Một số quan niệm về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 32)

bằng xã hội ở một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới

1.2.1.1. Mô hình phát triển kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế

Kế thừa luận điểm nổi tiếng về “Bàn tay vô hình” trong nền kinh tế thị trường tự do mà Adam Smith - ông tổ của chủ nghĩa tư bản tự do cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, từ cuối những năm 1970, nhiều nhà kinh tế học phương Tây như: Von Hayek, Milton Friedman… đã khuyến khích các nước Âu, Mỹ và cả một số nước đang phát triển điều chỉnh mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới. Thực hiện mô hình này, người ta hạ thấp vai trò của nhà nước, đề cao vị trí của khu vực tư nhân, giảm chi tiêu từ ngân sách quốc gia cho các lợi ích công cộng, điều chỉnh lại việc phân phối thu nhập theo hướng có lợi cho giới chủ tư bản nhằm khuyến khích họ “tiết kiệm và đầu tư”, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng kinh tế phải đi trước, công bằng xã hội theo sau. Nhà kinh tế học Mỹ: Kuznets năm 1955 đã tiến hành khảo nghiệm ở một số nước và đưa ra lập luận rằng: giai đoạn đầu TTKT và bất công xã hội là quan hệ tỷ lệ thuận: giai đoạn giữa khi TTKT đạt đến mức cao và bất công xã hội cũng đạt tới mức đỉnh điểm, lúc này nhờ thành quả của TTKT mà xã hội có thể quan tâm đến sự phân chia công bằng cho mọi người; giai đoạn cuối cùng với TTKT, CBXH tiếp tục tăng lên.

Những người theo quan điểm trên đây xuất phát từ chỗ cho rằng TTKT và CBXH có mâu thuẫn trái ngược nhau, muốn TTKT thì nhất định phải hy sinh

CBXH một thời gian chờ đến khi kinh tế phát triển cao, tức là “cái bánh của xã hội” đã to lên rồi mới có thể chia đều cho các thành viên được.

Vận dụng quan điểm trên nên mức TTKT của Mỹ rất cao, GDP đứng đầu thế giới (9.000 tỷ USD/năm) nhưng số người nghèo cũng tăng cao (35,7 triệu người, chiếm 14% dân số). Theo số liệu của báo “US Today” hệ số Gini (chỉ thước đo được sử dụng phổ biến để xác định mức độ BBĐ trong phân phối thu nhập. Hệ số này trải rộng từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (BBĐ) - tên nhà thống kê học người Italia - Gini Coefficient ở Mỹ đã lên đến mức cao (trong năm 1988 là 0,390 đến năm 1994 là 0,456).

Đối với nước Mỹ, một kỷ nguyên mới về BBĐ đang diễn ra, “thu nhập của 5% gia đình giàu nhất nước Mỹ so với tổng GDP tăng từ 18,6% (năm 1990) lên 24,5% (năm 1997). Ngược lại thu nhập của 5% nhóm người nghèo nhất lại giảm từ 5,7% (năm 1990) xuống còn 4,3% (năm 1997)”. Sự phân cực mạnh đến nỗi hiện nay cư dân Mỹ đang di chuyển theo hai luồng vào hai khu vực: khu vực giành cho người giàu và khu vực giành riêng cho người nghèo, tình trạng này diễn ra gay gắt và trở thành áp lực cho xã hội. Rôbơtrai (nguyên Bộ Trưởng Bộ Lao Động Mỹ) đã thừa nhận sự BBĐ ngày càng tăng trên lĩnh vực phân phối đang có nguy cơ gây ra những phức tạp về xã hội, chính trị và thậm chí cả đạo đức. Một xã hội bị phân thành hai cực: người giàu và người nghèo là một xã hội không ổn định và tầng lớp trung lưu bị biến mất.

Chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách phúc lợi và bảo đảm cho xã hội như các chương trình trợ giúp y tế, nhà ở, thất nghiệp, người nghèo… nhưng đó chỉ là sự điều hòa hết sức nhỏ nhoi trong tổng giá trị lợi nhuận do xã hội tạo ra và người nghèo cũng chỉ được hưởng một phần rất nhỏ. Thực chất việc làm đó của chính phủ Mỹ: “Tương tự như một cơ quan bảo hiểm, kiềm chế những căng thẳng xã hội ở khu vực nghèo nhất với những chi phí tối thiểu. Phương án tăng thuế để giải quyết những nguyên nhân sâu xa khiến cho người nghèo bị đẩy ra ngoài lề xã hội, bị bác bỏ với lý do sẽ làm phật lòng số đông giàu có quyết định cuộc bầu cử” [3, tr. 26].

Như vậy, sự phát triển đất nước theo mô hình của Mỹ: tập trung ưu tiên TTKT; ít quan tâm đến CBXH đã làm cho mọi mặt của đời sống xã hội bị khủng hoảng sâu sắc. Đó là một xã hội mà chính người Mỹ cũng phải đến thốt lên rằng: “Một thế giới không thể chấp nhận được”.

1.2.1.2. Mô hình phúc lợi xã hội của Thụy Điển và các nước Bắc Âu

Đây là mô hình dựa theo lý thuyết của John Maynard Keynes mà theo đó, người ta kết hợp sử dụng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với việc thi hành một hệ thống các chính sách phúc lợi để tạo ra sự đồng thuận xã hội cho phát triển. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển là điển hình của mô hình này. Nhà nước tích cực tham gia quản lý, điền hòa kinh tế - xã hội nhằm tạo ra một xã hội thịnh vượng và một nhà nước phúc lợi toàn dân. Xuất phát từ quan niệm coi CBXH là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội xây dựng một hệ thống phúc lợi chung và một hệ thống bảo hiểm qui mô lớn. Nhà nước thông qua thuế và hệ thống bảo hiểm nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Việc kết hợp giữa kinh tế thị trường với mở rộng phúc lợi xã hội và tận dụng triệt để các điều kiện quốc tế đã tạo ra không khí lao động hăng say. Bởi vậy, trong một thời gian ngắn (1938-1950) từ những nước nghèo nhất châu Âu, Thụy Điển và các nước Bắc Âu đã trở thành những nước giàu nhất thế giới, mức sống của người dân khá cao và tương đối đồng đều, người dân được sử dụng các dịch vụ xã hội không phải trả tiền.

Tuy vậy, sau một thời gian việc thực hiện chế độ phúc lợi xã hội cao đã tạo ra cho con người có thói quen hưởng thụ, tâm lý thụ động trông chờ vào xã hội, không khí lao động giảm dần. Mặt khác nhà nước chi cho hệ thống phúc lợi xã hội quá lớn (60% GDP) đã vượt quá sức tải của nền kinh tế. Để bổ xung cho nguồn chi xã hội, nhà nước đã dùng biện pháp đánh thuế cao đối với giới chủ (giới chủ các doanh nghiệp phải đóng hơn 40% tổng quỹ phúc lợi ). Từ đây đã dẫn tới hậu quả: động lực phát triển sản xuất bị giảm dần, nhiều công ty lớn của Thụy Điển chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (năm 1989 đầu tư ra nước ngoài của Thụy Điển tăng dần 40%, trong khi đó đầu tư trong nước chỉ tăng 10%).

Cuối những năm 80 mô hình Thụy Điển và các nước Bắc Âu đã thật sự rơi vào khủng hoảng, buộc các quốc gia phải điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn đến TTKT, giảm chi tiêu cho phúc lợi và bảo hiểm xã hội với lập luận rằng: “phải dỡ bỏ một bộ phận của chế độ phúc lợi xã hội nhằm cứu vãn cốt lõi của chế độ này”

1.2.1.3. Mô hình ưu tiên thực hiện công bằng xã hội

Trong một thời gian, ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trước đây, mô hình này đã từng phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển kinh tế theo chiều rộng trên cơ sở kỹ thuật cổ điển, đồng thời tạo nên sự bình ổn xã hội bằng những chính sách quan tâm đến các mặt của đời sống con người. Xuất phát từ quan điểm cho rằng xã hội công bằng là ước mơ của mọi con người ở mọi thời đại, vì thế xã hội càng nhanh đạt được sự công bằng càng thể hiện tính ưu việt của CNXH. Với quan niệm như vậy, các nước này đã xây dựng đường lối phát triển đề cao CBXH thực hiện phân phối trước, TTKT sau. Do tư tưởng nôn nóng, hành động chủ quan muốn có ngay một xã hội phát triển tự do và bình đẳng hoàn toàn đối với mọi cá nhân mà không tính đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện có, bất chấp mọi quy luật phát triển kinh tế - xã hội ở một nước chưa phát triển. Ở các nước này đã tiến hành xóa bỏ toàn bộ sở hữu tư nhân, công hữu hóa tư liệu sản xuất dưới hai hình thức Quốc doanh và tập thể. Sai lầm lớn hơn là bỏ qua nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng nhất CBXH với chủ nghĩa bình quân, thực hiện phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi quá lớn. Do vậy động lực kích thích khả năng lao động sáng tạo của người lao động bị triệt tiêu. Đồng thời tâm lý ỉ nại trông chờ vào xã hội lại càng tăng lên. Từ đây dẫn đến năng xuất lao động thấp, sản phẩm làm ra càng ít cho nên cái mà con người được hưởng thụ và phân phối càng ít. Phân phối ở đây cũng chỉ là: “chia đều sự nghèo khó cho mọi người”. Do quan niệm CBXH không đúng như vậy nên thực tế nó lại trở thành lực cản đối với TTKT, chính cơ chế phân phối tưởng như công bằng ấy lại bất công bằng: đối xử như nhau đối với những người có đóng góp khác nhau.

1.2.1.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế và giảm bớt bình đẳng ở một số nước và vùng lãnh thổ châu Á

Qua việc tìm hiểu những bài học của các nước trên thế giới trong việc giải quyết quan hệ TTKT và CBXH theo quan điểm tập trung TTKT hoặc CBXH một cách phiến diện. Các nước theo chủ nghĩa tự do mới chủ trương kết hợp giữa cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước, giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và CBXH bằng cách xóa bỏ độc quyền, phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua thuế, khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng hình thức sở hữu cổ phần và cho công nhân tham dự vào sở hữu xí nghiệp thông qua mua cổ phiếu. Các nước này đã được coi là có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và CBXH. Theo một số nhà nghiên cứu thì kinh nghiệm giải quyết TTKT và CBXH ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á đã thực hiện tốt các chính sách sau:

- Dân chủ hóa trong kinh tế, đây là vấn đề cơ bản đầu tiên đảm bảo cho CBXH.

- Cải cách ruộng đất và đầu tư phát triển nông thôn có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề để cho TTKT và CBXH bởi vì những nước này kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Với các biện pháp cơ bản: nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, nông nghiệp; áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; áp dụng chính sách giá cả, thuế bảo hộ cho nông dân.

- Khuyến khích phát triển kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, tạo việc làm cho mọi người lao động, tận dụng mọi nguồn lực.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo lập thị trường lao động. Đầu tư cho giáo dục đào tạo.

- Có chính sách phúc lợi về nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục cho tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp trong xã hội.

- Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và có hiệu quả.[38,tr53-56]

Từ kinh nghiệm của một số nước châu Á cho thấy không thể thực hiện TTKT bằng mọi giá và công bằng chỉ là một chiều của TTKT. Trái lại, mức độ

BBĐ thấp cũng là điều kiện kích thích TTKT, không nên và không thể tách rời các chính sách khuyến khích TTKT và chính sách tạo lập CBXH. Điều quan trọng là tạo ra một cơ chế để TTKT và giảm bớt BBĐ là kết quả thuận chiều và điều kiện tương hỗ nhau.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)