Nhóm giải pháp về văn hóa và xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 73)

2.2.2.1. Giải phá về giáo dục

- Phú Thọ cần tiếp tục củng cố, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện chuẩn hóa giáo dục ở các cấp học. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ. Hoàn thiện cơ sở vật chất, đảm bảo tỷ lệ phòng học kiên cố nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa.

- Phú Thọ cần tăng nhanh đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển các trường lớp bán trú, nội trú vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai hình thức dân lập và tư thục hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của tỉnh.

- Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, tăng cường công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên trên trình độ đại học của các trường Đại học và cao đẳng trong tỉnh.

- Cần có chính sách với những huyện miền núi, đặc biệt khó khăn như: có chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh bằng cách tăng ngân sách, tăng cường cán bộ giáo viên có phẩm chất, đạo đức,năng lực, kinh nghiệm...Giảm học phí cho học sinh, sinh viên đang đi học ở các trường đại học, buộc mọi trẻ em đến tuổi phải đi học.

2.2.2.2. Giải pháp về y tế

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. - Đẩy mạnh mạng y tế dự phòng với phương châm mọi nhà, mọi bản làng, mọi cộng đồng cùng chăm lo sức khỏe, tạo nếp sống sạch đẹp, giữ gìn môi trường sống trong sạch, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh

- Trong khi giao thông ở Phú Thọ còn rất nhiều khó khăn, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất yếu, Phú Thọ cần phát huy thế mạnh của y học cổ truyền với những cây thuốc quý, bài thuốc độc đáo của vùng đồng bào các dân tộc sinh sống trong địa bàn tỉnh.

- Ngoài ra, Phú Thọ còn phải tập trung khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ y tế đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đẩy mạnh đào tạo ngắn ngày với các lớp chuyên môn. Làm thường xuyên hơn nữa việc các bệnh viện lớn trong tỉnh đi thực tế chỉ đạo tuyến. Giao các trường Cao đẳng Y Phú Thọ, trung cấp Y dược Phú Thọ đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cơ sở với mục tiêu bảo đảm được việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chữa trị được những bệnh thông thường, phổ biến.

2.2.2.3. Giải pháp về văn hóa

Để thực hiện tốt vấn đề văn hóa Phú Thọ cần nhận thức rõ nhiệm vụ trọng tâm của vấn đề này là: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mang đậm

bản sắc quê hương Đất tổ; Nhiệm vụ xây dựng con người trong giai đoạn mới có nhiều tiến bộ.

- Phú Thọ cần tập trung cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cả vật thể và phi vật thể vùng Đất tổ, văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hoạt động lễ hội theo đúng nghi thức truyền thống, bảo tồn giá trị lễ hội cổ truyền của các dân tộc. Vùng Đất tổ Phú Thọ vinh dự có di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan được Unesco công nhận (12/2012), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương… Hiện nay toàn tỉnh Phú Thọ có 292 di tích được nhà nước xếp hạng và bảo vệ trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt.

- Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chủ động, tích cực đưa các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao về cơ sở để xóa dần sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân các địa phương trong tỉnh.

- Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, thông tin - thể thao, dịch vụ văn hóa công cộng góp phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh.

- Củng cố và kiện toàn, nâng cao chất lượng ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp đủ sức vững mạnh. Vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu dân cư văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh. Tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình, tuyên truyền vận động thực hiện tốt vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống trong mỗi cán bộ, đảng viên trong mỗi cơ quan, đơn vị. Xây dựng đội ngũ các bộ có bản lĩnh về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác vận động quần chúng, thực sự là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa.

KẾT LUẬN

TTKT và CBXH là một trong những vấn đề cơ bản của quá trình phát triển. TTKT là điều kiện để giảm BBĐ xã hội, nhưng mức độ BBĐ thấp cũng góp phần khuyến khích TTKT. CBXH không phải là chủ nghĩa bình quân mà là mọi người dân đều có được khả năng và có cơ hội tham gia vào nền sản xuất xã hội, họ luôn có sự đóng góp của mình vào thành quả của sự TTKT và được hưởng những thành quả tương xứng từ sự đóng góp ấy. Trong mối quan hệ gữa TTKT và CBXH thì TTKT là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của phát triển, nhưng tự nó không thể đưa đến sự phát triển. Phát triển chỉ có được khi TTKT tạo ra những bước chuyển trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội, ở đó mỗi người đều được hưởng những thành quả của tăng trưởng và nhờ đó phát triển cá nhân mình. Công bằng trong phân phối, thu nhập không hàm nghĩa đầy đủ sự CBXH. CBXH chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi cá nhân có điều kiện như nhau tham gia vào các hoạt động cộng đồng. CBXH luôn là một trạng thái để vươn tới. Trên thực tế, người ta chỉ có thể giảm BBĐ và bất công chứ chưa thể đạt được công bằng một cách tuyệt đối. Quan hệ giữa TTKT và CBXH do vậy phải được hiểu là mức độ giảm BBĐ đạt được cùng với sự tăng trưởng. Song, sẽ sai làm khi cho rằng: cần đạt được tăng trưởng bằng mọi giá và công bằng chỉ là kết quả một chiều của tăng trưởng. Mức độ BBĐ thấp cũng chính là động lực cho TTKT.

TTKT và CBXH là mục tiêu của sự phát triển. Song việc thực hiện mục tiêu này là quá trình lâu dài và gian khổ trong suốt quá trình lịch sử. Thực hiện CBXH trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường vẫn chủ yếu là tập trung giải quyết hợp lí giữa cống hiến và hưởng thụ. Và mục tiêu của chúng ta là: Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ, người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Phú Thọ là một tỉnh nghèo nhưng phong phú về tài nguyên, lợi thế về địa lý và văn hóa. Trong những năm qua, Phú Thọ có nhiều khởi sắc: TTKT đạt với tốc độ khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện, hộ đói nghèo giảm dần. Những kết quả ấy mới chỉ là thành công bước đầu và chưa tương xứng với tiềm năng của Phú Thọ. Do vậy, về cơ bản Phú Thọ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc; kết cấu hạ tầng thấp kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, tài chính, Phú Thọ lại phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội do lịch sử để lại và nảy sinh trong giai đoạn sau này: các đối tượng chính sách, nghèo đói…và nhiều vấn đề xã hội bức xúc vẫn đang đặt ra.

Giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và CBXH trong chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở Phú Thọ phải được thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và quan trọng nhất là: nhóm giải pháp về kinh tế và chính trị. Tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, điều tiết thu nhập và giá cả, chống tham nhũng, thực hiện an sinh xã hội cho nhân dân nhất là những gia đình chính sách, có công với cách mạng, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Thực hiện nhóm giải pháp về văn hóa và xã hội trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn Phú Thọ. Làm được điều đó mới có thể đưa Phú Thọ đi lên, phát triển toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Bách và Nguyễn Tôn Tường (1995), “Mô hình phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự tăng trưởng bền vững ở nước ta”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, (7), tr. 12-17.

2. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Báo cáo của OXFAM về tình trạng nghèo khổ trên thế giới (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. TS Nguyễn Lương Bằng (2008), Công bằng xã hội về giáo dục ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.265 - 274. 5. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (1990), Niên giám thống kê 1989, Phú Thọ. 6. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (1995), Niên giám thống kê 1994, Phú Thọ. 7. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2000), Niên giám thống kê 1999, Phú Thọ. 8. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2005), Niên giám thống kê 2004, Phú Thọ. 9. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê 2011, Phú Thọ. 10. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (2001), Tăng trưởng kinh tế và chính

sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay - Kinh nghiệm của các nước Asean, Nxb Lao động, Hà Nội.

11. PGS. TS Đoàn Minh Duệ (2008), Công bằng tiến bộ xã hội và vấn đề thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.167 - 177.

12. Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV, Phú Thọ.

14. Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI, Phú Thọ.

15. Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, Phú Thọ.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Đinh Thế Định (2000), Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Bùi Văn Đọc (2008), Xây dựng xã hội công bằng theo học thuyết xã hội công giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 275 - 308.

25. GS. TS Trần Văn Đoàn (2008), Nhận thức lại sự phê phán của C.Mác về công bằng xã hội trong phân phối, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.145 - 166.

26. PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS.Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg (2008), Công bằng xã hội trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.234 - 241.

28. Vũ Hiền (1999), “Tăng trưởng kinh tế và nghịch lý của sự tăng trưởng”,

Tạp chí Thông tin Lý luận, (12), tr. 7-11.

29. GS.TS Đỗ Huy (2008), Công bằng xã ở Việt Nam: Nhận diện và giải pháp thực hiện, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 98 - 110.

30. Nguyễn Tấn Hùng và Lê Hữu Ái (2008), Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay mâu thuẫn và phương pháp giải quyết, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 87-97.

31. Lê Hồng Khánh (2001), “Vấn đề thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2), tr.26-29.

32. Khoa Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1997), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.

33. Khoa Kinh tế phát triển - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002),

Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. TS Lê Thị Lan (2008), Quan niệm về công bằng xã hội của người Việt trong lịch sử và hiện tại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 202-217.

35. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 36. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

37. Liên Hợp quốc (1999), Những bài học từ kinh nghiệm thực tiễn của khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc giai, Hà Nội.

39. Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cưòng (2001), “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2), tr. 3-11.

40. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 41. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 18, Nxb Sự thật, Hà Nội. 42. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Ewayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê, Hà Nội.

46. GS. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. GS. Phạm Xuân Nam (2008), Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 61-74.

48. PGS. TS Phạm Thành Nghị (2008), Công bằng xã hội và phát triển con người bền vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.242-255.

49. Phân viện Đà Nẵng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000),

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Tào Hữu Phùng (1995), “Việt Nam tăng trưởmg kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (7), tr. 6-11.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 73)