Khái quát về công ty phân bón và hóa chất dầu khí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Trang 35)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mô-ni-ắc lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan. Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Công ty đã nhanh chóng tiến hành công tác kiện toàn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trường để có thể tiếp nhận, quản lý, vận hành và tiêu thụ thành công và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”.

Kể từ thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Tổng công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, đạt các mục tiêu với kết quả cao và đóng góp quan trọng cho ngành dầu khí cũng như nền nông nghiệp nước nhà.

Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu cầu phân đạm u-rê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm u-rê cả

nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí a-mô-ni- ắc lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến 01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: DPM). Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008. Đây là cơ hội rất tốt để Công ty phát triển ổn định, vững chắc và tăng tốc trong thời gian tới. [12]

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty.

BAN KIỂM SOÁT:

Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc và các Báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc.

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:

Bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền. [12]

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty phân đạm và hóa chất dầu khí

“Nguồn: Website http://dpm.vn”

2.1.3. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

Hoạt động chính của Tổng công ty và các công ty con bao gồm sản xuất và kinh doanh phân đạm, ammoniac lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hóa chất khác, các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh); sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đường thủy nội địa, chế biến các sản phẩm dầu khí và khoáng sản và đào tạo nghề.

2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa chất dầu khí chất dầu khí

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

a. Vốn lưu động thường xuyên

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TSNH 3.866.941.356.360 60,89 4.825.585.314.646 65,05 6.041.065.689.804 64,99 TSDH 2.484.260.740.715 39,11 2.592.991.072.194 34,95 3.254.096.938.186 35,01 Nợ ngắn hạn 606.701.607.807 9,55 924.057.613.623 12,46 864.476.078.937 9,30 Nợ DH&VCSH 5.744.500.489.268 90,45 6.494.518.773.217 87,54 8.430.686.549.053 90,70 Nợ DH 235.122.481.963 3,70 264.297.375.484 3,56 18.730.040.470 0,20 VCSH 5.509.378.007.305 86,75 6.230.221.397.733 83,98 8.411.956.508.583 90,50 VLĐTX 3.260.239.748.553 51,33 3.901.527.701.023 52,59 5.176.589.610.867 55,69 Tổng TS (NV) 6.351.202.097.075 100 7.418.576.386.840 100 9.295.162.627.990 100

“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”

Hình 2.2: Tổng nguồn vốn 9.295.162.627.990 7.418.576.386.840 6.351.202.097.075 - 1.000.000.000.000 2.000.000.000.000 3.000.000.000.000 4.000.000.000.000 5.000.000.000.000 6.000.000.000.000 7.000.000.000.000 8.000.000.000.000 9.000.000.000.000 10.000.000.000.000 2009 2010 2011 Năm Đồng

“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”

Tổng nguồn vốn của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 tăng dần. Mức độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 (tăng 1.876.586.241.150 đồng, tương ứng tăng 25,3%) cao gần gấp đôi mức độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 (tăng 1.067.374.289.765 đồng, tương ứng tăng 16,81%), điều này đã chứng tỏ khả năng tổ chức và huy động vốn của công ty là tốt dần lên.

Để tiện cho việc phân tích, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty có thể mô phỏng như sau:

Năm 2009 39,11% 90,45% 60,89% 9,55% Năm 2010 34,95% 87,54% 65,05% 12,46% Năm 2011 90,70% 64,99% 9,30% 35,01%

Vốn lưu động thường xuyên hiển thị số vốn thường xuyên dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Do nguồn vốn thường xuyên có tính ổn định cao nhưng chi phí sử dụng lại lớn nên tỷ trọng vốn lưu động thường xuyên cần được tính toán cẩn thận.

Vốn lưu động thường xuyên ở cả ba năm đều chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và tăng nhẹ qua các năm, chứng tỏ hơn nửa phần nguồn vốn dài hạn của công ty là để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và nguồn đầu tư này tăng dần qua mỗi năm.

Với tỷ trọng như trên, có thể đánh giá sơ bộ tính hợp lý của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn là tương đối.

Tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhẹ vào năm 2010 nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm mạnh hơn mức tăng của tỷ trọng nợ ngắn hạn nên dẫn đến tỷ trọng vốn lưu động thường xuyên tăng nhẹ. Sang năm 2011 doanh nghiệp đã có ít thay đổi trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn thể hiện ở sự tăng lên rất nhỏ trong tỷ trọng của tài sản dài hạn, bên cạnh đó tỷ trọng nợ ngắn hạn lại giảm mạnh hơn mức tăng của tỷ trọng tài sản dài hạn, chính điều này làm cho tỷ trọng của vốn lưu động thường xuyên của năm 2011 tăng lên. Mặc dù cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty có những thay không làm ảnh hưởng nhiều lắm đến tỷ trọng vốn lưu động thường của công ty nhưng tỷ trọng vốn lưu động thường xuyên lại có xu hướng tăng lên, vì vậy doanh nghiệp vẫn cần cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn để phù hợp hơn về tính thời hạn cũng như là chi phí sử dụng của nguồn vốn.

Để có thể cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn, doanh nghiệp cần đánh giá

nguồn vốn thường xuyên (bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu), tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.

Năm 2009 9,55% 39,11% 86,75% 3,70% 60,89% Năm 2010 34,95% 83,98% 3,56% 12,46% 65,05% Năm 2011 35,01% 90,50% 9,30% 0,20% 64,99%

Ta thấy, tỷ trọng tài sản dài hạn của năm 2010 và năm 2011 tương đương nhau, cùng giảm so với năm 2009, trong dakhi vốn chủ sở hữu vào năm 2011 lại tăng, điều này cho thấy khả năng tự tài trợ của công ty là khá lớn, không cần thiết phải sử dụng đến vốn vay dài hạn. Ở đây ta nhận thấy rằng doanh nghiệp dùng hơn nửa vốn chủ sở hữu và toàn bộ khoản vay dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Để có thể đánh giá về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ta có thế nhận

định qua bảng phân tích tỷ trọng của từng chỉ tiêu (thuộc tổng tài sản ngắn hạn) trong tổng tài sản.

Bảng 2.2: Sự biến động của tài sản ngắn hạn và các nhân tố

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền %/ Tổng TS Số tiền %/ Tổng TS Số tiền %/ Tổng TS Tiền và tương 2.906.125.166.959 45,76 3.748.457.003.885 50,53 4.070.456.552.343 43,79

Đầu tư tài chính ngắn hạn 115.000.000.000 1,81 58.500.000.000 0,79 202.000.000.000 2,17 Phải thu ngắn hạn 191.371.460.791 3,02 249.941.896.115 3,37 464.355.369.431 5,00 Hàng tồn kho 569.253.465.178 8,96 671.348.990.597 9,05 1.160.376.913.208 12,48 Tài sản ngắn hạn khác 85.191.263.432 1,34 97.337.424.049 1,31 143.876.854.822 1,55 Tổng tài sản ngắn hạn 3.866.941.356.360 60,89 4.825.585.314.646 65,05 6.041.065.689.804 64,99

“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”

Trong các khoản mục tài sản ngắn hạn, chỉ có khoản mục Tiền và tưong đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Khoản mục này tăng tỷ trọng vào năm 2010 sau sang năm 2011 lại giảm tỷ trọng nhỏ hơn năm 2009. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng là tỷ trọng lớn thứ hai. Còn các khoản mục khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Khoản mục tiền và tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Ở đây, các khoản tương đương tiền của công ty phản ánh các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến ba tháng tại các ngân hàng với lãi suất từ 10,5%/năm đến 14%/năm. Như vậy có thể kết luận rằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư dưới khoản mục tiền và tương đương tiền. Ngoài ra khoản mục đầu tư ngắn hạn phản ánh các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên ba tháng tại các ngân hàng với lãi suất từ 10%/năm đến 11,2%/năm. Điều này càng chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty là khá lớn, không cần thiết phải sử dụng đến vốn vay dài hạn. Nhưng bên cạnh đó cũng có một bất cập là xét từ góc độ tài chính, điều này làm lãng phí vốn và có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp.

Tương tự như trên, ta có thể đánh giá tài sản dài hạn của công ty nhue sau:

Bảng 2.3: Sự biến động của tài sản dài hạn và các nhân tố

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền %/ Tổng TS Số tiền %/ Tổng TS Số tiền %/ Tổng TS Tài sản cố định 1.723.752.796.976 27,14 1.719.011.531.824 23,17 2.236.412.726.375 24,06 TSCĐ hữu hình 933.331.955.781 14,70 899.119.226.532 12,12 1.217.649.752.564 13,10 TSCĐ vô hình 85.445.544.216 1,35 96.067.612.181 1,29 714.774.274.574 7,69 Bất động sản đầu tư 0 0,00 174.124.237.914 2,35 221.618.684.934 2,39 Đầu tư tài chính

dài hạn 453.146.885.327 7,13 370.702.872.939 5,00 502.220.263.326 5,40 Tài sản dài hạn

khác 307.361.058.412 4,84 329.152.429.517 4,43 293.845.263.551 3,16 Tổng TSDH 2.484.260.740.715 39,11 2.592.991.072.194 34,95 3.254.096.938.186 35,01

“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”

Về cơ bản tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản. Khoản mục tài sản cố định có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và khoản mục bất động sản đầu tư có tỷ trọng nhỏ nhất. Tài sản dài hạn năm 2010 và năm 2011 có tỷ trọng gần như tương đương nhau trong tổng tài sản nhưng lại giảm hơn so với năm 2009. Tỷ trọng này giảm là chủ yếu do tài sản cố định giảm, nhưng nhìn chung công ty đã chú trọng đến năng lực sản xuất trực tiếp thể hiện qua tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu hơn tài sản cố định vô hình.

Bảng 2.4: Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố tác động

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (2010 - 2009) (2011 - 2010)

Trị số % Trị số % Trị số % +/- % +/- % Phải thu ngắn hạn 191.371.460.791 22,63 249.941.896.115 24,54 464.355.369.431 26,26 58.570.435.324 30,61 214.413.473.316 85,79 Hàng tồn kho 569.253.465.178 67,30 671.348.990.597 65,91 1.160.376.913.208 65,61 102.095.525.419 17,93 489.027.922.611 72,84 TSNH khác 85.191.263.432 10,07 97.337.424.049 9,55 143.876.854.822 8,13 12.146.160.617 14,26 46.539.430.773 47,81 TS KD và ngoài KD 845.816.189.401 100 1.018.628.310.761 100 1.768.609.137.461 100 172.812.121.360 20,43 749.980.826.700 73,63 Phải trả người bán 212.392.865.643 36,70 416.918.064.870 49,73 323.540.578.949 37,83 204.525.199.227 96,30 (93.377.485.921) (22,40) Người mua trả trước 35.340.727.884 6,11 50.107.014.681 5,98 12.012.772.578 1,40 14.766.286.797 41,78 (38.094.242.103) (76,03) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 119.207.426.978 20,60 82.058.550.255 9,79 106.975.226.211 12,51 (37.148.876.723) (31,16) 24.916.675.956 30,36 Phải trả ngườiLĐ 41.033.955.112 7,09 52.998.893.642 6,32 89.278.373.094 10,44 11.964.938.530 29,16 36.279.479.452 68,45 Chi phí phải trả 102.120.131.696 17,65 187.269.781.984 22,33 199.235.356.613 23,30 85.149.650.288 83,38 11.965.574.629 6,39 Phải trả nội bộ 5.842.233.321 1,01 6.897.966.116 0,82 0 0,00 1.055.732.795 18,07 (6.897.966.116) (100) Phải trả, phải nộp khác 15.216.596.433 2,63 15.465.930.518 1,84 33.865.995.534 3,96 249.334.085 1,64 18.400.065.016 118,97 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 56.022.000 0,01 0 0,00 56.022.000 0,00

Quỹ khen thưởng

phúc lợi 47.500.824.365 8,21 26.720.827.559 3,19 90.306.112.586 10,56 (20.779.996.806) (43,75) 63.585.285.027 237,96 Nợ KD và ngoài

KD 578.654.761.432 100 838.437.029.625 100 855.270.437.565 100 29.174.893.521 5,04 16.833.407.940 2,01 Nhu cầu VLĐ 267.161.427.969 > 0 180.191.281.136 > 0 913.338.699.896 > 0 (86.970.146.833) (32,55) 733.147.418.760 406,87

Nhu cầu vốn lưu động ở cả ba năm đều lớn hơn không thể hiện doanh nghiệp có một phần tài sản ngắn hạn cần nguồn tài trợ bởi bên thứ ba. Nhưng năm 2010 giảm một ít so với năm 2009, còn năm 2011 lại tăng lên quá nhiều chứng tỏ năm 2011 cần khá nhiều nguồn tài trợ từ bên thứ ba.

Trong tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh của doanh nghiệp ở cả ba năm thì hàng tồn kho vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm hầu hết tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh. Mặc dù tỷ trọng này có giảm qua các năm nhưng không đáng kể và đây chính là khoản mục tài sản đòi hỏi sự tài trợ vốn của bên thứ ba.

Trong nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh, công ty chiếm dụng được vốn chủ yếu từ người bán và nhà nước. Vốn chiếm dụng của người lao động không phải là lớn, điều này xét về mặt xã hội là đạt tối ưu vì tạo được tư

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)