1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

80 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 770 KB

Nội dung

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp quan sát Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH 4P, được tham gia vào hoạt động kếtoán của Công ty, quan sát quá trình luân chuyển chứng

Trang 1

TÓM LƯỢC

Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sảnxuất kinh doanh Chỉ tiêu chi phí cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệpnhững căn cứ đánh giá một cách khái quát tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định để từ đó ra các quyết định đúng đắn Do đó, kếtoán đầy đủ, kịp thời, chính xác doanh thu theo quy định là vấn đề được mỗi doanhnghiệp quan tâm

Nhận thức được điều đó trong thời gian thực tập tại công ty TNHH 4P em đã tậptrung đi sâu tìm hiểu công tác kế toán chi phí tại công ty, do đó em quyết định chọn đề tài

cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “ Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P”.

Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Trong chương này trình bày một số định nghĩa, khái niệm, lý thuyết về kế toán chiphí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất ( gồm VAS 01, 02, 03, 16) và quy định của chế

độ kế toán doanh nghiệp hiện hành về kế toán chi phí sản xuất như chứng từ, tài khoản sửdụng, tình độ hạch toán, sổ kế toán

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH

4P

Trong chương này, trình bày tổng quan tình hình, ảnh hưởng nhân tố môi trường ( nhân tố vi mô, nhân tố vĩ mô) đến Công ty TNHH 4P và thực trạng chi phí kế toán sảnxuất linh kiện điện tử tại Công ty

Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện

tử tại công ty TNHH 4P

Trong chương này, được trình bày đánh giá ưu điểm và tồn tại trong công tác kếtoán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P, đồng thời trình bày các giảipháp cũng như điều kiện thực hiện của Nhà nước và công ty

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị trongphòng kế toán của công ty TNHH 4P đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tìm hiểu thực tếcông tác kế toán cung cấp dịch vụ tại công ty

Đồng thời em xin chân thành cám ơn thầy cô giáo, những người đã tận tình dìu dắt

em trong suốt 4 năm học vừa qua, đặc biệt là Th.S Nguyễn Thị Minh Giang đã tận tìnhgiúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết của em vẫn còn nhiều khiếm khuyết, emrất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các cô chú, anh chịtrong phòng kế toán công ty TNHH 4P để bài khóa luận của em có nghĩa thực tế caohơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT

2 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT

3 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí SXC

4 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí

5 Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

6 Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái

7 Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ- Ghi sổ

8 Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ

9 Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH 4P

11 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH 4P

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPSX Chi phí sản xuất

GTGT Giá trị gia tăng

NCTT Nhân công trực tiếp

NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

BCĐKQHĐKD Bảng cân đối kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài

Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trìnhkết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm Tổng hợp toàn bộ cáchao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạonên chỉ tiêu chi phí sản xuất Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vàoviệc doanh nghiệp có bảo đảm tự bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuấtkinh doanh và đảm bảo có lãi hay không Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chiphí sản xuất và giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rấtquan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Mặt khác, xét trên góc độ vĩ

mô, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất kinhdoanh đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các công ty

Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hoạch toán đầy đủ chi phí sảnxuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sảnxuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của chế độ hạchtoán kinh doanh Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định

Để giải quyết được vấn đề đó, phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận màcòn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý củacác doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Công ty TNHH 4P nói riêng

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, trong quá trình hoạt động của mình, Công tyTNHH 4P luôn quan tâm và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán CPSX Tuy nhiên,qua tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thànhcông đã đạt được vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lý như khấu hao TSCĐ theo đường thẳngchưa phản ánh được mức hao mòn thực tế của TSCĐ Hơn thế nữa, mặc dù công ty hoạtđộng chủ yếu là gia công nhưng công ty không sử dụng TK 002… Vì những lý do trên nên

em lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P”

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giả quyết trong đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác định chi phí sản xuất sản phẩm linh kiện điện

tử, trên cở sở đó, đề xuất các giải pháp để giảm các chi phí chưa hợp lý nhằm nâng caolợi nhuận sản xuất kinh doanh cho Công ty

Trang 7

Mục tiêu về lý luận: Khóa luận đã tóm lược được một số vấn đề lý luận cơ bản

về kế toán chi phí sản xuất như các định nghĩa, khái niệm về chi phí, cách phân loại chiphí, ngoài ra còn hệ thống hóa nội dung kế toán CPSX theo chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành

Mục tiêu về thực tiễn: Sau khi nghiên cứu đề tài, giúp DN có cái nhìn tổng quát,

đầy đủ và toàn diện về thực trạng kế toán CPSX tại DN Việc thực hiện công tác kế toántại đơn vị đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì cầngiải quyết? Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX tại đơn vị.Đối với nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn tổng thể về quá trình tập hợpchi phí để cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo, từ đó quản lý một cách chặt chẽ các chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất, qua đó giảm thiểu các khoản chi phí không đáng có

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn kế toán chi phísản xuất tại Công ty TNHH 4P

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu được thực hiện tạiCông ty TNHH 4P

● Địa chỉ của DN: Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

● Văn phòng đại diện: 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

+ Phạm vi về thời gian: Từ ngày 14/3/2013 đến 03/05/2013

+ Phạm vi về số liệu: Số liệu nghiên cứu được lấy của tháng 3/2013

4 Phương pháp( cách thức) thực hiện đề tài.

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp quan sát

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH 4P, được tham gia vào hoạt động kếtoán của Công ty, quan sát quá trình luân chuyển chứng từ, hạch toán, so sánh việc thựchành có đúng với chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng

- Phương pháp điều tra

Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra cho cách nhânviên phòng kế toán tài chính, công nhân trực tiếp sản xuất và các nhà quản lý của Công ty

Trang 8

TNHH 4P nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động SXKD cũng như tổ chức bộmáy kế toán và công tác kế toán CPSX linh kiện điện tử tại Công ty.

Phụ lục 1.1: Phiếu điều tra

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nội dung của phương pháp là đi sâu nghiên cứu tài liệu lý luận về công tác kếtoán CPSX trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán trong các DN và trong một số tạpchí kế toán, đồng thời nghiên cứu các tài liệu của Công ty về kế toán CPSX linh kiện điện

tử như: các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng, các sổ kế toán sử dụng

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh

là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần mở đầukhóa luận có bố cục bao gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiêp sản xuất.Chương II: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công tyTNHH 4P

Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtlinh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

Trang 9

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG

DN SẢN XUẤT

1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác: quá trình sản xuất của một DN cần sự kếthợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Tương ứng vớiyếu tố cơ bản của quá trình SXKD là các chi phí SXKD nói chung của DN, bao gồm: Chiphí về các loại đối tượng lao động, chi phí về các loại tư liệu lao động chủ yếu, chi phí vềlao động, chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Như vậy, bất kỳmột DN lớn hay nhỏ muốn tiến hành sản xuất đều phải bỏ ra những khoản chi phí nhấtđịnh Những chi phí này là điều kiện vật chất, là tiền đề bắt buộc để các kế hoạch SXKDthành hiện thực

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Viêt Nam (VAS)số 01- Chuẩn mực chung thì chi

phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức cáckhoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làmgiảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Như vậy CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà DN phải tiêu dung

trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ SP Thực chất chi phí là sựchuyển dịch vốn- chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá( SP, lao vụ, dịch vụ)

Nói cách khác, CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa mà DN đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trongmột thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm) Đó chính là các khoản chi phí phát sinh nhằm

để thực hiện sản xuất trong một tổ chức, nó bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi

phí SXC Trong đó:

- Chi phí lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các

khoản trích theo lương của người lao động

- Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động,

đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính

- Chi phí NVLTT là toàn bộ các chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu

khác… được sử dụng trực tiếp để sản xuất SP

Trang 10

- Chi phí NCTT là các khoản chi phí trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản

xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, các khoảnBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp

- Chi phí SXC là toàn bộ các khoản CPSX ngoại trừ chi phí NVLTT, chi phí NCTT

như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dung cho sản xuất…

- Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi dơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của

doah nghiệp bất kể nó được dung vào mục đích gì Tổng số chi tiêu cho quá trình sảnxuất trong kỳ của DN bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, quá trình SXKD và chitiêu cho quá trình tiêu thụ

Tóm lại bản chất của CPSX trong hoạt động của DN sản xuất luôn được xác định

là giá trị kinh tế của một nguồn lực tiêu hao đi để có được SP, dịch vụ hi vọng đem lại lợiích tức thời hay trong tương lai của DN Tuy nhiên không phải bất cứ sự chi tiêu nào của

DN cũng được coi là chi phí trong kỳ hạch toán DN chỉ được ghi nhận vào chi phí trong

kỳ những chi phí có liên quan đến khối lượng SP đã thực hiện trong kỳ

1.1.2 Lý thuyết về kế toán chi phí trong DN sản xuất

1.1.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán chi phí sản xuất trong DN sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giữvững và phát triển DN Chi phí sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của

DN Dựa vào nội dung kinh tế, chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Đặc điểm chi phí sảnxuất trong các DN sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu luôn là khoản chi phí lớn nhất, tuynhiên trong DN chuyên gia công thì nguyên vật liệu chủ yếu cho DN khác cung cấp Vìvậy cần đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu vì đó là những nguyên liệu khó thay thế Dotính chất quan trọng của chi phí sản xuất, để DN hoạt động có hiệu quả, DN cần cân đốigiữa chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

CPSX của doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại, nhưng để hạch toán chi phí sảnxuất được thuận tiện, đồng thời giúp cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc kiểmtra, phân tích quá trình phát sinh chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phảiphân loại chi phí vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định

Trang 11

Việc phân loại chi phí là vô cùng cần thiết, nó là cơ sở cho việc giảm chi phí mộtcách tốt nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong doanhnghiệp Thông thường chi phí sản xuất sản phẩm được phân theo các tiêu thức sau:

 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.

Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chiphí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu

 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào công dụng của chi phí để chia toàn

bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục sau:

- Chi phí NVLTT: Là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên liệu phụ trực tiếp đểchế tạo ra sản phẩm

- Chi phí NCTT: Bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích trên lương, phụcấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí SXC: Bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động quản lýphục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội như:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng

+ Chi phí vật liệu

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí bằng tiền khác

Trang 12

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí khả biến ( biến phí ): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt độngcủa đơn vị

- Chi phí bất biến ( định phí ): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có

sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ liên quan với lợi nhuận

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:

- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí khi phát sinh nó làm giảm lợi nhuận kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp Bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí khi phát sinh tạo thành giá trị của vật tư,tài sản hoặc của thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp vàchỉ trở thành phí tổn khi hàng hóa, sản phẩm được tiêu thụ

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí

Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí phát sinh, tập hợp trực tiếp cho một đốitượng tập hợp chi phí

- Chi phí gián tiếp: Là loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng do đó phải tập hợpchung sau đó phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp

1.1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản

xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tínhgiá thành sản phẩm

Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác địnhnơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yếu tố sau:

- Căn cứ vào đặc điểm, công cụ của chi phí sản xuất

- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, xác định mục tiêu cần yêu cầu, trình độ quản

lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí

Trang 13

có thể là toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ riêng biệt hoặc từng tổđội phân xưởng sản xuất.

- Căn cứ vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản phẩm mà đối tượng có thể lànhóm sản phẩm, cây trồng, từng mặt hàng sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơnđặt hàng, từng cụm, từng bộ phận chi tiết sản phẩm

Tập hợp CPSX theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốt cho việcquản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành SP kịp thời chính xác

 Phương pháp tập hợp CPSX

Trong quá trình sản xuất SP ở các DN thường phát sinh nhiều loại CPSX khácnhau Những CPSX này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí

Để tập hợp CPSX chính xác chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếpvới từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có liên quanvới nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽtheo từng đối tượng được Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:

+ Xác định hệ số phân bổ (H)

H=Tổng chi phí cần phân bổ/ Tổng tiêu thức phân bổ+ Xác định mức chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ( Ci):

Ci= Tiêu thức phân bổ x Hệ số phân bổ chi phí (H)

1.1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

CPSX trong DN đóng vai trò rất quan trọng trong DNSX, nó quyết định sức cạnhtranh của DN trên thị trường Vì vậy DNSX cần có công tác quản lý CPSX thật tốt đểđảm bảo với mức chi phí thấp nhất nhưng có được chất lượng sản phẩm tốt nhất

Đây là một DN có tính chất hoạt động gia công là chủ yếu, vì vậy cần đảm bảo tốtcông tác quản lý chất lượng hàng gia công, đồng thời quản lý chặt chẽ công nhân lao động

Tính chất phức tạp của hoạt động đòi hỏi công tác quản lý phải xác định rõ từngbước công việc tránh sự chồng chéo các chức năng gây tốn kém về người và của Ngườiquản lý cần phân định rõ chức năng trách nhiệm cho từng bộ phận, thậm chí từng cá nhângiúp cho hoạt động tiến hành trôi chảy

Trang 14

1.1.2.5 Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

- Kế toán chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp vớiđặc thù công việc của doanh nghiệp và yêu cầu công tác quản lý

- Tổ chức hạch toán các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất phù hợpvới những phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đó lựa chọn

- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất.

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung

Theo VAS số 01, kế toán CPSX phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản đối với kế toánnhư: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh và các nguyên tắc

kế toán ( cơ sở dồn tích, phù hợp, thận trọng, nhất quán,…)

Cũng theo chuẩn mực này, chi phí SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh thông thường của DN như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung những khoản chi phí liên quan đến hoạt động cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,….Những chi phí này phát sinhdưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị

Chi phí SXKD được ghi nhận trong BCĐKQHĐKD khi các khoản chi phí này làmgiảm lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợphải trả và chi phí này phải xác định được một cách đang tin cậy Các chi phí được ghinhân trong BCĐKQHĐKD phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào BCĐKQHĐKD trong kỳ khi chi phí đókhông đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau

1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho

HTK của mỗi DN có thể là: Các loại hàng hóa, thành phẩm, SP dở dang, nguyênliệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ… để sử dụng trong quá trình SXKD hoặc cung cấp dịch

vụ Trong đó, các loại vật tư, CPSX kinh doanh dở dang là các yếu tố liên quan trực tiếpđến kế toán CPSX nói chung và kế toán CPSX nói riêng tại các DN sản xuất công nghiệpnói riêng, đặc biệt là chi phí về NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX sảnphẩm

Trang 15

Theo đó, việc hạch toán các khoản CPSX có liên quan đến các loại HTK kể trênchịu sự phân phối của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho Nội dung của VAS số

02 quy định giá trị của các loại thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC được tínhtheo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phảitính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trong đó:

 Chi phí chế biến SP ( thành phẩm, bán thành phẩm, NVL, CCDC tự chế) baogồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến SP sản xuất, như chi phí NCTT, chi phíSXC cố định, chi phí SXC biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vậtliệu thành thành phẩm Trong đó:

Chi phí SXC cố định là những CPSX gián tiếp, thường không thay đổi theo sốlượng SP sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhàxưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất Chi phí SXC cố địnhphân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị SP dựa trên công suất bình thường của máymóc sản xuất Công suất bình thường là số lượng SP đạt được ở mức trung bình trong cácđiều kiện sản xuất bình thường

● Trường hợp mức SP thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chiphí SXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh

● Trường hợp mức SP thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thương thì chiphí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị SP theo mức côngsuất bình thường Khoản chi phí SXC không phân bổ được ghi nhận là chi phí SXKDtrong kỳ

-Chi phí SXC biến đổi là những CPSX gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặcgần như trực tiếp theo số lượng SP sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp,chi phí nhân công gián tiếp Chi phí SXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh

 Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại SP trong cùng một khoảng thờigian mà chi phí chế biến mỗi loại SP không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phíchế biến được phân bổ cho các loại SP theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ

kế toán

 Trường hợp có SP phụ, thì giá trị SP phụ được tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được và giá trị này được trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho SP chính

Trang 16

Việc tính giá trị HTK có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phươngpháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trướcxuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước.

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình.

Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn, cần phải tiến hành khấu haoTSCĐ Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm táisản xuất TSCĐ sau khi hết thời hạn sử dụng, do đó khấu hao là môt yếu tố chi phí tronggiá thành SP của DN Trong thực tế, qua trình sản xuất SP thường có liên quan đến rấtnhiều loại TCSĐHH của DN như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất…

và do đó kế toán CPSX cũng cần tuân thủ các quy định của VAS 03

Theo đó, các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tínhđược hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ Còn các chi phí phát sinh sau khi ghi nhânban đầu TSCĐHH không thỏa mãn điều kiện chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trongtương lai do sử dụng tài sản đó, thì phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ Chi phí

về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐHH nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năngđem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động ban đầu và khấu hao TSCĐdùng trong SXKD được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ Giá trị phải khấu hao củaTSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho DN Sốkhấu hao của từng kỳ hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được tính vàogiá trị của các tài sản khác Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH do DN xác định chủyếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản cũng như dựa trên kinh nghiệm của DNđối với tài sản cùng loại

1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình

Theo quy định của chuẩn mực này, chi phí phát sinh đem lại lợi ích tương lai cho

DN nhưng không được ghi nhận là TSCĐVH thì được ghi nhận là chi phí SXKD trong

kỳ hoặc được phân bổ dần vào CPSX trong thời gian tối đa không quá 3 năm Chi phíliên quan đến TSCĐVH phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán là CPSX trong kỳtrừ khi các chi phí này gắn liền với một TSCĐVH cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ tàisản này Chi phí phát sinh sua khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,

Trang 17

quyền phát hành, chính sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất luônđược ghi nhận là CPSX trong kỳ.

Giá trị phải khấu hao TSCĐVH được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thờigian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó Thời gian tính khấu hao của TSCĐVH tối

đa là 20 năm Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐVH vào sử dụng Chiphí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động SXKD, trừ khi chiphí đó được tính vào giá trị của tài sản khác

1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán sô 16- Chi phí đi vay

Để thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình, các DN cần thiết phải đầu tư xây dựngnhà xưởng, máy móc thiết bị,… Do đó ngoài phần vốn chủ sở hữu, DN thường có khánhiều các khoản nợ vay khác như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng,… Khi sửdụng vốn vay ngoài phần tiền gốc phải trả, DN còn phải trả cho đơn vị cho vay các khoảnchi phí đi vay Theo VAS 16, chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinhliên quan trực tiếp đến các khoản vay của DN

Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừ khiđược vốn hóa khi có đủ các điều kiện: (a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sảnxuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; (b) Các chi phí đi vay phát sinh; (c) Các hoạt độngcần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào việc sử dụng hoặc bán đang đượctiến hành

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quátrình đầu tư xây dựng hay sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó

là cần thiết

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp theo quyết định 15/2006QĐ-BTC.

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL.: Do bộ phận sản xuất hoặc quản lý xin lĩnh

hoặc khi DN có nhu cầu sử dụng NVL, CCDC

- Bảng phân bổ giá trị NVL, CCDC

- Bảng chấm công: được dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc để có căn cứtính lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị Mỗi phòng ban đều phải lậpbảng chấm công hàng tháng Cuối tháng bảng chấm công và các chứng từ liên quan như:

Trang 18

giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc… được chuyển xuốngphòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu và tính lương cho từng nhân viên trong DN

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực

tế phải trả gồm: tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả trích nộp trong tháng.Bảng phân bổ tiền lương và BHXH này lưu tại phòng kế toán

-Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích

và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng

- Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường: do bên bán lập, đây là chứng

từ phát sinh từ bên ngoài doanh nghiệp, được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệpmua vật tư, công cụ… sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh

- Phiếu chi: Dùng làm căn cứ xác định các khoản tiền mặt, tiền ngoại tệ thực tếxuất quỹ và ghi sổ kế toán

- Giấy báo nợ của Ngân hàng

- Bảng phân bổ chi phí SXC…

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

 TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVLTT bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm muangoài, vật liệu phụ… Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếpthực hiện các lao vụ dịch vụ Chi phí NVLTT thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trongtổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các DN và thường được quản lý theo cácđịnh mức chi phí do DN xây dựng Việc tập hợp chi phí NVLTT có thể thực hiện theophương pháp ghi trực tiếp hay phân bổ gián tiếp theo các tiêu chuẩn như định mức tiêuhao NVL, chi phí kế hoạch…

-Giá trị NVL còn lại cuối

kỳ tại phân xưởng hoặc nhập lại kho

-Giá trị phế liệu thu hồi

TK 621 dùng để tập hợp chi phí NVL dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối

kỳ kết chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Kết cấu TK :

Bên Nợ: - Giá thành NVL dùng trực tiếp cho sản xuất để tạo ra sản phẩm

Trang 19

Bên Có: -Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dởdang.

- Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập kho

TK 621 cuối kỳ không có số dư TK này mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợpchi phí NVL

 TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

TK này dùng để tập hợp về kết chuyển chi phí tiền công của từng công nhân trực tiếpsản xuất gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ… vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Kết cấu của TK:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ

Bên Có: Kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp vào TK 154

TK 622 cuối kỳ không có số dư TK này được mở chi tiết theo từng đối tượngtập hợp chi phí

 TK 627: Chi phí sản xuất chung

TK này để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý, chếtạo sản phẩm phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận, tổ sản xuất

Kết cấu TK 627:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ

Bên Có: Phân bổ vào TK 154

TK 627 cũng như TK 622 và TK 621 cuối kỳ không có số dư

TK này có 6 TK cấp hai là:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278: Chi phí khác bằng tiền

 TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

TK 154 được sử dụng để tập hợp chi phí trong kỳ liên quan đến sản xuất chế tạosản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Ngoài ra, TK 154 còn phản ánh các

Trang 20

chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài, gia công, tự chế.Kết cấu TK:

Bên Nợ: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ

Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi, SP hỏng không sửa chữa được

Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

TK 154 được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất( theophân xưởng, đơn đặt hàng,…)

Ngoài ra, còn sử dụng một số TK sau:

 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Khi xuất kho NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, căn cứ vào PXK,

kế toán ghi giảm TK nguyên liệu, vật liệu ( TK 152) đối ứng ghi tăng TK chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp( TK621) theo trị giá NVL xuất dùng

- Khi mua NVL đưa thẳng vào bộ phận sản xuất:

● Trường hợp DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào HĐ GTGT, kếtoán ghi tăng TK chi phí NVLTT theo giá mua chưa thuế GTGT ( Tk 621) và tăng thuếGTGT đầu vào được khấu trừ tính trên giá mua NVL ( TK 133), đối ứng ghi giảm các

TK (TK 111, 112, 141) hoặc ghi tăng TK phải trả cho người bán ( TK 331)

● Trường hợp DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bánhàng kế toán ghi tăng TK chi phí NVLTT theo trị giá mua thực tế đã có thuế GTGT đồngthời ghi giảm các TK tiền ( TK 111, 112, 141) hoặc ghi tăng Tk phải trả người bán ( TK 331)

- Cuối kỳ, số NVL xuất sử dụng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi, căn cứvào PNK kế toán ghi tăng TK nguyên liệu, vật liệu theo giá trị thực tế nhập kho (TK 152)đối ứng ghi giảm TK chi phí NVLTT (TK621)

Trang 21

- Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng NVLtheo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK632), phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường; tăng TK CPSX kinh doanh dởdang ( TK 154) đối ứng ghi giảm TK chi phí NVLTT ( TK 621)

(Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp)

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

- Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, khi ghi nhận số tiền lương, tiềncông, các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi tăng TK chiphí nhân công ( TK 622) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334)

- Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất trên

số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, kế toán ghi tăng chi phí NCTT đốiứng ghi tăng khoản phải trả, phải nộp khác ( TK 338, chi tiết 3382, 3383, 3384, 3389)

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghităng TK chi phí NCTT ( TK 622) đối ứng ghi tăng TK chi phí trả trước ( TK 335)

- Khi công nhân trực tiếp sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả

về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi giảm chi phí phải trả ( TK 335) đốiứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334)

- Cuối kỳ kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT vào các TK liên quantheo đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán phần chi phí NCTTvượt trên mức bình thường ( TK 632), ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( TK154) đồng thời ghi giảm chi phí NCTT

(Sơ đồ 1.2 :Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp)

 Hạch toán chi phí sản xuất chung

- Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phânxưởng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi tăng chi phí SXC ( TK627) đối ứng ghi tăng TK phải trả người lao động ( TK 334)

- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương củanhân viên phân xưởng, kế toán căn cứ bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi tăng chiphí SXC đối ứng ghi tăng TK phải trả, phải nộp khác ( TK 338)

- Căn cứ Bảng phân bổ NVL, CCDC, khi xuất NVL dùng chung cho phân xưởng,ghi tăng TK chi phí SXC (TK627), đối ứng ghi giảm TK NVL ( TK 152)

Trang 22

- Khi xuất CCDC có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất,căn cứ PXK ghi giảm TK CCDC ( TK 153) đồng thời ghi tăng chi phí SXC.

- Trường hợp CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn, kế toán phải phân bổ dầnvào chi phí nhằm ổn định chi phí, ghi giảm TK CCDC đồng thời ghi tăng chi phí trảtrước ( TK 142, 242)

Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí SXC hàng tháng, kế toán ghi tăng chi phíSXC và ghi giảm chi phí trả trước ( TK 142, 242)

- Trích khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất, căn cứ bảng phân bổ khấuhao TSCĐ phục vụ sản xuất, kế toán ghi tăng chi phí SXC và ghi tăng TK hao mònTSCĐ ( TK 214)

- Các chi phí điện nước, thuê nhà xưởng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khácphục vụ phân xưởng sản xuất, căn cứ hóa đơn GTGT, kế toán ghi tăng chi phí SXC chưabao gồm thuế GTGT, tăng khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( TK 1331) và ghigiảm các khoản tiền ( TK 111, 112) hoặc tăng TK phải trả người bán ( TK 331)

- Khi phát sinh các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất, căn cứ vàophiếu chi hay giấy báo nợ, kế toán ghi tăng chi phí SXC và ghi giảm các TK tiền

- Trường hợp DN thực hiện trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớnTSCĐ, định kỳ tính hoặc phân bổ vào chi phí SXC trong kỳ, kế toán ghi tăng chi phíSXC đồng thời ghi giảm TK chi phí trả trước ( TK 142, 242) hoặc ghi tăng TK chi phíphải trả ( TK 335)

● Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi tăng TK sửa chữa lớnTSCĐ ( TK 2413), tăng khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có ( TK 1331) vàghi giảm TK tiền ( TK 111, 112) hoặc ghi tăng TK phải trả người bán ( TK 331)

● Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi tăng cho TK chi phí trả trước( TK 142, 242) hoặc ghi giảm TK chi phí phải trả ( TK 335) đối ứng ghi giảm TK sửachữa lớn TSCĐ

- Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí SXC để kết chuyển hoặc phân bổ chiphí SXC vào các TK có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm theo tiêu thức phùhợp, kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán ( TK 632), phần chi phí sản xuất chung cốđịnh không phân bổ, tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( TK 154) đối ứng ghigiảm chi phí SXC ( TK 627)

Trang 23

( Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung)

 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT chi phí NCTT, chi phí SXC thực tế phát sinhtrong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi tăng TK CPSX kinh doanh dở dang( TK 154), đối ứng ghi giảm các khoản chi phí NVLTT, NCTT SXC ( TK 621, 622, 627)

- Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được bắt bồi thường, kế toán ghi tăng TKphải thu khác ( TK 1388) hoặc ghi giảm TK phải trả người lao động ( TK 334) đối ứngghi giảm TK CPSX kinh doanh dở dang ( TK 154)

- Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toánghi tăng TK thành phẩm ( TK 155) và ghi giảm TK CPSX kinh doanh dở dang (TK154)

(Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí)

Trang 24

các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ thì có thể mở sổ nhật ký phụ, lấy số liệughi vào nhật ký chung hoặc ghi thẳng vào Sổ Cái.

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết kế toán ghivào Sổ(thẻ) chi tiết liên quan( sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ quỹ tiền mặt…) Đồng thờighi vào Sổ Nhật ký chung sau đó chuyển sang Sổ Cái có liên quan

(Sơ đồ 1.5:Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tàikhoản ghi Nợ TK111, TK112, TK 152, TK 621, TK 622, TK623, tài khoản ghi Có TK

154 để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái

Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đượcghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếuthu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định

kỳ 1 đến 3 ngày

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết TK 621, TK 622,TK 627,

TK 154

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào

Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột

số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ TK 111, TK 112, TK 621,TK 622, TK 627,đốiứng cột Có của TK 154 ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng

Trang 25

Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinhluỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phátsinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật

ký - Sổ Cái

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phátsinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng

Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tàikhoản

Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh

Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc điểm:

Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máytính Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất

là trong điều kiện kế toán thủ công

Theo hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải căn cứ vào chứng từ gốchoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào đăng

ký chứng từ gốc cùng để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổtrước khi vào Sổ cái

Trang 26

Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu

số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết

có liên quan và lấy số liệu trên các Nhật ký – Chừng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái

Trang 27

 Hình thức kế toán máy vi tính

Đặc điểm:

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trênmáy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hìnhthức kế toán Phần mềm kế toán hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế tóan mà phải in đượcđầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kếtheo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ theo hình thức kế toán đó nhưng không hoàntoán giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Trang 28

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT LINH KIỆN

ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH 4P.

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH 4P

Tên công ty : Công ty TNHH 4P

Tên viết tắt : 4P Co.Ltd

Địa chỉ :Xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Văn phòng đại diện: 53 Quang Trung, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.1.1.1 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh.

Bộ máy quản lý của công ty TNHH 4P được tổ chức theo mô hình trực chức năng Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong công ty có mối quan hệchức năng, hỗ trợ lẫn nhau Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:

tuyến-Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật về mọihoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính của đơn vị theo luậtCông ty TNHH có 2 thành viên trở lên

Phó giám đốc: Là người đại diện chất lượng cho Công ty 4P Phó giám đốc công

ty có quyền và trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện các chính sách chất lượng,mục tiêu kinh doanh Có trách nhiệm báo cáo về việc thực hiện hệ thống chất lượng tớiGiám đốc Công ty, làm cơ sở cho việc cải tiến hệ thống chất lượng

Phòng kế toán tài chính: Giúp việc giám đốc lập kế hoạch khai thác và chu chuyểnvốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị Lập BCTC, báo cáo thuế, báo cáo thuchi định kỳ nhằm giúp giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo quy định pháp luật

Trang 29

Phòng hành chính- nhân sự: Quản lý về mặt nhân sự Có trách nhiệm đào tạo,tuyển dụng nhân sự cho Công ty Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡngtuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban, bộ phân của Công ty.

Phòng xuất nhập khẩu: Quản lý và thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa Lưutrữ các giấy tờ, tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa nhập, xuất khẩu Xây dựng quytrình, mô tả công việc và hướng dẫn thực hiện công việc cho phòng Xuất nhập khẩu

Phòng kinh doanh: Bao quát các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng, lập kếhoạch các loại nguyên liệu, thiết bị, công cụ dụng cụ Thực hiện công việc nhập xuấthàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Quản lý và lưu trữ các tài liệu có liên quanđến hoạt động sản xuất của Công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH 4P.

2.1.1.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH 4P.

 Tổ chức bộ máy kế toán.

Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trongcông tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năngthành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý Công tác kế toán mà công ty lựa chọn làhình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn cồng tyđược thực hiện tập trung ở phòng kế toán, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại vàchuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý

Phòng kế toán tài chính của công ty có 5 người: Kế toán trưởng và các phần hành

kế toán như: kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán tài sản, kế toán thanh toán

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý trước Ban giám đốc Công ty và chỉ đạochung cho mọi hoạt động liên quan đến kế toán của Công ty, phổ biến hướng dẫn chế độtài chính cho các kế toán viên, đồng thời kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện hạch toáncủa nhân viên kế toán, giám sát sử dụng tài chính theo đúng mục đích Hàng tháng, hàng

Trang 30

quý theo niên độ kế toán, phải chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiệnhành để nộp lên cho Ban lãnh đạo Công ty và bộ phận chủ quản.

Các kế toán viên phụ trách việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, giảiquyết các công việc hàng ngày ở phòng kế toán, ở đây có sự kiêm nhiệm một kế toán cóthể làm các công việc khác cùng lúc, tuy nhiên trách nhiệm vẫn được quy định rõ ràng vàđảm bảo đầy đủ, chất lượng thông tin được cung cấp, thực hiện có hiệu quả chức năngquản lý tài chính, tình hình phân cấp quản lý tài chính của Công ty Có thể khái quát môhình tổ chức bộ máy kế toán như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH 4P.

- Niên độ kế toán: Được bắt đầu từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch

- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng

- Kỳ kế toán: Tháng

- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theoquyêt định số 15-2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính Công ty

đã và đang áp dụng 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khaithường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, đây là phương pháp theo dõi liên tục, có hệthống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa theo từng loại vào các tài khoản phảnánh tồn kho tương ứng trên sổ kế toán

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Nhập sau, xuất trước

- Phương pháp tính thuế : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu haoTSCĐ theo đường thẳng

Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: Theo hình thức nhật ký chung, mọinghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc để phản ánh kết quả ghi chép vàtổng hợp chi tiết theo hệ thống sổ và trình tự ghi sổ

Trang 31

2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất

2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô

Nhân tố vĩ mô là nhân tố bên ngoài DN, DN không kiểm soát được và nó có ảnhhưởng rộng rãi tới các hoạt động của DN Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài baogồm:

* Lạm phát và suy thoái: Trong mấy năm gần đây tình hình lạm phát tăng cao kéotheo sự suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN Trong điềukiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các DN muốn tồn tại và đứng vững trên thịtrường cần phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.Công ty TNHH 4P cũng không ngoại lệ Chi phí NVL đầu vào, các loại nhiên liệu nhưdầu, than , điện… tăng cao, doanh số bán ra có tăng nhưng không đáng kể, trong khi đócác khoản chi phí cố định vẫn phải chi trả buộc DN phải tìm ra các biện pháp kịp thời đểquản lý chi phí, hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh, giảm thiểuchi phí hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh tế, giảm thiểu chi phí đầu vào

để đạt mức giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường

* Trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật công

nghệ vào trong sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng tấc động đến chi phí sảnxuất Trong điều kiện hiện nay, khi mà sự tiến bộ của khoa học công nghệ phát triển như

vũ bão thì các DN nói chung và công ty TNHH 4P nói riêng cần phải nắm bắt theo kịpvới sự phát triển đó, với mục đích nâng cao năng suất, giảm tiêu hao vật tư, giảm chi phísản xuất

* Chính sách Nhà nước

- Mức lương cơ bản được Nhà nước liên tục tăng lên qua các năm do sự lạm phát

và mất giá của đồng tiền Năm 2008, mức lương cơ bản là 540.000 đồng/ tháng Đến1/1/2009, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định số 110/2008/ NĐ-CPngày 10/10/2008 và Ngị định số 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đốivới người lao động làm việc ở các cơ quan DN trong nước và DN FDI Trong đó ngày6/4,Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểuchung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/tháng Ngày 1/5/2010, mức lương cơbản tiếp tục tăng từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng/ tháng Sau nhiều lần điều chỉnh mức

Trang 32

lương tối thiểu thì hiện giờ mức lương tối thiểu đã lên 1.050.000 đồng/ tháng Như vậy,khi quy định tiền lương của Chính phủ thay đổi thì sẽ ảnh hưởng tới chính sách lươngcủa DN Vào thời điểm chính sách lương thay đổi thì DN phải xây dựng quy chế trảlương mới cho phù họp với Nghị định chính phủ, thực hiện đúng mức lương mới chocông nhân viên khiến chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng lên.

- Theo Bộ công Thương, kể từ ngày 19/2, mức giá điện bình quân năm 2011 đượcđiều chỉnh tăng 15,28% so với giá điện bình quân năm 2010 Việc tăng chi phí tiền điện

sẽ làm tăng chi phối sản xuất khiến giá thành sản phẩm tăng Vì vậy, DN cần có giải pháptiết kiệm chi phí hợp lý để ía thành không tăng nhiều do ảnh hưởng của giá điện tăng

* Các văn bản pháp luật về kế toán: bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật về kế toánđược ban hành như: chế đọ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán Đây là hành langpháp lý quan trọng và tác động trực tiếp tới quá trình tổ chức công tác kế toán nói chung

và công tác chi phí kế toán chi phí nói riêng tại DN Bởi vậy DN cần nắm bắt thườngxuyên, liên tục các quyy định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước ban hành để kịp thờiđiều chỉnh, tránh những sai sót trong khi làm công tác kế toán

2.1.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố vi mô trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố chủ quan thuộc về DN, DN có thể kiểm soát và thay đổi được.Thuộc nhóm môi trường này gồm các nhân tố:

* Chức năng, nhiệm vu, quy mô của DN cso ảnh hưởng tới công tác kế toán trong

DN DN với sự phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng phòng ban sẽ giúpcác bộ phận hoạt động chủ động và hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm đối với côngviệc được phụ trách

* Đặc điểm tổ chức quản lý, chính sách quản lý, yêu cầu quản lý của DN cũng gópphần vào việc có đem lại hiệu quả cho công tác kế toán hay không Mô hình tổ chức gọnnhẹ, đơn giản hay phức tạp, lộn xộn, trình độ và chính sách quản lý của những nhà quản

lý DN sẽ là những nhân tố quyết định đến kết quả công việc của từng bộ phận cũng nhưcủa toàn DN, do đó cũng quyết định đến công tác kế toán DN có theo quy trình hợp lý,khoa học, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác haykhông

* Tổ chức bộ máy kế toán, các chính sách kế toán áp dụng tại DN có ảnh hưởnglớn tới công tác kế toán của đơn vị Nếu bộ máy kế toán và các chính sách kế toán DN áp

Trang 33

dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, với yêu cầu quản lý và phù hợp với chế độ kế toánhiện hành thì đảm bảo công tác kế toán tại DN sẽ hoạt động tốt hơn, cho hiệu quả cao.

* Trình độ của các kế toán viên: Trong một DN , nếu các kế toán viên có trình độchuyên môn cao, nắm vững các quy định của chế độ, chuẩn mực kế toán và nắm bắt tốt

sự thay đổi các chính sách kế toán của Nhà nước thì bộ máy kế toán DN sẽ hoạt độnghiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của DN và các quy định của Nhà nước và pháp luật

* Khoa học, công nghệ: Nhân tố này cũng ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả côngviệc của DN Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất và ứng dụng phần mềmvào công tác quản lý kế toán sẽ giảm bớt đáng kể khối lượng công việc, tiết kiệm thờigian, nhân lực, hạn chế sai sót trong việc hạch toán kế toán

2.2 Thực trạng của kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

2.2.1 Đặc điểm CPSX linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty TNHH 4P

Hiện nay, chi phí sản xuất của Công ty bao gồm các khoản mục chi phí sau:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Đặc điểm: Chi phí NVLTT là toàn bộ các chi phí nguyên liệu chính, vật liệuphụ, vật liệu khác… được sử dụng trực tiếp để sản xuất

+ Cách phân loại: Khác với các doanh nghiệp khác, chi phí NVLTT thường đượchạch toán theo từng phân xưởng Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của Công ty TNHH 4P

là chủ yếu hoạt động gia công nên để tiện lợi hơn công ty phân loại chi phí NVLTT theotừng loại và theo từng đơn hàng

• Chi phí nhân công trực tiếp

+ Đặc điểm: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty là những khoản tiền phải trả chocông nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiềnlương thời gian, phụ cấp

+ Cách tính lương :

Công ty tính lương theo thời gian, dựa vào số ngày công, giờ công thực tế củacông nhân viên

L¬ng th¸ng = Møc l¬ng cơ bản * hÖ sè l¬ng theo cÊp bËc, chøc vô

Lương 1 ngày công = Lương tháng/26

Trang 34

Lương 1 giờ công = Lương tháng/26/8

Trong đó lương cơ bản là mức lương ban đầu, mức lương quy định của nhà nướckhi ký hợp đồng lao động Trong quá trình làm việc, hệ số lương có thể tăng lên hàngnăm dựa vào trình độ, vị trí hay hiệu quả công việc Ngoài ra công ty còn có khoản tăng

ca và phụ cấp ca đêm, thưởng thành tích và thưởng năm 1 giờ tăng ca được tính bằng 1,

5 giờ bình thường, giờ làm chủ nhật được tính bằng 2 lần ngày bình thường, ngày lễ tếttính gấp 3 lần ngày bình thường và mỗi ca làm đêm được phụ cấp thêm 15000đ

Đồng thời căn cứ vào tổng tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất vàcủa các bộ phận khác, kế toán thực hiện việc trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ:BHXH trích 17% tính vào chi phí SXKD công ty chịu và 7% khấu trừ vào lương củangười lao động, BHYT trích 3% tính vào chi phí của công ty và 1,5% trừ vào lương củangời lao động, BHTN thì DN trích 2% trong đó 1% tính vào chi phí của công ty, 1%khấu trừ vào lương của người lao động, khoản KPCĐ, hiện nay công ty trích mỗi nhânviên là 1%, và 1% tính vào chi phí DN

Do đó, lương thực trả trong tháng của 1 công nhân sản xuất= lương tháng/26* sốngày công+ khoản tăng ca+ tiền làm đêm+ tiền thưởng+ phụ cấp-(BHXH+BHYT+BHTN+KPCĐ)

Việc tính lương được kế toán làm trên máy qua công cụ Excel Căn cứ vào bảngchấm công do phòng nhân sự lập gửi lên, kế toán lập bảng tính lương

• Chi phí sản xuất chung

+ Đặc điểm: Chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH 4P bao gồm nhiều yếu tốnhư chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho các bộ phận, chi phí khấu haoTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các loại chi phí bằng tiền khác

Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung không được tập hợp trực tiếp mà chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổcho từng đơn đặt hàng theo chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

+ Cách tính lương nhân viên quản lý sản xuất: Để đơn giản hóa và thể hiện tính chínhxác, dảm bảo chất lượng công việc, lương của nhân viên quản lý cũng được tính lươngtheo thời gian giống như tính lương cho công nhân sản xuất

Trang 35

Công ty thực hiện hạch toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC Công ty tậphợp chi phí sản xuất trong TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, trong đó chi phíđược hạch toán chi tiết, cụ thể:

- TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627- Chi phí sản xuất chung

Ba tài khoản TK 621, TK 622, TK 627 không có số dư cuối kỳ

Do quy trình sản xuất được xây dựng cho từng đơn hàng nên chi phí sản xuất cũngđược tập hợp theo từng đơn đặt hàng

Quy trình sản xuất linh kiện điện tử về bản mạch Panel cho Canon:

Là doanh nghiệp sản xuất – gia công linh kiện điện tử nên chi phí nguyên vật liêụtrực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 55% - 70% giá trị sản phẩm tuỳ vào từngđơn đặt hàng cụ thể) Vật liệu chính thường phân bổ ngay từ khi bắt đầu sản xuất, ví dụnhư để sản xuất các chip điện tử cho Canon thì nguyên vật liệu bỏ ngay từ khi bắt đầu sảnxuất và nếu trong quá trình sản xuất mà thiếu thì sẽ xuất thêm

Chi phí sản xuất theo từng khoản mục cho từng đơn đặt hàng phần lớn là dựa trên định mức do phòng kế hoạch vật tư xây dựng sẵn Định mức này sẽ là cơ sở để kế toán vật tư xuất nguyên vật liệu

6.Flow

ra)

5.MI(Cắm linh kiện Crystal)

(Qua lò reffow)

2.Mounter(Gắn linh kiện bề mặt) beemaw)

8 Function checker( Kiểm tra bằng máy)

Trang 36

2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH 4P

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty cũng như theo quy định của Nhànước, chi phí sản xuất được chia theo các khoản mục sau:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về vật liệu chính (các loại tụđiện, thép, chất dẫn.), vật liệu phụ (dung dịch tẩy rửa, nhãn dán ) sử dụng vào mụcđích trực tiếp sản xuất sản phẩm của công ty

* Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương bao gồm lương sảnphẩm cá nhân trực tiếp

* Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung

ở các nhà máy Để phục vụ cho công tác quản lý trong từng xí nghiệp theo quy định hiệnhành, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu

tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại các xí nghiệp được chia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu phụ: Bao gồm chi phí như dụng cụ bảo hộ lao động, đồdùng phục vụ sản xuất:, khẩu trang, găng tay

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở xínghiệp như : Dây chuyền sản xuất…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền như điện, nước

2.2.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Xuất phát từ đặc điểm của công ty, đối tượng kế toán tập hợp chi phí được kế toánxác định là từng đơn đặt hàng và tập hợp theo 3 đối tượng là chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đốitượng nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng Các chi phí có liên quanđến nhiều đối tượng kế toán thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp Tiêuchuẩn phân bổ thường được công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp

Do thời gian thực tập lại hạn chế nên trong đề tài này em chỉ xin chọn đối tượng:

tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng của Công ty Canon, một trong những đơn hàng

đã được công ty thực hiện từ ngày 03/3/2012 và đã hoàn thành ngày 31/03/2013 với đơn hàng là gia công linh kiện điện tử cho Canon

Trang 37

2.2.2 Thực trạng của kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

 Chứng từ phản ánh chi phí NVLTT

- Phiếu đề nghị xuất NVL( hay phiếu lĩnh hàng, PXK NVL) ( phụ lục 2.1):

Do bộ phận sản xuất lập thành 3 liên, một liên do bộ phận sản xuất giữ , một liên gửicho thủ kho và một liên gửi lên phòng kế toán, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng

- Phiếu nhập kho (phụ lục 2.2)

 Chứng từ phản ánh chi phí NCTT:

- Bảng chấm công ( phụ lục 2.4) bảng này được lập cho từng nhân viên trong DN

dựa trên thẻ điện tử quét tại cổng DN lúc bắt đầu và kết thúc ngày làm việc để theo dõithời gian công nhân viên đến DN làm việc và lúc ra về

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( phụ lục 2.5) do kế toán tiền lương lập.

- Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận sản xuất ( phụ lục 2.6) do kế toán lập

 Chứng từ phản ánh chi phí sản xuất chung

- Bảng phân bổ KH TSCĐ ( phụ lục 2.7) do kế toán TSCĐ lập.

- Phiếu thanh toán ( phụ lục 2.3 ) do kế toán lập thành 3 liên, liên 2 chuyển cho

thủ quỹ, liên 3 gửi cho người nhận tiền

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( phụ lục 2.5) do kế toán tiền lương lập.

- Phiếu chi ( phụ lục 2.8)

- HĐ GTGT (phụ lục 2.9) do nhà cung cấp lập, liên 2 gửi cho DN, phản ánh số tiền

hàng DN phải trả nhà cung cấp và số tiền thuế GTGT của hàng hóa

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

 Kế toán chi phí NVLTT

 Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí NVLTT chủ yếu sử dụng TK 621 “ Chi phínguyên liệu, vật liệu trực tiếp” TK này dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuấttrực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

Trước khi sản xuất, bộ phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng về

số lượng và lập sẵn tỷ lệ phần trăm từng loại nguyên liệu có trong sản phẩm Do đó khốilượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất cũng được tính toán kỹ trước khi sản xuất,

Trang 38

vì vậy công ty hầu như không có nguyên vật liệu thừa nhập lại kho hay nguyên vật liệuthừa nhập lại kho hay nguyên vật liệu vượt định mức.

Tại công ty, TK 621 được chi tiết thành:

+ TK 6211: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ĐH Canon

+ TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ĐH RFT

+TK 6213: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp ĐH Samsung

+ TK 6214: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ĐH khác

Tài khoản liên quan: ngoài TK 621 kế toán chi phí NVLTT còn sử dụng TK 152,chi tiết thành 1521, TK 331 chi tiết thành 3311, TK 112 chi tiết theo ngân hàng thanhtoán như TK 1121 “ Tiền gửi ngân hàng BIDV”, TK 1122 “ TIền gửi ngân hàngHabubank”…

 Kế toán chi phí NCTT

Công ty TNHH 4P vận hành theo dây chuyền máy móc hiện đại nên chi phí NCTTtác động vào NVL tạo ra sản phẩm là rất ít Chi phí nhân công chỉ tồn tại ở các khâu nhưđiều khiển máy móc, đóng gói thành phẩm và bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm Chiphí NCTT gồm các khoản chi phí lương bốc xếp kho nguyên liệu và thành phẩm, tiềnthưởng, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích cho công nhân sản xuất

 Tài khoản sử dụng

Kế toán chi phí NCTT chủ yếu sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tàikhoản này có các TK cấp 2 như sau:

TK6221: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐH Canon

TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐH RFT

TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐH Samsung

TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐH khác

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 334 và TK 338 chi tiết như sau:

TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK3383: BHXH

TK 3384: BHYT

TK 3389: BHTN

Trang 39

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trước khi tiến hành sản xuất, bộ phận sản xuất căn cứ kế hoạch sản xuất đã lập,

lập phiếu xin xuất nguyên liệu ( phiếu lĩnh hàng) (phụ lục 2.1), liên 2 phiếu này được

chuyển cho thủ kho nguyên liệu và liên 3 chuyển lên phòng kế toán Thủ kho dựa vàophiếu này để xuất nguyên liệu đồng thời nhập thông tin xuất kho nguyên liệu vào sổ chitiết nguyên vật liệu, sau đó nhập vào bảng Nhập xuất tồn Cuối ngày chuyển số liệu lênphòng kế toán Tại phòng kế toán, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xin xuất nguyên liệu

và hạch toán vào sổ Nhật ký chung

Ví dụ:Ngày 03/03, dựa vào phiếu xuất kho (phụ lục 2.1),xuất nguyên liệu cho đơn

hàng của công ty Canon, kế toán hạch toán

Trang 40

 Kế toán chi phí NCTT

Việc tính lương của các bộ phận được thực hiện như sau:

- Đối với chi phí sản xuất trực tiếp, khi tới ca làm việc và khi ra về sẽ rập thẻ chấmcông tại cổng công ty Cuối kỳ căn cứ vào thẻ chấm công và các chứng từ liên quan,phòng kế toán sẽ tính lương cho công nhân sản xuất

- Còn đối với công nhân bốc xếp, công ty thuê dịch vụ bốc xếp, cuối kỳ căn cứ vàocác chứng từ vận chuyển, xếp dỡ từ dưới kho chuyển lên sẽ tính lương cho bộ phận bốcxếp trên cơ sở đơn giá đã thỏa thuận

- Trong tháng 3, khoản tiền công, tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất căn

cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (phụ lục 2.5) được định khoản như sau:

● Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phi nhân viên phân xưởng gồm: chi phí lương nhân viên phân xưởng và cáckhoản trích theo lương

Việc hạch toán chi phí này tương tự chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào bảng

chấm công và bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( phụ lục 2.5),kế toán hach toán như

Ngày đăng: 16/03/2015, 15:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w