1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập công ty cổ phần dược phẩm trung ương i

54 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 786 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập công ty cổ phần dược phẩm trung ương i

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG I 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 6

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp 7

1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính 10

1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty 11

Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO 13

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing của doanh nghiệp 13

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương 22

2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 29

2.4 Phân tích chi phí và giá thành 33

2.5 Phân tích tình tài chính của doanh nghiệp 42

Phần 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 52

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 52

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 2

Lời Mở Đầu

Sau gần 5 năm học tập và rèn luyện tại trường, với rất nhiều những kiến thứctrên sách vở đã học được thì việc thực tập sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm quenvới thực tế và phần nào giúp chúng em ít bỡ ngỡ hơn khi đi làm tại các doanh nghiệp

Là sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, đợt thực tập tốt nghiệp cuối năm thứ

5 này đã giúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu và nắmvững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của doanh nghiệp

Cơ sở mà em chọn thực tập trong đợt này là công ty cổ phần dược phẩm trungương I (Pharbaco) Trong những năm gần đây công ty là một trong những đơn vị dẫnđầu trong lĩnh vực dược phẩm Với các sản phẩm chinh là thuốc viên, thuốc tiêm vàthuốc kháng sinh, Pharbaoco đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình cả trong lẫnngoài nước, đặc biệt là các tỉnh miền bắc Với sự quan tâm mong muốn tìm hiểu thựctrạng ngành dược phẩm nói riêng và Pharbaco nói chung em đã chọn thực tập tại đây

Để hoàn thành báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Phạm ThịThanh Hương vì sự chỉ bảo tận tình của cô Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm

ơn Ban lãnh đạo cũng như cán bộ phòng tài chính kế toán và các phòng ban khác củaPharbaco đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thợi gian em thực tập tại công ty

Báo cáo thực tập của em gồm ba phần chính Phần một là giới thiệu chung vềPharbaco Phân hai là phân tích hoạt động kinh doanh của Pharbaco Cuối cùng trongphần ba là những dánh giá ưu nhuợc điểm của Pharbaco và định huớng dề tài tốtnghiệp sắp tới

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu Song do kinhnghiệm chưa nhiều cũng như trình độ và thời gian có hạn nên bài báo cáo không khỏisai sót Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo cũng như bạn bè để bài báocáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

DƯỢC TRUNG ƯƠNG I

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Giới thiệu chung

 Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I – Pharbaco

 Tên tiếng Anh: PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL STOCK COMPANY N° 1

JOINT- Tên viết tắt: PHARBACO

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 22/12/2009thì Vốn Điều lệ của Công ty là 49.000.000.000 VND (Bốn mươi chín tỷ Đồng ViệtNam)

Trang 4

Danh sách cổ đông sáng lập:

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Đinh Xuân Hấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc

1.1.3 Sự thành lập và các cột mốc phát triển quan trọng của doanh nghiệp

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco tiền thân là Viện bào chếTrung ương, cơ sở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội Trong thời kỳ kháng chiến chống PhápViện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm vụ sản xuấtthuốc phục vụ kháng chiến Sau ngày hoà bình lập lại (1954) được chuyển về Hà nội,năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện nay: 160 Tôn ĐứcThắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi tên thành Xí nghiệp

1 với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế phục vụ cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân Do nhiệm vụ sản xuất đa dạng, sốlượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nên năm 1961 Xí nghiệp 1 đãtách thành 3 Xí nghiệp:

 Xí nghiệp Dược phẩm 1 Chuyên sản xuất thuốc tân dược

 Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế

 Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại Hải Phòng

Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trungương 1

Năm 2007, chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I –Pharbaco theo quyết định số 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và Quyết định số: 2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế Công nghiệp Dược Việt nam.Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp Dược phẩm 1 đã được Bộ y tế đặt niềm tin,giao trọng trách sản xuất thuốc, vật tư y tế phục vụ quân đội và nhân dân cả nước.Năm 2000, Pharbaco là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên ở Miền Bắc thựchiện đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh

1

TỔNG CÔNG TY DƯỢCVIỆT NAM

Đại diện:Đinh Xuân Hấn

138B Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà

Nội

2 An Thị Anh Thư 59 đường 158, phường Bạch Đằng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3 Nguyễn Đức Sơn 192C Quán Thánh, phường Quán

Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Trang 5

nhóm Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩnGLP, hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP.

Trong giai đoạn kinh tế thị trường, đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa, Pharbaco vẫngiữ vững vai trò nhà sản xuất hàng đầu với sự ghi nhận của Bác sỹ và bệnh nhân tronglĩnh vực sản xuất:

 Thuốc chuyên khoa

 Thuốc sản xuất bằng công nghệ hiện đại

Cung cấp thuốc cho các chương trình quốc gia phòng chống các bệnh xã hội:lao, sốt rét, giun sán học đường

 Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đông Âu, Châu á, Châu Phi

Đến thời điểm hiện nay, công ty đã xây dựng được các chi nhánh, cơ sở sảnxuất như:

 Chi nhánh Thanh Hoá:

o Địa chỉ: 536 Bà Triệu, P Trường Thi, TP Thanh Hoá

Trang 6

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

 Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược;

 Xây dựng quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng;

 Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước( Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chínhc) Các loại sản phẩm

Pharbaco đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép cho sản xuất 450 sảnphẩm gồm các nhóm: kháng sinh, vitamin, tim mạch, thuốc chống sốt rét, thuốc điềutrị đái tháo đường… với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, viênnén bao phim, viên nén bao đường, viên nén sủi bọt, thuốc bột, cốm các loại, thuốc bộtpha tiêm, thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô… Sản phẩmcủa Pharbaco được sản xuất trên thiết bị và quy trình hiện đại đảm bảo đúng tiêu chuẩn

đã đăng ký với Bộ Y tế

d) Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty

Sản phẩm chủ lực, tạo nên thương hiệu của Pharbaco gồm các nhóm hàng:thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô, thuốc bột tiêm được sảnxuất từ nguồn nguyên liệu của Châu Âu

Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chínhxác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bịhiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều kinhnghiệm, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m3 được trang bị hệ thống điều hoànhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sảnphẩm theo đúng yêu cầu chất lượng Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng nhanhchóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn Đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàngđầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất

Trang 7

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Việc tổ chức quản lý ở một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng, nóảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó Tuỳ theođặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà việc tổ chức bộ máy là khác nhau

Được tiến hành cổ phần hoá vào năm 2007, hiên nay công ty có rất nhiều chínhnhánh hoạt động trên khắp cả nước cùng với 2 cơ sở sản xuất, điều phối hoạt độngchung là Hội đồng Giám đốc và Ban kiểm soát nội bộ

Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹtheo chế độ một thủ trưởng Đứng đầu là Tổng Giám đốc công ty – ông Đinh XuânHấn là Người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể Cán

bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Giúp việc cho Tổnggiám đốc là 4 phó tổng giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác 2 cơ sở là bộphận trực tiếp tham sản xuất tạo ra sản phẩm

Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp:

Trang 9

1.3.1 Mối quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ

Mối quan hệ trực tuyến

 Từ ban giám đốc đến các phòng ban nghiệp vụ

 Từ các phòng ban nghiệp vụ tới các nhà máy, bộ phận chuyên trách

Mối quan hệ tham mưu

 Các phó tổng giám đốc tham mưu cho tổng giám đốc về các chuyên môn nghiệp vụ mà phó tổng giám đốc nắm giữ

 Trưởng, phó các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về kếhoạch sản xuất và công tác quản lý

 Kế toán trưởng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản lí và các vấn đề tài chính

Mối quan hệ chức năng

 Kế toán trưởng kiểm soát mảng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kế toán, lưu chuyển tiền tệ

 Phòng đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra từ các nhà máy

 Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của nhà máy

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Là cấp quản lý cao nhất của công ty có nhiệm vụ theo

dõi giám sát hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát quyết định mức cổ tức hàng nămcủa tổng loại cổ phần

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi

hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty, đánh giá công tác điều hành,quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trongĐiều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông

Các phòng ban chức năng:

Phòng tổ chức hành chính: điều hành bộ máy hành chính bao gồm công tác tổ

chức cán bộ, công nhân lao động, luân chuyển công tác Bên cạnh đó phòng có nhiệm

vụ điều hành các hoạt động chung phục vụ cho các vấn đề xã hội cũng như đời sốngcủa toàn công ty

Phòng kế hoạch: tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế

hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Có vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chứcsản xuất của công ty, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất

Trang 10

Phòng kinh doanh: là một đơn vị nằm trong bộ máy quản lý của công ty kết hợp

với phòng marketing tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kếhoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty

Phòng marketing: có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng

tổng hợp các chính sách marketing bao gồm: chính sách sản phẩm, giá, chính sách xúctiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phối

Phòng tài chính kế toán: thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết trong quá

trình hoạt động của công ty cho ban giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế.Đồng thời lập các báo cáo tài chính trung thực để cung cấp thông tin cho các cổ đôngtrong và ngoài công ty

Phòng kiểm nghiệm: là một bộ phận độc lập trong công ty, chuyên trách về

chuyên môn nghiệp vụ kinh tế kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bao bì và sảnphẩm của công ty theo quy chế của Nhà nước và Bộ Y tế quy định

Phòng đảm bảo chất lượng: là một đơn vị trong hệ thống quản lý chất lượng

nhằm đảm bảo quá trình sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn đăng ký Thiết kế lắp đặt, bảodưỡng thiết bị, vệ sinh môi trường, thẩm định các quy trình

Phòng nghiên cứu phát triển: tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác

xây dựng, quản lý và giám sát thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, nghiêncứu các mặt hàng mới để phát triển sản xuất kinh doanh

1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính

a) Khái quát về quy trình công nghệ

Mỗi một sản phẩm khác nhau có một quy trình công nghệ sản xuất khác nhau,tuy nhiên xét về mặt thứ tự công việc thì đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên liệu sau khi xuất kho phải được kiểm trachất lượng theo các tiêu chuẩn quy định Sau đó chúng được phân loại, xử lý sơ bộnhư nghiền, xay, rây, lọc… sau đó được đưa vào công đoạn pha chế

Giai đoạn sản xuất: Nguyên liệu từ giai đoạn chuẩn bị chuyển sang được phachế theo tỷ lệ quy định Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này đượcđưa đi kiểm tra lại để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ, thành phần theo đúng quy định cầnthiết

Giai đoạn hoàn thiện nhập kho sản phẩm: Sau giai đoạn kiểm tra bán thànhphẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang dập viên, đóng gói, ép vỉ theo từng loại.Trong giai đoạn này, tất cả các sản phẩm được kiểm tra về mặt lý hoá sinh như độ tan,

độ bóng, độ xơ…đối với các sản phẩm thuốc tiêm Công đoạn cuối cùng là trình bàysản phẩm như đóng hộp, ép vỉ, dán nhãn…

b) Quy trình công nghệ sản xuất của các sản phẩm:

Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc khácnhau do vậy đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩn cũng khác nhau Dựavào đặc điểm của từng sản phẩm mà có mỗi phân xưởng có một quy trình công nghệsản xuất cho phù hợp Quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty được trình bàytrên các sơ đồ sau:

Trang 11

1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty

Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Hiện nay Pharbaco có 2 cơ sở sản xuất

chính và 1 cơ sở phụ: phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho 2 phânxưởng sản xuất chính:

 Cơ sở 1: tại 160 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội gồm trụ sở chính của Công

 Cơ sở 2: Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Công ty đã đầu tư xây dựng nhà

xưởng, lắp đặt thiết bị hiện đại của các hãng cung cấp thiết bị sản xuất dượcphẩm hàng đầu thế giới như IMA, BAUCHE, BOSCH, STILMAS, TELSTA,ALEXANDER của Đức, Italia, Tây ban nha để đưa vào hoạt động 6 nhà máyđạt tiêu chuẩn GMP-WHO:

Trình bày Đóng chai

Tẩy rửa Ống tiêm

Hấp sấy

In ống

Soi Đóng chai

Trang 12

 Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm, viên không chứa kháng sinh nhómbeta-lactam công suất 2 tỷ viên, gói/năm

 Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm viên chứa kháng sinh nhómCephalosporin công suất 300 triệu viên, gói/năm

 Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm không chứa kháng sinh nhóm lactam công suất 15 triệu lọ/năm

beta- Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporincông suất 20 triệu lọ/năm

 Nhà máy sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô,công suất 40 triệu lọ, ống/năm

 Nhà máy sản xuất thuốc xịt, nhỏ mũi công suất 6 triệu lọ/năm

Tất cả các nhà máy được thiết kế đồng bộ, 1 chiều theo nguyên tắc GMP của

Tổ chức y tế thế giới WHO

Công ty có 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính (phânxưởng tiêm, phân xưởng bột tiêm, phân xưởng viên betalactam, phân xưởng viên nonbetalactam) và 1 phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện) Trong mỗi phânxưởng lại chia thành các tổ sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt Phân xưởng tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm như: long não, Canxiclorua,vitamin B1, B12, B6…

Phân xưởng viên: Có nhiệm vụ sản xuất các loại thuốc viên Ampicilin, Cloxit,Penicilin, Vitamin B1…

Phân xưởng bột tiêm: Có tổ chức sản xuất đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ nhưphân xưởng thuốc tiêm

Ngoài ra công ty còn có một phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng cơ điện,

có nhiệm vụ phục vụ điện nước cho các phân xưởng sản xuất chính Trong phânxưởng cơ điện có các tổ: tổ nồi hơi, tổ khí nén, tổ trạm bơm, tổ kiến thiết cơ bản, tổnghiên cứu, tổ nước cất…Sau khi đã cung cấp đủ nhu cầu trong công ty, sản phẩm lao

vụ của phân xưởng sản xuất phụ có thể bán ra ngoài

Trang 13

Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

a) Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

Mức tăng

Tỷ lệ tăng (%)

Nguồn: phòng kinh doanh

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với

2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng, Ngược lạithuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012

Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%

Trang 14

b) Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng

Bảng 2.2 Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng

Nguồn : Phòng kinh doanh

Qua bảng 2.2 ta thấy doanh thu năm sau đều tăng hơn so với năm trước, tuynhiên tỷ lệ tăng doanh thu theo các kênh tiêu thụ củng có những biến đổi theo thờigian.Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2012, với sự khó khăn chung của nền kinh tế tuynhiên nhờ các chính sách hợp lý của công ty các kênh vẩn có tỷ lệ tăng doanh thutương đối cao Doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 20,6%

Bảng 2.2 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

Nguồn: phòng kinh doanh

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với

2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng, Ngược lạithuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012

Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%

Trang 15

Bảng 2.3 Doanh thu theo khu vực địa lý

Nguồn phòng kinh doanh

Nhận xét: trong năm 2012 doanh thu của công ty đã có sự gia tăng đáng kể vềdoanh thu cụ thể doanh thu tăng 20,6% , đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung có sự giatăng mạnh Nhưng xét về cơ cấu doanh thu, tỉ lệ doanh thu giữa các miền vẫn giữ ổnđịnh 50/30/20 và có xu hướng ổn định trong tương lai

2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường

Chính sách sản phẩm được thực hiện là quyết định danh mục sản phẩm công tyvới chủng loại và số lượng phù hợp với nhu cầu mô hình bệnh tật ở Việt Nam Công tycũng ưu tiên nghiên cứu sản phẩm còn bảo hộ khoa học, đó là các sản phẩm mà khôngmột công ty dược nào được phép sản xuất tương tự và đặc biệt là các chế phẩm sinhhọc Đây là lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

Thuốc bột tiêm Ceftume là một trong những sản phẩm truyên thống của doanhnghiệp, thuốc có công dụng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng,tiết niệu,

da và mô miềm, nhiễm khuẩn xương khớp, sản phụ khoa

- Hộp 10 lọ, hộp 1 lọ

- Thành phần: mỗi lọ chứa Cefuroxim 750 mg

Cephalexin 500mg : Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị các nhiễm khuẩn do vi

khuẩn nhạy cảm

- Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Trang 16

- Thành phần: mỗi viên nang chứa Cephalexin 500 mg

 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

- Công ty có các khoản triết khấu, giảm giá hàng bán đối với tổ chức, doanh nghiệp nào mua với số lượng lớn mức chiết khấu là từ 2% đến 5%

Bảng 2.4 Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn

Giá trị đơn hàng Tỷ lệ chiết khấu

- Củng cố hệ thống các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế

- Các đối tác xuất khẩu

Khu vực Châu Á: Lào, Campuchia, Myanmar

Khu vực Châu Âu: Moldova

Khu vực Châu Phi & Trung Đông: Nigeria, Mozambique, Yemen

2.1.3 Chính sách giá

Bảng 2.5 Bảng giá một số sản phẩm của công ty cổ phần dược trung ương 1

Trang 17

6 Cefazolin 1g Hộp 10 lọ 14000

 Mục tiêu định giá của công ty

 Thâm nhập thị trường (trong nước và xuất khẩu): Nhu cầu thị trường luônphát triển cùng với sự biến động của các yếu tố khách quan khó kiểm soát.Muốn đạt được hiệu quả cao công ty phải định vị một cách chắc chắn sảnphẩm của mình trên thị trường

 Phát triển thị phần, doanh số bán: Thị phần thể hiện mức độ hiện hữu củacông ty trên thị trường Công ty nào có thị phần lớn nhất sẽ được hưởng chiphí thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài cao nhất

 Tối đa hóa lợi nhuận: Công ty đã cố gắng đề ra một mức giá tối thiểu để tối

đa hóa lợi nhuận Đảm bảo đủ các chi phí lắp đặt bảo hành…mà vẩn có lãi

 Phương pháp định giá

Công ty sử dụng phương pháp định giá từ chi phí Đây là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp đến trực tiếp đến các quyết định giá cả đối với doanh nghiệp Chi phí là căn

cứ quan trọng, là cơ sở, là nền tảng để doanh nghiệp quyết định giá bán

Định giá: Cộng lãi vào giá thành

 Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + lãi dự kiến (trong đó lãi dự kiến tính theođơn vị sản phẩm)

 Chi phí = Chi phí biến đổi + chi phí cố định

Trong đó giá thành sản xuất sản phẩm của công ty được tính theo phương pháptính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Theo phương thức này kế toán căn cứtrực tiếp vào chi phí sản xuất đã hoạch toán được trong tháng và giá trị sản phẩm dởdang đầu tháng và cuối tháng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từngkhoản mục theo công thức sau :

đó lập bảng" Báo cáo giờ công lao động của xưởng” Đây là căn cứ để kế toán phân bổchi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm

 Chính sách giá

Trang 18

Công ty áp dụng các điều kiện bán hàng và thanh toán linh hoạt theo từng đốitượng khách hàng Đối với các cửa hàng thuốc và chi nhánh của công ty chi phí vàchiết khấu cho khách hàng 3.6% trên doanh số bán trong tháng (chưa VAT) bao gồm

- Chiết khấu cho khách hàng

- Chi phí điện thoại, chi văn phòng phẩm, chi phí vận chuyển cho khách hàng…Đối với khách hàng hợp đồng thì tùy tưng khách hàng và số lượng mua mà công

ty bắt thanh toán ngay hoặc sau khi kết thúc hợp đồng

2.1.4 Chính sách phân phối

Việc tổ chức mạng lưới kênh phân phối của công ty là do phòng kinh doanhđảm nhận Để phù hợp với đặc điểm của mình, công ty đã chọn dữ dụng mô hình kênhphân phối hỗn hợp

 Kênh loại 1: Dược phẩm của công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng của công ty

 Kênh loại 2 : Dược phẩm công ty dược bán cho các công ty trung gian rồi đến tay người tiêu dung

 Kênh loại 3 : Dược phẩm của công ty qua các công ty trung gian (các chi

Nhánh của công ty) rồi đến bệnh viện, TTYT cuối cùng đến tay người tiêu dùng

Trang 19

Sơ đồ 2.1 Hệ thống phân phối của công ty dược phẩm Pharbaco

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán

 Quảng cáo : Chỉ được áp dụng với nhóm thuốc không kê đơn của công ty theoquy định của bộ y tế, chi phí dành cho quảng cáo của công ty củng lên tới 30%trong tổng doanh thu mỗi năm Điều đó lý giải tại sao chất lượng củng như sốlượng của các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí tỏ ra lấn lướt vàtạo được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác

 Bán hàng cá nhân, hội thảo, hội nghị : Với đội ngủ trình dược viên là các bác sỹ, dược sỹ đại học, dược sỹ trung học có kinh nghiệm và trình độ chuyên môncao tạo được niềm tin cho khách hàng nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao

 Hoạt động tuyên truyền củng được công ty áp dụng dưới dạng mời các giáo sưhay chuyên gia có tiếng trong nghành viết bài về công ty và chia sẽ kinh

Pharbaco

Công ty phân phối trung gian cấp 1

Công ty phân phối trung

Trang 20

nghiệm sữ dụng sản phẩm trong công tác điều trị nhằm tạo niềm tin cho các đốitượng sử dụng và quảng bá hình ảnh , giới thiệu sản phẩm cho công ty

 Khuyến mại, chiết khấu thương mại

Sử dụng hình thức chiết khấu linh hoạt cho mỗi đối tượng khách hàng khácnhau

Tổ chức các đợt hàng triễn lãm thương mại, tham gia cá hội chợ giới thiệu sảnphẩm

2.1.6 Công tác thu thập marketing

Thông tin là một phần quan trong quyết định sự thành công hay thất bại củamột doanh nghiệp

 Đối với doanh nghiệp thu thập thông tin là:

Cập nhật, thống kê về doanh số bán hàng, về sản phẩm, thương hiệu mà công ty hiện

có nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin rõ ràng và chính xác Thu thậpthông tin về tình hình xuất nhập kho nhằm đảm bảo luôn luôn sãn sàng cung cấp sảnphẩm, tránh tình trạng tồn kho hay đang thực hiện hợp đồng lại thiếu hàng phải kéodài thời gian giao nhận

 Đối với khách hàng thu thập thông tin là:

Lịch sử giao dịch của họ về các sản phẩm của công ty đang chào bán có thể là giaodịch của họ với công ty đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mình

Những ý kiến, góp ý của khách hàng, phản hồi lại khách hàng Thường xuyên liên lạcvới khách hàng, hỏi thăm về tình hình vận hành các thiết bị, những vấn đề mà kháchhàng gặp phải

Tình hình tài chính của công ty

 Đối với đối thủ cạnh tranh thu thập thông tin là:

Công ty đang có thể mạnh gì, điểm yếu gì?

Thu thập các thông tin các chính sách chiết khấu, chính sách xúc tiến bán của đối thủ.Thông tin về sản phẩm mới

 Giá : Các sản phẩm của công ty có giá phù hợp với nhiều đối tượng

 Phân phối : Công ty phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc, đặc biệt làcác tĩnh miền nam

 OPC tự hào là doanh nghiệp dược Việt Nam duy nhất 3 lần liên tiếp được mangbiểu trưng thương hiệu quốc gia

 Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco

 Với các giải thưởng : Thương hiệu quốc gia, giải vàng chất lượng quốc gia

Trang 21

 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh : Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất,thiết bị y tế, thu mua chế biến dược liệu, tư vấn sản xuất chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực dược phẩm.

 Phân phối : Traphaco có hệ thống phân phối khắp các tĩnh miền bắc, và một sốtĩnh thành khá trong cả nước

 Xúc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty diễn ra thương xuyên,như hoạt động khuyến mại giảm giá, chiết khấu cho khách hàng mua với sốlượng lớn từ 2% đến 10%

 Công ty cổ phần dược phẩm TƯ 2

 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : tư vấn khoa học kỹ thuật chuyển giao côngnghệ trong nghành dược, kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hoá chất,tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổdưỡng, máy móc thiết bị y tế

 Phân phối : tất cả các tĩnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các tĩnhmiến bắc

 Xuc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, giảmgiá Tham gia các hội chợ, triến lãm

 Được nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lao động là đơn vị đầu tiên củangành dược VN

2.1.8 Nhận xét xề tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp

 Điểm mạnh

Công ty đã tạo ra được danh mục sản phẩm đa dạng chủng loại cho hết cácnhóm bệnh và đa dạng về mẫu mã, tiện cho người sữ dụng Đó là tiềm lực mạnh mẽcủa công ty, ưu thế cạnh tranh với tất cả các công ty khác trong và ngoài nước

Công ty đã phát triển mạng lưới rộng khắp, có khả năng phân phối đến đại lýnhỏ nhất bệnh viện tuyến huyện, trong khi các công ty lớn khác đa phần chỉ phân phối

ra nước ngoài Khi công ty nươc ngoài có tiềm lực lớn xâm nhập vào thị trường ViệtNam đã làm cho công ty mất thị phần, mất sự bảo hộ, thiếu đi sức cạnh tranh về pháplý

Việt Nam là một nước có thị trường phát triển thấp, bình quân đầu người chicho dược phẩm thấp

 Cơ hội

Trang 22

Việc gia nhập WTO và hỗ trợ áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo hướng dẫn của nước ngoài từ tổ chức WHO và ICH đã và đang tạo điều kiệncông dược phẩm trong nước được hội nhập, tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giaocông nghệ

Nhu cầu về các loại dược phẩm chức năng của người tiêu dung đang tăng cao.Chất lượng vệ sinh thực phẩm và tình trạng ô nhiếm môi trường ở Việt Nam là một vấn đề nóng bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Do đó nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng đang ngày càng atwng cao

 Thách thức

Kinh tế nước ta đnag rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao, dể bị ảnh hưởng biến động về kinh tế từ bên ngoài do nhập siêu Hơn nữa do chênh lệch về tỷ giá dãn đến giảm giá trị về sản phẩm

Thuốc giả chiếm một số lượng lớn đang lưu hành, chưa có nhiều trình độ để pháthiện và xứ lý

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của daonh nghiệp

Tính đến thời điểm cuối năm 2012, công ty cổ phẩn dược phẩm trung ương I cótất cả 518 lao động Cơ cấu lao động của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức:

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động

ĐVT : người

Năm

Cán bộ quản lý

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Tổng số Số

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Trang 23

Bảng 2.7 Cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn

ĐVT : người

sỹ

Đại học

Cao đẳng

Trung

Công nhân kỹ thuật

Tổng số lao động qua từng năm gần như không thay đổi, chất lượng lao độngcủa công luôn được đảm bảo thể hiện qua việc số cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học,cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng cao, trong đó số cán bộ trình đọ cao đẳng vàtrung cấp tăng dần qua tưng năm

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Trang 24

Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuồi của công ty pharbaco ta thấy cơ cấu laođộng cảu công ty ở độ tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động Số laođộng từ 41 tuổi trở đi không tăng, điều này phù hợp với kế hoạch trẻ hóa đội ngủ cán

bộ và công nhân của Pharbaco nhằm kế thừa và phát triển Pharbaco trong tương lai

2.2.2 Định mức lao động

Mức lao động : Là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tọa một

sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức kỹthuật, tâm sinh lý và điều kiện kinh tế - xã hội xác định

Định mức lao động : Là một quá trình xác định lượng lao động hao phí hơp lý

đó

 Nguyên tắc xây dựng định mức lao động của Pharbaco

- Đối với mức năng suất thiết bị phải dựa trên thông số kỹ thuật thiết kế chi từngmặt hàng và các số liệu khảo sát thực tế, số liệu thống kê hàng năm

- Đối với định mức lao động: yêu cầu dây chuyền sản xuất ổn định, trình độ côngnhân phải đạt mức trung bình tiên tiến

- Hàng năm Pharbaco tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửađổi bổ sung Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% sovơi mức được giao thì trong thời hạn 3 đến 6 tháng, Pharbaco sẽ xem xét điềuchỉnh lại cho phù hợp

 Phương pháp xây dựng định mức lao động ở Pharbaco: Pharbaoco chủ yếudùng phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp với khảo sát bấm giờ tại chổ đểban hành mức Sau đó theo dõi việc thực hiện từ 3 đến 6 tháng mới sữa đổi hiệuchỉnh Ưu điểm của phương pháp này là chính xác, cho định mức phù hợp tiếtkiệm tránh hao phí lao động cao nhất Nhược điểm là yêu cầu dây chuyền sảnxuất ổn định, trình độ công nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến, tốn nhiềuthời gian, chi phí

2.2.3 Tình hình sữ dụng thời gian lao động

Thời gian làm việc của công ty Pharbaco là 8 giờ trong một ngày và 5,5 ngàytrong một tuần Riêng khối hành chính làm việc 5 ngày trong một tuần

- Khối làm theo giờ hành chính : sáng từ 7h30 đến 12h, chiều từ 13h đến 16h30

- Khối làm theo ca : 3 ca sang từ 6h đến 14h, chiều từ 14h đến 22h, đêm từ 22hđến 6h sang hôm sau

Giờ làm việc có thể điều điều chỉnh phù hợp cho từng địa phương và tình hìnhsản xuất kinh doanh của Pharbaco Trong trương hợp do công nghệ, do theo lịch đổi cađối với khối làm việc theo ca vượt quá số giờ quy định trên Pharbaco tính phụ cấp làmthêm giờ trong đơn giá trả lương cho người lao động

 Thời gian nghỉ lễ tết : người lao động được hưởng nguyên lương trong 10 ngàytheo quy định của nhà nước và 1 ngày thành lập Pharbaco

- Trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày trướchoặc sau ngày lễ

Trang 25

- Nếu không bố trí được ngày nghỉ bù sẽ thanh toán lương ngày đi làm theo chế

độ làm thêm vào ngày nghỉ

 Thời gian nghỉ phép : 12 ngày/ năm ( công việc bình thường), 14 ngày/năm(công việc nặng nhọc), tuy nhiên thời gian nghỉ phép có thể tăng thêm theo sốnăm công tác, cứ làm 5 năm sẽ thêm một ngày nghỉ phép

2.2.4 Năng suất lao động

 Công thức tính năng suất lao động của Pharbaco

Năng suất lao động

Chỉ tiêu này cho thấy rõ với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ cán bộ và tay nghề củacông nhân Pharbaco, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Pharbaco có đội ngủ nhân viênlành nghề Dựa vào chỉ tiêu này so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ

Bảng 2.9 Báo cáo năng suất lao động Pharbaco 2010 - 2011

2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo

a Quy trình tuyển dụng

Nguồn tuyển dụng : Tuyển dụng thông qua sự giới thiệu tù người thân, người

quen của cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là phương pháp mà Pharbaco

thường chú trọng sử dụng Với gần 55 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm về thuốc, Pharbaco có một đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉgiỏi về chuyên môn mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế qua nhiều hợp

Trang 26

đồng lớn nhỏ Không những vậy, họ còn có nhiều mối quan hệ rộng trong xã hội, đặcbiệt là quan hệ nghề nghiờp Họ hiểu rõ về tổ chứ, biết được tổ chức cần người như thếnào, có khả năng gì nên họ có thể giới thiệu được những người phù hợp nhất trong thờigian sớm nhất Khi được phỏng vấn, các cán bộ quản lý trực tiếp đều có nhận xét:Những người lao động được tuyển dụng thông qua sự giới thiệu thường nhanh chóngnắm bắt được công việc và thích hợp với tổ chức Còn những nhân viên mới cũngkhẳng định: Họ yêu thích môi trường làm việc ở công ty, đó là môi trường để họ có thểphát huy hết mọi sở trường cũng như khả năng của mình Phương pháp tuyển dụngnày của Pharbaco trên thực tế đã thu hút được rất nhiều nhân tài về làm việc chomìnhvà từ đó đã góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Pharbaco, đồng thời thu hútngày càng nhiều hơn nữa nguồn tuyển dụng quan trọng này.

Tuyển dụng từ các đơn xin việc: Đây là nguồn tuyển dụng phổ biến của các

doanh nghiệp, do vậy Pharbaco cũng khá là chú trọng nguồn này nên ứng cử viên nộpđơn xin việc cũng chiếm một phần không nhỏ Nguồn tuyển dụng này thường là nhữngsinh viên mới ra trường hay những nhân viên của các hãng khác cảm thấy hứng thúvới vị trí còn trống của công ty và muốn thử sức mình ở vị trí đó Những người nàythường có lòng nhiệt tình, lòng đam mê công việc Vì vậy để không bỏ sót những nhântài như vậy, Pharbacođã có nhiều hình thức để thu hút nguồn ứng viên này nhiều hơnnhư tích cực quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ( đài, báo, ti vi,internet,…)

Tuyển dụng các sinh viên thực tập: Đây là một phương pháp tuyển dụng hiệuquả mà nhiều công ty đã làm

 Xác lập nhu cầu tuyển dụng

Hàng năm sau khi ban giám đốc đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanhnhững năm tới pharbaco sẻ tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần tuyển dụng.Vào đầu năm các phòng ban sẻ được nhậ công văn đề nghị đánh giá cần tuyển dụng

 Lập kế hoach tuyển dụng

Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng thì pharbaco sẽ căn cứ vào đó để tiếnhành xây dựng và lập kế hoạch tuyển dụng Kế hoạch tuyển dụng được phòng hànhchính nhân sự lập gửi giám đốc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng bao gồm các nội dungsau

- Số lượng và điều kiện tuyển dụng cho từng công việc

- Nơi cung cập nguồn nhân lực ( thông báo tại chổ, báo, đài…)

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ tuyển

- Thời gian phỏng vấn

 Thông báo tuyển dụng

 Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty

 Căn cứ vào quy trình tuyển dụng lao động của Công ty

Yêu cầu: Lý lịch phải rõ ràng

 Có phẩm chất đạo đức tốt

Trang 27

 Độ tuổi:

 Không quá 25 tuổi đối với nữ

 Không quá 30 tuổi đối với nam

 Có sức khoẻ tốt:

 Chiều cao tối thiểu: 1,55m (nữ); 1,65m (nam)

 Cân nặng tối thiểu: 45kg (nữ); 55kg (nam)

 Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trưởng phòng hành chính nhân sự trực tiếp làm việc này, tiến hành xử lý hồ sơ cácứng viên, so sánh với yêu cầu của các bộ phận nếu chưa đủ đề nghị bổ sung hoặc loạibỏ

Ngoài ra nếu cần tuyển một lượng lớn lao động vào làm việc thì công ty sẽ thànhlập một hội đồng phỏng vấn để đảm bảo cho tính công bằng và khách quan trong tuyểndụng, có thể tìm được người có tài năng thực sự

Thành phấn phỏng vấn của công ty bao gồm:

+ Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng

+ Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật liên quan

+ Ban giám đốc công ty ( nếu cần)

+ Trưởng phòng tổ chức hành chính Mới

b Các hình thức đào tạo nhân viên

Công ty có các hoạt động nhắm đào tạo cho nhân viên có năng lực về chuyên môn vànghiệp vụ

- Các ứng viên được đào tạo trong 2 tháng để làm quen kỹ năng củng như học hỏikinh nghiệm của các nhân viên củ.Việc đào tạo các ứng viên được tiến hànhthông qua sự giám sát, kém cặp thường xuyên và được báo cáo bằng văn bảnđến trưởng phòng nhân sự

- Gửi cán bộ kỹ thuật và quản lý đi đào tạo và nâng cao

Ngày đăng: 05/05/2016, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w