Tiêu chí của công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 28)

CBXH là một khái niệm luôn biến đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, các tiêu chí thể hiện CBXH là: Thông qua các hình thức phân phối và sự phân hóa giàu nghèo.

* Các hình thức phân phối

Phân phối theo lao động là tiêu chí quan trọng bậc nhất của công bằng. Tiêu chí này xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH, là hình thức phân phối chủ yếu trong điều kiện hiện nay của đất nước ta. Lao động không chỉ là lao động hiện tại mà còn là những lao động quá khứ đã tích luỹ vào trong vốn, tài sản, tư liệu sản xuất... thực hiện phân phối theo hình thức này sẽ gắn kết được kết quả lao động với lợi ích người lao động, nhờ vậy người lao động sẽ có động lực trong quá trình sản xuất, giúp họ có thu nhập cao. Quan điểm này đã được Đảng ta khẳng định: "Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế". Để thực hiện được tốt hình thức phân phối này đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và tri thức. Do đó, nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho người lao động có điều kiện chăm sóc sức khoẻ và học tập thông qua hệ thống y tế và giáo dục quốc dân, có nghĩa là: tăng cường

đầu tư cho giáo dục để nâng cao trí tuệ và sức khỏe cho người lao động là điều kiện cần thiết để thực hiện triệt để phân phối theo lao động.

Phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh. Nếu trước đây chúng ta coi phân phối theo lao động là tiêu chí duy nhất của sự công bằng thì ngày nay trong trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, trước nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để có điều kiện mở rộng và đẩy mạnh sản xuất thì ngoài phân phối theo lao động chúng ta còn phải coi trọng hình thức “…phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh…”. Các nguồn lực khác ở đây được hiểu là: vốn, tài sản, công cụ sản xuất… được gọi chung là tài sản đóng góp vào quá trình sản xuất. Tùy theo mức đóng góp mà được hưởng phần thu nhập tương ứng. Hình thức phân phối này cho phép thu hút, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất.

Ngoài phân phối theo lao động và theo nguồn vốn, để đảm bảo công bằng xã hội trong quá tình phân phối còn phải tính đến nhiều cống hiến khác cho xã hội. Đó là những đóng góp về tài năng, sức lực và máu xương cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Sự đóng góp về tài năng là loại lao động sáng tạo về các lĩnh vực như: Khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, y tế…Loại cống hiến này nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất loại lao động này rất nặng nhọc, tiêu tốn nhiều năng lực trí tuệ, thời gian. Do vậy thành quả của nó có giá trị rất lớn đối với xã hội đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Song, từ trước đến nay loại cống hiến này chưa được đánh giá một cách đúng mức. Sự cống hiến của các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang như: quân đội, công an là sự cống hiến đặc biệt. Những cống hiến của họ cơ bản là vô hình không thể tính bằng các sản phẩm lao động cụ thể mà bằng sức lực, tài trí và có thể bằng cả xương máu, tính mạng. Đặc biệt với các chiến sỹ ngoài hải đảo, trên những vùng biên cương, đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ phải chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn khó khăn về cả đời sống vật chất và tinh thần, chấp nhận hi sinh cả tính mạng vì sự bình yên cuộc sống. Vì vậy sự ưu đãi đối với họ là rất cần thiết và cũng là cách để đảm bảo CBXH.

Thực hiện phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Đây là hình thức phân phối khắc phục nhược điểm của hai hình thức phân phối trên và có tác dụng làm giảm bớt sự BBĐ. Một trong những đặc thù lớn nhất của nước ta là chiến tranh kéo dài: chống thực dân pháp, đế quốc mỹ, kẻ thù biên giới phía bắc và tây nam. Bên cạnh đó còn có lực lượng tham gia quân tình nguyện giúp các nước bạn Lào, Campuchia trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy đã có nhiều gia đình, nhiều đồng bào chiến sỹ, nhiều vùng đất đã không tiếc công sức, tiền của, máu xương cống hiến cho cách mạng góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả. Ngày nay, bước vào guồng quay của kinh tế thị trường thì chính họ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi họ không còn sức lao động do neo đơn, thương tật, già yếu, khó khăn về vốn, họ rơi vào nhóm người nghèo của xã hội. Bởi vậy thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện hiện nay không thể không tính đến sự cống hiến trong quá khứ của những thế hệ người đã kinh qua chiến tranh. Việc thực hiện các chính sách nhân đạo, phong trào làm việc thiện, phong trào đền ơn đáp nghĩa, thành lập quỹ xoa đói giảm nghèo… là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự đền ơn đáp nghĩa chứ tuyệt nhiên không phải sự ban ơn. Trong điều kiện hiện nay còn có sự BBĐ trong thu nhập, việc thực hiện phân phối thông qua phúc lợi xã hội có tác dụng tích cực để giảm bớt sự BBĐ đó.

* Sự phân hóa giàu nghèo

Trong cơ chế thị trường sự phân hóa giàu nghèo là môt hiện tượng phổ biến có tính khách quan, nó mang tính hai mặt: tiêu cực gắn với BBĐ xã hội và mặt tích cực gắn với phân công lao động xã hội. Khi có sự phân tầng xã hội tính năng động của cá nhân được phát huy là cơ sở tất yếu kéo theo tính năng động của xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra được hiểu theo nghĩa cống hiến ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau, đó là cách hiểu mới về CBXH. Nếu sự phân hóa giàu nghèo là do tài năng, trí tuệ, và những điều kiện khách quan khác quy định thì sự thu nhập không ngang nhau là công bằng. Song, có thể coi là bất công nếu có sự cách biệt giữa những người lao động chân chính đang sống nghèo khó với những kẻ làm giàu phi pháp bằng các hành vi: tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, trốn thuế… Sự

bất công còn xảy ra ngay trong lực lượng người lao động, đó là sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa những người trong những ngành nghề có lợi thế nghề nghiệp, hoặc trong những ngành ít nhiều có tính chất độc quyền với những người lao động ở những ngành khác.

Ở nước ta hiện nay, người lao động sẵn sàng chấp nhận tạm thời sự chưa bình đẳng nhưng không chấp nhận sự không công bằng, công bằng phải được xây dựng trên cơ sở cống hiến và hưởng thụ ngang nhau. Cụ thể, mỗi cá nhân muốn cống hiến được cho xã hội thì cá nhân đó tối thiểu phải có hai điều kiện cơ bản:

Thứ nhất: Phải có môi trường thuận lợi vừa nhằm tạo điều kiện cho cá nhân có khả năng cống hiến, vừa là thước đo để đánh giá khách quan sự cống hiến của cá nhân, đó có thể được gọi là “cơ hội xã hội”. Cơ hội xã hội là một điều kiện rất quan trọng mà không có nó thì dù các nhân có nhiệt tình cống hiến đến mấy cùng với tài năng thực sự đôi khi cũng trở thành bất lực.

Như vậy, từ quan niệm “cơ hội xã hội” như trên thì có thể thấy rằng: Các xã hội trước đây không chỉ bất công trong lĩnh vực phân phối do đặc quyền phân phối thuộc về giai cấp thống trị mà còn bất công ở chỗ chỉ một số kẻ có tiền, quyền lực mới có “cơ hội xã hội” để phát triển, còn đại đa số người lao động hầu như không có hoặc có ít cơ hội đó.

Thứ hai, muốn cống hiến thì phải có năng lực nhất định, năng lực càng cao thì khả năng cống hiến càng lớn. Trong nền kinh tế thị trường năng lực không chỉ là sản phẩm bẩm sinh mà chủ yếu lại là do giáo dục, đào tạo mà có. Giáo dục, đào tạo có thể sẽ góp phần đắc lực cho việc bồi dưỡng năng lực cá nhân, làm cho mọi tiềm năng về năng lực cá nhân đều trở nên có những cơ hội như nhau hoặc tương đương nhau. Như vậy, từ những vấn đề công bằng trong giáo dục, đào tạo chính là cái gốc để giảm bớt bất công về năng lực. Một nền giáo dục công bằng sẽ tạo ra tối đa những năng lực lao động mới, đảm bảo cho xã hội tránh được những bất công.

Đương nhiên, không thể ảo tưởng rằng với một nền giáo dục nào đó, người ta có thể tạo nên sự ngang bằng về năng lực. Năng lực còn phụ thuộc vào

các yếu tố khác như di truyền, khí chất, sức khỏe… Nhưng một điều chắc chắn là: với một nền giáo dục công bằng cho toàn dân, chúng ta sẽ không để lọt hoặc để uổng phí các mầm mống tài năng và sẽ tạo được cơ hội không quá chênh lệch để mọi người cùng tự do phát triển. Nền giáo dục công bằng có khả năng tạo nên “cơ hội xã hội” mà chúng tôi nói tới là theo nghĩa như vây.

1.2. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội

1.2.1. Một số quan niệm về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới bằng xã hội ở một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới

1.2.1.1. Mô hình phát triển kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế

Kế thừa luận điểm nổi tiếng về “Bàn tay vô hình” trong nền kinh tế thị trường tự do mà Adam Smith - ông tổ của chủ nghĩa tư bản tự do cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, từ cuối những năm 1970, nhiều nhà kinh tế học phương Tây như: Von Hayek, Milton Friedman… đã khuyến khích các nước Âu, Mỹ và cả một số nước đang phát triển điều chỉnh mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới. Thực hiện mô hình này, người ta hạ thấp vai trò của nhà nước, đề cao vị trí của khu vực tư nhân, giảm chi tiêu từ ngân sách quốc gia cho các lợi ích công cộng, điều chỉnh lại việc phân phối thu nhập theo hướng có lợi cho giới chủ tư bản nhằm khuyến khích họ “tiết kiệm và đầu tư”, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng kinh tế phải đi trước, công bằng xã hội theo sau. Nhà kinh tế học Mỹ: Kuznets năm 1955 đã tiến hành khảo nghiệm ở một số nước và đưa ra lập luận rằng: giai đoạn đầu TTKT và bất công xã hội là quan hệ tỷ lệ thuận: giai đoạn giữa khi TTKT đạt đến mức cao và bất công xã hội cũng đạt tới mức đỉnh điểm, lúc này nhờ thành quả của TTKT mà xã hội có thể quan tâm đến sự phân chia công bằng cho mọi người; giai đoạn cuối cùng với TTKT, CBXH tiếp tục tăng lên.

Những người theo quan điểm trên đây xuất phát từ chỗ cho rằng TTKT và CBXH có mâu thuẫn trái ngược nhau, muốn TTKT thì nhất định phải hy sinh

CBXH một thời gian chờ đến khi kinh tế phát triển cao, tức là “cái bánh của xã hội” đã to lên rồi mới có thể chia đều cho các thành viên được.

Vận dụng quan điểm trên nên mức TTKT của Mỹ rất cao, GDP đứng đầu thế giới (9.000 tỷ USD/năm) nhưng số người nghèo cũng tăng cao (35,7 triệu người, chiếm 14% dân số). Theo số liệu của báo “US Today” hệ số Gini (chỉ thước đo được sử dụng phổ biến để xác định mức độ BBĐ trong phân phối thu nhập. Hệ số này trải rộng từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (BBĐ) - tên nhà thống kê học người Italia - Gini Coefficient ở Mỹ đã lên đến mức cao (trong năm 1988 là 0,390 đến năm 1994 là 0,456).

Đối với nước Mỹ, một kỷ nguyên mới về BBĐ đang diễn ra, “thu nhập của 5% gia đình giàu nhất nước Mỹ so với tổng GDP tăng từ 18,6% (năm 1990) lên 24,5% (năm 1997). Ngược lại thu nhập của 5% nhóm người nghèo nhất lại giảm từ 5,7% (năm 1990) xuống còn 4,3% (năm 1997)”. Sự phân cực mạnh đến nỗi hiện nay cư dân Mỹ đang di chuyển theo hai luồng vào hai khu vực: khu vực giành cho người giàu và khu vực giành riêng cho người nghèo, tình trạng này diễn ra gay gắt và trở thành áp lực cho xã hội. Rôbơtrai (nguyên Bộ Trưởng Bộ Lao Động Mỹ) đã thừa nhận sự BBĐ ngày càng tăng trên lĩnh vực phân phối đang có nguy cơ gây ra những phức tạp về xã hội, chính trị và thậm chí cả đạo đức. Một xã hội bị phân thành hai cực: người giàu và người nghèo là một xã hội không ổn định và tầng lớp trung lưu bị biến mất.

Chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách phúc lợi và bảo đảm cho xã hội như các chương trình trợ giúp y tế, nhà ở, thất nghiệp, người nghèo… nhưng đó chỉ là sự điều hòa hết sức nhỏ nhoi trong tổng giá trị lợi nhuận do xã hội tạo ra và người nghèo cũng chỉ được hưởng một phần rất nhỏ. Thực chất việc làm đó của chính phủ Mỹ: “Tương tự như một cơ quan bảo hiểm, kiềm chế những căng thẳng xã hội ở khu vực nghèo nhất với những chi phí tối thiểu. Phương án tăng thuế để giải quyết những nguyên nhân sâu xa khiến cho người nghèo bị đẩy ra ngoài lề xã hội, bị bác bỏ với lý do sẽ làm phật lòng số đông giàu có quyết định cuộc bầu cử” [3, tr. 26].

Như vậy, sự phát triển đất nước theo mô hình của Mỹ: tập trung ưu tiên TTKT; ít quan tâm đến CBXH đã làm cho mọi mặt của đời sống xã hội bị khủng hoảng sâu sắc. Đó là một xã hội mà chính người Mỹ cũng phải đến thốt lên rằng: “Một thế giới không thể chấp nhận được”.

1.2.1.2. Mô hình phúc lợi xã hội của Thụy Điển và các nước Bắc Âu

Đây là mô hình dựa theo lý thuyết của John Maynard Keynes mà theo đó, người ta kết hợp sử dụng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với việc thi hành một hệ thống các chính sách phúc lợi để tạo ra sự đồng thuận xã hội cho phát triển. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển là điển hình của mô hình này. Nhà nước tích cực tham gia quản lý, điền hòa kinh tế - xã hội nhằm tạo ra một xã hội thịnh vượng và một nhà nước phúc lợi toàn dân. Xuất phát từ quan niệm coi CBXH là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội xây dựng một hệ thống phúc lợi chung và một hệ thống bảo hiểm qui mô lớn. Nhà nước thông qua thuế và hệ thống bảo hiểm nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Việc kết hợp giữa kinh tế thị trường với mở rộng phúc lợi xã hội và tận dụng triệt để các điều kiện quốc tế đã tạo ra không khí lao động hăng say. Bởi vậy, trong một thời gian ngắn (1938-1950) từ những nước nghèo nhất châu Âu, Thụy Điển và các nước Bắc Âu đã trở thành những nước giàu nhất thế giới, mức sống của người dân khá cao và tương đối đồng đều, người dân được sử dụng các dịch vụ xã hội không phải trả tiền.

Tuy vậy, sau một thời gian việc thực hiện chế độ phúc lợi xã hội cao đã tạo ra cho con người có thói quen hưởng thụ, tâm lý thụ động trông chờ vào xã hội, không khí lao động giảm dần. Mặt khác nhà nước chi cho hệ thống phúc lợi xã hội quá lớn (60% GDP) đã vượt quá sức tải của nền kinh tế. Để bổ xung cho nguồn chi xã hội, nhà nước đã dùng biện pháp đánh thuế cao đối với giới chủ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 28)