1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp ghép tranh vào dạy học chương Hidrocacbon không no, hóa học lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

99 621 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN CHU HOÀNG MINH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRANH VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON KHÔNG NO, HÓA HỌC 11 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN CHU HOÀNG MINH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRANH VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON KHÔNG NO, HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

VỚI SỰ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN HÓA HỌC)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Ninh

HÀ NỘI – 2011

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công nghệ thông tin và truyền thông : CNTT & TT

Trung học phổ thông : THPT

MỤC LỤC

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

3 Khách thể, đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài 3

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lí số liệu thực nghiệm 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRANH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC

5

Trang 5

1.2.5 Những lưu ý 16

1.3.1 CNTT&TT như là công cụ cho bài giảng của GV, hỗ trợ cho HS 18

1.5 Cơ sở lý luận một số kĩ thuật kết hợp cùng phương pháp ghép tranh 21

Chương 2:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BÀI DẠY CHƯƠNG

HIDROCACBON KHÔNG NO

Trang 6

3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 60

3.3.2 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm của các lớp thực nghiệm và đối chứng 62

Trang 7

UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để

chung sống, học để tự khẳng định mình” Trường học chúng ta hiện đang nặng về

học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng -

Skills Based Economy Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh:

kiến thức, kỹ năng và thái độ Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ), mục 5.2 nêu rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,…”.[3,4]

Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.”[1]

Điều 28.2 Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[2]

Việc áp dụng phương pháp dạy và học tích cực là giải pháp có tầm quan trọng quyết định đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

Trang 8

Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: "Vận dụng phương pháp ghép

tranh vào dạy học chương hiđrocacbon không no, hoá học 11 nâng cao với sự

hỗ trợ của công nghệ thông tin" với mong muốn góp phần vào việc đổi mới

phương pháp dạy và học hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, thiết kế bài giảng theo hướng dạy học hợp tác, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy- học ở trường THPT, hình thành và nâng cao kĩ năng cứng, kĩ năng mềm

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

2.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục

- Phương pháp tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo nhóm - phương pháp ghép tranh trong dạy học

- Ưu, nhược điểm của phương pháp ghép tranh

- Ứng dụng của CNTT & TT trong dạy học

2.2.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài:

- Thực trạng việc dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng

CNTT & TT ở các trường THPT ở Ninh Bình hiện nay

- Nghiên cứu thiết kế nội dung các phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học cùng

sự hỗ trợ của CNTT & TT

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phương pháp ghép tranh

3 Khách thể, đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học hợp tác

- Chương trình Hóa học lớp 11,cụ thể chương hiđrocacbon không no

- Các ứng dụng của CNTT & TT trong bộ môn Hóa

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 9

Trong thời gian và khả năng cho phép, trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng phương pháp ghép tranh vào các bài trong chương hiđrocacbon không

no

4 Mẫu khảo sát

Học sinh trường PTTH Yên Mô A

5 Câu hỏi nghiên cứu

Vận dụng phương pháp ghép tranh cùng sự hỗ trợ của CNTT đem lại hiệu quả như thế nào tới học sinh?

6 Giả thiết khoa học:

Nếu vận dụng phương pháp ghép tranh trong bài học thì :

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm

- Tăng cường hiệu quả học tập

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo

- Nghiên cứu xu hướng đổi mới PPDH hóa học, cơ sở lý luận dạy học ghép tranh

- Nghiên cứu nội dung lí thuyết bài tập chương hiđrocacbon không no

- Sử dụng phối hợp các PP phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá trong nghiên cứu các tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc đổi mới PPDH , để thấy rằng việc vận dụng phương pháp dạy học vận dụng ghép tranh cùng

hỗ trợ của CNTT & TT là phù hợp với xu thế phát triến của nhân loại

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra thực trạng dạy học ở các trường THPT hiện nay

- Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương hiđrocacbon không no

- Nghiên cứu, lựa chọn những ứng dụng của CNTT & TT vào dạy học môn Hóa

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lí số liệu thực nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học

Trang 10

- Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê, rút ra kết luận của đề tài

8 Những đóng góp của đề tài

- Thiết kế các bài giảng vận dụng phương pháp ghép tranh

- Học sinh được tiếp cận với phương pháp học tập mới nhằm hình thành và nâng cao các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm

9 Cấu trúc luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu ,kết luâ ̣n , khuyến nghi ̣ tài liê ̣u tham khảo luâ ̣n văn còn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thiết kế bài giảng vận dụng phương pháp ghép tranh với sự hỗ trợ CNTT & TT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

Trang 11

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG

PHÁP GHÉP TRANH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC

1.1.Xu hướng đổi mới PPDH:

1.1.1 Xu hướng đổi mới dạy học trên thế giới:

Não bộ con người có một tiềm năng rất lớn; tuy nhiên, làm cách nào để khai thác, tận dụng được các chức năng tuyệt vời ẩn kín bên trong mỗi người lại là một chuyện khác Trong nửa cuối thế kỉ 20, nhiều nhà khoa học đặc biệt là trong các ngành y học, giáo dục học và tâm lí học đã tìm ra nhiều phương cách để kích thích

và định hướng hóa các hoạt động của tư duy nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của

bộ óc Và hiệu quả đó được thể hiện ở tư duy sáng tạo

Muốn có tư duy sáng tạo, HS không thể trông chờ mỗi tiết lên lớp mà phải biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của GV, như giáo sư Tạ Quang Bửu đã nói:

“Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa" Hay theo các chuyên gia giáo dục và khoa học của Tổ chức UNESCO, kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.[7,8,9]

Hiện nay ở các nước tiên tiến như Phần Lan, Thụy Điển đang là những quốc gia có thành tựu rất lớn về đổi mới, cải cách giáo dục, đặc biệt đã áp dụng thành công chương trình dạy tư duy sáng tạo ở cấp THPT Còn Singapore nổi tiếng với khẩu hiệu “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập”, mô hình “ dạy ít, học nhiều”

1.1.2 Định hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam:

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển, đổi mới PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học là yếu tố gần như bắt buộc và có thể coi là xương sống của đổi mới giáo dục phổ thông Nhiều dự án giáo dục đã coi việc đầu tư cho bồi dưỡng tập huấn đổi mới PPDH, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại là một thành phần hoạt động ưu tiên Những năm gần đây các dự án như Phát triển giáo dục trung học, Phát triển giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp, dự án Việt Nam –Vương quốc Bỉ, Phát triển giáo dục trung học cơ sở 2, dự án Oxfam…đều có những hoạt động phục vụ cho tiến trình đổi mới PPDH

Trang 12

Sự thân thiện và tích cực là 2 phạm trù không thể tách rời,đang được hướng tới khi thực hiện các nội dung của đổi mới Việc đổi mới PPDH chỉ hiệu quả khi đề cao được trách nhiệm của đội ngũ GV trong môi trường sư phạm thân thiện và phát huy được vai trò tích cực học tập đồng thời hình thành các kĩ năng cần thiết cho HS Một số đề tài phát triển theo hướng này như:

Đỗ Thị Thuỳ Chi: Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạng bài luyện tập và ôn tập môn hoá học trung học phổ góp phần đổi mới phương pháp dạy học Người hướng dẫn : PGS.TS Đặng Thị Oanh

Nguyễn Thị Nguyệt: Nâng cao khả năng hợp tác của học sinh thông qua việc giảng dạy các bài luyện tập và ôn tập Hoá học lớp 11 trung học phổ thông Người hướng dẫn : PGS.TS, Lê Kim Long

Đặng Thị Minh Thu: Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hóa học thông qua hình thức dạy học dự án ; Người hướng dẫn : PGS TS Trần Trung Ninh

Nguyễn Thị Hoàng Anh : Dạy học hóa học vô cơ 10-nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông Người hướng dẫn : PGS.TS Trần Trung Ninh

1.2 Dạy học ghép tranh

Lý thuyết về học tập hợp tác đã xuất hiện một cách phổ biến từ thế kỷ XVIII,

đã phát triển bởi các nhà giáo dục học như Fancis Parker, John Dewey, E.Cohen, Albert Bandura, Palincsar Từ những năm 1980, dạy học hợp tác được nghiên cứu theo hướng xây dựng mô hình và chiến lược.[17,19,20]

Ghép tranh là một trong số các phương pháp dạy học hợp tác Các lớp học ghép tranh lần đầu tiên được sử dụng trong năm 1971 tại Austin, Texas bởi giáo sư Eliot Aronson, với mục đích xoa dịu tình hình phân biệt chủng tộc trong trường học,

sự thù địch giữa các học sinh trong lớp học

Dạy học vận dụng phương pháp ghép tranh định hướng người học gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, sáng tạo, giải quyết các vấn đề, tinh thân trách nhiệm và khă năng cộng tác làm việc của người học [18,25]

Trang 13

1.2.1 Khái niệm:

Ghép tranh (jigsaw) là trò chơi trí tuệ, với mỗi mảnh ghép mang nội dung,chi tiết khác nhau được sắp xếp sao cho ăn khớp và đúng với bức tranh tổng thể Ứng dụng trong dạy học, mỗi bài học như một bức tranh, được chia thành các đơn vị kiến thức nhỏ, mang một ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết, mỗi đơn vị lại tương ứng với một nhóm học sinh

Phương pháp ghép tranh là phương pháp tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

- Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm

vụ ở giai đoạn 2)

Mục tiêu :

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh

- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm

vụ ở giai đoạn 2)

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

Tác dụng đối với học sinh:

- Giúp học sinh nắm bắt được các tài liệu bằng văn bản

- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm

- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa

- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau

- Tăng cường hiệu quả học tập

1.2.2 Phân loại :

Trang 14

Một “sản phẩm” của việc sử dụng phương pháp ghép tranh, Diane Bridgeman chứng minh được rằng trẻ em trong lớp học ghép tranh có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác tốt hơn so với trẻ em trong một lớp học truyền thống

Geffner, trong luận án tiến sĩ của mình, đã điều tra thái độ của HS lớp 5 về bản thân, trường học, và các HS khác, kéo dài trong 8 tuần Kết quả là HS trong các lớp học hợp tác và ghép tranh có sự cải thiện hoặc duy trì thái độ tích cực về bản thân,

trường học, bạn bè, và khả năng học tập, trong lớp học truyền thống thì có sự suy giảm thái độ tích cực Những HS trong các phương pháp có tính liên quan lẫn nhau, được cải thiện hoặc duy trì mức độ của lòng tự trọng

Aronson và Patnoe (1997) kết luận rằng phương pháp ghép tranh là hữu ích nhất trong các phương pháp học tập hợp tác bởi vì HS phải thảo luận và truyền đạt ý nghĩa của chủ đề của họ, có nghĩa là họ phát triển quan trọng suy nghĩ và kỹ năng giải quyết vấn đề Slavin (1990) quan sát rằng phương pháp ghép tranh là đặc biệt hữu ích bởi vì HS phải có một vai trò tích cực trong học tập, Colosi và Zales (1998) tin rằng hiệu quả học tập cao bởi vì HS học chủ đề một cách tốt nhất khi họ phải giải thích về nó với các bạn trong nhóm

Perkins và Saris chứng minh việc sử dụng các phương pháp ghép tranh lớp học trong một bài học thống kê (2001) Sinh viên thấy cách sử dụng phương pháp ghép tranh là gắn liền với thực tế, chẳng hạn như làm aviệc với những người khác, giúp đỡ, hoặc nhận được sự giúp đỡ HS đánh giá cao phương pháp như là một cách tiết kiệm thời gian và xem đó là một thay đổi lớn trong các bài giảng

Thông qua một số nghiên cứu phương pháp ghép tranh, các bước thực hiên

đã có thay đổi và đa dạng hơn Ngoài phương pháp ghép tranh ban đầu còn có ghép tranh II, ghép tranh III, ghép tranh IV, hay ghép tranh ngược

Phương pháp ghép tranh II đã được sửa đổi từ phương pháp ban đầu của Slavin vào năm 1986 Đây là phiên bản sửa đổi của phương pháp này liên quan đến việc sử dụng tính điểm nhóm Aronson và Patnoe (1997) báo cáo rằng Jigsaw II có hai thay đổi đáng kể: tất cả HS trong đội đều đọc tất cả bài học, điểm số của HS được kết hợp để đánh giá tổng thể điểm số một nhóm Phương pháp này đã được sử dụng

Trang 15

cho các đối tượng trong khoa học xã hội, và trong khoa học - đặc biệt là khi các mục tiêu học tập tập trung vào khái niệm chứ không phải là kỹ năng (Slavin, 1990) Trong trường hợp của ghép tranh III, Gonzalez và Guerrero (1983) sửa đổi ghép tranh II để tăng sự tương tác giữa HS Steinbrink, Walkiewicz và Stahl (1995) lưu ý rằng ghép tranh III có bổ sung các đánh giá thử nghiệm quá trình hợp tác Cuối cùng, ghép tranh IV, được phát triển bởi Holliday (2002), bao gồm ba tính năng mới quan trọng : giới thiệu, câu đố, và giảng dạy lại sau khi cá nhân đánh giá [21,22,23,24,25,26]

Bảng 1.1 “: So sánh Ghép tranh, Ghép tranh II, Ghép tranh III,

Ghép tranh IV”

thích HS quan tâm đến bài học)

tính chính xác và

sự hiểu biết của

HS trong nhóm chuyên sâu

nhóm mảnh

Trang 16

ghép và đƣa ra

các thông tin

cho bạn còn lại

tính chính xác và

sự hiểu biết của

HS trong nhóm mảnh ghép

(giáo viên đánh giá và làm rõ các khái niệm khi HS không hiểu)

giống III

nhóm mảnh ghép cùng đánh giá và chỉnh sửa lại

mà HS thấy khó khăn khi tiếp nhận

1.2.3 Quy trình thực hiện:

Hình 1.1 Sơ đồ nhóm trong phương pháp ghép tranh

Trang 17

3

Vòng 1: Nhóm chuyên sâu (chuyên gia)

Bài học của ngày được chia thành 5-6 đoạn

Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người) Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau, các nhóm làm việc độc lập Ví dụ:

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.Các nhóm cần được đa dạng về sắc tộc, giới tính, khả năng, và chủng tộc

Trang 18

Một HS cần được bổ nhiệm làm trưởng nhóm Người này ban đầu thường là HS học tốt, hoà dồng nhất trong nhóm

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia

sẻ đầy đủ với nhau HS trình bày lại kiến thức của mình cho nhóm Các thành viên khác được khuyến khích đặt câu hỏi để làm rõ

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)

GV cần di chuyển từ nhóm này sang nhóm để quan sát quá trình Can thiệp nếu bất

kỳ nhóm nào gặp khó khăn như là một thành viên quá nổi trội hay gây rối GV có thể hướng dẫn các trưởng nhóm cách giải quyết cho đến khi trưởng nhóm có thể tự làm điều đó

Một bài kiểm tra cần được đưa ra ở cuối để HS nhận ra rằng các phiên họp không chỉ là vui chơi mà còn là quá trình hợp tác làm việc thực sự.[18,19]

1.2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp ghép tranh

1 2.4.1 Ưu điểm của phương pháp ghép tranh

Điểm đặc biệt nhất của phương pháp ghép tranh là tăng khả năng ghi nhớ bài học ở

HS, do đặc điểm sau khi thu nhận được kiến thức, HS cần phải hiểu kĩ vấn đề, tìm cách dễ dàng nhất để giảng giải lại cho các bạn khác sao cho các bạn không những hiểu rõ bản chất mà còn hiểu nhanh Theo tháp học tập thì việc dạy lại / sử dụng ngay lập tức chiếm 90% tỉ lệ duy trì ghi nhớ

Hình 1.2 Tháp học tập

Trang 19

Thực hiện dạy học ghép tranh giúp HS tích cực chủ động trong hoạt động xây dựng kiến thức mới và hình thành rèn luyện các kĩ năng mà một HS khó có thể thực hiện được Do có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm HS có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp, nhiệm vụ mà nếu cá nhân HS sẽ không thực hiện được trong thời gian nhất định ở lớp học hoặc sẽ không đủ khả năng thực hiện cá nhân Giúp hình thành và phát triển năng lực tổ chức, năng lực hợp tác của học sinh trong hoạt động xã hội, đó là năng lực rất quan trọng cần bồi dưỡng và phát triển cho học sinh

Khuyến khích sự tương tác giữa các HS và rèn luyện các kỹ năng xã hội Để thu được kết quả cao nhất từ hình thức học tập vận dụng ghép tranh, các HS phải rèn luyện kỹ năng xã hội của mình Làm việc cùng nhau có nghĩa là các HS sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khác nhau HS cũng sẽ phải học cách tin tưởng người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau HS sẽ phải học cách giải quyết vấn

đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trong trường hợp này, những kỹ năng làm việc nhóm sẽ tạo ra những tình huống thực tế để áp dụng các kỹ năng vào thực tiễn

Trang 20

Tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm Để góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhóm, HS có thể tiến hành việc đánh giá định kỳ và thường xuyên về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời đánh giá đưa thông tin phản hồi cho nhóm bạn Và do đó năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS được bồi dưỡng và phát triển

Phương pháp ghép tranh có thể phối hợp dễ dàng với các chiến lược giảng dạy khác, có thể sử dụng phương pháp chỉ trong 1 tiết học.[15,16,17]

1.2.4.2 Nhược điểm của phương pháp ghép tranh

Hiện nay ở Việt nam dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ cũng chưa được thực hiện rộng rãi do còn có một số hạn chế sau đây:

Không gian lớp học: Hiện nay sĩ số trong các lớp học đông, rất khó khăn trong việc

tổ chức học tập

Đòi hỏi thời gian cho học sinh hoạt động: Để thực hiện dạy học hợp tác cần thời

gian cho mỗi cá nhân thực hiện và thời gian thảo luận để đưa ra ý kiến chung của nhóm nên tốn thời gian hơn

Phát triển HS không đồng đều: Việc học tập theo nhóm nhỏ dễ gây ỷ lại cho HS

kém, lười học vì đã có một số HS giỏi làm việc và báo cáo kết quả Trong khi một

số HS nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình thì một số HS lười sẽ không có cơ hội thể hiện nếu tổ chức không tốt

Hiệu quả không cao nếu tổ chức nhóm chỉ là hình thức: Nếu việc tổ chức học tập

nhóm mà GV thiếu khả năng tổ chức, quản lí, HS chưa tự giác tích cực, chưa có kĩ năng hợp tác, chưa được tạo điều kiện về không gian , thời gian và nhiệm vụ không

rõ ràng…thì việc học tập hợp tác sẽ chỉ tốn thời gian và hiệu quả thấp [15,16,17]

1.2.5 Những lưu ý:

Các tiết dạy học có vận dụng phương pháp ghép tranh không phải lúc nào cũng suôn sẻ Do sự phong phú về tính cách và trình độ học tập của HS, nên cần lưu ý đến một số vấn đề như:

Trang 21

- GV thường chỉ định một trong những HS học khá nhất lớp làm trưởng mỗi nhóm (có luân phiên), do khả năng học tập trội hơn nên ý kiến do HS này đưa ra nhiều hơn hoặc cố kiểm soát nhóm theo ý của mình Do đó GV cần phải hướng dẫn lại cách làm việc của các trưởng nhóm, thúc đẩy sự tham gia của các thành viên khác trong nhóm, giúp HS nhận ra rằng nhóm chỉ làm việc hiệu quả nhất khi mỗi

HS đều được trình bày ý kiến

- Đối với HS yếu hoặc nhút nhát sẽ báo cáo kém hơn so các thành viên khác trong nhóm mảnh ghép, gây khó hiểu cho các thành viên khác Vì vậy GV rất cần chú ý đến giai đoạn 1, phải đảm bảo trong nhóm chuyên gia, mỗi HS đều có cơ hội thảo luận về ý kiến của mình, được sửa đổi bởi những thành viên khác Ngoài ra

GV cần kiểm tra xem kiến thức cuối cùng mà mỗi “ chuyên gia” thu nhận được có chính xác hay không

- Việc HS chán nản trong giờ học không loại trừ phương pháp nào, trường hợp này GV không những phải tạo ra thách thức vừa sức, có gợi ý kịp thời khi HS lúng túng giải quyết vấn đề

- Việc sử dụng phương pháp này đối với HS THPT có những khó khăn nhất định, do HS chưa có kinh nghiệm học tập theo phương pháp này, những thói quen học tập cũ rất khó thay đổi Nếu việc tổ chức không hợp lý sẽ gây ra tác dụng phụ là

HS chán và thậm chí không thích giờ học sử dụng phương pháp này

1.2.6 Ý nghĩa của phương pháp ghép tranh:

Đây là cách thức vô cùng hiệu quả để học các dữ liệu, mỗi HS phải có trách

nhiệm với phần mà mình được giao Ngoài ra lớp học ghép tranh còn khuyến khích

sự lắng nghe, sự ràng buộc và sự cảm thông bằng cách dành cho mỗi thành viên của nhóm thực hiện một phần thiết yếu của hoạt động khoa học Nhóm thành viên phải làm việc cùng nhau như một đội để hoàn thành mục tiêu chung; mỗi người phụ thuộc vào tất cả những người khác,mỗi cá thể làm việc tốt tạo thành một thành công toàn diện Sự “hợp tác theo thiết kế” này tạo điều kiện cho sự tương tác giữa tất cả

HS trong lớp, dẫn họ tới sự đánh giá về nhau như những người đóng góp vào công việc chung của họ

Đảm bảo 5 yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực:

Trang 22

- Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp/nhóm mang tính thân thiện, kích thích

- Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS

- Sự gần gũi với thực tế

- Mức độ và sự đa dạng của hoạt động

- Phạm vi sáng tạo tự do

1.3 Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học hoá học

Việc ứng dụng CNTT & TT đã đem lại nhiều kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học CNTT & TT góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học và đổi mới phương pháp dạy học

1.3.1 CNTT&TT như là công cụ cho bài giảng của GV, hỗ trợ cho HS:

Sử dụng CNTT & TT là một cách nâng cao tính tích cực trong giảng dạy, truyền đạt được một lượng kiến thức lớn, phong phú, và sinh động Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng, tiết kiệm thời gian Những hình ảnh mô phỏng thực tế thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của HS, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài nhanh hơn

CNTT & TT cung cấp cho GV những phương tiện dạy học hiện đại, những phương tiện này cho phép GV vó thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin

Ứng dụng CNTT & TT vào dạy học hoá học đảm bảo được yêu cầu an toàn trong thí nghiệm, GV và HS không phải tiếp xúc nhiều với những hoá chất độc hại, được quan sát mô hình phân tử, những quá trình phản ứng mà không thực hiện được trong phòng thí nghiệm và nhiều quá trình sản xuất và khai thác các chất trong tự nhiên [5]

1.3.2 CNTT&TT là môi trường dạy học:

Với sự phát triển của CNTT & TT đã xuất hiện các “trường trực tuyến”, tại đây

HS chủ động về thời gian học tập, lượng kiến thức phong phú Việc phát triển các trang web này hỗ trợ, phát triển khả năng tự học ở HS Các trang web như:

truongtructuyen.com; tracngiem.tuoitre.net.vn ; thi.moet.gov.vn; onthi.com……

Trang 23

Chemsketch: là phần mềm hỗ trợ vẽ công thức, phương trình và tính toán cân bằng hoá học, ACD/ ChemSketch được dùng để vẽ hoặc thiết kế đồ hoạ dùng trong môn hoá học, module ACD/Labs mở rộng có nhiều tính năng tiện ích giúp các nhà hoá học vẽ nguyên tử, phản ứng, biểu đồ, các tính toán đặc trrưng của hoá học, thiết kế các bản báo cáo và trình chiếu chuyên nghiệp

1.3.3.2 Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử:

Lecture Maker: là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box, và các ký tự đặc biệt;

có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng của mình như: hình ảnh, video, âm thanh, flash

Mindjet MindManager:là sản phẩm số lấy ý tưởng từ sơ đồ tư duy MindMap nổi tiếng Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép

và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết

Sử dụng Mindjet Manager giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn Mindjet Manager cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể

Ngoài ra còn có Presenter 7, Camtasia…

Và các phần mềm khác như phần mềm trộn câu hỏi trắc nghiệm, tính điểm tổng kết…

1.4 Thực trạng dạy học ghép tranh và ứng dụng CNTT & TT

1.4.1.Thực trạng dạy học ghép tranh

GV tại các trường vẫn chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống như thuyết trình, trực quan, vấn đáp; đặc biệt nhiều GV chưa có kĩ năng, hoặc đã có nhận thức

Trang 24

nhưng thực hiện chưa nhuần nhuyễn, chưa đạt yêu cầu cao Nhiều GV ngại sử dụng

vì đòi hỏi phải chuẩn bị công phu khi soạn, khó quản lý khi tổ chức thực hiện trên lớp, tốn nhiều thời gian

Hiện nay phương pháp dạy học hợp tác mới chỉ xuất hiện tại các trường ở thanh phố lớn, như các trường quốc tế (điển hình là trường quốc tế Academy), hay một số giảng viên các trường đại học thực hiện Thêm vào đó, trong quá trình dạy học luôn

có sự kết hợp giữa kỹ thuật chủ đạo với những kỹ thuật khác Vì vậy khi điều tra thực trạng dạy học môn hoá, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình đổi mới PPDH môn Hoá trong 5 trường THPT ở Ninh Bình ( Yên Mô A, Ngô Thì Nhậm, Nho Quan C, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo)

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng các PPDH ở các trường THPT

Thường xuyên (%)

Khá thường xuyên (%)

Thỉnh thoảng (%)

Không bao giờ (%)

Trang 25

mức 1 coi như không đồng ý:

Bảng 1.3 Những cản trở đối với việc đổi mới PPDH ở trường THPT

TT Những cản trở việc đổi mới

9 Chính sách, cơ chế quản lý GD

chưa khuyến khích GV

1.4.2 Thực trạng dạy hoc có ứng dụng CNTT:

CNTT & TT đã thâm nhập vào giáo dục, đầu tiên là các bài giảng điện tử,

tiếp đó là một số phần mềm hỗ trợ của mỗi bộ môn Các mô hình, mô phỏng, video

clip đang khiến hứng thú học tập của HS tăng lên Tuy nhiên việc sử dụng

CNTT&TT thường xuyên chỉ xảy ra tại các thành phố lớn, tại trường huyện, mỗi

trường có 3 hoặc 4 máy chiếu trong khi có 11 môn học Điều đó gây khó khăn cho

việc nâng cao hiệu quả học tập HS, đồng thời trình độ tin học của GV cũng vì thế

mà giảm sút

Trang 26

1.5 Cơ sở lý luận một số kĩ thuật kết hợp cùng phương pháp ghép tranh:

1.5.1 Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm [12,13,14,18]

Mục tiêu:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với HS

Tác dụng đối với HS:

- HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề

- Giúp HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để

đạt được mục tiêu chung của nhóm

- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân

hóa

- Các nhiệm vụ này cũng giúp nâng cao mối quan hệ giữa các HS Tăng cường

sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau

- Tăng cường hiệu quả học tập

Trang 27

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người) Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh

- Cá nhân HS tập trung vào câu hỏi, chủ đề, có thể trả lời câu hỏi hoặc xây dựng

chiến lược riêng, các giải pháp thực sự của mình và viết vào phần xung quanh Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Từ những quan điểm học tập và giải pháp riêng của mình, HS có thể thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa

Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở

- Nếu số HS trong một nhóm quá đông, chiếm quá nhiều chỗ so với chu vi khăn phủ bàn, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi lại ý kiến cá nhân

Sau dó đính những ý kiến váo phần xung quanh khăn trải bàn

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau

- Những ý kiến không thống nhất của nhóm không để ở phần giữa của “khăn trải bàn” Cá nhân có quyền bảo lưu những ý kiến chưa được thống nhất trong toàn nhóm và được giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn

1.5.2 Tranh luận ủng hộ - phản đối

Tranh luận ủng hộ - phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột Những ý kiến khác nhau

và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm "đánh bại" ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau Cách thực hiện:

• Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối

 Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những

Trang 28

luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận

• Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận

• Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận

Tiểu kết chương 1

Đã tìm hiểu xu hướng da ̣y ít, học nhiều hay tự học trên thế giới và một số định hướng đổi mới như áp du ̣ng da ̣y ho ̣c hợp tác và tích cực ở Việt Nam Theo hướng đó nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n của phương pháp ghép tranh, là phương pháp tổ chức hoạt động hợp tác với nhiều ưu điểm nổi bâ ̣t Phương pháp ghép tranh hiê ̣n nay đã

có một vài bước thay đổi, trong luâ ̣n văn đã so sánh 4 loại Jigsaw được vận dụng nhiều nhất

Đồng thời đã tìm hiểu thực trạng dạy học một số trường trong tỉnh cùng những hỗ trơ ̣ của công nghê ̣ thông tin trong da ̣y ho ̣c

Vâ ̣y viê ̣c vâ ̣n du ̣ng phương pháp ghép tranh với sự hỗ trợ công nghê ̣ thông tin là cần thiết

Trang 29

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BÀI DẠY CHƯƠNG HIDROCACBON

KHÔNG NO 2.1 Phân tích cấu trúc nội dung của chương

2.1 1 Quan điểm bài giảng chương hidrocacbon không no

Dạy học chương hiđrocacbon không no có ý nghĩa nhâ ̣n thức , giáo dục to lớn , các hiđrocacbon không no là những tài liệu phong phú để hình thành các khái niệm hóa học quan trọng nhất , chúng đơn giản về thành phần phân tử và như là những nguyên liê ̣u xuất phát để điều chế nhiều hợp chất hữu cơ phức ta ̣p hơn

Khi nghiên cứu hiđrôcacbon không no , trên cơ sở khái niê ̣m đa ̣i cương về hóa hữu cơ cần chú ý đến cấu ta ̣o nguyên tử cacbon để phát triển khái niê ̣m bản chất các liên kết hóa ho ̣c , các dạng lai hóa , cơ chế phản ứng , tính chất các loại các hiđrocacbon và sự phu ̣ thuô ̣c của chúng vào cấu trúc phân tử

Về phương pháp , việc GV sử du ̣ng các phương pháp logic hợp lý so sánh , khái quát hóa, phân tích tổng hợp, giúp HS tìm hiểu kĩ được bản chất của hiê ̣n tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa các loa ̣i hiđrocacbon , các quá trình biến đổi qua lại của chúng Trong quá trình nghiên cứu có thể sử du ̣ng các phương pháp da ̣y ho ̣c chung nhất: thuyết trình, đàm thoa ̣i kết hợp với phương pháp trực quan (thí nghiệm,

mô hình, máy chiếu ) và đặc biệt chú ý đến các hoạt động độc lập của HS khi làm viê ̣c với sách giáo khoa, sách tham khảo, hoàn thành các dạng bài tập hóa học

2.1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ, cấu trúc logic của chương

2.1.2.1 Mục tiêu của chương

a Kiến thức

* Học sinh biết:

- Cấu trúc electron của liên kết đôi, liên kết ba, liên kết đôi liên hợp trong phân tử các loại hidrocacbon không no tương ứng

- Đồng phân, danh pháp, tính chất của anken, ankadien và ankin

- Khái niệm về tecpen

* Học sinh hiểu

Trang 30

- Nguyên nhân tính không no của các hidrocacbon không no

- Các hidrocacbon không no có nhiều đồng phân hơn các hidrocacbon no vì ngoài đồng phân mạch cacbon còn có đồng phân vị trí liên kết bội

- Quy tắc cộng Macconhicop

b Kỹ năng

- Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của anken, ankadien, ankin

- Giải thích khả năng phản ứng của các hidrocacbon không no

- Lựa chọn sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Maccopnhicop

c Thái độ tình cảm

- HS thấy được ứng dụng của các sản phẩm trùng hợp anken, ankadien, ankin trong đời sống sản xuất và ý nghĩa tầm quan trọng của các hợp chất hữu cơ đối với nền kinh tế, từ đó có hứng thú học tập, quyết tâm chiếm lĩnh kiến thức

2.1.2.3 Cấu trúc nội dung của chương:

Hình 2.1 Cấu trúc nội dung

HIDROCACBON KHÔNG NO

Cấu trúc phân

tử v phản ứng của Butađien

v isopren

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất v t

lý v cấu trúc

Tính chất hoá học, điều chế

v ứng d ng

Phân loại ANKEN

HIDROCACBON KHÔNG NO

Cấu trúc phân

tử v phản ứng của Butađien

v isopren

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất v t

lý v cấu trúc

Tính chất hoá học, điều chế

v isopren

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất v t

lý v cấu trúc

Tính chất hoá học, điều chế

v isopren

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất v t

lý v cấu trúc

Tính chất hoá học, điều chế

v ứng d ng Đồng đẳng,

đồng phân, danh pháp, tính chất v t

lý v cấu trúc

Tính chất hoá học, điều chế

v ứng d ng

Phân loại

Trang 31

2.1.2.3 Cấu trúc logic của chương:

- Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh bắt đầu từ sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử, dự nđoán tính chất đặc trưng, dùng thí nghiệm hoặc cắct liệu thực nghiệm xác nhận dự đớn đúng, nhận xét, kết luận về tính chất của các loại hiđrocacbon Đây cũng chính là con đường để hình thành cho HS phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu, học tập hoá học

- Khi tổ chức các hoạt động học tập của HS cần sử dụng triệt để phương pháp so sánh trong các bài dạy So sánh giữa các hiđrocacbon cùng loại ( anken với ankađien và ankin ), so sánh giữa các loại hiđrocacbon để tìm ra sự giống nhau và

Trang 32

khác nhau, nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó Đồng thời qua so sánh còn làm rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các chất và cả mối liên quan giữa các loại hiđrocacbon với nhau

-GV cần đọc thêm các sách tham khảo để lựa chọn tư liệu bổ sung làm phong phú

và cập nhậy kiến thức, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh GV nên tổ chức cho

HS tham gia sưu tầm tư liệu, thông tin từ các nguồn thông tin khác và tạo điều kiện cho các em đựơc chia sẻ các tư liệu về hiđrocacbon qua bài dạy, Như vậy người

GV cần đa dạng hoá các hoạt động học tập để HS tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn

+ Cho HS quan sát mô hình nhận xét trung tâm phản ứng là C = C

+ Các dạng đồng phân : cần chú ý phân tích vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan, điều kiê ̣n có đồng phân hình ho ̣c cis-trans, có đồng phân liên kết kép

+ Nghiên cứu cơ chế phản ứng , qui tắc Maccôpnhicốp để xác đi ̣nh hướng chính của phản ứng cộng , phản ứng trùng hợp Phản ứng cộng hợp Halogen cần nhấn mạnh với HS trạng thái các Halogen tham gia phản ứng nhất là với Brom

+ Phần ứng dụng của etilen nhấn mạnh vai trò của nó trong công nghiêp hoá chất hữu cơ hiện nay, thay cho vị trí của axetilen trước đây

- Ankađien:

+ Phân tích đặc điểm cấu tạo cho HS biết đặc điểm ankađien liên hợp

-+ Hướng cho HS thấy được điều kiện nhiệt độ quyết định đến hướng phản ứng ở butađien hay isopren Cần chú ý phản ứng cô ̣ng 1,2 và 1,4; phản ứng trùng hợp là

cơ sở cho tổng hợp cao su nhân ta ̣o từ khí crackinh dầu mỏ hoa ̣c từ rượu

Trang 33

2.2 Vận dụng phương pháp trong các bài học của chương

2.2.1 Quy trình thực hiện dạy học theo phuơng pháp ghép tranh

Bước 1 Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ học tập tương đối cần nhiều thời gian để thực hiện,tương đối

khó khăn hoặc rất khó khăn Và do đó cần huy động kinh nghiệm của nhiều HS, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số HS hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú

Nội dung: Nếu đơn giản, dễ dàng thì tổ chức HS học tập nhóm sẽ lãng phí thời gian

và không có hiệu quả Có những bài học hoặc nhiệm vụ có thể thực hiện hoàn toàn theo nhóm Tuy nhiên có những bài học/ nhiệm vụ thì chỉ có một phần sẽ thực hiện học theo nhóm Do đó người GV cần căn cứ vào đặc điểm kĩ thuật để lựa chọn nội dung cho phù hợp

Nội dung các mảnh ghép cần được lựa chọn dựa trên những “nội dung lớn” hoặc

“đi vào chiều sâu của vấn đề” Những thông tin từ các mảnh ghép sẽ được ghép lại với nhau để có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh Do đó, không nên chọn những thông tin mang tính chất chuỗi thời gian, vì chúng không thể học một cách độc lập được Các chủ đề của các mảnh ghép có thể độc lập ở mức sao cho HS có thể tìm hiểu được

Bước 2 Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học

Sau khi đã lựa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp, bước tiếp theo là thiết kế các hoạt động của GV và HS nhằm đạt được mục tiêu của bài học/ nhiệm vụ

Trang 34

GV cần xác định cả bài học đều thực hiện theo nhóm hay đến một thời điểm nhất định mới tổ chức học nhóm GV cần xác định rõ cách tổ chức nhóm: Theo trình độ

HS theo ngẫu nhiên, theo sở trường của HS hoặc một tiêu chí xác định nào khác

GV cần quán triệt ngay việc dạy học theo phương pháp ghép tranh ngay từ mục tiêu của bài, các phương pháp dạy học chủ yếu đến tiến trình dạy học và tổ chức các hoạt động của HS

Mục tiêu của bài học : Mục tiêu cần đạt được theo chuẩn về kiến thức, kĩ năng

cơ bản của bài học/ nhiệm vụ cụ thể và thêm vào đó là 1 số mục tiêu như: kĩ năng tương tác (người học với người học và người học với GV), kĩ năng đánh giá đồng đẳng và kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng làm việc độc lập Những kĩ năng này rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực chung của người lao động do đổi mới phương pháp mang lại.Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đạt được kĩ năng xã hội mà phụ thuộc vào nội dung, thời gian và phạm vi hoạt động cụ thể

Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: ngoài phương pháp chủ đạo là ghép

tranh cần kết hợp với phương pháp khác, thí dụ như : phương pháp thí nghiệm, giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin…

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Đảm bảo phù hợp để tạo điều kiện cho mỗi nhóm

HS hoạt động GV đưa ra danh mục các thiết bị, dụng cụ GV có thể chuẩn bị là chính nhưng cần huy động HS chuẩn bị hoặc tự làm hoặc khai thác từ các nguồn khác nhau

Hoạt động của GV và HS : GV cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể

Ví dụ: Tạo ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng của học sinh, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng thư kí và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm nếu HS chưa quen với phương pháp học tập này Không cần thiết nếu HS đã quen và làm việc có nề nếp Thiết kế các phiếu giao việc tạo điều kiện HS có thể dễ dàng nắm bắt nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả nhóm

Trang 35

Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để nhóm thực hiện có hiệu quả tránh hình thức (Nếu giao nhiệm vụ trong thời gian rất ngắn sẽ không thể hiện

rõ hoạt động nhóm mà chỉ là kết quả của 1-2 cá nhân)

Cần thiết kế các hoạt động độc lập, theo cặp theo nhóm của HS và nhiệm vụ hướng dẫn theo dõi hỗ trợ tương ứng của GV để tạo ra kết quả nhận thức phù hợp

Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá: GV cần dự kiến cách thức tổ chức đánh giá/

cho điểm cho mỗi nhóm và thành viên trong nhóm HS: Tổ chức đánh giá trong một nhóm về sự đóng góp của mỗi thành viên, tạo điều kiện cho đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét đánh giá giữa các nhóm…

GV có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc trò chơi theo nhóm giúp

HS học tích cực và thoải mái nhưng cần phù hợp với thời gian của lớp học, cần thiết

kế phiếu bài tập củng cố, đánh giá phù hợp tạo điều kiện HS thấy rõ kết quả của cá nhân, nhóm

Bước 3 Tổ chức dạy học

Các bước chung của việc tổ chức dạy học như sau:

Đầu tiên GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm hiểu và nêu phương pháp học tập cho toàn lớp Các hoạt động tiếp theo có thể là :

- Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp theo thiết kế.:

Các HS “chuyên sâu” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng

ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở “nhóm mảnh

ghép” Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại

kiến thức cho nhau

Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên Tùy theo nhiệm vụ có thể có cách tổ chức khác nhau: cặp hai HS, nhóm ba HS hoặc nhóm đông hơn 4-8 HS Với cặp đôi, nhóm ba, bốn HS có thể không cần thay đổi tổ chức vì có thể ngồi cùng bàn hoặc 2 bàn quay mặt vào nhau Tuy nhiên với nhóm 6-8 HS sẽ thuận lợi hơn nếu được bố trí thành các nhóm riêng biệt và HS ngồi đối mặt với nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập Tránh trường hợp phân 2 dãy bàn một nhóm mà những HS bàn sau chỉ nhìn vào lưng của HS bàn trước Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả HS

Trang 36

đều có thể tham gia vai trò là nhóm trưởng và thư kí qua các hoạt động để phát triển

kĩ năng học tập và kĩ năng xã hội đồng đều cho HS

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Có thể giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ

riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện nhiệm vụ như nhau GV cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm

- Hướng dẫn hoạt động của nhóm HS : Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm,

HS hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm Nhóm HS phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp

- GV theo dõi, điều khiển, hướng dẫn HS hoạt động nếu cần Khi HS hoạt động

nhóm có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nhất là khi HS tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát băng hình, giải quyết vấn đề… Do đó GV cần quan sát bao quát, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần Nếu thảo luận của nhóm HS không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận thiếu hợp tác thì GV cũng cần có mặt để định hướng, điều chỉnh hoạt động của nhóm.Cần xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ GV phải kiểm soát được kết quả hoạt động ở mỗi giai đoạn

- Tổ chức HS báo cáo kết quả và đánh giá: GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết

quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện Nếu GV không quán triệt từ đầu, nhiều HS không chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn gây mất trật tự thì sẽ mất khả năng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập vận dụng ghép tranh, làm giảm hiệu quả hợp tác GV hướng dẫn HS lắng nghe và phản hồi tích cực để mỗi HS sẽ thấy được những kết quả tốt cần học tập và những hạn chế cần chia sẻ để hoàn thiện tốt hơn

- GV nhận xét đánh giá và chốt lại kiến thức cần lĩnh hội : Sau khi HS báo cáo và tự

đánh giá, GV có thể nêu vấn đề cho HS giải quyết để làm sâu sắc kiến thức hoặc củng cố kĩ năng Nếu HS đã làm đúng và đầy đủ nhiệm vụ được giao thì giáo viên nêu tóm tắt kiến thức cơ bản nhất, tránh tình trạng GV lại nêu lại toàn bộ các vấn đề

HS đã trình bày làm mất thời gian

Trang 37

2.2.2 Vận dụng vào các bài học cụ thể

Chúng tôi đã tiến hành thiết kế các bài giảng có vận dụng phương pháp ghép tranh vào một số bài trong chương hiđrocacbon không no , xây dựng nội dung các phiếu học tập cho các nhóm chuyên sâu và nhóm mảnh ghép Tất cả đều được thể hiện qua các giáo án sau đây

2.2.2.1 Bài 39,40 Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân

Tính chất, điều chế và ứng dụng

I/ Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức:

Hs biết :

-Cấu trúc electron và cấu túc không gian của anken

-Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken

- Qui luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken

- Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng

- Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken

- Viết đồng phân cấu tạo , đồng phân hình học và gọi tên anken

- Kĩ năng viết phương trình phản ứng

- Từ cấu tạo suy ra tính chất

- Giải được bài tập : xác định CTPT , viết CTCT , gọi tên anken , tính thành phần % thể tích trong hỗn hợp khí có anken cụ hể , bài tập khác có liên quan

-Phân biệt được ankan và anken cụ thể

II/ Chuẩn bị:

Dụng cụ:

Trang 38

- Mô hình phân tử etilen , mô hình đồng phân cis , trans của but-2-en ,butan (trình chiếu hoặc tranh vẽ )

- Clip thí nghiệm giữa anken và dung dịch Brom, KmnO4

III Phương pháp dạy học:

- Dạy học nêu vấn đề:

hoạt động 1: nêu vấn đề

hoạt động 2: giải quyết vấn đề

- Phương pháp ghép tranh:

Hoạt động 5: tạo nhóm chuyên gia và nêu yêu cầu cho các nhóm, bài học được chia thành 6 phần tương ứng với 6 nhóm:

1 Nhóm đồng phân: hiểu được tại sao anken nhiều đồng phân hơn ankan và xicloankan; kỹ năng viết đồng phân, gọi được tên các đồng phân ( nếu được)

2 Nhóm cơ chế phản ứng: hiểu được cơ chế từ đó viết được cơ chế phản ứng giữa anken và hidro, halogen

3 Nhóm hướng phản ứng: xác định được sản phẩm chính, phụ Chỉ ra được các sản phẩm trong phản ứng anken đối xứng- tác nhân bất đối xứng, anken bất đối xứng – tác nhân đối xứng, anken bất đối xứng- tác nhân bất đối xứng

4 Nhóm trùng hợp: Xác định được trung tâm phản ứng, giải thích Viết thành thạo phản ứng trùng hợp

5 Nhóm ứng dụng: Làm hoặc xem thí nghiệm ảo, viết tường trình đúng và đủ

IV Tổ chức hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:

2 Vào bài:

Trang 39

Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

Trang 40

liên kết đôi C=C , chúng hợp thành dãy đồng

đẳng gọi là dãy đồng đẳng của etilen

+ Dựa vào khái niệm đồng đẳng đã học,viết 1

gọi tên các anken theo danh pháp thông thường

-HS vận dụng gọi tên một số anken

Ngày đăng: 17/03/2015, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w