Tính tất yêu khách quan:

Một phần của tài liệu NLCB thi cao hoc (Trang 78 - 81)

- Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: là thời kỳ cải tiến cách mạng sâu sắc triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa hoặc tiền tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là 1 tất yếu khách quan vì:

+ Giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội tư bản chủ nghĩa hoặc tiền tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về chất trong đó xã hội tư bản chủ nhĩa và tiền tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất dựa trên sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Còn xã hội xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do đó xã hội dần dần

không có giai cấp đối kháng, không có áp bức bóc lột bất công. Muốn có 1 xã hội không có áp bức bóc lột bất công phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền đại công nghiệp có trình độ cao. Vì vậy đối với những nước đã qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa tư bản đã. Muốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần phải có thời gian, tổ chức sắp xếp lại hay. Đối với những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ phải tiến hành công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Xã hội tư bản chủ nghĩa mới chỉ tạo ra tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội đó là lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao nhưng quan hệ sản xuất không tự phát hình thành trong lòng xã hội tư bản vì vây việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải trải qua 1 quá trình cải tiến lâu dài.

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là 1 công việc mới mẻ, khó khăn phức tạp chưa từng có trong lịch sử, do đó cần phải có thời kỳ quá độ lâu dài mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa. Như vậy thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hôi phải trải qua.

b. Đặc điểm:

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quanh hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

- Lĩnh vực kinh tế: đặc điểm cơ bản là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Vì trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lực lượng sản xuất còn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau do đó tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất là 1 kiểu quan hệ sở hữu. Do đó tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.

Đặc điểm của nền kinh tế: nền kinh tế có tính chất quá độ, nó không còn là kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng cũng chưa hoàn toàn là kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó tùy thuộc vào nền kinh tế mới nó có số lượng thành

phần kinh tế khác nhau. Theo Lênin có 3 thành phần kinh tế: kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế tồn tại đan xen thâm nhập vào nhau, vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau.

- Lĩnh vực chính trị:

Kết cấu giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng và phức tạp.

+ Giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước nhưng vẫn còn non yếu về nhiều phương diện nhất là kinh nghiệm quản lý kinh tế xã hội. + Giai cấp tư sản, các giai cấp bóc lột cũ tuy mất chính quyền nhà nước nhưng vẫn còn sức mạnh về nhiều mặt, lại nhận được sự trợ giúp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.

- Lĩnh vực xã hội: xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp nhiều tầng lớp khác nhau như giai cấp tiểu sư sản, giai cấp tư sản, giai cấp công

nhân và người sản xuất nhỏ và tầng lớp tri thức. Các giai cấp các tầng lớp vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau.

- Lĩnh vực văn hóa tư tưởng: còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Do đó còn tồn tại nền văn hóa dựa trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, tiểu tư sản bên cạnh nền văn hóa mới trên nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân.

Xét trên mọi phương diện, thực chất của thời kỳ quá độ: xã hội thời kỳ này tồn tại đan xen giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu, chúng thâm nhập, ảnh hưởng và đấu tranh lẫn nhau, do đó thời kỳ này

diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong điều kiện mới, đó là giai cấp công nhân đã có chính quyền nhà nước trong tay; và với nội dung mới, là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy cuộc đấu tranh diễn ra với hình thức biện pháp mới: có bạo lực, không có bạo lực…(sử dụng quân sự, kinh tế, hành chính, giáo dục) trong đó những biện pháp hòa bình là chủ yếu. Cuộc đấu tranh có thể khó khăn, lâu dài, do vừa phải đấu tranh chống kẻ thù, vừa phải xóa bỏ những tàn tích của xã hội cũ, vừa phải xây dựng củng cố văn hóa tư tưởng, kinh tế cho chủ nghĩa xã hội.

Thông qua đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này, những nhân tố của xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên vị trí chủ đạo trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Nhưng không loại trừ khả năng những tàn tích của xã hội cũ tạm thời lấn át cái mới ở những nơi, những lúc nhất định.Điều này tạo nên tính phức tạp, quanh co của sự vận động trong xã hội thời kỳ này.

=> Đây là thời kỳ đặc biệt, chuẩn bị về tiền đề văn hóa, kinh tế, xã hội cho chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu NLCB thi cao hoc (Trang 78 - 81)