Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế và

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 64)

thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay

Trong những năm qua Phú Thọ đã tập trung cho TTKT bằng nhiều chủ chương, đường lối, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư, kích thích sản xuất, nâng cao mức sống cho người dân, quyết tâm đẩy lùi đói nghèo. Bên cạnh đó, mặt xã hội cũng được quan tâm giải quyết một cách có hiệu quả, Phú Thọ đã tạo ra sự bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ hội có việc làm cho người lao động, tạo cơ hội đầu tư đối với các hộ và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Mọi người dân phần nào cũng được hưởng những thành quả từ sự TTKT tuy còn trong điều kiện khó khăn. Nhờ sự mở cửa về cơ chế chính sách mà người giàu càng giàu thêm, người nghèo đói được quan tâm bằng các dự án, chương trình hỗ trợ làm cho họ thoát dần cái nghèo cái khó. Các đối tượng thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng được xã hội trợ giúp và đền đáp một phần nào đó về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện TTKT và CBXH ở Phú Thọ đã nảy sinh một số vấn đề:

Phú Thọ là một tỉnh nghèo, thuần nông. Nền nông nghiệp Phú Thọ kém phát triển, manh mún, lạc hậu, sản xuất theo lối tự cấp tự túc. Cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không có gì đáng kể. Hậu quả của chủ nghĩa thực dân trên lĩnh vực văn hóa xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến tinh thần, tư tưởng và nếp nghĩ đó là bảo thủ, trì trệ, cứng nhắc, cục bộ, thiếu năng động trong các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, trải qua hai cuộc chiến tranh gian khổ và khốc liệt, Phú Thọ đã tập trung hết sức người, sức của cho chiến tranh, đồng thời Phú Thọ cũng là tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Thêm vào đó, những năm qua nhân dân Phú Thọ gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai như: lũ lụt lớn tháng 7/1986, năm 2002, năm 2008, hạn hán năm 1993, năm 97 và 98… đã gây thiệt hại năng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Có thể nói sau chiến tranh nhân dân Phú Thọ bước vào xây dựng kiến thiết quê hương trong điều kiện vô vàn khó khăn.

Đứng trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh Đảng bộ nhân dân Phú Thọ đã quyết tâm sản xuất, xây dựng quê hương, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, tổ chức lại quan hệ sản xuất trên địa bàn các huyện, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của nhân dân và tiến tới xuất khẩu.

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực cho nên kinh tế Phú Thọ có những khởi sắc nhất định song sơ sở vật chất so với yêu cầu phát triển hiện tại còn yếu, thiếu đồng bộ, nền kinh tế còn kém phát triển và vẫn chưa thoát khỏi tỉnh nghèo. Nhìn chung, kinh tế Phú Thọ còn thấp, không đồng đều, song, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Phú Thọ là cần phải đẩy nhanh tốc độ TTKT nhằm rút ngắn khoảng cách với các tỉnh khác. Đây là một thách thức lớn đặt ra đối với các cấp, các ngành và mọi người dân Phú Thọ.

Bên cạnh thách thức đó thì còn có vấn đề khác nảy sinh trong quá trình TTKT và thực hiện CBXH ở Phú Thọ nữa đó là yêu cầu về mặt tài chính cho việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tiến tới CBXH ngày càng lớn trong khi đó nguồn ngân sách cung cấp cho hoạt động này còn hạn chế.

Ở Phú Thọ hiện nay số đối tượng cần phải được quan tâm bởi chính sách xã hội là rất lớn: Ngoài ra còn có hàng ngàn người bị chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh và còn để lại di chứng cho thế hệ sau. Nhiều người dân bị ảnh hưởng ngấm ngầm chất độc ấy tới sức khỏe mà không thống kê được hết. Đây là con số rất lớn đối với họ và bản thân gia đình họ hiện nay không còn sức khỏe để lao động. Với số lượng đối tượng chính sách lớn như vậy thì vấn đề tài chính để giải quyết chế độ, chính sách bảo trợ xã hội rất khó khăn ở Phú Thọ.

Bên cạnh đó, Phú Thọ nằm ở trung tâm cầu nối kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh gắn các tỉnh với Trung Quốc nên quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, làm cho lượng người từ các nơi khác đổ về Phú Thọ đông, trong đó có cả trẻ em lang thang cơ nhỡ… Đây cũng chính là gánh nặng cho Phú Thọ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội với số lượng đối tượng phải thực hiện vấn đề này đang gia tăng. Trong khi đó, nguồn ngân sách cung cấp có hạn, đây chính là sức ép lớn đặt ra yêu cầu Phú Thọ phải giải quyết.

Một trong những thách thức lớn nữa đặt ra với tỉnh Phú Thọ là đang phải đẩy mạnh CNH-HĐH theo chủ trương của Đảng. Vấn đề tập trung hiện nay là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các khu vực trong tỉnh, nhưng thực chất trong những năm qua sự chênh lệch thu nhập và mức sống gữa hai khu vực trên ngày càng rộng và có xu hướng tăng lên nhanh chóng hiện đang là nỗi lo ngại cho các vấn đề xã hội ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Điều đó đã làm nảy sinh một nghịch lý là trong khi tốc độ đô thị hóa khu vực thành thị ngày càng tăng nhanh thì đại bộ phận khu vực nông thôn vẫn lạc hậu, đặc biệt là khu vực miền núi. Đời sống sản xuất ở đây vẫn còn mang tính chất du canh du cư, tình trạng đốt nương, làm rẫy, phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm vẫn sảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Hơn nữa, trong những năm qua do việc phát triển kinh tế, trang trại… đã đẩy một bộ phận dân cư, đồng bào dân tộc không còn đất canh tác làm cho tình trạng du canh du cư tiếp tục tăng, bổ sung họ vào bộ phận những người nghèo đói.

Về y tế, những năm qua, Phú Thọ đã nỗ lực đầu tư để phát triển y tế song tồn tại nhiều nghịch lý. Ở Phú Thọ phần lớn dân số sống ở nông thôn và làm lao động nông nghiệp, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu vùng xa có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu là lao động chân tay, tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh… Nói chung, ở nông thôn, miền núi bệnh tật thường xảy ra và họ cần phải được chăm sóc y tế nhiều hơn nhưng thực tế mạng lưới y tế ở các bản làng, thôn xã thiếu thốn nhiều thứ: cơ sở vật chất xuống cấp, ít được đầu tư, cán bộ y tế thiếu và trình độ chuyên môn không được nâng cao, thuốc chữa bệnh thiếu và chất lượng kém. Trong khi đó, mạng lưới y tế ở thành thị được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, máy móc tinh vi, đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Nghịch lý ở đây là y tế theo hình tháp ngược: y tế cơ sở không phát triển, hầu như chỉ tập trung cho bệnh viện tuyến trên; kinh phí y tế tăng nhiều hàng năm song chỉ đáp ứng cho một bộ phận dân cư ở thành thị, đồng bằng và những người giàu có. Đây chính là điều ảnh hưởng tới CBXH.

Ngoài những mâu thuẫn trên, một điều cần đề cập đến nữa là kết cấu hạ tầng nông thôn ở Phú Thọ bao gồm hệ thống cầu cống, đường xá, hệ thống cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu, các công trình phục vụ thông tin liên lạc, hệ thống điện, các cơ sở cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống… Hệ thống này có ý nghĩa to lớn đến sản xuất và đời sống xã hội, nó vừa là điều kiện cho TTKT vừa là cơ sở cho việc giải quyết CBXH: CBXH giữa thành thị và nông thôn, gữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa người giàu với người nghèo. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nông thôn với nhau, giữa nông thôn với thành thị… diễn ra thuận lợi. Nhờ đó có thể rút ngắn khoảng cách xã hội tạo điều kiện để thiết lập CBXH. Thực tế hiện nay ở Phú Thọ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn rất lớn. Đời sống của một bộ phận dân cư nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kém phát triển, nên sản phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ, nguyên vật liệu chuyển về được để sản xuất rất khó khăn. Hơn nữa, chính những nơi đây lại là nơi cư trú của rất nhiều gia đình chính sách, khó khăn nên khó thoát khỏi cái đói, cái nghèo…

Một nghịch lý nữa ở Phú Thọ là tỉ lệ tăng dân số còn cao, khoảng 1,2%/năm trong khi GDP có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, mức sinh ở miền núi và vùng sâu vùng xa ngày càng tăng cho nên tỉ lệ người nghèo ở nông thôn và miền núi tiếp tục tăng, dẫn đến thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng chênh lệch. Ngay ở nông thôn và miền núi, các gia đình nghèo thường đông con hơn các hộ giàu. Nếu các hộ nghèo không ý thức được việc giảm mức sinh của mình thì chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn cũng ngày càng gia tăng.

Trong quá trình TTKT ở Phú Thọ thì một bộ phận người giàu giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp do tham nhũng, buôn lậu và tiếp tay cho hành vi này. Lợi dụng địa thế là nơi trung chuyển, giao lưu kinh tế tiểu vùng Đông Bắc nên ở đây tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả diễn ra khá mạnh mẽ mà chưa có biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn một cách triệt để. Điều này gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến đời sống tâm lí xã hội nghiêm trọng.

Trên đây là những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện TTKT kết hợp CBXH ở Phú Thọ trong thời gian qua. Để khắc phục tình trạng này, Phú Thọ cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp.

2.2. Các giải pháp kết hợp tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay

2.1.1. Nhóm giải pháp về kinh tế và chính trị

2.1.1.1. Đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

Chúng ta phải nhận thức được rằng TTKT chính là nền tảng cho thực hiện CBXH. Muốn đảm bảo được CBXH, muốn làm tốt được công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội thì phải có một lượng tài chính nhất định. Chỉ có một sự phát triển cao về kinh tế mới có thể đáp ứng được yêu cầu này. Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế nhưng hầu hết chưa được khai thác, kinh tế còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ấy chính vì vậy Phú Thọ phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, khuyến khích làm giàu chính đáng, kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại Phú Thọ. Do vậy, Phú Thọ phải làm tốt công tác đơn giản hóa và cải cách thủ tục hành chính, tạo ra môi trường kinh tế

hấp dẫn về kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất và pháp lý và các nhà đầu tư. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa; kết hợp chặt chẽ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; gắn sản xuất hàng hóa với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh nhằm giải quyết việc làm. Hiện nay, Phú Thọ cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Trong kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế trong công nghiệp như nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến đặc biệt là chế biến nông lâm thủy sản như: gỗ, giấy, chè, mây tre đan, thức ăn chăn nuôi, thịt gia súc, gia cầm… sự phát triển này có tác dụng rất lớn đến quá trình đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Dựa vào lợi thế đất đai, ở Phú Thọ hiện nay có khoảng 116.266,27 ha đất feralít đỏ vàng chiếm tới 66,79% diện tích (diện tích điều tra)… Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp, cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến như: giấy, chè, sơn… trú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn. Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm tại chỗ, tận dụng lao động nông nhàn ngoài thời vụ nông nghiệp đồng thời hạn chế việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Trong nông nghiệp nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến. Phải phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh gắn liền với thị trường trong và ngoài nước, nhanh chóng nâng cao đời sống người lao động. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng xuất lúa, tăng diện tích hai vụ kết hợp thâm canh, xen canh đồng thời phát triển hệ thống thủy lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa để hình thành một nền sản xuất nông nghiệp lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Khai thác tốt hơn lợi thế về đất đai và rừng. Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài, phải đưa rừng trở thành

nghề sống chính và làm giàu từ rừng đồng thời Nhà nước thúc đẩy và hỗ trợ xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và mở thị trường cho những sản phẩm này.

Tiếp tục mở rộng các cơ hội phát triển cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp hỗn hợp, nhà nước và tư nhân, các công ty cổ phần với sự góp vốn và tham gia rộng rãi của các cổ đông. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng trở thành động lực huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân, tạo ra tăng trưởng, công ăn việc làm, phúc lợi xã hội và thịnh vượng cho nhân dân.

Mở rộng phát triển dịch vụ về quy mô, ngành nghề và thị trường. Nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ như: dịch vụ thương mại, vận tải, kho bãi, tín dụng ngân hàng, viễn thông, du lịch… phát huy lợi thế văn hóa vùng

Trong lao động giải quyết việc làm cần có chính sách tạo sự đột phá, tạo bước chuyển dịch rõ ràng hơn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

- Trong quá trình đô thị hóa chung hiện nay ở Phú Thọ cũng như trong cả nước, để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, mất việc làm Phú Thọ cần sớm hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động nông thôn theo hướng khuyến khích phát triển mạng lưới trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đa sở hữu. Phú Thọ có thể áp dụng việc khi trả tiền bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp thì trích một phần để đào tạo nghề cho nông dân tại các trung tâm dạy nghề, khuyến nông…

- Đồng thời với việc tiếp tục xác định giá cả hợp lí theo giá thị trường không để người thu hồi đất bị thiệt thòi mà người nông dân cũng phải được hưởng địa tô chênh lệch do chuyển quyền sử dụng đất mang lại. Phải dành một

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)