài chính doanh nghiệp; tất cả đều cần được xem xét kỹ lưỡng
Phân tích nhu cầu vốn lưu động
So sánh nhu cầu vốn lưu động giữa các kỳ kinh doanh
Xem xét sự biến động của nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần
Xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả đối với nhu cầu vốn lưu động,
Nếu tốc độ tăng nhu cầu vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần thì đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn có thể đang suy giảm Nhu cầu vốn lưu động tăng sẽ gây khó khăn cho ngân quỹ của doanh nghiệp, song việc tăng đó đôi khi lại là cần thiết Ngược lại, việc giảm nhu cầu vốn lưu động có thể làm giảm khó khăn về vốn cho doanh nghiệp song đó cũng có thể là điều không bình thường
1.3.1.2 Sự biến động chi phí, doanh thu và lợi nhuận qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi phân tích, đánh giá khái quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, ta sử dụng kỹ thuật so sánh ngang để thấy được mức tăng cũng như tốc độ tăng của từng chỉ tiêu trên báo cáo và kỹ thuật so sánh dọc để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu theo từng hoạt động kinh doanh so với thu nhập của từng hoạt động
Sự biến động của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là kết quả của hai loại hoạt động:
Trang 27Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế =
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +
Lợi nhuận khác
Để tăng lợi nhuận thuần, doanh nghiệp hoặc là phải tăng doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính; hoặc phải giảm chi phí bao gồm chi phí hoạt động tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mức tăng và tỷ lệ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh mức tăng và tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của doanh nghiệp Doanh thu của doanh nghiệp tăng là xu hướng tốt Các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh, trước hết cần phải mở rộng qui mô hoạt động
Sự biến động của chi phí
Nếu tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thì đó là xu hướng tốt trong việc quản lý các chi phí
Nếu tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thể hiện doanh nghiệp đã quản lý tốt các chi phí trực tiếp
Nếu tốc độ tăng của chi phí quản lý, chi phí bán hàng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần chứng tỏ hiệu suất đã được nâng cao, doanh nghiệp
đã tiết kiệm được chi phí phục vụ cho công tác tiêu thu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
1.3.1.3 Sự biến động của các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tỷ trọng dòng tiền thu
của từng hoạt động =
Tổng tiền thu của từng hoạt động
x 100% Tổng tiền thu trong kỳ
Nếu tỷ trọng thu vào từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện khoản mục tạo ra tiền chủ yếu trong doanh nghiệp là do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại
Trang 28 Nếu tỷ trọng thu được từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp
đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu
tư, nhượng bán tài sản cố định, … Điều này chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất kinh doanh sẽ giảm sút
Nếu tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay, … điều đó thể hiện trong kỳ doanh nghiệp
đã sử dụng vốn bên ngoài nhiều hơn là từ nội lực doanh nghiệp hay từ hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra một dòng tiền dương thì doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ cũng được ổn định Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một kỳ nào
đó không nhất thiết phải dương Nhiều khi dòng tiền từ hoạt động đầu
tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện doanh nghiệp đang phát triển
và trả được nhiều nợ hơn đi vay
1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.2.1 Nhóm các hệ số thanh khoản
a Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Trang 29Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toàn nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, và trong nhiều trường hợp, đây được coi là một sự đầu tư không mang lại hiệu quả cao
b Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
c Hệ số khả năng thanh toán tức thì
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét
Hệ số khả năng
thanh toán tức thì =
Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức bằng
2, hệ số khả năng thanh toán nhanh nên ở mức bằng 1 và hệ số khả năng thanh toán tức thì nên ở mức bằng 0,5 là hợp lý Nhưng để xem xét một cách chính xác thì nên so sánh với hệ số trung bình của ngành
d Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Trang 30Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = EBIT
Chi phí lãi vay
Trong đó: EBIT = LNTT + Chi phí lãi vay
Hệ số này nói lên trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại
1.3.2.2 Nhóm các hệ số đòn bẩy tài chính
a Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ)
Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có
b Hệ số nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Trang 31Hệ số này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ
nợ Hệ số này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại
c Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất này lơn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay Nếu đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cầu vốn mạo hiểm
d Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = Tài sản cố định x 100%
Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản Chỉ tiêu này càng lớn và có xu hướng tăng thể hiện tình trạng bị cơ sở vật chất
kỹ thuật của doanh nghiệp tăng lên, điều này tạo năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường 1.3.2.3 Nhóm các hệ số hoạt động
a Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền
trung bình =
Số ngày trong kỳ phân tích
=
Các khoản phải thu bình quân
x Số ngày trong kỳ phân tích Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Trang 32Hai hệ số này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp Nếu số vòng quay các khoản phải thu giảm, tương ứng thời gian bán chịu cho khách hàng tăng, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn
b Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho trung bình
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày lưu kho trung bình
Số ngày lưu kho
Vòng quay hàng tồn kho giảm thì số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng (số ngày lưu kho trung bình), chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (khi quy mô sản xuất không đổi)
Nếu giá trị của tỷ số này thấp tức là các loại hàng tồn kho quá cao so với doanh số bán Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ lớn của hàng tồn kho tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ,
… [6, tr.294]
c Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần
Trang 33TSCĐ thuần = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế
Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Hệ số này giảm phản ánh hiệu quả sử dụng của tài sản cố định giảm
d Hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hệ số hiệu quả sử dụng tổng TS = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập Hệ số này giảm phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản cố định giảm
Ở đây, kỳ phân tích là năm nên tất cả các số liệu bình quân đều là
số trung bình giữa đầu năm và cuối năm, số ngày trong kỳ phân tích là 360 ngày
1.3.2.4 Nhóm các hệ số lợi nhuận
a Phân tích khả năng sinh lợi nhuận doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu
mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định ở đây có thể
là doanh thu hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu và thu nhập khác trong kỳ
Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt
b Phân tích khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tổng tài sản bình quân
Trang 34Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài sản càng cao
c Phân tích khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế x100%
VCSH bình quân Chỉ tiêu này nói lên với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
2.1 Khái quát về công ty phân bón và hóa chất dầu khí
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004 Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản
lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mô-ni-ắc lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan
Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Công ty đã nhanh chóng tiến hành công tác kiện toàn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trường để có thể tiếp nhận, quản lý, vận hành và tiêu thụ thành công và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”
Kể từ thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Tổng công
ty được đưa ra thị trường với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, đạt các mục tiêu với kết quả cao và đóng góp quan trọng cho ngành dầu khí cũng như nền nông nghiệp nước nhà
Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu cầu phân đạm u-rê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm u-rê cả
Trang 36nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí
a-mô-ni-ắc lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ
Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến 01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: DPM) Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008 Đây là cơ hội rất tốt để Công ty phát triển ổn định, vững chắc và tăng tốc trong thời gian tới [12]
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty,
có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định
bộ máy tổ chức của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
Trang 37Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty
BAN KIỂM SOÁT:
Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm
kỳ 05 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc và các Báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:
Bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền [12]
Trang 38Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty
phân đạm và hóa chất dầu khí
“Nguồn: Website http://dpm.vn ”
2.1.3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
Hoạt động chính của Tổng công ty và các công ty con bao gồm sản xuất và kinh doanh phân đạm, ammoniac lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hóa chất khác, các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh); sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đường thủy nội địa, chế biến các sản phẩm dầu khí và khoáng sản và đào tạo nghề
2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa chất dầu khí
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty thông qua các Báo
Trang 392.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
a Vốn lưu động thường xuyên
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
TSNH 3.866.941.356.360 60,89 4.825.585.314.646 65,05 6.041.065.689.804 64,99 TSDH 2.484.260.740.715 39,11 2.592.991.072.194 34,95 3.254.096.938.186 35,01
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hình 2.2: Tổng nguồn vốn
9.295.162.627.990
7.418.576.386.840 6.351.202.097.075
1.000.000.000.000
Trang 40“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Tổng nguồn vốn của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 tăng dần Mức độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 (tăng 1.876.586.241.150 đồng, tương ứng tăng 25,3%) cao gần gấp đôi mức độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 (tăng 1.067.374.289.765 đồng, tương ứng tăng 16,81%), điều này
đã chứng tỏ khả năng tổ chức và huy động vốn của công ty là tốt dần lên
Để tiện cho việc phân tích, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty có thể mô phỏng như sau:
Vốn lưu động thường xuyên ở cả ba năm đều chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và tăng nhẹ qua các năm, chứng tỏ hơn nửa phần nguồn vốn dài hạn của công ty là để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và nguồn đầu tư này tăng dần qua mỗi năm