Thực trạng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 50)

Khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Phú Thọ đã đứng lên cùng với cả nước xây dựng và kiến thiết quê hương trong điều kiện vô cùng khó khăn. Trước tình hình ấy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã: phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tự lực tự cường và sức mạnh cách mạng tổng hợp,

quyết tâm xây dựng một bước cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và tổ chức lại sản xuất đặc biệt là tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và tăng nhanh hàng tiêu dùng tại địa phương, phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa của nhân dân.

Đảng bộ tỉnh chỉ tập trung bàn về vấn đề làm sao để phát triển được kinh tế, mau hàn gắn vết thương chiến tranh mà hầu như không bàn tới vấn đề CBXH. CBXH chưa được chú ý, quan tâm đúng mức. Từ việc nhận thức sai lầm, đơn giản hóa CNXH, nóng vội, muốn có ngay CNXH tốt đẹp nên khi tiến hành thực hiện nghị quyết thì hàng loạt vấn đề gay gắt về kinh tế nảy sinh: các kế hoạch kinh tế đặt ra đều không được hoàn thành, sản xuất ì ạch. Tổng nguồn thu trong tỉnh chưa đảm bảo cho việc chi tiêu, cho nên thường xuyên phải dựa vào nguồn bổ sung từ ngân sách nhà nước, kinh tế chưa tạo được sự tích lũy. Lương thực và các mặt hàng thiết yếu đều thiếu và kém chất lượng. Trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế lạc hậu. Trình độ sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ và mang tính tự cấp, tự túc. Cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy có tăng cường nhưng so với yêu cầu còn rất yếu, thiếu đồng bộ, chưa đủ sức đảm bảo sản xuất bình thường, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý hợp tác xã chậm cải tiến, nâng cao, nhiều hợp tác chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính. Tốc độ TTKT bình quân của tỉnh đạt dưới 2,0%, trong khi đó tốc độ tăng dân số gần 3,0% cho nên mức thu nhập bình quân đầu người giảm trung bình 0,7% mỗi năm. Nhu cầu cơ bản của người dân thành thị được đảm bảo bằng chế độ tem phiếu, sự khác nhau trong tiền lương danh nghĩa giữa cán bộ công nhân viên chức không đáng kể. Chế độ tiền lương mang nặng tính bao cấp: Sự chênh lệch các bậc lương trong cùng một thang lương không đáng kể, sự phân biệt giữa các thang lương không rõ ràng. Với chế độ tiền lương này chỉ có tác dụng khuyến khích mọi người tìm cách làm việc trong các cơ quan nhà nước để được hưởng chế độ bao cấp, chứ không thể khuyến khích họ làm việc cho năng suất cao. Đây là bước cản lớn cho nhu cầu TTKT ở Phú Thọ. Còn ở nông thôn, hầu hết nông dân là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, nhu cầu cơ bản của họ được

thực hiện theo chế độ phân phối theo định suất, phụ thuộc vào số nhân khẩu trong gia đình. Họ thờ ơ với việc làm chủ tư liệu sản xuất làm cho việc sử dụng máy móc không có hiệu quả, năng suất lao động thấp. Chính chế độ phân phối mang nặng tính bình quân, cào bằng là lực cản cho việc tăng trưởng và PTKT, làm cho động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu, CBXH bị vi phạm nghiêm trọng, kinh tế khủng hoảng nặng nề.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)