Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực
Trang 1VŨ THẾ TÙNG
TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm
2 PGS.TS Nguyễn Văn Oánh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ không tưởng trở thành khoa học Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên
“mảnh đất hiện thực”, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia
Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc phải những hạn chế trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là: tuyệt đối hóa quy luật phổ biến, coi nhẹ quy luật đặc thù; coi kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế Điều này dẫn đến vận dụng giáo điều mô hình Xô viết cho các nước xã hội chủ nghĩa, làm suy giảm sự sáng tạo, tìm tòi con đường phát triển riêng…, và khi mô hình Xô viết không phù hợp với thực tế, rơi vào khủng hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống
Trước thực tế đó, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ Tuy nhiên, do dần xa rời những nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã thất bại vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX Các nước xã hội chủ nghĩa như
Trang 4Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba tiến hành cải cách, đổi mới, giữ vững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học, kiên trì chủ nghĩa Mác
- Lênin, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến với tính đặc thù, hình thành con đường phát triển riêng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, từng bước giành được những thành công trên con đường đi lên CNXH
Đến nay, việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới là một vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, giúp các nước xã hội chủ nghĩa thấy rõ những quy luật phổ biến và đặc thù đang được vận dụng trong điều kiện hiện nay; quán triệt sâu sắc bài học về sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức
và xây dựng chủ nghĩa xã hội; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể mỗi nước; tăng cường tổng kết thực tiễn,
bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới…
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay sẽ giúp chúng ta kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục vận dụng sáng tạo những quy luật phổ biến phù hợp với tính đặc thù trong xây dựng xã hội mới Đồng thời, tham khảo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản trên thế giới, bổ sung phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; tăng cường đấu tranh chống biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng; phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, tạo ra sự đồng thuận xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tính phổ biến và tính
đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù
của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, luận án rút ra ý nghĩa
Trang 5đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam
hiện nay
2.2 Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải
quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó
xác định hướng nghiên cứu của luận án;
- Làm rõ lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về CNXH;
- Phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới;
- Rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có tính phổ biến và tính
đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: luận án tập trung nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc
thù của những nhận thức mới về CNXH ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba
Thời gian: từ khi các nước này tiến hành cải cách, đổi mới đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của các đảng cộng sản, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo ở các nước XHCN
Luận án cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp cụ thể như: logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh…
Trang 65 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tính phổ biến
và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội;
Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc
thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới
Ba là, luận án chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tính phổ biến và
tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức
về chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới… trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan khác
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
4 chương, 10 tiết
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới
Luận án đã phân tích 16 công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án, tiêu biểu như: Nguyễn An Ninh, Về triển vọng chủ nghĩa xã hội
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực; Trịnh
Quốc Tuấn, Về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc - những vấn
đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới ở nước ta; Đỗ Tiến Sâm, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình hình thành và phát triển;
Trương Duy Hòa, Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế của Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI; Lê Hữu
Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Giang, Xây
dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào; Vũ Trung Mỹ, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững; Đinh Công Tuấn, Mô hình phát triển Bắc Âu; Phạm Quý Long, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI; Tạ Ngọc Tấn, Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa xã hội; Nguyễn An Ninh, Về mô hình “chủ nghĩa
xã hội thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh hiện nay; Nguyễn An Ninh, Tính phổ biến và đặc thù của các mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội hiện nay
Trang 81.1.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Luận án phân tích 20 công trình, tiêu biểu như: Đào Duy Tùng, Quá
trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Nguyễn
Văn Oánh, Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam; Phạm Đình Đảng, Tính thống nhất và tính đa dạng của chủ nghĩa xã hội với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Dương Phú Hiệp, Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam; Nguyễn Đức Bình, Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Trọng Phúc, Đổi mới ở Việt Nam
- thực tiễn và nhận thức lý luận; Trịnh Quốc Tuấn, Một số vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Nguyễn Thị Ngân, Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội và nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch, Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
Lưu Ngọc Khải, Về tính phổ biến và tính đặc thù trong đổi mới chủ nghĩa
xã hội hiện nay; Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực, Tính phổ biến và đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…
1.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội
Luận án đã nghiên cứu 13 công trình, được chia thành 3 nhóm, phân theo từng quốc gia, đó là:
Một là, số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, tiêu biểu như: Trương Lôi
Khắc, Tự Lập Bình, Lịch sử, hiện trạng, tương lai chủ nghĩa xã hội; Chu Thượng Văn, Chu Cẩm Uy, Trần Tích Hỷ, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây
dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào; Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường, Ba phát triển trọng đại về lý luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội; Đổng
Liên Tường, Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi mới
trong xây dựng Đảng cơ sở; Vương Ngọc Giác, Tư duy chiến lược “bốn
Trang 9toàn diện” - phát triển mới của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc…
Hai là, một số công trình nghiên cứu tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiêu
biểu như: Chương Xổm Bun Khẳn, Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm
vụ và trách nhiệm cao cả của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Sinlavông
Khutphaithun, Các yếu tố chủ yếu đảm bảo sự thành công của việc đổi mới
kinh tế; Chalơn Diapaohơ, Củng cố quyền lực Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Bosẻngkhăm Vôngđala, Một số điểm nổi bật về đổi mới văn hóa - xã hội tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào…
Ba là, một số công trình nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, tiêu biểu như: Admi
Valhuerdi Cepero, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba và công cuộc cập nhật
hóa mô hình kinh tế Cuba; Rosario Pentón Diaz, Về vai trò của Đảng Cộng sản Cuba trong cuộc cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba - quá trình lịch sử; Maria De Jesús Calderius Fernández, Vai trò lãnh đạo và kiểm tra của Đảng đối với Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh;
Salvador Valdés Mesa, Hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, con đường duy nhất
để củng cố vững chắc nền độc lập, tự do, phát triển, phúc lợi, sự công bằng và công lý xã hội…
1.2 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1 Giá trị của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, một số
công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra nhận thức mới có tính phổ biến của chủ
nghĩa xã hội như: Về chính trị, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của các
đảng cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nền
chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa… Về kinh tế, đẩy mạnh phát triển lực
lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thiết lập chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động kết hợp với các hình thức phân phối khác; phát triển kinh tế
Trang 10thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa… Về văn hóa - xã
hội, xây dựng nền văn hóa mới kết tinh những giá trị dân tộc và nhân loại,
thực hiện tốt các chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… Những vấn đề có tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội vừa
là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý bền vững của CNXH khoa học, vừa là sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới
Thứ hai, về tính đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, có một số
công trình nghiên cứu đã chỉ ra những nhận thức riêng biệt của các đảng cộng sản về mô hình, đặc trưng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia, dân tộc Về thực chất, đây là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước Đồng thời, phản ánh sự sáng tạo của các đảng cộng sản trong việc tìm tòi, xây dựng con đường phát triển riêng, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mỗi quốc gia
Thứ ba, một số công trình đã có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự
khác nhau trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước và sau cải cách, đổi mới, từ đó chỉ ra những điểm mới trong nhận thức của các đảng cộng sản
Thứ tư, ở những mức độ khác nhau, các công trình đã chỉ ra ý nghĩa
của việc nghiên cứu về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung
Thứ năm, mặc dù nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu được công bố
ở thời điểm chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng, thoái trào nhưng các tác giả vẫn có sự nhất trí cao khi phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về tương lai của chủ nghĩa xã hội
Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trên để phục vụ cho thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án
1.2.2 Hạn chế về góc độ tiếp cận của những công trình đã công bố
Những công trình nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học
có giá trị lý luận và thực tiễn cao Tuy nhiên, xét về góc độ tiếp cận, các công trình còn một số hạn chế:
Trang 11Một là, các công trình khi nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc
thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, chỉ tập trung vào một lĩnh vực
cụ thể như tính phổ biến và tính đặc thù của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Hai là, có một số công trình khoa học nghiên cứu tính phổ biến và
tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, song mới chỉ dừng lại
ở trong phạm vi một quốc gia cụ thể, một mô hình riêng biệt, chưa có sự nghiên cứu rộng ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chưa có sự phân tích, so sánh những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù
Như vậy, mặc dù có những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội, các mô hình về chủ
nghĩa xã hội trên thế giới, nhưng, chưa có công trình nào nghiên cứu về
tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay
1.2.3 Hướng nghiên cứu của luận án
Một là, luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; phân tích về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, đổi mới
Hai là, phân tích, làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của những
nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào trong thời kỳ cải cách, đổi mới
Ba là, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội thế giới và Việt Nam hiện nay
Trang 12Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
2.1.1 Khái niệm tính phổ biến và tính đặc thù
Luận án khẳng định: Trong mỗi sự vật, hiện tượng riêng lẻ đều có
những đặc tính chung, những đặc tính chung có ở hầu hết (hoặc tất cả) các sự vật, hiện tượng được xét đến thì được gọi là tính phổ biến, những đặc tính chung chỉ có ở một loại sự vật hoặc những nhóm nhỏ sự vật, hiện tượng được gọi là tính đặc thù
Tính phổ biến và tính đặc thù có mối quan hệ khăng khít, không tách rời, quy định và chuyển hóa lẫn nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng đó gắn với điều kiện lịch sử
cụ thể
2.1.2 Khái niệm chủ nghĩa xã hội
Thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được nhận thức theo những nghĩa cơ
bản sau:
1) Chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn, đó là những phong
trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị, chống lại mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, đòi lại quyền bình đẳng,
quyền dân chủ để nhân dân được hoàn toàn giải phóng
2) Chủ nghĩa xã hội với tư cách là mơ ước, lý tưởng, khát vọng của
nhân dân lao động về một xã hội tốt đẹp, không còn giai cấp, áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh và tội ác…, con người được giải phóng,
có quyền dân chủ - quyền lực của dân
3) Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết về
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người (với hai thời kỳ phát triển là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học)
Trang 134) Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực, được
thiết lập trên thực tế sau khi giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giành được chính quyền Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới ra đời từ sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trở thành hệ thống trên thế giới từ sau năm 1945 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển
Trong luận án này, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được sử dụng chủ yếu với hai nghĩa: 1) Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là tư tưởng, lý luận, học thuyết; 2) Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực
2.1.3 Khái niệm nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là nhận thức của các đảng cộng sản về quy luật, bản chất, đặc trưng, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất hiện trong thời kỳ cải cách, đổi mới Đó là những nhận thức đúng quy
luật; có sự bổ sung, phát triển những nguyên lý khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; có sự khác biệt với nhận thức của các đảng cộng sản thời kỳ trước cải cách, đổi mới; có sự kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến và tính đặc thù; có giá trị hiện thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia và phản ánh xu thế phát triển chung của thời đại
Cơ sở để xác định nhận thức “mới” về chủ nghĩa xã hội căn cứ vào
hai tiêu chí sau: 1) Căn cứ vào thời gian, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là những nhận thức xuất hiện trong thời kỳ cải cách, đổi mới; 2) Căn
cứ vào nội dung, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội là những nhận
thức có sự bổ sung, phát triển so với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của các đảng cộng sản giai đoạn trước cải cách, đổi mới
2.2 QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.2.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến của nhận thức về chủ nghĩa xã hội
2.2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tính phổ biến của nhận thức về CNXH trên lĩnh vực chính trị được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: 1) Bảo đảm