Mục tiêu, động lực và nội dung của cuộc cách mạng XHCN:

Một phần của tài liệu NLCB thi cao hoc (Trang 75 - 78)

a. Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: giải phóng xã hội, giải phóng con người ra khỏi chế độ áp bức bóc lột.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Giai đoạn 1: là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động, thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị áp bức bóc lột, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Giai đoạn 2: giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức 1 xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức dân tộc khác. Đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản sẽ không còn giai cấp, không còn Nhà nước, giai cấp công nhân tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.

b. Động lực:

- Khái niệm: Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp tham gia

cách mạng góp phần thúc đẩy cách mạng phát triển. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng tất cả những người lao động và do chính những người lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó. Vì vậy:

- Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Giai cấp công nhân lãnh đạo vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp cơ khí, số lượng ngày càng đông và chất lượng ngày càng cao.

+ Giai cấp công nhân giữ lực lượng chủ yếu tạo nên sự giàu có của xã hội hiện đại, là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể khẳng định giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa:

+ Thứ nhất: Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi lôi kéo được sự tham gia của giai cấp nông dân đi theo mình. Mác nói: “Nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng đối với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài ca ai điếu”

+ Thứ hai: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng vậy, vì:

. Về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là lực lượng lao động quan trọng trong xã hội.

. Về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là lực lượng cơ bản tham gia bảo về chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa

=> Phải duy trì vững chắc khối liên minh công – nông, trên cơ sở đó mới tạo ra sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc.

Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của giai cấp công nhân, nhân dân và tầng lớp tri thức. Do đó giai cấp công nhân, nhân dân và tầng lớp tri thức liên minh chặt chẽvới nhau dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân tạo thành động lực thúc đẩy tổng hợp của cuộc cách mạng.

c. Nội dung:

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc là triệt để nhất diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Lĩnh vực chính trị:

Cách mạng xã hôi chủ nghĩa nhằm đưa nhân dân lao động từ địa vị bị áp bức bóc lột lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội để từ đó họ hoạt động như 1 chủ thể tự giác trong xã hội mới.

+ Muốn làm được như thế, trước hết giai cấp vô sản phải lãnh đạo nhân dân đập tan bộ máy nhà nước tư sản, giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền của nhân dân, do dân và vì dân.

+ Sau khi giành được chính quyền phải mở rộng quyền làm chủ của người lao động thông qua quá trình thu hút người lao động phát huy tiềm năng tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Lĩnh vực kinh tế:

Khác với cuộc cách mạng trước đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa chính trị, thay thế giai cấp lãnh đạo. Cách mạng xã hôi chủ nghĩa, về thực chất có tính chất kinh tế vì việc giành được chính quyền mới chỉ có ý nghĩa về bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Trước hết phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ sở hữu xã hôi chủ nghĩa đối với những hình thức thích hợp.

+ Thứ hai phải thay đổi điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa để phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động.

+ Thứ ba phải xây dựng phương thức quản lý và phân phối xã hội chủ nghĩa.

- Lĩnh vực văn hóa tư tưởng:

+ Tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức và nội dung sinh hoạt tinh thần của xã hội theo hướng tiến bộ.

+ Trả lại cho người lao động địa vị làm chủ chân chính để họ tham gia vào quá trình sang tạo ra các giá trị tinh thần và hưởng thụ ngày càng đầy đủ những giá trị dó.

+ Trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu giá trị tiên tiến của thời đại, xác lập thế giới quan Mác Lênin cho nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước

thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu NLCB thi cao hoc (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w