1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận mệnh của học thuyết Mác về Chủ nghĩa xã hội

34 431 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 66,02 KB

Nội dung

Không ai có thể phủ nhận một sự thật là Liên Xô và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ và chủ nghĩa xã hội đã bị một tổn thất hết sức nặng nề. Nhưng từ sự sụp đổ đó mà rút ra kết luận rằng, học thuyết của C.Mác đã chết, triết học Mác đã chết, chủ nghĩa cộng sản đã chết thì có lẽ thật là một sự vui mừng quá sớm, là một sai lầm, nếu không muốn nói là do những động cơ không trong sáng, hay nặng hơn, là do sự thù ghét cay độc đối với C.Mác và các học thuyết của ông. Nhưng sự thật thì học thuyết Mác có còn phù hợp hay không? Vận mệnh của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào? Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Vận mệnh của học thuyết Mác về Chủ Nghĩa Xã Hội”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sựthoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã từng là đề tài của nhữngcuốn sách, bài báo mà trong đó, các tác giả của chúng đều có một cái đích chung là

"chứng minh" về cái chết của chủ nghĩa Mác, về cái chết của chủ nghĩa cộng sảndựa trên các học thuyết của C.Mác Nổi bật trong số các cuốn sách loại đó phải nóiđến cuốn Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng của Francis Fukuyama(Phranxi Phucuyama) xuất bản tại New york năm 1992

Không ai có thể phủ nhận một sự thật là Liên Xô và khối Đông Âu xã hộichủ nghĩa đã sụp đổ và chủ nghĩa xã hội đã bị một tổn thất hết sức nặng nề Nhưng

từ sự sụp đổ đó mà rút ra kết luận rằng, học thuyết của C.Mác đã chết, triết học Mác

đã chết, chủ nghĩa cộng sản đã chết thì có lẽ thật là một sự vui mừng quá sớm, làmột sai lầm, nếu không muốn nói là do những động cơ không trong sáng, hay nặnghơn, là do sự thù ghét cay độc đối với C.Mác và các học thuyết của ông Nhưng sựthật thì học thuyết Mác có còn phù hợp hay không? Vận mệnh của học thuyết Mác

về chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào? Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Vận mệnh của học thuyết Mác về Chủ Nghĩa Xã Hội”.

2 Mục đích chọn đề tài

Nhằm làm rõ hơn về vai trò của học thuyết Mác đối với chủ nghĩa xã hội,Vận mệnh của học thuyết Mác trong thời đại Xã hội chủ nghĩa ngày nay

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Lý luận học thuyết của Mác về chủ nghĩa xã hội, có phân tích làm rõ nhữngvấn đề liên quan đến chủ nghĩa tư bản

4 Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm các phương pháp phân tích, biện chứng duy vật, tổng hợp

CHƯƠNG 1

Trang 2

TỔNG QUAN HỌC THUYẾT MARX VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chủ nghĩa Mác – Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học củaKarl Max (1818 -1883, người Đức), Friedrich Engels (1820 -1895, người Đức), và

sự phát triển của Vladimir Ilich Lenin (1870 – 1924, người Nga) Được hình thành

và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thựctiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học

và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giảiphóng nhân dân lao động khỏi áp bức bốc lột và tiến tới giải phóng con người Nộidung của chủ nghĩa Mác – Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớnmang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn

Nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệpgiải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bốc lột vàtiến tới giải phóng con người thì có thể thấy nội dung của chủ nghĩa Mác-Lêninđược cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan hệ thống nhất biện chứngvới nhau, bao gồm: triết học Mác-Lênin , kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa

xã hội khoa học

Trọng tâm của bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu vận mệnh của triếthọc Mác về chủ nghĩa xã hội đối và xem xét sứ mệnh của chủ nghĩa xã hội đối vớilịch sử xã hội loài người trong việc giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bốc lột vàách cai trị thực dân, những tàn dư không tốt tồn tại trước đó…

1.1 TRÊN THẾ GIỚI

Kể từ khi chủ nghĩa Mác- chủ nghĩa xã hội ra đời, lịch sử nhân loại đã cónhiều thay đổi Trên thế giới, điểm nhấn với thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hộichủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (24/10/1917), chủ nghĩa xã hội hiện thực rađời, có thời kỳ đã trở thành hệ thống thế giới đối lập với chủ nghĩa tư bản Cáchmạng tháng Mười Nga vĩ đại, chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết trở thành một thựcthể chính trị - xã hội, chủ nghĩa Mác từ một “bóng ma ám ảnh châu Âu” đã đượchiện thực hóa trên thực tế, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xãhội trên phạm vi toàn thế giới Sự hình thành các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xôđứng đầu đã tác động mạnh mẽ đến đến tiến trình phát triển của loài người, chỗ dựacho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, xóa bỏ áchthống trị của chủ nghĩa thực dân Chứng minh một cách sinh động nhất tính triệt để,

Trang 3

sâu sắc và tính toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu so sánh với các cuộccách mạng xã hội trước đó.

Với tinh thần chủ nghĩa xã hội cuộc cách mạng này đã xoá bỏ hoàn toàn ách

áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản cùng với những tàn tích của chế độ chuyên chếNga Hoàng Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, chính quyền Xô Viết – chínhquyền của Công Nông và những người lao động mà ngay từ những ngày đầu thiếtlập đã tuyên bố những sắc lệnh nổi tiếng: Sắc lệnh về hoà bình và Sắc lệnh về ruộngđất, đồng thời đã công bố hàng loạt chính sách ưu việt: ngày làm 8 giờ; giáo dụckhông mất tiền; bảo hiểm xã hội; tự do tín ngưỡng; nam nữ bình đẳng; tách nhàtrường ra khỏi nhà thờ; xoá bỏ ngay các hiệp ước mà Nga Hoàng đã ký kết với cácnước…

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô Viết xoá bỏ chế độ tư bản, tàntích của chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền công nông và của những ngườilao động, giành thắng lợi trong nội chiến Bằng chế độ ưu việt, tiến bộ trên các lĩnhvực từ nước Nga xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành Liên bang cộng hoà xã hộichủ nghĩa Xô Viết (viết tắt là Liên Xô) vào tháng 12 năm 1922

Với nền tản lý luận Chủ nghĩa xã hội vững chắc trong tay, Liên Xô đã pháttriển thắng lợi quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá, hợp tác hoá để xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Đây cũng là thời kỳ đất nước Xô Viếtthực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), phát triển các thành phần kinh tế, sử dụngchuyên gia tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô cũng đã tiến hành cáchmạng về tư tưởng và văn hoá, xác lập tư tưởng mới, văn hoá mới trong xã hội

Nhờ chính sách ưu việt của Nhà nước Xô Viết , bản chất tốt đẹp của chế độ

xã hội chủ nghĩa, đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939–1945) từ mộtnước tư bản kém phát triển, Liên Xô đã trở thành một cường quốc trên tất cả cáclĩnh vực và trở thành lực lượng nòng cốt, quyết định trong việc đánh bại chủ nghĩaphát xít, cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ

Chiến thắng chủ nghĩa phát xít thể hiện sức mạnh và chiến thắng của chủnghĩa xã hội hiện thực Những thắng lợi to lớn của chủ nghĩa xã hội, làm thay đổi

bộ mặt xã hội là một minh chứng hùng hồn, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chủnghĩa Mác – Lênin, một học thuyết khoa học và cách mạng, nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho hoạt động phong trào cộng sản quốc tế

Ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa xã hội nói chung và cuộc Cách mạng xã hộichủ nghĩa Tháng Mười Nga nói riêng không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với

Trang 4

thế giới: Nhờ thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười một thời đạimới được mở ra trong lịch sử, đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới – chủnghĩa xã hội hiện thực Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực trong từng thời gian,trong từng quốc gia chưa biểu hiện được đầy đủ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trong nhữngnăm cuối thế kỷ XX là một tổn thất lớn lao của phong trào cách mạng thế giới, songkhông làm thay đổi tính chất của thời đại Loài người “nhất định sẽ tiến lên chủnghĩa xã hội” theo quy luật tiến hóa của lịch sử

Hiện nay trên thế giới một số quốc gia tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hộigồm có Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào có các đảng cộng sảncầm quyền và một số nước khác như Ấn Độ, Guyana, Bangladesh, SriLanka, Syria, Ai Cập, Libya, Tanzania, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Trung Hoa (ĐàiLoan), và không chính thức có Venezuela, Bolivia, Nicaragoa

Các nước Bắc Âu với nhiều năm được các đảng Dân chủ xã hội (một nhánhcủa học thuyết Marx) chiếm ưu thế tuyệt đối được nhiều người gọi là các nước xãhội chủ nghĩa nhưng nhiều người khác lại không cho là như vậy Chế độ an sinh xãhội được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác nhau, nó cókhi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh mới,hay một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội

Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ sự hiểu khácnhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thực tế các nước đó Tất cả cácnước này thể chế chính trị có sự khác nhau, kinh tế khác nhau và có khi bất đồng vềcách hiểu xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu không hoàn toàn giống nhau Với một sốnước không phải đảng cầm quyền nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa Đối vớinhững người theo các hệ tư tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hộichủ nghĩa Ngược lại những nước mà một số nước gọi là các nước tư bản chủ nghĩathì Hiến pháp họ lại không quy định như vậy Và thực tế nền kinh tế tư bản chủnghĩa tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều yếu tốcủa chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng trong tương lai

Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa thường hay được hiểu là những nướcghi nhận trong Hiến pháp mục tiêu quốc hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất, tuynhiên cách thức và quy mô khác nhau Một số quan điểm chủ nghĩa xã hội khác chorằng chủ nghĩa xã hội có thể thông qua các chính sách nhà nước nhằm tạo một xãhội công bằng hơn Song khái niệm này được nhiều người xem khá là mơ hồ, và

Trang 5

bản thân những người không theo chủ nghĩa xã hội cũng có thể đưa ra một kháiniệm công bằng mơ hồ, mang tính chủ quan, mà thường được xem xét trên khíacạnh công bằng tài sản hay công bằng lợi ích từ lao động.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay mô hình Trung Quốc là mô hìnhđiển hình nhất Thời kỳ trước đổi mới, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chủnghĩa Mao trong tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội Nền kinh tế hầu như được tậpthể hóa và quốc hữu hóa, dưới sự điều hành tập trung của Nhà nước Kinh tế đượcđiều chỉnh bằng kế hoạch, nhà nước can thiệp vào tất cả các khâu của nền kinh tế,

kể cả lao động và phân phối lợi ích Do các cán bộ quản lý kinh tế (xí nghiệp, hợptác xã, ) đều do nhà nước bổ nhiệm theo ý chí chủ quan, không qua cạnh tranh thịtrường thường thấy ở kinh tế tư bản, nên không tận dụng được những người tàinăng, lương hoặc phân phối lợi ích lao động theo quy chuẩn của nhà nước mangtính duy ý chí vừa có tính chất cào bằng vừa có tính chất tạo ra một sự phân cáchkhông tính thực chất năng suất lao động hoặc chất xám và công sức bỏ ra, nên tuy làtạo ra một xã hội ít có sự phân hóa nhưng không hoàn toàn là công bằng Tình trạng

vi phạm sở hữu tài sản cá nhân cũng hay xảy ra Sau ngày đổi mới, Trung Quốckhuyến khích nền kinh tế đa thành phần Những tư duy thời bao cấp như "nghèomới là đáng quý" hay "đạo đức chỉ có ở những người nghèo", "đời sống tinh thầnphải được đề cao hơn đời sống vật chất", được thay thế bằng khuyến khích làm giàu

cá nhân và lối sống hưởng thụ vật chất, văn hóa hướng vào kích thích tiêu dùng vàham muốn cá nhân ngày càng nhiều hơn Những giá trị cũ trước được xem là tưtưởng phong kiến, như Khổng giáo, được khôi phục lại Nhìn chung tuy vẫnhướng đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của trênmột số phương diện chủ nghĩa bảo thủ hơn là chủ nghĩa tự do

Chủ nghĩa xã hội là một “tiên đề” bất hữu nhưng nhìn chung ở mỗi quốc giavới điều kiện thể chế chính trị - kinh tế xã hội khác nhau nên có nhiều hình thứcbiến tướng cho phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia đó; có sự lai tạo và kế thừacủa chủ nghĩa tư bản và các hình thái kinh tế xã hội trước đó như thực tế là việcthừa nhận cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả trong chủ nghĩa xã hội……

1.2 Ở VIỆT NAM

Trang 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười mở ra conđường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới tronglịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn Dân ta Từ khi rađời, Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toànDân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước Dân ChủCộng Hòa, tiến hành công cuộc Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhằm thực hiện lýtưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn Dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hộichủ nghĩa phồn vinh.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ ngày lập nước đến nay của Đảng vànhân dân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tưtưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Đó cũng là quá trình không ngừngtổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiệnthực, vừa hoàn thiện những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận củaĐảng qua mười một kỳ đại hội

Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin vạch ra đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và có kết quả vàocông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ lànhững nét khái quát: Xã hội không có áp bức bóc lột; con người có cuộc sống ấm

-no, tự do, hạnh phúc, làm theo năng lực, phân phối theo lao động; đời sống vật chất

và tinh thần cao; con người được phát triển toàn diện; xã hội công bằng, bình đẳng;

có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; nhà nước của toàn dân; v.v Hơn nữa, trongmột thời gian dài, chủ nghĩa xã hội được xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tậptrung đã bị biến dạng và tụt hậu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước thành trìcủa chủ nghĩa xã hội

Đường lối đổi mới (từ Đại hội VI) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột phávào những quan điểm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vai trò của chế

độ công hữu; đối lập một cách máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa xã hội; đồngnhất chế độ phân phối bình quân với chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa; phủ địnhchủ nghĩa tư bản một cách sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóa trong chủ nghĩa xãhội; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản; v.v

Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặctrưng của xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ;

Trang 7

Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độcông hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nănglực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡnhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nướctrên thế giới”.

Đến Đại hội X (năm 2006), Đảng ta nhận định: “lý luận về xã hội xã hội chủ

nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã hình thành trên những nét cơ bản”.Đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng nêu cụ thể hơn: “là một xã hội dângiàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh

tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bìnhđẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổsung, phát triển năm 2011) chúng ta thấy ở đây đã điều chỉnh, chuẩn hóa một số nội

dung và cô đọng hóa một số đặc trưng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân

dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàquan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhaucùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác vớicác nước trên thế giới”

CHƯƠNG 2 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT MARX

VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 8

2.1 TÍNH TẤT YẾU CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ

NGHĨA

C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử đề nghiêncứu xã hội loài người Các ông coi sự vận động phát triển và thay thế lẫn nhau củacác hình thái kinh tế-xã hội là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên, điều đó là doquy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất quy định.C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa và chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóacao với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sảnxuất dẫn tới sự kìm hãm lực lượng sản xuất Nhu cầu phát triển của lực lượng sảnxuất tất yếu đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệsản xuất mới phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Tính mâu thuẫn gaygắt trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện trên lĩnh vực chính trị xã hội là mâu thuẫngiai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản Sự phát triển của cuộcđấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinhtế-xã hội cộng sản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự ra đời của hình tháikinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản phát triển nhưng căn cứvào những điều kiện thực tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã dự báo

sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước có trình độphát triển trung bình và những dân tộc thuộc địa Những điều kiện cơ bản của sự rađời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trungbình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản phải hội tụ đủ các điều kiện sau đây:Một là, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc,các nước đếquốc không ngừng xâm lược, khai thác thuộc địa, gây ra chiến tranh…Do đó, đãlàm xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại như: Mâu thuẫn giữagiai cấp tư sản và giai cấp công nhân; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với cácdân tộc thuộc địa; mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau; mâu thuẫn giữa địachủ và nông dân… Ở các nước nông nghiệp lạc hậu và thuộc địa mâu thuẫn cơ bảnnhất là mâu thuẫn giữa thực dân đế quốc cùng bọn phong kiến tay sai, với một bên

là cả dân tộc đang bị nô dịch, bị áp bức, bóc lột

Trang 9

Hai là, có sự tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế, hệ tư tưởng Mác-Lênin, đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và cácdân tộc bị áp bức…, làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước,giành độc lập dân tộc, trong đó có Việt Nam Như vậy, hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa khi ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình vàcác nước chưa qua chủ nghĩa tư bản không phải là ngẫu nhiên mà dựa vào nhữngđiều kiện lịch sử nhất định

2.2 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

Dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghenkhông chỉ phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành các hình thái kinh tế -

xã hội mà còn chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành các giai đoạnkhác nhau Theo các ông, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từthấp đến cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”, trên cơ sở diễn đạt tư tưởngcủa C.Mác, V.I.Lênin đã chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành bathời kỳ: những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ); giai đoạn đầu của xã hội cộngsản chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội); giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủnghĩa cộng sản)

2.2.1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên lên chủ nghĩa xã hộiThời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cáchmạng sâu sắc trên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất

và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc cănbản của chủ nghĩa xã hội sẽ được thực hiện Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội là do:

Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất, dựa trênchế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên

cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên áp bức, bóc lột vàbất công Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản

Trang 10

xuất, không còn tình trạng áp bức, bóc lột Muốn có xã hội như vậy cần phải có thời

kỳ lịch sử nhất định

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền đại công nghiệp có trình độcao Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra nền đại công nghiệp nhưng nó chưa phải là cơ sởvật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Muốn có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủnghĩa xã hội cần phải có thời gian để tổ chức lại, sắp xếp, cải tạo nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa thành cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh từ chủ nghĩa

tư bản, mà chỉ có thể là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn phứctạp và đòi hỏi phải có thời gian

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũđan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thốngnhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị,kinh tế, văn hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trênlĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống kinh tếquốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế cónhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình

sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗnhợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau Trên lĩnh vực chínhtrị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạpnên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp Thời kỳ nàybao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sảnxuất nhỏ, tầng lớp tư sản Các gia cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh vớinhau Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khácnhau, do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau Trênlĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khácnhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò thốngtrị vẫn tồn tại các tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông… Vậy, thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội về thực chất là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp

tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và các thế lực chống phá chủnghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động Cuộc đấutranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản

lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung,

Trang 11

hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, bằngtuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp Nội dung kinh tế,chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong lĩnh vựckinh tế: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp, bố trí lại lựclượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệsản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của nhân dân Quá trình này phải tuân thủ những đòi hỏikhách quan của quy luật kinh tế, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đối với những nước chưa trải qua chế độ tưbản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ

sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá

độ Quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ quy luật kinh tế khách quan và tùy thuộcđiều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế để xác định chiến lược,bước đi và nội dung thích hợp Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnhvực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranhchống lại các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xâydựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh,đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân laođộng; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làmchủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh ngangtầm nhiệm vụ lịch sử Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hộicủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khắc phục tệ nạn do xã hội cũ để lại, từngbước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cưtrong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốtđẹp giữa người với người

2.2.2 Xã hội xã hội chủ nghĩa

Xã hội xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội) là giai đoạn thấp của chủ nghĩacộng sản có các đặc trưng sau: Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệpvới trình độ công nghệ hiện đại mỗi chế độ xã hội đều có cơ sở vật chất kỹ thuậttương ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó Nếucông cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã hội tiền tư bảnchủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của

Trang 12

chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội với tư cách là xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản,cao hơn chủ nghĩa tư bản thì cơ sở vật chất kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đạicông nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa Đốivới các nước tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất đã pháttriển cao là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xãhội Đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đểxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tất yếu phải thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Xã hội xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư bảnchủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

Xã hội xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là hai chế độ xã hội mà ở đó có sự khácnhau về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu Ở xã hội xã hội chủ nghĩa đó là chế

độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu còn trong xã hội tư bản chủ nghĩa đó là chế

độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung màchủ yếu là xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu, vì đâychính là nguồn gốc của áp bức, bóc lột giá trị thặng dư.Theo C.Mác và Ph.Ăngghen,giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấytư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản,tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội, xâydựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sở hữu

tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể,người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo

ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới Tới xã hội xã hội chủ nghĩa,

tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa,tạo điều kiện cho người lao động kết hợphài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi íchtập thể và lợi ích toàn xã hội Trên cơ sở đó tạo

ra cách tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân Mặt khác, chủnghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp ởtrình độ cao, do vậy đòi hỏi kỷ luật lao động chặt chẽ Các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác cho rằng: lao động được tổ chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tựnguyện là đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Đương nhiên, để có một kiểu tổchức lao động kỷ luật và tự giác cao đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyềnvận động, mặt khác phải đấu tranh khắc phục tư tưởng, tác phong của người sảnxuất nhỏ

Trang 13

Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Trong

xã hội xã hội chủ nghĩa Tuy sản xuất đã phát triển nhưng chưa đủ khả năng thựchiện phân phối theo nhu cầu, do đó nguyên tắc phân phối cơ bản vẫn là phân phốitheo lao động Nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối dựatrên kết quả lao động mà người lao động đã đóng góp cho xã hội Đây là nguyên tắcphân phối cơ bản nhất trong chủ nghĩa xã hội nhưng không phải là nguyên tắc phânphối duy nhất Nguyên tắc phân phối theo lao động vừa phù hợp với trình độ pháttriển kinh tế xã hội, vừa thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đồng thời là mộtnội dung quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội trong giai đoạn này Nhànước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộngrãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân Nhà nước

xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, là cơ quan quyền lực tập trungcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnnhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thực hiện trấn ápcác thế lực phản động, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội Nhà nước xã hội chủnghĩa mang tính nhân dân rộng rãi Nhà nước xã hội chủ nghĩa tập hợp đại biểu cáctầng lớp nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhândân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tựquản Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân.Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc Trong thời đại ngày nay, giaicấp công nhân là người đại diện chân chính cho dân tộc, có lợi ích cơ bản thốngnhất với lợi ích dân tộc Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện đoàn kết các dân tộc,tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp củadân tộc Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội mà con người giải phóng, và thoátkhỏi chế độ áp bức bóc lột; thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội tạo ranhững điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện Mục tiêu cao nhất của xãhội xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch vềtinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện Cùng với việc xóa bỏchế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, phát triển lựclượng sản xuất, chủ nghĩa xã hội thực hiện xóa bỏ đối kháng giai cấp, thực hiệncông bằng, bình đẳng xã hội Đây là một quá trình lâu dài và được thực hiện từngbước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư

Trang 14

tưởng…Tuy nhiên, trong giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, sự bình đẳng được xáclập trong điều điện xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước do đó, chưa thể có “bìnhđẳng thực sự”.

2.2.3 Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác dựbáo về sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:

Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội tuôn

ra dào dạt, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của conngười được giảm nhẹ, thực hiện phân phối theo nhu cầu Trong tác phẩm Phê phánCương lĩnh Gôta, C.Mác đã viết: “Khi nào lao động trở thành không những là mộtphương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống,khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ ngàycàng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào - chỉ khi đóngười ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xãhội mới có thể ghi lên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

Về mặt xã hội: Trình độ xã hội phát triển ngày càng cao, con người có điềukiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn sựkhác biệt giữa thành thị và nông thôn, giai cấp và nhà nước sẽ tiêu vong Chỉ lúc đó,một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế mới có thể có và được thựchiện Kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiếp tục đưa

ra những luận giải về mô hình xã hội trong tương lai Ông cho rằng, khi xã hội đạtđược trình độ phát triển cao như vậy, thì dân chủ mới thực hiện đầy đủ, dân chủ chomọi người, không còn đối tượng bị hạn chế dân chủ, do vậy dân chủ cũng khôngcòn, nhà nước luật pháp tự tiêu vong, pháp luật trở thành phong tục, tập quán, thànhquan niệm đạo đức mọi người tự giác thực hiện Tới giai đoạn cao của hình tháikinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người được giải phóng hoàn toàn, chuyển

từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do, có điều kiện phát triển toàndiện năng lực và mang hết tài năng, trí tuệ cống hiến cho xã hội V.I.Lênin chorằng, không phải nhà nước tiêu vong ngay một lúc, mà là một quá trình: “Chúng tachỉ có quyền nói rằng, nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong đồng thời nhấn mạnh vàotính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ pháttriển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản” Qua phân tích của C.Mác,

Trang 15

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản,các ông đều nêu lên những điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự xuất hiện củagiai đoạn này Các điều kiện đó là:

Một là, C.Mác Ph.Ăngghen và V.I.Lênin dự báo về giai đoạn cao của hìnhthái kinh tế - cộng sản chủ nghĩa khi có những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự xuấthiện của giai đoạn này

Hai là, sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa là một quá trình lâu dài, bằng việc không ngừng phát triển lực lượng sản xuất,

cơ cấu lại tổ chức xã hội về mọi mặt, giáo dục tinh thần tự giác của con người

Ba là, quá trình xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội hộicộng sản chủ nghĩa ở các nước khác nhau diễn ra với những quá trình khác nhau,tuỳ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu về mọi phương diện Khi chưa xuất hiện giai đoạncao thì “trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn cònpháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tưsản” Khi chưa đạt đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa, trong điều kiện vẫn còn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thìnhững vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác về nhà nước, về dân chủ vẫn còn nguyêngiá trị Tính giai cấp của nhà nước, của dân chủ vẫn còn tồn tại Các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra các dự báo và luận giải về sự ra đời, phát triển củahình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật phát triểnkhách quan của xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội tưbản chủ nghĩa Thế nhưng, lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu tác động củanhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong những điều kiện xác định, từ đó tạonên tính phong phú đa dạng của tiến trình lịch sử phát triển của mỗi cộng đồngngười cũng như của toàn bộ lịch sử nhân loại Do vậy, tiến trình phát triển của lịch

sử không bao giờ là con đường thẳng, trái lại nó có thể phải trải qua những bướcthăng trầm với những con đường vòng, thậm chí phải trải qua những bước khủnghoảng và thụt lùi tạm thời trên con đường phát triển của nó Đó là biện chứng củalịch sử Từ đó, C.Mác đưa ra kết luận: “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế

- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VẬN MỆNH CỦA HỌC THUYẾT MARX

VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 16

3.1 SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRÊN

THẾ GIỚI

Trên thế giới, sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắnglợi (1917), chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, có thời kỳ đã trở thành hệ thống thếgiới đối lập với chủ nghĩa tư bản Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cáchmạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người,

mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên toàn thế giới”

Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi đã chứngminh một cách sinh động nhất tính triệt để, sâu sắc và tính toàn diện của cách mạng

xã hội chủ nghĩa nếu so sánh với các cuộc cách mạng xã hội trước đó

Sau những sự kiện diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âuvào thập niên cuối thế kỷ XX, những người mácxít đã phải đứng trước vấn đề sốphận và tương lai của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội Giải quyết vấn đề nangiải và hệ trọng này, theo chúng tôi, trước hết cần phải tiết cận với học thuyết Mác

về chủ nghĩa xã hội nói riêng đã và vẫn đang là sự biểu thị tập trung những kỳ vọngđối với nền văn minh công nghiệp từ nền văn hóa đã được hình thành ở phương Tây

từ thời cổ đại Theo đó, việc giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta phải làm rõ ít

nhất hai vấn đề: một là, thái độ của C.Mác đối với nền văn minh công nghiệp; hai

là, quan niệm của ông về con đường vận động tiếp theo của nền văn minh công

về tính tương dung giữa chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Trang 17

thì cũng không nên quyên rằng, C.Mác đã đi vào lịch sử tư tưởng với tư cách mộttrong những người phê phán triệt để các kinh tế thị trường lẫn nhà nước phápquyền.

C.Mác chủ yếu tập trong vào việc luận chứng cho giá trị tương đối của chúngxét từ góc độ đạt tới tự do đích thực của con người Tư tưởng về chủ nghĩa xã hộicủa C.Mác có thể đem lại cái gì ở một đát nước chưa đạt tới trình độ văn minh hiệnđại trong phát triển xã hội? Đây là vấn đề không đơn giản đối với chúng ta

Theo C.Mác, chủ nghĩa xã hội không phải là sự phủ định sạch trơn đối vớivăn minh, mà à sự phủ định nhặm khắc phục văn minh trên một nhánh phát triển xãhội mới về chất cùng với việc giữ lại toàn bộ những thành tựu phong phú của nó

Và do chủ nghĩa tư bản là một thể chế hình thanh văn minh phù hợp với văn minhcông nghiệp, nên việc phê phán văn minh trong học thuyết Mác có định hướng chủyếu là chống chủ nghĩa tư bản

Cần phải nhấn mạnh rằng, trong lý luận của mình, C.Mác luôn tìm kiếm sựđối lập không giản đơn với chủ nghĩa tư bản tự nó, mà với toàn bộ nên văn minh đãtồn tại từ trước và đạt tới định cao ở văn minh tư bản chủ nghĩa C.Mác chưa baogiờ phủ định “vai trò văn minh hóa” của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử Nếu giớihạn lịch sử loài người ở lịch sử văn minh, chúng ta sẽ không thể tìm thấy một cái gìtốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản Nhưng, ngoài lịch sử văn minh, còn có lịch sử vănhóa mà trung tâm là sự phát triển nhân cách con người, là sự hình thành cá nhân tự

do Chính C.Mác đã chỉ ra sự bất tương dung và xu hướng bài trừ lẫn nhau giữa hailịch sử này và nguyên nhân của sự bất tương dung ấy ở giai đoạn tư bản chủ nghĩa

Theo C.Mác, lịch sử văn minh đã được khẳng định dần, nhưng là liên tụcnguyên tắc chia rẽ con người về mặt xã hội được mở rộng ra ở mọi lĩnh vực của đờisống xã hội – lao động, sở hữu, quyền lực, ý thức, dân tộc, v.v Lịch sử văn minh làlịch sử thắng lợi của cá nhân bị chia rẽ, hay của tư nhân (chủ sở hữu tư nhân) đốivới mọi hình thức sinh hoạt tập thể khởi thủy và tự nhiên của con người, khi mà các

bộ phận chưa tách rời khỏi chính thể và còn hòa quyện với nhau trong một cộngđồng thống nhất Nhưng, tư nhân hoàn toàn không đồng nhất với cá nhân Trong xãhội còn tồn tại lợi ích riêng tư (bị chia rẽ), cá nhân là vể bề ngoài (ảo tưởng) về mặtpháp lý của tư nhân, chứ không phải là bản chất của nó; bộ phận (tư nhân) vẫn còn

là bộ phận vì nó được duy trong trong chính thể nhờ những nguyên nhân không phụthuộc vào nó, nằm ngoài nó và chống lại nó bằng sức mạnh (nhà nước, cơ chế sảnxuất hàng hóa hay trao đổi thị trường, sự thống trị của đồng tiền và tư bản) Hệ quả

Ngày đăng: 16/03/2015, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w