1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA

16 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Bảng đồ mạng lưới phân phối các chi nhánh của Công ty Ngành, nghề kinh doanh: STT Tên ngành 1 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 2 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc c

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA:

1 Giới thiệu chung:

Tên tổ chức Công ty cổ phần dược Danapha

Tên giao dịch quốc tế Danapha Pharmaceutical JSC

Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh

Số 0400102091 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà nẵng cấp lần đầu ngày 20/12/2006 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 17/05/2011

Trụ sở chính 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Logo

Vốn điều lệ 62.000.000.000 đồng

Công ty có các chi nhánh :

Chi nhánh tại Hà Nội

Địa chỉ : Số 9 - Ngõ 87 - Nguyễn Văn Trỗi - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Hà Nội

Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ : DD26 Bạch mã , phường 15 , quận 10 , TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh tại Thanh Hóa

Địa chỉ : Lô 28 Bà Triệu – Phường Đông Thọ – Thanh Hóa

Chi nhánh Khánh Hòa

Địa chỉ : 07/1 Lê Hồng Phong – TP Nha Trang

Trang 2

Bảng đồ mạng lưới phân phối các chi nhánh của Công ty

 Ngành, nghề kinh doanh:

STT Tên ngành

1 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

2 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

3 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sịnh trong các cửa hàng chuyên doanh

4 Giáo dục nghề nghiệp

5 Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

6 Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Các nhóm sản phẩm thương hiệu của Danapha:

Trang 3

Công ty cổ phần dược Danapha là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và bao bì dược phẩm Bên cạnh đó, Danapha tổ chức các chương trình nghiên cứu khoa học và cung ứng nguồn nguyên liệu chủ yếu cho nền sản xuất dược phẩm Việt Nam

Cổ phần hóa từ tháng 10/2006 và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2007 với tên gọi Công ty Cổ phần Dược Danapha Qua hơn 46 năm trưởng thành và phát triển, Danapha ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, thương hiệu

Trang 4

uy tín tại Việt Nam và thế giới Đến nay, Danapha hiện có 2 nhà máy với 4 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế Thế giới” (GMP-WHO); bao gồm hệ thống kho GPS, phòng kiểm nghiệm GLP, trong đó có nhà máy sản xuất thuốc Đông dược vừa được phân phối trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước thông qua 4 chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Thanh Hóa và các đại lý, nhà phân phối tại các đại phương và xuất khẩu sang các nước Nga và các nước CIS, Lào, Myanmar…Doanh thu xuất khẩu hằng năm đạt từ 20-25%

Năng lực tài chính kinh doanh Công ty:

129,31

9,63

149,32

11,2

168,73

20,6

203

28

250

31,5

350

0

50

100

150

200

250

300

350

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Biểu đồ năng lực tài chính kinh doanh Công ty các năm

Doanh thu Lợi nhuận

2 Sứ mệnh, tầm nhìn:

Sứ mệnh:

“Nỗ lực cống hiến vì sức khỏe cộng đồng với những giá trị nhân văn cao đẹp”

Danapha luôn phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của mọi người bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất Danapha hoạt động với mục tiêu hàng đầu là hướng tới sức khỏe của bạn Danapha luôn luôn cố gắng vươn lên nắm bắt và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của ngành dược phẩm để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe của bạn Với Danapha,

Trang 5

bên trong mỗi sản phẩm là cả một tấm lòng tận tụy mà người sản xuất dành cho người sử dụng

Cũng với sứ mệnh trên, Danapha luôn hướng tới những hoạt động xã hội như tham gia cung ứng thuốc cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp thiên tai bão lụt nhằm đem lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người

Tầm nhìn:

“Là một trong top 10 nhà sản xuất dược phẩm uy tín tại Việt Nam”

Với triết lý kinh doanh:

 Sản xuất những sản phẩm mang giá trị chất lượng, đạt hiệu quả tối ưu

 Không ngừng đổi mới vì sự chuyên nghiệp và phát triển bền vững

 Nhân lực là yếu tố quyết định mọi thành công của Danapha

 Chú trọng hiệu quả chiều sâu của công việc

Hệ thống giá trị cốt lõi trong văn hóa Danapha:

Giá trị cốt lõi của Danapha là tuyên ngôn về những niềm tin cốt lõi và là sự xác định rõ các đặc điểm nổi bật của Danapha Danapha xây dựng mười giá trị cốt lõi thể hiện bản sắc văn hóa trường tồn và con người của Danapha

 Sự tôn trọng (Respect)

 Tính Chính trực (Integrity)

 Tính Chính trực (Integrity)

 Sự Đổi mới (Innovation)

 Chất lượng (Quality)

 Chú trọng khách hàng (Customer Focus)

Trang 6

 Tinh thần tập thể (Teamwork)

 Tính Hiệu quả (Performance)

 Hướng đến Cộng đồng (Community)

 Tính chuyên nghiệp (Professionalism)

3 Lịch sử hình thành công ty và một số thành tựu đạt được:

3.1 Lịch sử hình thành:

Công ty CP Dược Danapha với tiền thân là Xưởng dược miền Trung trung bộ, được thành lập và phát triển tại chiến khu 5 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Từ cuối năm 1959, Khu bộ khu 5 đã có một kho thuốc nhỏ từ miền Bắc

chuyển vào theo đường dây 559, đặt tại làng Tắc Chum, xã Trà Mai, huyện Trà

My (nay là Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam)

Tháng 04/1965: Ban Y tế khu 5 quyết định thành lập Xưởng dược khu trung trung bộ - mật danh K.25; (Xưởng thuỷ tinh khu 5 - mật danh K.35 cũng được thành lập trong thời gian này)

Từ năm 1969 - 1972:Xưởng dược và xưởng thuỷ tinh sáp nhập làm một lấy tên xưởng dược Miền trung trung bộ - mật danh K.60

Năm 1967: Ban y tế khu 5 quyết đinh thành lập Xưởng dược Quảng Nam và

Quảng Đà

Năm 1976: Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Nam Đà Nẵng thành lập trên cơ sở

hợp nhất ba đơn vị: Xưởng dược khu trung trung bộ (K.25), Xưởng dược Quảng Nam và Xưởng dược Quảng Đà

Năm 1980: Xí Nghiệp Dược phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng tiếp nhận Công Ty

dược liệu Quảng Nam - Đà Nẵng được sáp nhập về xí nghiệp

Tháng 12/1981: UBND Tỉnh QN-ĐN quyết định thành lập Xí nghiệp Liên hợp

Dược Quảng Nam Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Xí nghiệp Dược phẩm QN – ĐN và Công Ty Dược QNĐN

Năm 1987: Trạm nghiên cứu dược liệu Quảng Nam - Đà nẵng được sáp nhập

vào Xí nghiệp liên hợp Dược QNĐN

Tháng 10/1992: UBND Tỉnh QN-ĐN quyết định tách khối sản xuất và lưu

thông của Xí nghiệp liên hợp để thành lập hai đơn vị : Xí nghiệp dược phẩm

Trang 7

Đà Nẵng và Công Ty dược phẩm Quảng Nam - Đà Nẵng (Công ty CP Dược & Thiết bị Y tế DAPHARCO ngày nay)

Năm 1996: Xí nghiệp Dược phẩm Đà Nẵng được Bộ y tế tiếp nhận làm thành

viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam và đổi tên thành Xí nghiệp dược phẩm

TW 5

Tháng 10/2006: Được sự đồng ý của Bộ Y Tế và Tổng Công ty Dược VN, Xí

nghiệp Dược phẩm TW5 tiến hành Đại hội cổ đông lần đâu thành lập công ty

cổ phần

Ngày 01/01/2007: Công Ty Cổ Phần Dược Danapha chính thức đi vào hoạt

động dưới hình thức sở hữu mới: công ty cổ phần

Ngày 23/8/2009: khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ dược

nano-liposome

Tháng 10/2009: Thành lập Công ty Cổ phần Dược Danapha – Nanosome

(DANOSOME)

Ngày 6/11/2010: Khánh thành Nhà máy GMP WHO Đông Dược hoàn thiện

nhất Việt Nam tại khu Công nghiệp Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

3.2 Thành tựu:

 Năm 2005, Công ty Cổ Phần Dược Danapha đã được Cục Quản lý Dược - Bộ

Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (GMP WHO), bao gồm GLP "Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc" và GSP "Thực hành tốt bảo quản thuốc" cho các dạng bào chế sau: thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài, dầu và cao xoa không chứa kháng sinh nhóm ß-Lactams

Trang 8

 Hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 của tổ chức TÜV Cert (Đức)

chọn cho thương hiệu Danapha trong suốt 8 năm qua (1999 - 2007)

 Năm 2006, Danapha nằm trong Top 100 Thương hiệu mạnh Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra của Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức

năm liền (2005-2011)

4 Cấu trúc tổ chức, lao động của công ty:

4.1 Sơ đồ tổ chức công ty:

Trang 9

Trang 9

Trang 10

4.2 Ban Tổng Giám đốc:

Ban Tổng Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT toàn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch của ĐHĐCĐ, của HĐQT Bổ nhiệm cán bộ các Phòng ban, giám đốc các đơn vị thành viên và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty

4.2.1 Tổng giám đốc công ty:

Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty Bổ nhiệm cán bộ ban quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty

4.2.2 Các phó tổng giám đốc:

Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực công tác chuyên môn nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, hướng dẫn chỉ đạo chung về chuyên môn đó Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc phân công Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ thực hiện công việc của các đơn vị trực thuộc

4.3 Chức năng các phòng ban:

4.3.1 Phòng nhân sự:

- Lựa chọn những ứng cử viên xuát sắc đáp ứng nhu cầu nhân sự chất lượng cao của Công ty

- Trong quan hệ nhân sự mục tiêu phải nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên chính sách và quy định của Công ty Khẩn trương, kịp thời nắm bắt những thách thức, khó khăn của người lao động, đồng thời tìm phương án giải quyết phù hợp nhất

- Tham mưu và điều phối công tác đào tạo và phát triển nhân sự Phòng nhân

sự sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các Trưởng/phó Bộ phận, giám sát có phương pháp và kỹ năng đào tạo (training) và huấn luyện kèm cặp (coaching) nhân viên của đơn vị mình

- Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá năng lực nhân viên (KPIs), lương thưởng, đãi ngộ một cách công bằng và minh bạch

Trang 11

- Phòng Nhân sự chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc nhân

sự Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc nhân sự

4.3.2 Phòng hành chính:

- Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho Công ty như: sơ kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, mit-tinh họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, hội nghị khách hàng, hội nghị CNC-LĐ…

- Xây dựng lực lượng thực thi công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ

an ninh trật tự trụ sở Công ty và các đơn vị trực thuộc, tham gia công tác an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão với chính quyền địa phương và thành phố

- Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng

- Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường

- Thực hiện công tác vệ sinh Công ty và khu vực sản xuất; tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc

- Thực hiện công tác khám chữa bệnh ban đầu và khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV toàn Công ty

- Thực hiện việc thanh lý tài sản, mua tài sản mới…

- Phòng Hành chính chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc nhân sự Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc nhân sự

4.3.3 Phòng tài chính:

- Thực hiện việc kiểm soát tình hình tài chính của Công Ty theo quy chế quản

lý tài chính của nhà nước và quy chế quản lý tài chính của Công Ty

- Xây dựng và thực thi chiến lược tài chính trong Công Ty phù hợp với chiến lược chung toàn Công Ty

- Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn hàng năm phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh toàn Công ty

4.3.4 Phòng kế toán:

Trang 12

- Ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản trong Công Ty theo chế độ kế toán của nhà nước và theo quy định của Công Ty

- Cung cấp các số liệu cho công việc điều hành sản xuất kinh doanh trong Công Ty

- Lập các báo cáo cần thiết theo yêu cầu quản lý của nhà nước và của Công Ty

- Lưu trữ và bảo mật thông tin tài chính trong Công Ty

- Hướng dẫn các phòng ban trong việc hoàn tất các chứng từ kế toán theo đúng quy định của nhà nước

4.3.5 Phòng kế hoạch sản xuất:

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý điều hành sản xuất công nghiệp dược phẩm

- Tạo nguồn cung ứng, giá cả, số lượng, chất lượng nguyên liệu vật tư cho nhu cầu sản xuất công nghiệp Các điều kiện của hợp đồng kinh tế cung ứng

- Đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp nhằm tăng năng lực, năng xuất của dây chuyền sản xuất

- Phối hợp với các phòng ban liên quan và các Nhà máy tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất đã được Tổng Giám Đốc phê duyệt

- Theo dõi kiểm tra tiến độ, số lượng, chất lượng cung ứng loại vật tư đảm bảo không gián đoạn sản xuất

4.3.6 Các nhà máy sản xuất (nhà máy 1, nhà máy 2):

- Tổ chức thực hiện : Nhà máy là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch của Công Ty

- Tham mưu tư vấn : Căn cứ yêu cầu hiện tại và phát triển của sản xuất, tư vấn và đề xuất với Tổng Giám Đốc : cơ cấu, mô hình sản xuất, lao động và yêu cầu chất lượng lao động, thiết bị, cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan đến sản xuất

4.3.7 Trung tâm nghiên cứu phát triển:

- Tham mưu : Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm mới và nâng cấp sản phẩm Định hướng đầu tư và đổi mới thiết bị, công nghệ

Trang 13

- Tổ chức thực hiện : Nghiên cứu thông tin thị trường phát triển sản phẩm mới và nâng cấp sản phẩm Nghiên cứu và triển khai sản xuất sản phẩm qui

mô Pilot Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học các cấp Thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm theo yêu cầu của Tổng giám đốc Thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm cho

hệ thống kinh doanh

4.3.8 Phòng Marketing:

- Phòng Marketing là cầu nối giữa Công ty và khách hàng Phòng Marketing có chức năng hoạch định và tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing nhằm giúp công ty đối phó tốt với các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị trí cạnh tranh thuận lợi trên thị trường, góp phần tăng doanh số và tạo ra mức lợi nhuận cần thiết để tích lũy và phát triển

Cụ thể:

+ Tạo hình ảnh nhận diện và phát triển thương hiệu

+ Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, hoàn thiện và phát triển kênh phân phối

+ Tổ chức các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng + Quản lý bán hàng: trực tiếp quản lý mảng khách hàng bao tiêu và hỗ trợ hoạt động bán hàng của các chi nhánh

+ Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chiến lược Marketing, phát triển sản phẩm mới và khách hàng

Trang 14

5 Giới thiệu tổng quan quy trình sản xuất thuốc viên:

Trang 14

Ngày đăng: 16/03/2015, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w