Trong đó học thuyết về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội mang một ý nghĩa to lớn, chứng minh lịch sử tất yếu của sự phát triển hình thái kinh tế
Trang 1Chủ nghĩa tư bảnChủ nghĩa xã hộiCông nghiệp hóa-hiện đại hóaCộng sản chủ nghĩa
Giai cấp công nhânGiai cấp tư sảnGiai cấp vô sảnHình thái kinh tế-xã hộiLực lượng sản xuấtNăng suất lao độngPhương thức sản xuấtQuan hệ sản xuất
Xã hội chủ nghĩa
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tựnhiên Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ai hay tổ chức nào.Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện lần lượt bốn hình thái kinh tế - xã hội đó là :Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa Hiện nay,nhân loại đang trong quá trình tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản – hình tháikinh tế xã hội tiên tiến nhất của loài người Trong quá trình phát triển giữa các hìnhthái kinh tế xã hội mà đặc biệt là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản thìtheo lý luận chủ nghĩa Mác đã chỉ ra giai đoạn quá độ giữa hai hình thái V.I.Lênintrong quá trình hoạt động cách mạng của mình đã tích cực bảo vệ quan điểm nàycủa chủ nghĩa Mác đồng thời phát triển học thuyết đó vào thực tiễn phong tràocách mạng nước Nga đầu thế kỷ XX
Trong đó học thuyết về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội mang một ý nghĩa to lớn, chứng minh lịch sử tất yếu của
sự phát triển hình thái kinh tế xã hội CSCN sẽ phải trải qua giai đoạn thấp (giaiđoạn CNXH) và để tiến lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ Nhờ lý luận
về hình thái kinh tế cộng sản và thời kỳ quá độ mà nước nga Xô Viết lúc bấy giờ
đã xây dựng thành công CNXH và là bài học to lớn cho các nước CNXH áp dụng
mô hình đó
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địchngày càng gay gắt, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực tưtưởng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước CNXH ở Liên Xô và các nước Đông
Âu Chúng xuyên tạc làm méo mó chủ nghĩa Mác-Lênin và sâu xa hơn là muốn
Trang 3phá bỏ hệ tư tưởng của GCCN nói chug và học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về chủnghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.
Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theođịnh hướng XHCN Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi phải tậptrung nghiên cứu giải quyết Trên cơ sở đó làm rõ giá trị khoa học của lý luận hìnhthái kinh tế - xã hôi CSCN đặc biệt là thời kỳ quá độ của nó, vận dụng lý luận đóvào thực tiễn Việt Nam
Là sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, việc nghiên cứu vấn
đề này là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thục tiễn to lớn, vì vậy tôi
đã chọn đề tài “V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa
xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (qua nghiên cứu
ba tác phẩm: Nhà nước và cách mạng, kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản và tác phẩm bàn về thuế lương thực)” làm đề tài nghiên cứu cũng
như hoàn thành điều kiện để kết thục học phần
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH không phải
là vấn đề mới nhưng luôn mang tính thời sự và mang ý nghĩa quan trọng, và vì vậy
nó luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,không chỉ những nhà khoa học chuyên ngành mà bao gồm cả những tri thức quantâm đến nó, chúng ta phải khẳng định rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu,nhiều đề tài về vấn đề này, vì nghiên cứu vấn đề này không chỉ là bảo vệ phát triển
lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn tạo cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựngCNXH ở tất cả các nước trong thời đại ngày nay
Trong đó có thể kể một số công trình tiêu biểu sau:
Trang 4- Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trongmột số tác phẩm kinh điển Mác-Lênin, TS.Phạm Ngọc Dũng, nhà xuất bản chínhtrị quốc gia – sự thật, Hà Nội – 2011.
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng nội hàm và nhiệm vụ cơ bản trong thời
kỳ quá độ, Trương Khởi Hoa, Nhà xuất bản chính trị quốc qia, Hà Nội-2000
- Hồ Chí Minh Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội-2004
Cùng với một số bài giảng của thầy cô trên lớp, qua nghiên cứu, trao đổi,seminar…đặc biệt qua một số đề cương bài giảng của khoa như:
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ Công Tuấn (chủ biên),khoa CNXHKH - Học viện báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản chính trị - hànhchính, Hà Nội-2012
- Tác phẩm VI.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS.TS Đỗ CôngTuấn, Khoa CNXHKH, học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội 1/2013
- Đề cương bài giảng: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác vàPh.Ăngghen về CNXHKH, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, TS Nguyễn ThọKhang, Khoa CNXHKH, Học viện báo chí và tuyên truyền
- Đề cương học phần lý luận hình thái kinh tế - xã hội công sản chủ nghĩa,TS.Nguyễn Thọ Khang-TS Bùi Kim Hậu, khoa CNXHKH, Học viện báo chí vàtuyên truyền, Hà Nội 10/2012
Cùng nhiều tài liệu quan trọng khác, đã giúp tôi nắm được những luận điểmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen về CNXH và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
Trang 5nghĩa xã hội cũng như sự bảo vệ và phát triển của VI.I.Lênin, để tôi có thể hoànthiện bài tiểu luận
3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Để hoàn thành Tiểu luận tôi đã đọc và nghiên cứu các tác phẩm chính của
V.I.Lênin sau: “Nhà nước và cách mạng”, “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” và “Bàn về thuế lương thực”, vì đây là những tác phẩm quan
trọng của V.I.Lênin nói về chủ nghĩa xã hội khoa học và đặc biệt trong đó Ngườiđặc biệt chú ý đến vấn đề lý luận phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa và thời kỳ quá độ đi lên CNXH Ngoài ra tôi còn tham khảo các tác phẩm
khác như: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Bàn về chế độ hợp tác xã”… và các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen như “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Phê phán cương lĩnh Gôta”…
Một số khái niệm, định nghĩa, phạm trù liên quan đến tiểu luận:
- Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng
để chỉ hình thức và trạng thái tồn tại chung nhất và tất yếu của mọi xã hội ở mọigiai đoạn phát triển của nó với những quan hệ sản xuất (có vai trò là cơ sở hạ tầngcủa xã hội) phù hợp với trình độ của LLSX ở từng giai đoạn phát triển kinh tế - xãhội nhất định và với những quan niệm, thiết chế xã hội tương ứng (có vai trò làkiến trúc thượng tầng) được hình thành trên cơ sở những kiểu quan hệ sản xuất ấy
và tác động lại chúng
- Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của
xã hôi trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hộiđó
Trang 6- Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan điểmchính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với nhữngthiết chế xã hội tương ứng của chúng là nhà nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể xãhội…những cái được hình thành, được xây dựng trên nền tảng của những cơ sở hạtầng nhất định của xã hội.
- Hình thái kinh tế - xã hội CSCN là khái niệm để chỉ một loại hình, mộttrạng thái tồn tại của cộng đồng người với cơ sở hạ tầng mà đặc trưng của nó làquan hệ sản xuất CSCN ngày càng trở thành quan hệ sản xuất thống trị, phù hợpvới tính chất của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại và một kiểu kiến trúcthượng tầng tương ứng mà đặc trưng của nó là, hệ thống thiết chế, tổ chức, ý thức,quan điểm, đạo đức…của GCCN ngày càng giữ vai trò thống trị và do đó là mộtkiểu xã hội không còn tình trạng người áp bức bóc lột người, con người được pháttriển ngày càng toàn diện, có cuộc sống ngày càng hạnh phúc
- Cơ sở hạ tầng của HTKT-XH CSCN (hoặc cơ sở hạ tầng CSCN) là kháiniệm chỉ toàn bộ các quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối của con người trên cở sởcủa chế độ sở hữu của xã hội về tư liệu sản xuất và phù hợp với trình độ hiện đại
và tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất
- Kiến trúc thượng tầng của HTKT-XH CSCN (hoặc kiến trúc thượng tầngCSCN) là khái niệm dùng để chỉ một hệ thống thiết chế, tổ chức, ý thức, quan điểmđọa đức, khoa học, văn học nghệ thuật…mang bản chất GCCN được hình thànhtrên cơ sở cơ sở hạ tầng CSCN
- Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộcác lĩnh vực của đời sống xã hội, bắt đầu từ khi GCCN và nhân dân lao động tiếnhành cuộc CMXHCN giành được chính quyền nhà nước cho đến khi CNXH đượcphát triển trên những cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của chính nó
Trang 74 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Làm rõ công lao, đóng góp, sự bảo vệ
và phát triển của V.I.Lênin về luận điểm chủ nghĩa xã hội khoa học và thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tôi cho rằng cần phải thực hiện nhữngnhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Những vấn đề lý luận cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xãhội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Về những bối cảnh,quan điểm, vai trò của những nhà kinh điển Mác-Lênin trong việc hình thành, pháttriển lý luận CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH
- Những luận điểm của V.I.Lênin trong việc khẳng định sự đúng đắn của lýluận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ của chủ nghĩa Mác, từ đó phê phánnhững tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại và từ đó phát triển cụ thểhơn lý luận đó vào thực tiễn thời kỳ mới
- Sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề chủ nghĩa xã hội vàthời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, trong qua trình xâydựng CNXH ở nước ta hiện nay
5 Đóng góp tiểu luận
Với một sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tiểu luận này
đã giúp bản thân tôi hiểu và thấm nhuần hơn những tư tưởng, quan điểm về CNXH
và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, của học thuyết Mác - Lênin, thấy rõ đượctầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này đối với con đường tiến lên CNXH
ở nước ta hiện nay Góp một phần trong việc bảo vệ, phát triển lý luận của chủnghĩa Mác – Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ trong giai đoạn hiện nay
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài chủ yếu là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp chủ đạo: Phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp một cáchđúng mức với phương pháp lôgích- lịch sử
Phương pháp cụ thể bao gồm những phương pháp sau: Lược thuật tài liệu,tổng thuật tài liệu
7 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, Tiểu Luận có kết cấugồm 3 chương 7 tiết
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG
SẢN 1.1 C.Mác - Ănghghen xây dựng và phát triển về lý luận Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
1.1.2 Bối cảnh lịch sử châu Âu những năm giữa của thế kỷ XIX
- Tình hình kinh tế xã hội
Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX QHSX TBCN đã được xác lập, CNTB
đã đạt được những bước tiến khổng lồ về phương diện kinh tế chỉ trong vòng chưađầy 100 năm, CNTB đã tạo được một sự phát triển mạnh trong kinh tế, so với thờiđại trước đó, CNTB thật sự là một bước tiến trên lĩnh vực phát triển công cụ lao
Trang 9động, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại của một nền công nghiệp lớn, phát triểnnhanh, lực lượng lao động xã hội được phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫnchất lượng Tóm lại, tới thời kỳ này toàn bộ những thành tựu cơ bản của LLSX đãphát triển với những trình độ kỹ thuật – công nghệ hiện đại với tính chất xã hội hóangày càng cao, sự phát triển ấy làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa hai mặtđối lập của PTSX tư bản: mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất là chiếm hữu tư nhânnhững tư liệu sản xuất chủ yếu với tính chất và trình độ của LLSX.
Tới những năm 70 của thế kỷ XIX, nền kinh tế TBCN tiếp tục phát triểnmạnh mẽ với tốc độ cao, nó đã chuyển lên trình độ mới cao hơn thời kỳ trước vềcác mặt: cường độ lao động, năng suất lao động…nhưng sự phát triển này lại tạo rađiều kiện làm việc của công nhân hết sức tồi tệ, người lao động nông thôn bị tướcđoạt hết ruộng đất, tạo nên mâu thuẫn giữa công nhân với giai cấp thống trị là giaicấp tư sản, giữa nông thôn và thành thị…từ những mâu thuẫn về mặt kinh tế biểuhiện mặt chính trị xã hội sâu sắc
-Về mặt chính trị - xã hội
Lúc này giai cấp tư sản đã thiết lập được vị trí thống trị của mình trên lĩnhvực chính trị xã hội trong khi đó đại bộ phận nhân dân thuộc các tầng lớp sở hữunhỏ đều bị phá sản…lúc này mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trở nên gay gắt, vàothời điểm này nhiều đại biểu tư tưởng của GCCN đã bước vào hoạt động chính trịđấu tranh vì lợi ích GCCN, tiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen, đòi hỏi các vấn đề
lý luận, thực tiễn đặt ra
Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và lên cao ở khắp châu Âu, tiêubiểu có cao trào cách mạng Pháp 1848-1850, ở Đức và Anh là những nơi cáchmạng diễn ra sôi động nhất, đến giữa những năm 70 một sự kiện làm rung động xãhội bấy giờ đó là sự kiện công xã Pari, hình thức nhà nước vô sản đầu tiên ra đời,
Trang 10mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tác động rất lớn đến phong trào cáchmạng lúc bấy giờ Một yêu cầu đặt ra là phải giải phóng GCCN và nhân dân laođộng ra khỏi áp bức, bóc lột và thoát khỏi những mâu thuẫn trên tất cả các mặt củađời sống xã hội Nhận thức được vấn đề này, cùng với nhãn quan cách mạng và sựnghiên cứu, tìm tòi thực tiễn cách mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng họcthuyết về hình thái kinh tế xã hội CSCN, và kết luận hình thái kinh tế xã hội này sẽthay thế hình thái kinh tế xã hội TBCN đương thời, để làm được điều đó các ông
đã đặt nền móng lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lênCNXH, và cho rằng để tiến lên CSCN tất yếu phải trải qua 2 giai đoạn này
1.1.2 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, bằng sự phân tích một cách khoa học
các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TBCN đương thời, các ông đã chỉ
ra rằng, chính điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của xã hội TBCN đã quy địnhmột cách tất yếu rằng GCCN là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử: thủ tiêu chế
độ TBCN, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.Nhưng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng thành công CNCS trênphạm vi toàn thế giới, trước hết giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị,bước sau đó là dùng quyền thống trị, bước sau đó là dùng quyền thống trị về chínhtrị để cải tạo xã hội cũ - xã hội TBCN và xây dụng xã hội mới XHCN (giai đoạnthấp của hình thái kinh tế-xã hội CSCN), quá trình cải tạo xã hội cũ được từngbước hình thành trên những tiền đề về quan hệ sản xuất mới Đó chính là thời kỳquá độ, vậy thời kỳ quá độ bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào, và ở vị trí nào trongHTKT CSCN? Thời kỳ quá độ bắt đầu khi GCCN giành được chính quyền và sửdụng chính quyền ấy trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, và kết thúcthời kỳ quá độ khi những tiền đề của CNXH ra đời, chấm dứt sự tồn tại của CNTB
Trang 11Khi phân tích về HTKT CSCN, theo các ông, HTKT CSCN phát triển từ thấp đếncao, từ giai đoạn XHCN lên giai đoạn CSCN Trong CNXH, chế độ kinh tế và sự
phát triển văn hóa đạt trình độ “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, còn
trong giai đoạn cao - CNCS con người không còn lệ thuộc một cách thụ động,cứng nhắc vào sự phân công lao động, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX tạo ra mộtnăng xuất lao động ngày càng cao, nguồn của cải tuôn da dồi dào, sự bất bình đẳng
xã hội, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao đông
chân tay không còn, xã hội thực hiện theo nguyên tắc: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Nhưng để tiến lến xã hội đó giữa xã hội TBCN và xã hội XHCN
cần một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia, xã hội của thời kỳ quá độ là xãhội vừa thoát thai từ xã hội TBCN, do đó là một xã hội mà mọi phương diện kinh
tế, xã hội, đạo đức, tinh thần…còn mang dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng
ra, đó là xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó, cho nên nó nằm trong thời
kỳ đầu trong giai đoạn CSCN
Mác và Ăngghen không chỉ nói tính tất yếu của sự xuất hiện và phát triểnCNXH ở các nước TBCN tiên tiến ở châu Âu - nơi đã có đại công nghiệp pháttriển cao và đã sản sing ra giai cấp vô sản hùng mạnh mà các ông còn bàn tới khảnăng tiến lên CNXH ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, hoặc mới chỉ bắt đầuhình thành các quan hệ TBCN hoặc còn tồn tại các kết cấu kinh tế - xã hội kiêucông xã nông thôn ở phương đông, đặc biệt là nước Nga
Trong lời tựa xuất bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, bản tiếng nga - đây
là lời tựa lần cuối cùng của Mác viết, cả Mác và Ănghen đều tiếp tục nhấn mạnh
rằng: “Bây giờ thử hỏi công xã nông thôn nga, cái hình thức đã bị phân giải ấy của chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy, có thể chuyển thẳng lên hình thức cao, chủ nghĩa cộng sản về sở hữu ruộng đất không, hay là trước hết, nó cũng trải
Trang 12qua quá trình tan rã như nó đã trải qua trong tiến trình phát triển lịch sử ở phương Tây?
Ngày nay lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi ấy là thế này: nếu cách mạng Nga là tín hiệu của cuộc cách mạng vô sản ở phương tây và nếu cả hai cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau thì chế độ sở hữu công xã về ruộng đất ở Nga hiện nay
có thể là điểm xuất phát của một sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa”(ma.t19,tr434).
Vậy là ở C.Mác và Ph.Ăngghen đã hình thành khá rõ tư tưởng về sự phát triểnkhông qua CNTB ở nước Nga Ph.Ăngghen dự báo con đường phát triển XHCNđặc thù Nga đã đi đến tính phổ biến lựa chọn CNXH đối với tất cả các nước đang ởtrình độ phát triển tiền TBCN ở đây có lẽ đây là lần đầu tiên, Ăngghen đưa ra khái
niệm về con đường rút ngắn mà ở trước đó Mác mới chỉ nói tới “không qua chủ nghĩa tư bản” bằng cách nói gián tiếp (chuyển thẳng lên hình thức cao, cộng sản
chủ nghĩa ) mà thôi Ăngghen viết: nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc
đó là tấm gương và sự ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn còn làTBCN Chỉ khi nào nền kinh tế TBCN hoàn toàn bi đánh bại tại quê hương của nó
và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi nào những nước lạc hậu qua tấm gương ấy
mà biết được rằng “ việc đó đã tiến hành như thế nào để phục vụ toàn thể xã hội thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rút ngắn như vậy như vậy thắng lợi ở các nước ấy sẽ được đảm bảo Và điều đó không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa” [3,Tr.632]
-Như vậy ngoài việc nêu lên con đường lịch sử - tuần tự qua tất cả các hìnhthái trong sự phát triển của xã hội, Mác và Ăngghen còn dự đoán con đường pháttriển bỏ qua giai đoạn TBCN ở các nước tiền TBCN để tiến lên CNXH
Trang 131.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo vệ, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác
về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1 Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2.1.1 Tình hình thế giới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB bước vào giai đoạn cuối cùng của
nó – chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn này được V.I.Lênin gọi là đêm trước của cáchmạng vô sản, quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn đến hình thành các tổchức độc quyền, đây là đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc đã làm chomâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của LLSX và hình thức chiếmhữu tư nhân TBCN ngày càng gay gắt, vì vậy chu kỳ khủng hoảng kinh tế ngàycàng ngắn lại và tính chất ngày càng trầm trọng hơn Thế giới tư bản đã bước vàongưỡng cửa của tổng khủng hoảng, đi liền với khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng
xã hội: nạn thất nghiệp, sự bất công, bất bình đẳng xã hội ngày càng diễn ra trầmtrọng, sự áp bức của nhà nước với nhân dân ngày càng tàn khốc, làm cho đời sốngnhân dân khốn khổ và đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm
Không thỏa mãn với sự thống trị trong nước, tư bản tài chính còn tham vọngxâm chiếm, thống trị các dân tộc, các quốc gia khác, biểu hiện đầu tiên dưới hình
thức “xuất khẩu tư bản”, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giành giật thị trường
của CNTB, tình thế ấy càng làm cho mâu thuẫn trong long CNTB tăng lên, mâuthuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, giữa tư bản độc quyền và không độc quyền,giữa nông dân các nước bị nô dịch với chủ nghĩa đế quốc… tình hình ấy đặt ra yêucầu liên minh GCCN và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước thuộc địatron cuộc đấu tranh chống CNTB, vì vậy trên thế giới đã nổ ra các cuộc cách mạngnhư: Phong trào cách mạng ở Đức, Pháp, Mỹ, Áo,…ở phương Đông có cuộc cách
Trang 14mạng Tân Hợi 1911, phong trào đấu tranh đòi tự do, độc lập ở các quốc gia Ấn Độ,In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…
Mâu thuẫn của CNTB gay gắt làm bủng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất, từ
đo mâu thuẫn thuộc địa và tư bản chính quốc ngày càng gay gắt, vấn đề giải phóngdân tộc các dân tộc thuộc địa trở thành vấn đề cấp bách và quan trọng lúc này,trước tình hình ấy đặt ra yêu cầu với GCCN và các đảng Mác xít tiến hành cáchmạng lật đổ ách thống trị của GCTS và tiến hành cải tạo xã hội ấy thành xã hội tiến
bộ hơn, cũng trong lúc này một số thủ lĩnh chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lạitrong quốc tế II tìm cách chống phá cách mạng, phản bác lại lý luận chủ nghĩaMác, họ ra sức bảo vệ lý luận phát triển hòa bình chủ nghĩa tư bản lên CNXH – tức
bỏ qua con đường cách mạng của giai cấp vô sản, một yêu cầu đặt ra là phải bảo vệchủ nghĩa Mác, chống lại chủ nghĩa cơ hội, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác nóichung và lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộngsản nói riêng
1.2.1.2 Tình hình nước Nga
Đầu thế kỷ XX, nước Nga cùng với nhiều nước khác bước vào giai đoạn đếquốc chủ nghĩa, nhưng so với nhiều nước tư bản ở Tây Âu và ở Bắc Mỹ lúc bấygiờ, nước Nga là một nước lạc hậu về kinh tế, chính trị Về kinh tế, nước Nga lànước tư bản phát triển ở trình độ trung bình, mang nặng tàn tích của chế độ nông
nô – phong kiến; về chính trị, nước Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế Ngahoàng và giai cấp phong kiến khống chế toàn bộ đời sống chính trị nước Nga
Sự bóc lột khắc nghiệt, sự không có quyền hành chính trị của người laođộng, tình trạng áp bức của các dân tộc không phải người Nga trong đế quốc Nga,tàn tích phong kiến, nông nô, phong kiến, gia trưởng, sự phụ thuộc vào tư bản thếgiới – tất cả những cái đó làm cho nước Nga trở thành nơi hội tụ những mâu thuẫn
Trang 15trong toàn bộ hệ thống đế quốc Châu Âu Đó là mâu thuẫn giữa chế độ chuyên chếNga hoàng với quần chúng nhân dân, giữa tàn dư của chế độ nông nô và CNTB,giữa địa chủ và nông dân, giữa vô sản và tư sản, giữa chủ nghĩa Xôvanh đại Nga
và các dân tộc không phải người Nga trong đế quốc Nga
Sự kết hợp tất cả những hình thức áp bức, bóc lột của bọn địa chủ và tư bảnvới chế độ độc tài cảnh sát cùng nên chuyên chế đã đẩy tuyệt đại đa số nhân dânlao động Nga vào những điều kiện không thể chịu đựng nổi, những tiền đề bùng nổcuộc cách mạng nhân dân với quy mô cực kỳ lớn đã chín muồi trên toàn lãnh thổ
đế quốc Nga Phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào công nhân đãchuyển trọng tâm sang nước Nga Phong trào công nhân Nga trở thành một bộphận chủ yếu, tiên phong trong cuộc đấu tranh nhằm trực tiếp cải tạo xã hội theocon đường cách mạng, lật đổ CNTB, xây dựng CNXH, CNCS, triển vọng của cáchmạng thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc GCCN Nga giải quyết nhiệm vụ lịch sử
ở mức độ nào mà họ đảm nhận
Điều kiện lịch sử mới ở Nga và châu Âu lúc bấy giờ đòi hỏi những ngườiMác xít cách mạng phải kịp thời tổng kết kịp thời và sâu sắc những kinh nghiệmmới của phong trào công nhân, đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cơ hội, xét lại và mọitrào lưu tư tưởng thù địch, phản bội chủ nghĩa Mác, phát triển hơn nữa lý luậnCNXH khoa học, đưa ra và trang bị cho phong trào công nhân những kết luận mới,giúp quần chúng nhận thức đúng và rõ những việc họ sẽ phải làm trong cuộc cáchmạng sắp xảy ra để tự giải phóng mình khỏi ách tư bản, và V.I.Lênin, vị lãnh tụ vĩđại của giai cấp vô sản Nga và thế giới, của tất cả mọi người lao động đã bảo vệ vàphát triển hơn nữa lý luận chủ nghĩa Mác, làm cho nó thích ứng với nhu cầu mớicủa phong trào công nhân trong giai đoạn mới
1.2.2 Vai trò của V.I.Lênin với vấn đề chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
Trang 16Sau khi Mác và Ăngghen mất Lênin là người kế tục trực tiếp sự nghiệp củacác ông và đã có những phát triển lý luận mới từ những dự báo mà các ông đã nêu
ra Đó là vào cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng đã chuyểnsang phương Đông mà nước Nga là trung tâm sôi động nhất Lúc này CNTB tự docạnh tranh đã chuyển sang CNTB độc quyền đã xuất hiện rõ nét tình thế phát triểnkhông đồng đều giữa các nước TBCN và nước Nga trở thành một mắt xích xungyếu nhất V.I.Lênin dự báo rằng, cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở một số nướcTBCN thậm chí ở một nước
Qua một số tác phẩm của mình V.I.Lênin đã cho thấy nhưng quan điểm củamình về sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác về học thuyết hình thái kinh tế - xãhội cộng sản, cũng như lý luận CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, sự
phát triển ấy có thể thấy được qua ba tác phẩm quan trọng của V.I.Lênin : “Nhà nước và cách mạng”, “kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” và tác phẩm “bàn về thuế lương thực”, những tác phẩm này đã luận chứng một cách
rõ ràng những luận điểm của Lênin về phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng sảnchủ nghĩa bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn thấp – xã hôi chủ nghĩa và giai đoạncao – cộng sản chu nghĩa, và để tiến lên CNXH nhất thiết phải trải qua một thời kỳquá độ để tạo ra những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa-tư tưởng…đilên CNXH
V.I.Lênin cũng hết sức chú ý đến con dường phát triển không qua TBCN,vào thời điểm sát nút của CMT10, năm 1916, Lênin đã nói tới các nước chậm pháttriển có thể đi lên CNXH, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, khi giai cấpcông nhân Nga đã có chính quyền của mình và nước Nga Xô Viết đã ra đời, khiCNXH đã phát sinh, dù là đơn nhất, Lênin có thực tế để bàn luận tập trung hơn vềquá độ lên CNXH không qua CNTB
Trang 17Năm 1920, V.I.Lênin cho rằng, các nước lạc hậu, tiểu nông có thể tiến lênCNXH không qua giai đoạn phát triên TBCN, trong báo cáo đại hội II Quốc tế
cộng sản, V.I.Lênin nhấn mạnh rằng: “đối với các dân tộc lạc hậu hiện nay đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đã có một bước tiến bộ, mà khẳng định rằng nền kinh tế quốc dân của những dân tộc đó nhất định phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN, chúng ta có cho như vậy là đúng hay không? Chúng tôi cho rằng không đúng…mà Quốc tế cộng sản còn phải xác minh và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là: với sự giúp đỡ của gia cấp vô sản ở các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô Viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới CNCS, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN” [13,tr.925]
Tại Đại hội X Đảng cộng sản (b) Nga, Lênin đã nhấn mạnh: “hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa rằng bước quá độ từ CNTB lên CNXH có thể có những hình thức khác nhau, tùy thuộc ở chỗ quan hệ đại tư bản đã chiếm ưu thế hay nền kinh tế nhỏ vẫn chiếm ưu thế trong nước” [13,Tr.197] chính những nhận thức này, Lêin đi tới phân biệt chính xác “quá độ trực tiếp” ứng với sự phát triển tuần
tự từ CNTB lên CNXH và “quá độ gián tiếp” thích hợp với loại hình phát triển rút
ngắn, bỏ qua CNTB, từ tiền tư bản lên CNXH
Có thể nói với NEP, quá độ giá tiếp là một loạt những biện pháp quá độ đặcbiệt, là tìm tòi và áp dụng những mắt xích trung gian, những giải pháp qua độ,, bắcnhững nhịp cầu nhỏ, thích hợp, vừa tầm với khối quần chúng tiêu nông đông đảo,
từ từ, từng bước tiến tới CNXH Bằng cách đó, NEP là một chiến lược cách tân,đổi mới CNXH, là bước đột phá lý luận và thực tiễn để xây dựng CNXH
Sử dụng CNTB nhà nước vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của CNXH,Lênin xem CNTB nhà nước không chỉ là phương tiện mà là con đường để đi tới
Trang 18CNXH ở các nước tiền tư bản, cần thiết “phải bắc những chiếc cầu nhỏ, vững chắc, đi xuyên qua CNTB nhà nước tiến lên CNXH” [15,190]
CHƯƠNG 2 NHỮNG LUẬN CHỨNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ MỚI 2.1 Những đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của hình thái kinh – tế xã hội cộng sảnchủ nghĩa Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với chủ nghĩa tưbản
Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩaMac – lênin và thực tiển xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra nhữngđặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:
-Đặc trưng thứ nhất: cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nềnsản xuất công nghiệp hiện đại Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưanăng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảmbảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nângcao phúc lợi xã hội cho toàn dân Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựatrên lực lượng sản xuất đã phát triển cao.ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đươngnhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sởvật chât kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội
Trang 19-Đặc trưng thứ hai: chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủnghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Thủ tiêu chế độ tư hữu
là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hộitheo lập trường của gccn.tuy nhiên ko phai xóa bỏ chế độ tư hưu nói chung mà là
xóa bỏ chế độ TBCN V.I.Lênin viết “tư liệu sản xuất không còn là của riêng cá nhân nữa, mà thuộc toàn thể xã hội mỗi thành viên trong xã hội, khi đã hoàn thành một phần nào đó của lao động xã hội- tất yếu, thì được xã hội cấp cho một giấy chứng nhận số lượng lao động của mình đã làm” [11,Tr.113]
CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiêt lập chế độ sở hữuXHCN về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Chế độ nàyđược củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dầnnhững mẫu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội gắn
bó với nhau vì lợi ích căn bản
-Đặc trưng thứ 3: CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao độngmới, quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là một quá trình hoạtđộng tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân Chínhbản chất và mục đích đó cần phải tổ chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa
vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạnglao động bị tha hóa trong xã hội cũ
-Đặc trưng thứ 4: CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao độngnguyên tắc phân phối cơ bản nhất CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bìnhđẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ Mọi người có sức lao động đều cóviệc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc” làm theo lăng lực hưởng theo laođộng” đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này
Trang 20-Đặc trưng thứ 5: CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhànước mang bản chất GCCN, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thựchiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo, thông qua nhà nước đảng lãnhđạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi íchcủa mình trong mọi mặt xã hội Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việcnhà nước, đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác tự quản của nhândân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngàycàng rõ hơn
-Đặc trưng thứ 6: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột,thực hiện công băng bình đẳng tiến bộ xã hội, tao những điều kiện cơ bản để conngười phát triển toàn diện Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con ngườikhỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàndiện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống XHCN, làm cho mọi người phát huytính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhờ xóa bỏ chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏtình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiệnđược sự công bằng và bình đẳng xã hội
Những đặc trung trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH
và do đó CNXH là một xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại.những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau Do đó trong quá trình xâydựng CNXH cần phải quan tâm tất cả các đặc trưng này
2.2 V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lý luận thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2.1 V.I.Lênin bảo vệ lý luận thời kỳ quá độ
Trang 21Kế thừa một cách sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác về lý luận phân kỳhình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên CNXH, đặc biệt trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, sau khi đưa ra những dẫn chứng của C.Mác
về hai giai đoạn của hinh thái kinh tế công sản chủ nghĩa và khẳng định sự đúngđắn trong các quan điểm đó, V.I.Lênin đã phân tích một cách cụ thể rõ ràng và đua
ra quan điểm của mình về hình thái kinh tế xã hội CSCN trong điều kiện, hoàncảnh mới
Trước hết V.I.Lênin cho thấy những căn cứ xuất phát nào để C.Mác nghiêncứu sự phát triển và dự đoán các giai đoạn phát triển của CNCS tương lai Về mặt
hiện thực: “xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từ chủ nghĩa tư bản, là kết quả của sự tác động cảu một lực lượng xã hội do chủ nghĩa tư bản sản sinh ra” [11,Tr.104], nghĩa là dự đoán xã hội công sản (nhất là giai đoạn đầu – giai
đoạn tiếp giáp ngay sau TBCN) như thế nào, sẽ không thể không tính đến xã hội tưbản và sẽ còn lại những gì và sẽ không còn lại những gì trong tương lai
Sau nữa, C.Mác “chỉ có dựa vào những căn cứ khoa học đã được xác định chắc chắn” để nghiên cứu về xã hội cộng sản tương lai Thời kỳ ấy đã có không ít
những thành tựu khoa học để C.Mác kế thừa trong nghiên cứu của mình
V.I.Lênin làm rõ một số ý trong tác phẩm phê phán cương lĩnh gôta củaC.Mác về phân kỳ mà người đọc dễ nhầm lẫn Trong phê phán cương lĩnh Gôta
C.Mác đặt câu hỏi “chế độ nhà nước sẽ biến đổi như thế nào trong xã hội cộng sản chủ nghĩa?” Có người đọc quan niệm rằng, như vậy là trong hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa nói chung vẫn còn nhà nước Còn V.I.Lênin chỉ rõ:
“Nhưng quan niệm như vậy là sai lầm về căn bản Nghiên cứu kỹ hơn thì thấy ý kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước và sự tiêu vong của nhà nước hoàn
Trang 22toàn phù hợp với nhau, và câu nói của Mác trích dẫn ở trên chính là nói về nhà nước đang tiêu vong” [11, Tr.103], tức là nhà nước chuyên chính vô sản.
Trong phê phán cương lĩnh Gôta, đoạn kết luận quan trọng là: “Giữa xã hội
tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng
từ xã hội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản…”[2,Tr.47] Vậy, thời kỳ quá độ (tức chuyên chính
vô sản) kéo dài bao lâu? Và trong mối tương quan nào giữa hai giai đoạn của xãhội cộng sản chủ nghĩa? V.I.Lênin, trong tác phẩm này, nhiều lần nói rằng, tronggiai đoạn thấp cảu xã hội cộng sản chủ nghĩa vẫn còn nhà nước, nhà nước chỉ tiêuvong hẳn khi có chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn (giai đoạn cao) Người nói rõ hơn
“từ nay cho đến giai đoạn “cao” của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện” thì “do nhà
nước của công nhân vũ trang thi hành” [11, Tr.119] Ở một chỗ khác V.I.Lênin còn
chỉ rõ hơn rằng: “…chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản”[11,Tr.110] Cho nên chúng ta có thể hiểu rằng, quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản, về mặt thời gian, là tương ứng với giai đoạn thấp, vềmặt chính trị, đó là chuyên chính vô sản (chuyên chính vô sản tồn tại trong suốtthời kỳ quá độ ấy)
Những tư tưởng của V.I.Lênin về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội về cả mặt lý luận và thực tiễn đã gớp phần phê phán những quan điểmsai lầm của những người thuộc phái dân chủ tiểu tư sản, những đại biểu của quốc tế
II về bước chuyển sang CNXH, họ từ chối không thừ nhận thời kỳ quá độ, theo họ,CNTB sẽ tự nhiên chuyển sang CNCS Họ giả danh CNXH, nhưng những lập luậncủa họ đã cho thấy họ chính là đại biểu của phái dân chủ tư sản thời kỳ quá độdiễn ra là một tất yếu của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
Trang 23xã hội, nhưng họ “đều tỏ ra đã hoàn toàn quên mất chân lý hết sức hiển nhiên đó”[12,Tr.310]
Cùng với tư tưởng về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, các nhà kinh điểnchủ nghĩa Mác – Lênin còn đề cập đến con đường phát triển không thông quaCNTB, tức là sự quá độ từ xã hội tiền TBCN lên CNXH Kế thừa những tư tưởngcủa Mác – Ăngghen trước đó, khi các ông đều đưa ra việc dự báo của CNXHkhông thông qua CNTB, tới V.I.Lênin trước điều kiện lịch sử mới khi CNTB tiếnlên chủ nghĩa đế quốc, cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa phụ thuộc chống chủnghĩa đế quốc diễn ra mạnh mẽ, V.I.Lênin có điều kiện phát triển cụ thể và chi tiếthơn nữa lý luận về con đương phát triển không thông qua CNTB, trước hết ôngphê phán những kẻ nói đến CNXH nhưng lại không biết nhìn thẳng vào sự thậthoặc chỉ hạn chế ở chỗ đem CNTB độc lập một cách trừu tượng với CNXH, chứkhông nghiên cứu những hình thức cụ thể về thực chất của bước quá độ, không tựhỏi rằng bước quá độ ấy xuất phát từ đâu, đi đến đâu
Khi phân tích hai giai đoạn phát triển của CNCS, V.I.Lênin đề cập đến vấn
đề các nhà tư tưởng tư sản cho rằng: chế độ xã hội như vậy là ảo tưởng và chế giễuviệc muốn lấy của cải xã hội bao nhiêu cũng được mà không cần kiểm tra lao động
gì cả V.I.Lênin phê phán rằng đó là những người ngu dốt ngu dốt vì không mộtngười CNXH nào lại đi hứa rằng giai đoạn cao của CNCS sẽ đến, còm dự kiến nó
sẽ đến thì việc đó phải giả định rằng năng xuất lao động lúc đó sẽ khác ngày nay,
và sẽ không còn con người tầm thường ngày nay nữa còn thời điểm ngày nay mà
cứ lấy vấn đề đó ra làm trung tâm, chỉ chú trụng đến vấn đề đó thật buồn cười, sựphân biệt ấy là phân biệt một cách khoa học, về mặt khoa học thì cần phải có sựphân biệt rạch ròi như vậy V.I.Lênin nhấn mạnh cái vĩ đại của C.Mác là áp dụngtriệt để phép biện chứng duy vật, học thuyết về sự phát triển, từ đó xem CNCS làmột cái gì phát triển từ CNTB mà ra chứ không phải do sự ảo tưởng của đầu óc
Trang 242.2.2 Sự phát triển lý luận thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin
-Tính tất yếu của thời kỳ quá độ
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác về lý luận thời kỳ quá
độ trong điều kiện lịch sử đã chín muồi khi mà cách mạng tháng Mười đã thànhcông, cuộc cách mạng đã mở ra kỷ nguyên mới của thời đại, kỷ nguyên quá độ từCNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, cùng với việc nhà nước Liên Xôđược thành lập – nhà nước đầu tiên của GCVS, Lênin đã có điều kiện để phát triển
bổ sung lý luận về thời kỳ quá độ
Trước hết bàn về tính tất yếu của thời kỳ quá độ, có thể thấy rõ trong các tácphẩm của V.I.Lênin như:
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, nhất là ở tiết 2 chương V,
V.I.Lênin tập trung trình bày tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa cộng sản hoặc lịch sử phải trải qua thời kỳ quá độ này, tức giai đoạnthấp của CNCS, chứ không thể từ CNTB lên giai đoạn cao ngay được, V.I.Lênintrước hết phân tích những quan điểm của Mác về hình thái quá độ này để từ đó chỉ
ra trong lý luận của mình sự tất yếu về quá trình hình thái này Lênin chỉ ra ngay từ
những tác phẩm trước đó, chẳng hạn như “Phê phán cương lĩnh Gô ta”, Mác đã
cho khẳng định với những điều kiện kinh tế, xã hội của nó CNTB sẽ không thể tiếnthẳng lên CNCS mà giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có
1 thời kỳ chuyển biến từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa
“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có 1 thời kỳ chuyển biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng vời thời kỳ đó là 1 thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà nước sẽ không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” [11,Tr.106] Tiếp thu những quan điểm của
Trang 25Mác, V.I.Lênin cũng chỉ ra đó là 1 thời kỳ cần thiết, không thể thiếu giữa 2 hình
thái kinh tế xã hội khác nhau “ Xã hội tư bản đang phát triển lên chủ nghĩa cộng sản, không thể nào chuyển lên xã hội cộng sản chủ nghĩa được, nếu không có một thời kì quá độ chính trị” [11,Tr.106] “ Bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cả 1 thời kỳ lịch sử Chừng nào mà thời kỳ đó chưa chấm dứt thì bọn bóc lột nhất định còn nuôi hi vọng phục hồi” [11,Tr.37]
Tiếp theo trong tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính
vô sản” Ngay trong phần đầu tiên của tác phẩm, V.I.Lênin đã khẳng định : “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định” [12, Tr.309], quan điểm này dựa trên cơ sở
triết học rất vững chắc và rõ ràng : không có cái gì ra đời từ hư vô, mọi sự vật đều
có quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từ cơ sở lý luận đó, CNXH không
tự nhiên mà có, trong quá trình phát triển, chính CNTB đã tạo ra những tiền đềkinh tế, xã hội để chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ra đời như vậy cần có mộtthời gian cần thiết, tất yếu để các yếu tố của CNCS hình thành, phát triển và hoànthiện, thời gian đó chính là thời kỳ quá độ
Từ cơ sở lý luận này V.I.Lênin cho rằng : “Thời kỳ quá độ không thể bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế và xã hội ấy”[12,Tr.309] Đó là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghia tư bản tuy khong phải là xu
thế vận động đi lên của lịch sử, nhưng vẫn còn tiềm lực và chủ nghĩa cộng sản tiêubiểu cho xu thế lịch sử nhưng còn non yếu
Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản phải có một thời kỳ chuyển biếncách mạng để CNCS có thể sinh thành và phát triển như vậy xét về mặt lý luận,thời kỳ quá độ diễn ra là một quá trình tất yếu trong lịch sử