1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

30 645 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 182 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thếkhách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệquốc tế, bắt nguồn từ quy l

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thếkhách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệquốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân cônglao động quốc tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giớihạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vựcliên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thịtrường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đốivới trao đổi thương mại

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập haykhông mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảođược lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiệnthắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập Báocáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W ngày27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quanđiểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huytối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, cóhiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái

Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng

và nhà nước ta Theo quan điểm này, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiệntoàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh

tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả

Trang 2

nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường đểphát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế Hội nhậpgiúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìmkiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng

cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước Việc nâng cao sức cạnhtranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nộidung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả

Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới và hộinhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu Với phương châm "đa dạng hoá, đaphương hoá quan hệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nướctrong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển ViệtNam đã thiết lập các quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ và khoa học kỹ thuậtvới tất cả các nước, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thếgiới và khu vực Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tếnước ta hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng Có rất nhiềubài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành trong nước vàngoài nước đề cập đến vấn đề này Đây là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có cảnhững nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau Thông quanhững tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội trong nhàtrường, trong khuôn khổ báo cáo của mình, em xin phép được trình bày tóm

tắt về đề tài: " Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh

của nền kinh tế Việt Nam ".

Trang 3

M ục lục ục lục c l c

LỜI MỞ ĐẦU 1

I KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 4

1 Nhận thức chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế 4

a Toàn cầu hoá 4

b Hội nhập quốc tế 5

2 Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 6

a Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những cơ hội 6

b Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những thách thức 8

II NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM .10 1 Các quan điểm về hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh 10

2 Một số nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình hội nhâp kinh tế quốc tế 17

3 Những giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh 21

a Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước 21

b Cải thiện chính sách đầu tư gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế 23

c Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh 26

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

I KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1 Nhận thức chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

a Toàn cầu hoá.

Ngày nay toàn cầu hoá hay thực chất là toàn cầu hóa kinh tế đang trở thànhmột xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại Hiện nay tuy có rất nhiềunhững quan niệm không giống nhau về toàn cầu hoá kinh tế nhưng có thể thấynét chung nhất là thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tếhiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nước, mang tính toàn cầu Có thể hiểutoàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giớivượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lựclượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ và sự phâncông hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuấtngày càng tăng

Đi liền với toàn cầu hoá, xu thế khu vực hoá cũng sớm hình thành phù hợp vớitrình độ lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khuvực; đáp ứng nhu cầu “co cụm, tập hợp lực lượng” của từng khu vực để thíchứng với cạnh tranh toàn cầu Vì vậy, hội nhập quốc tế đã diễn ra nhiều cấp độkhác nhau: Song phương, tam giác, tứ giác, tiểu khu vực, khu vực, liên khuvực, liên khu vực và toàn cầu; dưới nhiều phương thức đa dạng: Khu vực mậudịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, diễn đànhợp tác kinh tế bằng cơ chế ngày càng thông thoáng theo hướng tự do hoá.Cho đến nay đã hình thành và tổ chức kinh tế toàn cầu: Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF)- gồm 182 thành viên, Ngân hàng thế giới (WB)-gồm 180 nước thànhviên, Tổ chức thương mại thế giới (WTO)- với 136 nước thành viên, và hàng

Trang 5

trăm tổ chức kinh tế khu vực, liên khu vực Có thể nói thế giới đã thật sự bướcvào “cao trào hội nhập” với tốc độ ngày càng nhanh, với nhiều lĩnh vực ngàycàng nhiều, với hình thức ngày càng đa dạng Những nhân tố nói trên phátsinh từ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo nên quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế mà không một ai có thể cưỡng lại được Quan hệ tuỳthuộc lẫn nhau cho phép phát huy các thế mạnh và bổ khuyết các thế yếu củanền kinh tế quốc gia, đồng thời góp phần củng cố tính độc lập tự chủ của nềnkinh tế quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu

- Các nước đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then chốt là phải

đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở mức thấpnhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển

- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong thịtrường nội địa Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực, cảicách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấukinh tế trong nước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế

Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của đấtnước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu củaquá trình hội nhập Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập,

Trang 6

đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, qua đónâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt mànhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh , thâm nhập thị trường, có môi trườngpháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hộinhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị hay những lý

do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư Các nước có thể sửdụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hộinhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanh nhậnthức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để chủ động hội nhậptừng bước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước để cạnh tranh chiếmlĩnh thị trường

Nhận thức đúng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước có ýnghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách vàgiải pháp để chủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đề mang tínhtoàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội

2 Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.

a Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những cơ hội

Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy rất mạnh, nhanh sự phát triển và xã hội hoá

lực lượng sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Toàn cầu hoá kinh tếgóp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt làm tăng mạnh tỷtrọng hàng chế tác (chiếm 21,4%) và các dịch vụ (62,4%) trong cơ cấu kinh tếthế giới

Trang 7

Toàn cầu hoá và khu vực hoá được thể hiện rõ trong sự hình thành và giatăng rất nhanh trao đổi quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tốsản xuất, được thể hiện qua sự hình thành và củng cố của các tổ chức kinh tếquốc tế và khu vực.

Toàn cầu hoá làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nềnkinh tế các nước Toàn cầu hoá kinh tế làm cho kinh tế ở mỗi nước có thể trởthành bộ phận của các tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới

Toàn cầu hoá kinh tế cũng làm giảm thiểu các chướng ngại trong việc lưuchuyển vốn, hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực… giữa các nền kinh tế cácnước, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đốivới sự phát triển kinh tế mỗi nước

Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô càng lớn những thànhquả mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất kinhdoanh … dọn đường cho công nghệ hoá, hiện đại hoá

Toàn cầu hoá và khu vực hoá có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cùngnhằm mục tiêu thúc đẩy trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động Liên kếtkhu vực vừa củng cố quá trình toàn cầu hoá, vừa giúp các nước trong từng khuvực bảo vệ lợi ích của mình Mặt khác, toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng làmcho sự cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế trở nên gay gắt chưa từng có

Toàn cầu hoá đã và đang mang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế thếgiới và cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập:

- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việctham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân

bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế để từ đó phát huy cao độ nhân

tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia

Trang 8

- Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn với việc giảm hoặc xoá bỏhàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính sẽgóp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích chongười tiêu dùng.

- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện

để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro đầu tư

- Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹ năng quản

lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước, đồng thời giúp các nước tiếpnhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển

b Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những thách thức.

- Sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế Nguồn tài chính được phân

bố không đồng đều, tập trung vào một số trung tâm tài chính lớn là các nướccông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới Quá trình hội nhập và toàn cầu hoácàng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớn hơn

- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là các nướcđang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa

là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào,bóp

chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước

- Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ củacác quốc gia Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quátrình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầutrong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các nước càng yếukém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp vớicác định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu… thì càngchịu tác động nặng nề hơn

Trang 9

- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia Trong quá trình hội nhập một sốquốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tàichính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng mởrộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển thì một sốnước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát triển thươngmại, thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau.

- Mối đe doạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành thế độcquyền, tập trung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế

- Quá trình toàn cầu hoá phát triển không chỉ có các lực lượng kinh tế tiến

bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản động, các tổ chứckhủng bố… Chính sách đúng đắn là phải ngăn chặn, chống lại mọi hoạt độngphá hoại Nhưng không thể vì nó mà đóng cửa đất nước hay hạn chế sự hộinhập của đất nước vào quá trình toàn cầu hoá

Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa như sự chênh lệch về trình

độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nềnvăn học…nghiêm Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đếncho các nước những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đứng trước nhữngkhó khăn thách thức trọng Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏđến đâu điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốcgia Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp thì tác động củaquá trình này sẽ bị hạn chế và ngược lại

Trang 10

II NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1 Các quan điểm về hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh

Để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào khu vực và thế giới thì việc nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam là thách thức vô cùng lớn đối vớichúng ta Nó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lưu tâm giải quyết để tạo ranhững bước đột phá, phát huy tối đa nội lực, đảm bảo tính định hướng XHCNcủa nền kinh tế trên con đường hội nhập Sau đây là sáu quan điểm hội nhậpkinh tế quốc tế xác định cho Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá

Một là, chủ động vạch ra chiến lược phát triển tổng thể vượt đuổi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng thời kì nhất định

Như chúng ta đã biết, các nền kinh tế công nghiệp mới (Nies) Đông á nhờxác định được chiến lược vượt đuổi đầy táo bạo mà họ đã đạt được những kếtquả vượt trội so với nhiều nước trong khu vực, vươn lên trở thành các “conrồng” với những chỉ tiêu kinh tế tăng liên tục trong nhiều năm, tạo nên nhữngbước đi thần tốc trong qua trình hphát triển kinh tế đất nước Trong từng giaiđoạn cụ thể Nies đã xác định đựơc chiến lược đi tắt, đón đầu phù hợp nên đã

có những thành công lớn trong phá triển nền kinh tế Chẳng hạn, ở thời kì đầukhi còn thiếu vốn, kỹ thuật kém họ đã tiến hành công nghiệp goá thay thếnhập khẩu, phát triển một số ngành công nghiệp, giải quyếnt những vấn đề xãhội bức xúc và ở chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu, với mụctiêu khai thác lợi thế bên trong là chủ yếu như lao động dồi dào, giá rẻ nên

họ chủ yếu tập trung vào công nghiệp nhẹ, dùng nhiều lao động đã đem lạinguồn thu ngoại tệ đáng kể, tạo lực cho sự phát triển công nghiệp nặng Đểtheo kịp xu thế phát triển thì họ lại tiến hành công nghiệp hoá hướng tới công

Trang 11

nghệ cao và đã thu được những kết quả đáng khả quan Nhìn chung, chỉ cónhững nước xác định được những chiến lước táo bạo, với những mục tiêu pháttriển đầy tham vọng mới có thể tạo ra được những bước phát triển thần kì, màkhông phải nước nào cũng làm được với những chiến lược thông thường cũngmang lại thành công như vậy Vì vậy trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoádiễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì Việt Nam cần phải căn cứ vào điều kiện cụthể để xác định chiến lược phát triển có lựa chọn, có trọng điểm Đối với ViệtNam hiện nay thì chiến lược tự do hoá thương mại, tự do hoá thị trường là conđường phù hợp hơn cả Có như vậy, Việt Nam mới tiếp cận được những kỹthuật công nghệ hiện đại của các nước, mở rộng thị trường giao lưu, tạo ra cầunối thông thương với các nước trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm Tuy vậy,Việt Nam cần lựa chọn con đường riêng cho mình, để phấn đấu phát triển kinh

tế xã hội, xác định mục tiêu thiết lập được một nền kinh tế cạnh tranh côngbằng và hiệu quả

Hai là, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải dựa trên quan điểm khuyến khích và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

Chúng ta biết rằng, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của cơchế thị trường, không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường Nềnkinh tế thị trường khi vận hành phải tuân thủ những quy luật khách quan riêng

có của mình, trong đó quy luật cạnh tranh Cạnh tranh là động lực hay nhưA.Smith gọi là “bàn tay vô hinh” thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội pháttriển Nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân tiến hành sản xuấ kinh doanh mộtcách có hiệu quả nhất thì cạnh tranh lại bắt buộc và thôi thúc họ phải điềuhành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất Vì vậy,cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Cạnh tranh làđộng lực kinh tế của sản xuất hàng hóa, bởi lẽ nó là con đường để thực hiện

Trang 12

lợi ích của các chủ thể trong kinh doanh Động lực này có tác dụng hai mặt,một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác hạn chế có khi đi đến sự phá vỡ

sự phát triển kinh tế Cạnh tranh chính là môi trường tồn tại và phát triển kinh

tế thị trường, không có cạnh tranh sẽ không có tính năng động và sáng tạotrong hoạt động sản xuất kinh doanh Song xã hội dần sẽ chỉ chấp nhận hành

vi cạnh tranh lành mạnh bằng các phương thức sản xuất và chu chuyển hànhhoá một cách khoa học, hiệu quả chứ không thừa nhận các hành vi cạnh tranhbằng cách dựa vào các thủ đoạn lừa đảo không trong sáng

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện kinh tế mở, gắnnền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthư VIII của Đảng đã xác định: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thànhmột môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh Cạnh tranh vì lợiích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí nguồnlực, thôn tính lẫn nhau” Từ quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng, thìđiều kiện cần và đủ để khuyến khích và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh là phảixây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, luật lệ đưa ra phải có tính khả thi.Cần có sự điều tiết của Nhà nước để tạo điều kiện, môi trường cho cạnh tranhlành mạnh trong sản xuất kinh doanh Cần có những quy định cụ thể về thủtục khiếu kiện và thẩm quyền xử lý của một tổ chức tài phán trong phạm vi cảnước đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhằm giữ nghiêm kỷcương phép nước, có như vậy mới tạo sự dung hợp giữa cạnh tranh và côngbằng xã hội

Ba là, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của đất nước như: con người, truyền thống văn hoá dân tộc, sự ổn định chính trị- xã hội, vị trí địa lý chính trị và kinh tế, tài nguyên thiên nhiên

Trang 13

Việt Nam là nước được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên rấtthuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, cộng với nguồn nhân lực dồi dào vớihơn 80 triệu dân và hơn 40 triệu lao động, cơ cấu dân số trẻ, cần cù lao động,giá nhân công rẻ Hơn nữa từ sau đổi mới thì tình hình đất nước có sự ổn định

về chính trị và kinh tế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nướcyên tâm bỏ vốn kinh doanh, mở rộng thị trường và mối quan hệ với các nướctrên thế giới Chính nhờ những lợi thế này mà sức mạnh cạnh tranh của nềnkinh tế được nâng cao, những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đã cómặt trên thị trường khu vực và quốc tế, đã có sức cạnh tranh về giá cả Vì vậy,cần nhận thức rõ vị trí quan trọng của những lợi thế mà mình đang óc để cónhững giải pháp hữu hiệu giữ gìn và khai thác có hiệu quả Đồng thời, cầnnhận thức được thực chất của những lợi thế so sánh đó là phần lớn do thiênnhiên ban tặng nên nó không có độ bền vững lâu dài nếu chúng ta không cóchiến lược phát triển quy hoạch, phát triển có kế hoạch.Chính vì vậy, trên cơ

sở phát huy các lợi thế so sánh vốn có thì cần phải có sự phát triển mới, tạo rabươc đột phá thu hẹp khoảng cách, đuổi kịp các nước trong khu vực, vươn lênsánh vai với các nước trên thế giới Đồng thời, đánh giá đúng tầm quan trọngcủa các nguồn lực để có biện pháp khai thác hợp lý có hiệu quả, muốn vậy nềnkinh tế phat có đủ sức mạnh đáp ứng được mọi sự biến đổi của thị trườngbằng chính nội lực của mình là chủ yếu

Tóm lại phát huy nhứng lợi thế so sánh của đất nước là tiền đề quan trọng

và cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Vấn đểquan tâm là cần nhận thức và đánh giá đúng mức các lợi thế so sánh Trongcác nguồn lực thì nguồn nhân lực được đào tạo có ý nghĩa lớn hơn cả, đào tạocon người là động lực trực tiếp của sự phát triển nền kinh tế Cần không

Trang 14

ngừng kết hợp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, không ngừng tái tạo, bồidưỡng tao ra các nguồn có lợi thế cho đất nước.

Bốn là, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước theo định hướng XHCN Do vậy, định hướng XHCN trong sự pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu kháchquan, tức nhà nước ở đây có vai trò điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ngày càngtốt hơn nhu cầu vật chất cho xã hội; bảo đảm công bằng xã hội trên cơ sở nềnđại công nghiệp hiện đại; tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế Địnhhướng XHCN là sản phẩm tất yếu của quá trình tác động của quy luật quan hệsản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất và sự nhận thức của những người cộng sản đối với sự vận động của cáchình thái kinh tế xã hội loài người

Vì vậy, nhận thức rõ mặt phù hợp giữa kinh tế thị trường với định hướngXHCN Bởi vì kinh tế thị trường là sản phẩm chung của nền kinh tế thế giới,phản ánh các nấc thang tiến hoá trong một giai đoạn cụ thể của nền kinh tế thếgiới Nó không phải là sản phẩm của một phương thức sản xuất mà sẽ tồn tạitrong nhiều phương thức sản xuất Và kinh tế thị trường là sản phẩm của sựtác động biện chứng giữa quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.Chính vì vậy, kinh tế thị trường và định hướng XHCN không thể đối lập nhautrong sự phát triển Nhận thức được những mặt tích cực của kinh tế thị trường,

để từ đó kế thừa chọn lọc, tiếp thu những nhân tố kích thích sự phát triển, đặcbiệt là sự vận dụng mặt tích cực của các quy luật: giá trị, cung cầu, cạnhtranh làm lợi cho nền kinh tế Đồng thời, giữa KTTT và định hướng XHCN

có những mặt đối lập, xuất phát từ bản chất của chúng, đó là về xu hướng vận

Trang 15

động và mục tiêu phát triển của chúng Cần nhận thức rõ mặt tiêu cực củaKTTT để có chiến lược đề phòng, hạn chế những tác động xấu cho nền kinhtế.

Trong điều kiện Việt Nam để đảm bảo tính định hướng XHCN thì cần tăngcường lực lượng kinh tế nhà nước; kinh tế nhà nước phải đủ sức mạnh, vươnlên đóng vai trò chủ đạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đãchỉ rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăngtrưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗtrợ các thành phần kinh tế khác phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nướcthực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hộimới Và tiến hành đổi mới, hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô

Năm là, nâng cao sức cạnh tranh phải quán triệt quan điểm đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Sau 15 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhấtđịnh, nhưng vẫn còn những mặt yếu kém chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triểnnhư: khả năng về vốn có hạn, nhu cầu việc làm rất bức bách, đời sống nhândân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc

Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tiếp tục kiên trì và mở rộng kinh tế đối ngoại

là nhu cầu bức bách đối với chúng ta Đại hội IX cũng đã khẳng định: “Thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá đadạng hoá các quan hệ kinh tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và pháttriển”

Để quán triệt được quan điểm trên, chúng ta cần phải mở rộng thị trường xuấtkhẩu, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu Hoạt động xuấtkhẩu phải được đặc biệt chú trọng, đây là ngành mang lai nguồn thu ngoại tệ

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội Đảng VII, VIII,IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khác
2. Giáo trình kinh tế chính trị. Nhà xuất bản Quốc gia – 2002 Khác
3. Kiều Anh: Lợi thế cạnh tranh của những quốc gia. Tạp chí: Phát triển kinh tế- tháng 4/2002 Khác
4. Nguyễn Bá: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. Tạp chí: Kinh tế &Dự báo- số 7/2003 Khác
5. Chiến lược cạnh tranh thị trường quốc tế. Viện quản trị kinh tế Trung ương- 1995 Khác
6. Nguyễn Thanh Hồng Đức: Nhãn hiệu mạnh- lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp ở thế kỷ XXI. Tạp chí: Nghiên cứu kinh tế- tháng 2/2003 Khác
7. Nguyễn Mạnh Hùng: Giảm chi phí để cạnh tranh. Tạp chí: Kinh tế & Dự báo- số 9/2002 Khác
8. TS. Trần Đức Hạnh: Vấn đề con người trong bài toán cạnh tranh. Tạp chí: Phát triển kinh tế- tháng 4/2002 Khác
9. ThS. Phan Ngọc Thảo: Giảm chi phí để nâng cao hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Khác
10. TS.. Vũ Anh tuấn: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Tạp chí: Phát triển kinh tế- tháng 12/2002 Khác
11. TS. Phạm Đăng Tuất: Bàn về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tạp chí: Phát triển kinh tế Khác
12. ThS. Nguyễn Hoàng Xanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế thế giới. Tạp chí: Phát triển kinh tế- tháng 4/2002 Khác
13. Đậu Ngọc Xuân: Về hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí nghiên cứu kinh tế- tháng 8/2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w