Qua 3 lần khai quật, khu di tích mộ táng gò Mả Vôi không những chỉ cung cấp cho bảo tàng rất nhiều hiện vật quý giá mà: còn cung cấp được rất nhiều thông tin quan trọng cho việc nghiên
Trang 1DI TÍCH VĂN HOÁ SA HUỲNH Ở GÒ MẢ VÔI (QUẢNG NAM) QUA 3 LẦN KHAI QUẬT
GV NGUYÊN CHIỀU
Gò Ma Vôi là một trong những gò cát nằm giữa một dải cồn cát lớn, trải dài khoảng hơn 2 km theo hướng tây bắc - đông nam và chạy dọc theo bờ hữu ngạn sông Bà Rén - một nhánh của sông Thu
Bồn; thuộc địa bàn xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam; toạ độ 15948'59" vĩ Bắc, và 108°15'56" kinh Đông; cách thành Trà Kiệu - kinh đô của vương quốc Chăm Pa cổ xưa chừng 2 km về phía đông nam, cách ngã 3 Nam Phước chừng 4 km về phía tây
nam và cách bờ biển gần 20 km về phía tây (theo đường chim bay)
Ở sát phía đông của gò Mả Voi có một khoảnh ruộng trồng mầu, rộng khoảng 50 m, chạy dài theo hướng nam - bắc Khoảnh ruộng này là ranh giới giữa gò Mả Vôi và gò Miếu Ông, đồng thời cũng là
một trong những đường thoát nước vào mùa mưa cho toàn bộ phía
nam của dải cồn cát lớn
Di tích văn hoá Sa Huỳnh ở gò Mã Vôi được phát hiện vào tháng 10 năm 1998, và được khai quật "chữa cháy" ngay trong thời gian đó Đợt khai quật "chữa cháy" này có khoảng vài chục ngôi mộ
đã xuất lộ trên diện tích khoảng vài trăm mét vuông nhưng phần lớn số quan tài gốm đã bị vỡ, chỉ còn 9 chiếc lành nguyên hoặc tương đối lành?',
Cuộc khai quật lần 2 được tiến hành vào tháng 3 năm 1999, với tổng diện tích 83,25 m”, phát hiện được cả thảy 14 ngôi mộ (11
mộ có quan tài bằng gốm và 3 mộ đất)"
Trang 2Cuộc khai quật lần 3 được tiến hành vào tháng 3 năm 2000 với tổng diện tích 109 m$, phát hiện được 6 ngôi mộ (5 mộ có quan tài bằng gốm và 1 mộ đất)®)
Qua 3 lần khai quật, khu di tích mộ táng gò Mả Vôi không những chỉ cung cấp cho bảo tàng rất nhiều hiện vật quý giá mà: còn cung cấp được rất nhiều thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh ở lưu vực sông Thu Bồn nói riêng và miền Trung Việt Nam nói chung
1 Về địa tầng
; Toàn bộ gò Mả Vôi được cấu tạo từ cát mịn và được chia thành nhiều lớp với độ dày, mỏng khác nhau:
- Lớp 1 (trên cùng) dày từ 20 - 50 em, màu trắng
- Lớp 2 dày khoảng 50 em, màu nâu - vàng - xám, càng xuống
sâu thi mau sắc càng sAm hon
- Lép 3 day khoang 20 cm, là lớp cát kết non, màu nâu đen, có chỗ cát kết thành tảng lớn nhưng cũng có chỗ chỉ thành từng cục
từ 5 - 10 em
- Lớp 4 (dưới lớp cát kết non) lại là lớp cát bở rời, màu nâu đen
nhạt hơn
2 Cách thức chôn mộ
*
Gò Mả Vôi được sử dụng làm nghĩa địa qua nhiều thời đại khác nhau, từ sơ kỳ thời đại đổ sắt cho đến tận ngày nay Riêng
mộ táng thời Sa Huỳnh ở đây cũng có 2 loại: mộ quan tài gốm và
mộ đất
Các quan tài gốm được phân bố không theo một quy luật thống nhất Có những mộ được chôn theo cụm dăm ba ngôi, đồng thời
cũng có những mộ được chôn riêng rẽ, cách xa nhau Nhưng tất cả
các quan tài gốm đều được chôn ở tư thế thẳng đứng (miệng quay
lên trên) Độ sâu của các mộ cũng khác nhau: phần lớn số mộ chỉ
được chôn trong phạm vi lớp cát màu vàng - nâu - xám (lớp 9) Một
Trang 3số mộ được chôn sâu hơn, đáy quan tài nằm sát bề mặt lớp cát kết non (lớp 3) Đặc biệt, có một số ít mộ được chôn khá sâu Khi đào huyệt để chôn những mộ này, người xưa đã đào sâu qua lớp cát kết non khoảng một vài chục xăng ti mét thành một lỗ tròn, có đường kính lớn hơn đường kính của quan tài gốm khoảng 10 cm Phía trên của huyệt mộ có lẽ được đào rộng hơn vì cát bở rời (nhưng không tìm thấy biên mộ ở phía trên) Đồ tuỳ táng được đặt cả ở
trong và ngoài quan tài Những đồ tuỳ táng được đặt ở trong quan
tài chủ yếu là đồ sắt, đồ đồng và đồ trang sức Còn đồ gốm chủ yếu được đặt xung quanh phía ngoài vành miệng quan tài Số lượng và loại hình đồ tuỳ táng trong các mộ cũng khác nhau Hầu hết các
mộ quan tài gốm đều có vết tích than tro ở trong hoặc ở ngoài, hoặc
ở cả trong và ngoài quan tài Một số mộ còn thấy một ít xương chi
đã mục nát hoặc những chiếc răng hàm người đã bị mất hết phần
chân răng Có một ngôi mộ không có đồ tuỳ táng bên trong mà chỉ
có nhiều cục đá lớn thuộc loại vụn kết thạch anh Ở gò Mả Vôi còn
phát hiện được một ngôi mộ có quan tài gốm được kê bằng 2 - 3 lớp
đá Đá kê quan tài cũng là những cục vụn kết thạch anh có kích thước trung bình khoảng 10 cm, được xếp cẩn thận, khít vào nhau, tạo thành một khối hình trụ cao khoảng 25 cm và đường kính khoảng 60 cm Cá biệt, ở gò Má Vôi cũng xuất hiện một ngôi mộ có
2 quan tài gốm lồng vào nhau tương tự như hình thức chôn mộ
chum lồng ở Hậu Xá và Gò Dừa
Bên cạnh những ngôi mộ có quan tài bằng gốm, ở gò Mả Vôi còn xuất lộ 4 ngôi mộ đất (gọi là mộ đất chỉ vì không thấy có dấu vết của bất kỳ loại hình quan tài nào) Giữa những ngôi mộ đất đó cũng thể hiện nhiều nét tương đồng và dị biệt
Ngôi mộ đất mang ký hiệu 99.MV.HI1 có 7 chiếc nồi gốm cỡ trung bình, được xếp nằm nghiêng thành 2 hàng thẳng (hàng thứ nhất có 3 chiếc, hàng thứ 9 có 5ð chiếc) song song với nhau, trải dài theo hướng đông - tây và cách nhau khoảng 50 em, trên cùng một
mặt bằng và sâu hơn mặt gò khoảng 70 em Các nồi gốm đều được
Trang 4đặt quay miệng về hướng bắc hoặc hướng nam Ngoài đồ gốm thì không còn hiện vật gì khác
Ngôi mộ đất mang ký hiệu 99.MV.H3.MT cũng có tình trạng tương tự như ngôi mộ đất 99.MV.H1 nhưng chỉ có ð nồi gốm được xếp thành 1 hàng dài theo hướng tây bắc - đông nam, sâu hơn mặt
gò khoảng 60 em Do không rõ biên mộ nên cũng không xác định được thi hài của chủ nhân ngôi mộ được đặt ở phía nào của hàng nồi gốm tuỳ táng
Ngôi mộ đất mang ký hiệu 99.MV.H5.MT đã thể hiện sự mai
táng cầu kỳ hơn Ngôi mộ này có rất nhiều đồ gốm với nhiều loại hình khác nhau cũng được xếp thành 2 hàng thẳng, song song với nhau, trải dài theo hướng đông - tây và cách nhau khoảng ð0 em, trên cùng một mặt bằng Chúng bắt đầu lộ rõ ở độ sâu 90 em so với
mặt gò Cát ở phạm vi ngôi mộ có màu vàng sẫm hơn so với xung
quanh Sau khi bóc gần hết đồ tuỳ táng bằng gốm (đến độ sâu 130 em) thì lộ ra những đồ tuỳ táng bằng kim loại gồm 5 hiện vật bằng đồng thau và 3 hiện vật bằng sắt Tất cả đồ tuỳ táng bằng kim loại được xếp ngay ngắn thành một hàng thẳng nằm ở khoảng giữa 2 hàng đồ gốm Sát ngay dưới đồ tuỳ táng bằng kim loại là một lớp nhựa cây được trải phẳng đều, màu vàng tươi, dày 0,2 - 0,3 em, rộng khoảng vài chục xăngtimét và dài khoảng hơn 200 em Những chỗ nhựa cây có đồ tuỳ táng nằm trực tiếp ở trên thì có
Còn ngôi mộ đất mang ký hiệu 00.MV.H3.MI dài khoảng 240
cm, cũng theo chính hướng đông - tây Đồ tuỳ táng bằng gốm với nhiều loại hình khác nhau được đặt ngửa, nghiêng hoặc úp sấp thành 2 cụm cùng nằm trên một mặt phẳng Cụm 1 nằm ở nửa
phía đông của mộ Có nhiều hiện vật như nổi, bình, mâm bồng
được đặt thành hình thước thợ với cạnh dài khoảng 110 em chạy theo hướng đông - tây và cạnh ngắn khoảng 60 em chạy theo hướng bắc - nam 01 lưỡi rìu đổng còn nguyên vẹn nằm ở phía
trong và sâu hơn cụm gốm hình thước thợ khoảng 10 em Còn cụm
2
Trang 5gốm 2 nằm ở đầu phía tây của mộ Có 1 nắp gốm hình nón cụt lớn được đặt úp sấp cùng một số đồ gốm khác, phân bố thành 1 hình gần tròn với đường kính khoảng 60 cm Xung quanh và đặc biệt là
ở phía tây của cụm gốm này có nhiều than tro Qua sự phân bố của
đổ tuỳ táng như vậy, có lẽ cụm gốm 1 là phía chân và cụm gốm 2 là phía đầu của thi hài Còn lưỡi rìu đồng được đặt ở khoảng 2 đầu gối và nắp gốm hình nón cụt đã được sử dụng để úp lên đầu của thi hài
3 Hiện vật
8.1 Đồ sắt
Qua 3 cuộc khai quật đã thu được 22 hiện vật bằng sắt Bao gồm: 12 rìu, 01 cuốc, 02 rựa, 02 dao nhọn, 02 dao đầu bằng, 02 mũi giáo và 01 chàng Tất cả các hiện vật bằng sắt này đều không thấy
có khâu cán trong khi một người dân địa phương đã phát hiện được ở đây 01 rìu sắt có khâu bằng đồng thau còn dính liền với miệng họng tra cán Chiếc rìu sắt có khâu bằng đồng này là hiện
tượng đặc biệt trong thời đại kim khí của nhân loại
3.9 Đồ đồng
Có 29 hiện vật, trong đó có 21 rìu, 01 mũi lao 2 cánh, 02 mũi giáo hình búp đa , 02 mũi giáo hình lá mía, 01 móc giáo và 01 mũi chĩa có 2 ngạnh so le nhau ở 2 bên Ngoài những hiện vật bằng đồng thu được trong các cuộc khai quật còn có 01 khâu bằng đồng của lưỡi rìu sắt đã nói ở trên
3.3 Công cụ đá
Có 03 viên cuội có dấu vết sử dung va 01 lưỡi rìu Lưỡi rìu này
có 2 vai hơi xuôi, được làm bằng da silic màu gan gà Lưỡi rìu đã bị
mẻ và xung quanh còn dấu vết ghè đếo mờ
Trang 63.4 Đồ trang sức:
Loại hình| Khuyên tai | Khuyên tai Hạt
Tổng 05 02 82 03 92
3.5 Đồ gốm
Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các hiện vật đã khai quật được Ngoài hơn 200 hiện vật gồm lành nguyên hoặc đã được phục chế còn có hàng vạn mảnh gốm lớn nhỏ khác nhau đang tiếp tục được phục chế Đồ gốm ở đây không những chỉ nhiều về số lượng mà còn rất phong phú về loại hình Dựa vào chức năng và hình dáng của hiện vật, chúng tôi phân chia đồ gốm ở gò Mã Vôi thành các loại,
kiểu, dạng như sau
3.5.1 Quan tài gốm
Về đại thể, các quan tài gốm ở đây có thể được chia thành 5
kiểu chính
- Kiểu 1: quan tài hình trái xoaẨ”: kiểu quan tài này có số lượng lớn nhất ở đây (khoảng 60%) Chúng có chiều cao trung bình
từ 6ð — 7ð em, đường kính lớn nhất khoảng 55 — 60cm ở phần giữa thân, miệng loe xiên, cổ gãy góc, vai xuôi tạo với thân thành một góc tù lớn hơi tròn, thân hình ống hơi phình ở giữa; phần hông thu hẹp lại và gần như đối xứng với phần vai qua mặt cắt ngang giữa thân Hoa văn chủ yếu là văn thừng thô phủ kín phía ngoài thân
và đáy Vai, cổ và miệng thường không có hoa văn Ở Long
Thạnh ”” (Quảng Ngãi) và một vài nơi khác cũng có một số quan tài gốm có hình dáng tương tự như thế
Trang 7- Kiểu 9: thân hình ống (hình trụ) thuôn nhỏ dần xuống phía đáy Miệng loe xiên, cổ gãy góc, vai và thân tạo thành một góc tù khá rõ làm cho vai cũng được thể hiện rõ hơn Đáy hình chồm cầu hơi dẹt Toàn thân để trơn hoặc được trang trí bằng văn thừng từ vai xuống đáy Kiểu quan tài này xuất hiện phổ biến ở Tam Mỹ”
- Kiểu 3: quan tài hình trái đào: cũng có miệng loe xiên, phía ngoài vành miệng thường có những rãnh sâu, rộng, chạy song song vòng quanh toàn bộ vành miệng Cổ gãy góc, vai nở rộng và cong tròn Thân vát nhỏ dần xuống đáy Đáy hơi nhọn Những chiếc quan tài thuộc kiểu này không có kích thước tương đồng, chiếc nhỏ nhất chỉ cao 40cm, đường kính miệng: 30cm và đường kính cổ: 22cm Những chiếc lớn có thể cao tới trên dưới 60cm và đường kính chỗ vai tới hơn 50cm
- Kiểu 4: quan tài hình cầu: có 01 chiếc đã bị gãy mất hết phần
vành miệng, phần còn lại từ cổ xuống đáy cao 38cm, đường kính
lớn nhất: 50cm, hoa văn thừng mịn phủ kín phía ngoài, gần sát cổ
có một hàng hoa văn khắc vạch hình cung tròn lôi gần như chạy nối tiếp nhau vòng quanh cổ
- Kiểu 5: có 01 chiếc vốn là một kiểu nồi lớn, miệng loe, cổ nhỏ,
vai xuôi, khoảng giữa vai và thân phình rộng, đáy tròn nhỏ Người
Sa Huỳnh gò Mả Vôi đã lấy chiếc nổi này, bẻ hết vành miệng và sử dụng phần còn lại để làm quan tài, đồng thời lấy một chiếc mâm bồng (bẻ hết chân đế) để làm nắp quan tài
3.ð.9 Nắp quan tài: Có 3 kiểu:
- Kiểu 1: hình nón cụt, kiểu nắp này có 2 dạng:
+ Dạng 1: nắp hình nón cụt có vành miệng rộng, khoảng giữa
thân và vành miệng có gãy góc làm cho vành miệng được phân biệt
rất rõ ràng, tương tự như vành miệng của một số mâm bồng cõ lớn Nắp dạng này không thấy có hoa văn trang trí mà thường chỉ thấy được tô chì ở phía trong và phía ngoài vành miệng Đây là dạng nắp phổ biến nhất ở gò Mả Vôi
Trang 8+ Dạng 9: có 01 chiếc không có hoa văn và cũng không được tô chì, vành miệng rất mỏng, hẹp và hơi quặp vào phía trong Vì vậy, khi úp xuống một mặt phẳng nào đó thì sẽ không nhìn thấy vành
miệng
- Kiểu 9: có 01 chiếc được làm bằng phần đáy của một chum khác, dấu vết cắt gọt còn rất rõ
- Kiểu 3: có 01 chiếc được làm bằng 1 chiếc mâm bồng bẻ gãy chân đế Chiếc nắp này được phát hiện trong tư thế còn úp nguyên vào một chiếc quan tài kiểu 5
3.5.3 Nồi
Nồi là loại hình có số lượng nhiều nhất trong số các đồ gốm
Nồi ở đây có nhiều kiểu, dáng khác nhau: nồi hình cầu, nồi có thân
gãy góc, nổi có cổ gãy góc, nổi miệng khum Hoa văn trang trí
trên nồi cũng có nhiều hình thức khác nhau: văn thừng, văn chải, văn khắc vạch, văn chấm dải, văn in vỏ sò, ấn móng tay Đặc biệt,
có nhiều nổi được xoa một lớp thổ hoàng lên cả phía ngoài và phía trong, có nhiều nổi sau khi được xoa thổ hoàng còn được tô lại bằng chì ở phía trong hoặc ở trên vai và miệng
3.5.4 Bình/cốc chân cao
Đây cũng là một loại hình đồ gốm có số lượng khá lớn ở gò Mã Vôi Chúng có kích thước, màu sắc, hoa văn trang trí khác nhau nhưng đều có chung những đặc điểm cơ bản về cấu tạo và hình dáng Tất cả các hiện vật thuộc loại hình này đều được gắn chắp từ
2 bộ phận riêng biệt: phần thân và phần chân đế
Phần thân được cấu tạo như một chiếc nổi, có tác dụng để chứa đựng Còn phần chân đế cao, rỗng, choãi, tương tự như chân đế của mâm/bát bồng Chính vì thế mà khi phần thân và đế dời nhau thì khó có thể xác định được đó là chân đế của bình/cốc chân cao hay là chân đế của mâm/bát bồng Căn cứ vào sự khác nhau của miệng hiện vật mà loại hình bình/cốc chân cao được chia thành 9 kiểu:
- Kiểu 1: bình/cốc chân cao còn có vành miệng Kiểu này có 3
dạng khác nhau:
Trang 9+ Dạng 1: vành miệng phẳng;
+ Dạng 2: vành miệng lõm hình lòng máng;
+ Dạng 3: vành miệng gãy góc
- Kiểu 2: bình/cốc chân cao không có vành miệng Kiểu này cũng có 2 dạng khác nhau:
+ Dạng 1: miệng đứng;
+ Dạng 2: miệng khum
Nhìn chung, loại hình bình/cốc chân cao có dạng rất thanh thoát, thường được trang trí bằng những mô típ hoa văn mềm mại,
móc nối với nhau một cách uyển chuyển, chặt chẽ hoc được miết
láng bằng thổ hoàng và chì sống Một số hiện vật có trổ lỗ thành từng cặp ở miệng hoặc chân đế
3.5.5 Mam boéng/bat/dia chan cao
Loại hình này cũng có nhiều đặc điểm tương tự loại hình bình/cốc chân cao Mỗi hiện vật cũng được tạo thành từ việc gắn chắp 2 bộ phận riêng biệt vào với nhau Phần thân tương tự như
chiếc bát nông lòng hoặc chiếc đĩa sâu lòng Còn phần đế cao, rỗng, choãi tương tự như chân đế của bình/cốc chân cao Loại hình này cũng được chia thành 2 kiểu:
- Kiểu 1: có vành miệng Kiểu này được chia thành 3 dạng:
+ Dạng 1: miệng loe Dạng này chỉ gặp ở những hiện vật có
kích thước lớn - mâm bồng Dạng miệng loe thường có vành miệng
rộng, phần vành miệng tiếp giáp với thân được phân biệt bởi bên
ngoài có một gờ nổi nhẹ và phía trong có 1 đường lõm Toàn bộ rìa miệng và phía trong của hiện vật thường được tô chì Chân đế thường được trang trí bằng nhiều băng hoa văn khắc vạch khác
nhau;
+ Dạng 2: vành miệng loe ngang Dạng này thường tập trung những hiện vật có kích thước trung bình và ít được trang trí Vành miệng thường rất hẹp
+ Dạng 3: vành miệng bóp vào Dạng này có tần số xuất hiện rất thấp Vành miệng cũng thường rất hẹp
Trang 10- Kiểu 9: không có vành miệng, rìa miệng thường được vuốt tròn Kiểu này thường tập trung những hiện vật có kích thước nhỏ
và hầu như không được trang trí
3.5.6 Bát nông long/dia sau long
Loại này thường có hình chỏm cầu det, it hién vat dude trang trí Chúng tương tự như phần thân của bát/đia chân cao
3.5.7 "Dén"
Có 02 cá thé nhưng đã bị vỡ, chỉ còn lại ít mảnh, không phục chế được
3.5.8 Nắp nhỏ
Chỉ còn 1/2 hiện vật nhưng vẫn phục chế được đây đủ Nắp hình nón cụt Đường kính lớn: 15,6em, đường kính nhỏ: 8,7em, cao
6,7cm, day 0,4em Trên thân có trang trí hoa văn khắc vạch hình
chữ S và có tam giác đệm Đồng thời, hiện vật còn được tô thổ hoàng và chì làm nổi bật các mô típ hoa văn khắc vạch
3.5.9 Dọi xe chỉ
Có 07 chiếc, được chia thành 9 kiểu:
- Kiểu 1: có 05 chiếc, hình 2 nón cụt úp vào nhau, có lỗ xuyên suốt ở giữa, mặt cắt dọc là hình thoi;
- Kiểu 2: có 2 chiếc hình nón cụt, mặt cắt dọc hình thang cân
Sơ bộ nhận xét uà kết luận ,
Gò Mả Vôi là một di tích mộ táng rộng lớn, nó có nhiều nét
tương đồng với những di tích mộ táng khác thuộc văn hóa Sa
Huỳnh sơ kỳ thời đại đồ sắt, thể hiện qua cách mai táng người chết trên cồn cát ven sông, đổ tuỳ táng gồm nhiều đồ sắt, đổ gốm, đồ
trang sức bằng mã não và thuỷ tinh
Tuy vậy, khu di tích mộ táng gò Má Vôi cũng cho thấy những nét riêng, độc đáo Ở gò Mả Vôi không những chỉ có những ngôi mộ quan tài gốm mà còn xuất hiện nhiều ngôi mộ đất phân bố xen kẽ nhau Nhiều công cụ và vũ khí bằng đồng thau mang đậm những