Thực trạng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 52)

bằng xã hội ở Phú Thọ trong giai đoạn 1986 đến nay

* Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn tạo bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Phú Thọ cũng như trong cả nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với phương châm đổi mới đồng bộ, toàn diện hệ thống cơ chế và tổ chức quản lý. Khắc phục những cải tiến cục bộ trước đây, tạo sự biến đổi về chất trong đời sống xã hội, những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế của Phú Thọ được thể hiện: chuyển cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; giải phóng mọi tiềm năng và sức sản xuất, dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội; mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư; chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại từ đơn phương sang đa phương hóa theo hướng nền kinh tế mở; đa dạng hình thức và đa dạng hóa quan hệ.

Như vậy, trong những năm đầu đổi mới này, nền kinh tế Phú Thọ đã cơ bản chuyển đổi cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới. Quá trình chuyển đổi này đã khắc phục được những khó khăn, vấp váp của sự tìm tòi, thử nghiệm, đổi mới trong giai đoạn trước mà còn đạt được những thành tích đáng kể về kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng đó là giảm tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng tổng sản phẩm từ các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lực lượng lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã có hướng chuyển dần sang các ngành nghề khác nhưng nhìn chung còn rất chậm. Đặc biệt cơ cấu kinh tế nông thôn gần như không có

sự chuyển biến và còn mang nặng tính thuần nông. Về ngành công nghiệp xây dựng cũng có những chuyển biến tích cực, một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp mới ra đời, các nhà máy xi măng, gạch ngói được thành lập và đi vào hoạt động ở các huyện như Thanh Ba, Sông Thao… Các sản phẩm công nghiệp xây dựng đã đóng góp một phần nhằm giải quyết những thiếu hụt mà giai đoạn 1976 - 1985 chưa đáp ứng được. Hàng hóa lưu thông trên thị trường có xu hướng tăng nhưng nhìn chung kinh tế Phú Thọ giai đoạn này xuất hiện những vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và không ổn định qua các năm. Sự mất cân đối giữa các ngành, vùng sản xuất làm cho cơ cấu kinh tế chưa hợp lý.

Thứ hai, việc đầu tư cho phát triển sản xuất chưa đúng hướng, mang tính mất cân đối và còn nặng cơ chế “xin cho”.

Thứ ba, đời sống nhân dân ở đây còn thấp, cơ bản mới thoát được tình trạng thiếu đói lương thực dài ngày.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ còn bỡ ngỡ, chưa thích nghi kịp sự năng động của kinh tế thị trường, sức ì của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn đè nặng.

Trong giai đoạn 1991 - 2002 kinh tế Phú Thọ phát triển trong điều kiện thuận lợi hơn. Về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đã bổ sung tương đối hoàn chỉnh nhằm giải phóng mọi tiềm năng kinh tế để mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia hoạt động, phát huy điều kiện vốn có của mình trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV đã cụ thể hóa chính sách lớn của Đảng và từ đó vạch ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế Phú Thọ phát triển. Với những chương trình hành động của mình Đảng bộ Phú Thọ đã lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế sau những năm tái lập tỉnh (1997) và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Niên giám thống kê năm 2011 sau 15 năm tái lập tỉnh Phú thọ có tốc độ TTKT năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt trên 10%/năm. Trong khi đó tốc độ TTKT của cả nước giai đoạn 1996 - 2000 là 7,5%/năm, Phú Thọ đạt 8,4%/năm; giai

đoạn 2001 - 2005 cả nước đạt 7,5%/năm, Phú Thọ đạt 9,73%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,6%/năm cao hơn so với bình quân chung cả nước.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Năm 1997, nông lâm nghiệp 33% - công nghiệp , xây dựng 33% - dịch vụ 34%; năm 2011 , nông lâm nghiệp thủy sản 25,1% - công nghiệp , xây dựng 39,7% - dịch vụ 35,2%. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu tích cực, đúng hướng và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Điều này cho thấy những cố gắng to lớn trong quá trình thúc đẩy TTKT nhằm đưa Phú Thọ sớm phát triển, theo kịp kinh tế của các địa phương khác trong cả nước. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh. Theo Niên giám thống kê, năm 1997 là 1.792.600 đồng, đến năm 2011 đạt 14.500.000 đồng.

Sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao và ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, mặc dù thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra nhưng do áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên nông nghiệp Phú Thọ vẫn có những tiến bộ vượt bậc. Trình độ sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao, cơ cấu mùa vụ được bố trí khoa học, sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tưới tiêu hợp lý đã làm cho năng suất lương thực tăng lên rõ rệt. Như năng suất lúa bình quân năm 2000 đạt 39,4 tạ/ha, tăng 40,4% so với năm 1996; sản lượng lương thực quy thóc tăng 12,3 vạn tấn và lương thực bình quân đầu người tăng 83kg so với năm 1996. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4,5 -5%, sản lượng lương thực tăng đều qua các năm.

Với kết quả của sự phát triển nông nghiệp mang lại như vậy thì tình trạng thiếu đói khi giáp hạt hoặc phải ăn ngô khoai trừ bữa không còn nữa, đời sống nhân dân ổn định, ấm no. Năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm. Năm 2010 đạt 13,2%/năm tăng 1,24 lần so với năm 2005, sản lượng lương thực tăng 3,7%; giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2005 và phấn đấu năm 2015 giá trị sản phẩm

bình quân trên 1ha đất canh tác đạt trên 65 triệu đồng, sản lượng lương thực đạt 46 - 47 vạn tấn…

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, Phú Thọ đã bước đầu xây dựng một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, sản xuất rau quả sạch, vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến như chè, giấy, sẩn phẩm gỗ, hàng nông sản. Năm 2010 sản lượng chè chế biến đạt 71 - 75 nghìn tấn (xuất khẩu 70 - 80%) tăng 1,5 lần so với năm 2005, giấy bìa 350 nghìn tấn tăng 1,2 lần so với 2005… giá trị xuất khẩu các hàng nông sản năm sau cao hơn năm trước với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Chăn nuôi trong những năm qua tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là về giống được áp dụng rộng rãi; cơ cấu vật nuôi phát triển đa dạng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; công tác phòng trừ dịch bệnh thực hiện tốt. Các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao như gia cầm, hươu, nai, đà điểu, cá sấu, nhím, dúi, và dế… phát triển nhanh chóng, mang lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình.

Bên cạch đó công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ. Thực hiện các chương chình phát triển lâm nghiệp: 327, 661, nguyên liệu giấy; các biện pháp nâng cao chất lượng rừng, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng hỗn giao… đưa độ che phủ rừng từ 21,6% năm 1996 lên 35,8% năm 2000 và đạt 45% năm 2005, 49,4% năm 2010. Hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng cho nông dân, việc trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai được trú trọng.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ đổi mới cơ chế quản lý và phát triển công nghiệp theo hướng tăng nhanh quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, phát huy lợi thế từng vùng đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nên đã có bước phát triển mạnh. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế như xi măng, phân bón, giấy, chè, rượu bia… phát triển nhanh. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới (cơ khí, vật liệu xây dựng chất lượng cao, điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, công nghiệp dược,

gỗ gia dụng…). Một số sản phẩm mới, công nghệ cao đang được hình thành; sản phẩm công nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng được nâng lên, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh. Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh như khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà, Thanh Ba, cụm công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạng… Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) ước đạt 2.230 tỷ đồng năm 1997, tăng 3.243 tỷ đồng năm 2001, tốc độ tăng bình quân 14,9% /năm và tốc độ này được duy trì trên 12% qua các năm đến nay.

Công nghiệp ngoài quốc doanh đang dần phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các hợp tác xã được đổi mới tổ chức và phương thức quản lý chuyển dần sang hình thức công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần) với các loại hình sở hữu đan xen, khai thác mọi khả năng, thế mạnh của vùng nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn như máy công cụ nông nghiệp, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học… được tập trung đầu tư trọng điểm. Chuyển công nghiệp nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ sở dịch vụ công nghiệp đã phát triển đều khắp ở các huyện thị, các làng nghề truyền thống được khôi phục và đi vào hoạt động. Các ngành sản xuất dịch vụ sau bao năm bị trói buộc bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung lúc này thực sự được cởi trói và nở bung đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Nền kinh tế Phú Thọ đã từng bước chuyển sang và hòa nhập với cơ chế thị trường. Các chính sách mới của Đảng và Nhà nước được ban hành đã tác động mạnh mẽ làm cho các nguồn lực được giải phóng và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng. Một số chính sách đối với sản xuất công nghiệp có sự thay đổi căn bản. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được mở rộng

quyền tự chủ kinh doanh, từng bước đổi mới công nghệ, mở rộng liên doanh, liên kết, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư.

Như vậy, trong những năm gần đây, Phú Thọ từ việc cụ thể hóa các chính sách, nghị quyết của Đảng đã xây dựng đường lối chung cho tỉnh đó là: Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế,phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo. Trên cơ sở đường lối chung đó, Phú Thọ đã tiến hành triển khai các biện pháp như: Phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa đô thị với nông thôn; Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới; Phát triển công nghiệp theo hướng tăng nhanh quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh; Tạo bước phát triển vượt bậc du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế trung tâm vùng, lợi thế vùng Đất Tổ; Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng; Tăng cường, củng cố quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ, quản lý có hiệu quả tài nguyên rừng.

Chính nhờ những biện pháp, chủ trương đúng đắn của tỉnh nên từ sau đổi mới, tái lập tỉnh kinh tế Phú Thọ liên tục tăng trưởng cao, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,73% cao hơn so với bình quân cả nước và liên tục tăng trong những năm gần đây. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Phú Thọ đã vươn lên vị trí số 1 trong 14 tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và đứng thứ 18 trong cả nước năm 2005. Bộ mặt của tỉnh được đổi mới cùng với TTKT theo hướng ngày càng tiến bộ. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 23% năm 1996 xuống còn 11% năm 2001, còn 5% vào năm 2005 (tiêu chí cũ) còn tiêu chí mới là dưới 10%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 42% năm 1996 xuống 23,9% năm 2005 và đến năm 2010 còn 17,3%... Đời sống nhân dân ở nông thôn được cải thiện nhờ việc trú trọng xây dựng nông thôn mới và đầu tư kết cấu hạ tầng dịch vụ nông nghiệp nông thôn. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, tính đến hết năm 1010 có 100% xã, phường, thị trấn

đạt chuẩn quốc gia về y tế… Những thành quả mà TTKT mang lại trên chính là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện CBXH ở Phú thọ.

* Công bằng xã hội

Trong giai đoạn 1976 - 1985 CBXH hầu như không được chú ý trong các văn kiện của tỉnh (Vĩnh Phú). CBXH được quan niệm là chia đều sản phẩm cho tất cả mọi người bất kể là sự đóng góp như thế nào, công bằng được đồng nhất với cào bằng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI với chủ trương: Cởi trói cho lực lượng sản xuất, thúc đẩy mọi nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế, nhận thức lại quan niệm về CBXH. Từ đây, các vấn đề về xã hội, lao động, phân phối sản phẩm được đặt ra và đòi hỏi nhận thức lại. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề cập đến các vấn đề xã hội, chính sách xã hội nhưng còn mờ nhạt. Vấn đề TTKT, thúc đẩy việc phát triển sản xuất vẫn là vấn đề được chú ý nhiều hơn cả. Đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII và nhất là XIV thì vấn đề CBXH được quan tâm, chú ý và triển khai trên toàn tỉnh. Đại hội XIV đã đưa nhiệm vụ: “Phát triển văn hóa - xã hội cần quán triệt quan điểm: tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội”. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã quan niệm được: CBXH chỉ có thể thực hiện tốt dựa trên TTKT, TTKT cao là tiền đề vững chắc cho việc thực hiện CBXH, cho nên, song song với việc quan tâm thúc đẩy TTKT, Phú Thọ đã làm tốt việc thực hiện CBXH, điều này thể hiện qua các biện pháp như sau:

Chính sách tạo việc làm. Đây là chính sách lâu dài, quan trọng và quyết định bởi vì muốn thực hiện được CBXH thì trước tiên phải có các nguồn lực kinh tế. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm thúc đẩy TTKT là cơ sở, tiền đề cho

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)