Những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 44)

hiện nay - thực trạng và vấn đề đặt ra

2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ

2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Phú Thọ - miền đất cổ Văn Lang thời kỳ dựng nước, là tỉnh trung du miền núi. Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o55’ - 21o43’ vĩ độ Bắc, 104o48’ - 105o27’ kinh độ Đông, Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc là trung tâm tiểu vùng Tây Đông Bắc. Phú Thọ có 3 dòng sông lớn chảy qua và hợp lưu tại Bạch Hạc (thành phố Việt Trì) là sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt trì là thủ phủ của tỉnh được xác định là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của vùng trung du Bắc Bộ. Các hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước như: Quốc lộ số 2 từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh);

quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và sang Trung Quốc, tuyến đường này cũng đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La; quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái. Đây là những yếu tố thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật với các vùng miền trong cả nước.

Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4 diện tích vùng miền núi phía bắc. Diện tích đất nông nghiệp là 95.987 ha, chiếm 27%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 134.888 ha, chiếm 38%; diện tích đất chuyên dùng là 21.080 ha, chiếm 5%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 92.495 ha, chiếm 26%.

Đất đai của Phú Thọ chủ yếu là đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông - lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Như vậy, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ

lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: aquactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của Phú Thọ là địa hình bị chia cắt thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Phú Thọ có dân số 1.313.926 người với mật độ dân số là 373 người/km² Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. (Tổng điều tra dân số 01/04/2009). Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, người Kinh chiếm khoảng 85,89% còn dân số là người dân tộc chiếm khoảng 14,11% dân số toàn tỉnh. Trong các dân tộc thiểu số có người Mường chiếm 13,62%; người Dao chiếm 0,92%, người Sán Chay chiếm 0,22%; người Tày chiếm 0,15%; người Mông chiếm 0,05%; người Thái chiếm 0,04%; người Nùng chiếm

0,03%; người Thổ chiếm 0,01%, người Ngái chiếm 0,008%... (Theo kết quả điều tra 01/04/1999). Dân cư Phú Thọ cùng sinh sống trong một địa bàn nên các cộng đồng người ở đây có quan hệ với nhau khá gần gũi. Ngoài quan hệ trao đổi kinh tế, văn hóa các dân tộc ở Phú Thọ còn có quan hệ cộng cư, đoàn kết với nhau trong phòng chống thiên tai, giặc giã, cung cấp sức người, sức của trong chiến tranh và cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa theo sự lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, về điều kiện tự nhiên, vùng Đất tổ Phú Thọ có địa hình trên vị trí địa lý đặc biệt là lưu vực của ba dòng sông lớn, là đỉnh của tam giác châu thổ Bắc Bộ, Phú Thọ nằm vào vị trí trung tâm của vùng trung du Bắc Bộ, là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nên dễ hòa nhập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các vùng trong cả nước và với nước khác như Trung Quốc. Điều này góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao khả năng nhận thức về CBXH.

Đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú là cơ sở để cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho việc sản xuất, phát triển kinh tế. Đặc biệt, với vị trí là cầu nối giữa các tỉnh, là vùng đất tổ có nhiều di tích và truyền thống văn hóa mang ý nghĩa dân tộc điều này thuận lợi cho phát triển giao thông, du lịch và giao lưu văn hóa.

Tuy nhiên, do địa hình Phú Thọ phức tạp, bị chia cắt thành nhiều vùng chủ yếu, đất trống, đồi núi trọc nhiều nên hay có lũ quyét về mùa mưa, cạn kiệt nước về mùa khô. Điều này làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, thiệt hại nhiều về sức người, sức của cùng với đó là cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, lạc hậu gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế ở Phú Thọ.

Ngoài ra, Phú Thọ cũng là nơi chịu nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, bị chiến tranh, thiên tai tàn phá, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có nhiều dân tộc thiểu số, kỹ thuật canh tác lạc hậu…điều này tác động tiêu cực đến việc thúc đẩy TTKT và nhận thức về CBXH.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Phú Thọ

Một là,Phú Thọ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, tuy nhiên những tiềm năng này vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa đạt mục tiêu ra khỏi tỉnh nghèo.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm. Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp phát triển chưa vững chắc; năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi còn thấp, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp; công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao còn ít, sản phẩm có thương hiệu chưa nhiều. Dịch vụ du lịch phát triển chậm và chưa tương xứng với tiềm năng.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, chưa tạo được sự gắn kết và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trên một số lĩnh vực chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, môi trường một số nơi tiếp tục bị xuống cấp.

Kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá nhưng chưa cao. Liên kết phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh còn hạn chế, lợi thế trung tâm kinh tế vùng chưa phát huy được hiệu quả. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với bình quân cả nước còn cao.

Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo trong cả nước (Nhìn chung kinh tế ở Phú Thọ còn lạc hậu, kém phát triển, chưa tạo ra được mũi nhọn trong sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người thấp (GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng/năm, so với cả nước là 22,8 triệu đồng/năm). Với tình hình trên thì việc thúc đẩy TTKT là nhiệm vụ cấp bách đang được đặt ra. Chính vì vậy mà việc nhận thức, quan tâm đến CBXH ở đây còn nhiều hạn chế.

Hai là, Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến.

Nơi đây còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền

Hùng, hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Với truyền thống hiếu học, vượt khó, nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài, doanh nhân, nhưng nhìn chung chưa có nhiều người hiền tài về quê hương lập nghiệp. Đây là một trở ngại lớn trong việc thúc đẩy TTKT tạo điều kiện, cơ sở cho việc thực hiện CBXH.

Ba là, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phú Thọ đã cung cấp nhiều sức người, sức của. Tuy chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm song hậu quả của nó để lại vẫn còn nặng nề. Ruộng đất một số vùng bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá…điều này ảnh hưởng lớn đến TTKT. Con em, nhân dân Phú Thọ hy sinh và thương tật với số lượng lớn, đặc biệt, số trẻ em sinh ra bị dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học đang là mối thương tâm lớn hiện nay. Con người Phú Thọ đoàn kết, dũng cảm cùng kề vai sát cánh trong đấu tranh chống thiên tai và giặc giã nhưng giờ đây, đời sống của người dân vẫn phải đối mặt với cái nghèo khó cho nên bằng mọi cách Phú Thọ phải tập trung cho phát triển kinh tế mà từ đó vấn đề CBXH ít được chú ý, họ mới chỉ nhìn nhìn nhận về CBXH hết sức đơn giản là bình quân, cào bằng.

Nông thôn Phú Thọ cũng như bao vùng quê khác được cấu trúc làng xóm theo dòng họ, thân tộc. Đây là cơ sở vững chắc cho tinh thần đoàn kết, gắn bó trong đấu tranh chống thiên tai, trong lao động sản xuất và kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên nó dễ trở thành khép kín, cục bộ, bảo thủ, trì trệ, hẹp hòi… Vì vậy, những cái mới, tiến bộ từ bên ngoài khó xâm nhập, họ khó dễ dàng từ bỏ những gì đã gắn bó với mình mặc dù những cái đó đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Điều này là bước cản cho việc tiếp thu cái mới nói chung và quan niệm về CBXH nói riêng.

Như vậy, Phú Thọ là một tỉnh nghèo, khó khăn về kinh tế. Sản xuất nông, lâm, thủy sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Công nghiệp còn manh mún, máy móc kỹ thuật lạc hậu, ít được đầu tư mới, kết cấu hạ tầng ở đây còn nghèo nàn. Trên cơ sở tiền đề kinh tế như vậy rất là khó khăn cho việc giải quyết

các vấn đề xã hội và CBXH ở Phú Thọ hiện nay. Từ thực tế này, vấn đề cấp thiết dặt ra là làm sao phải thúc đẩy được kinh tế phát triển, chính vì vậy mà CBXH bị xem nhẹ, quan niệm về CBXH còn máy móc, lạc hậu.

Hiện nay, các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và những người bị ảnh hưởng của chiến tranh chiếm tỷ lệ cao, không ít người trong số họ còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sản xuất. Ngoài ra, đời sống của người dân ở các vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số còn nghèo nàn, lạc hậu, nhận thức xã hội còn hạn chế… Đây là các vấn đề mà Phú Thọ phải quan tâm.

Bệnh gia trưởng, bảo thủ, hẹp hòi cục bộ địa phương, thiếu dân chủ, đoàn kết đang là vật cản trong quá trình phát triển của Phú Thọ. Người dân ở đây có tâm lý thỏa mãn, thích nghi nhiều hơn cải tạo hoàn cảnh sống. Sự hỗ trợ, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp thị, khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng còn nhiều hạn chế.

Tính tiểu nông vẫn còn là đặc tính cơ bản chi phối những đặc điểm của cộng đồng và con người Phú Thọ, là một gánh nặng trên đôi vai của người dân nơi đây. Phú Thọ chưa thoát khỏi một địa phương nông nghiệp truyền thống. Một xã hội hiện đại (xét cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội) đã xuất hiện nhưng chưa vẫn chưa thể thay thế xã hội truyền thống ấy.

Như vậy, qua việc phân tích các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Phú Thọ có thể thấy để có sự nhận thức đúng về quan hệ giữa TTKT và CBXH còn hạn chế, và chính điều đó làm cho việc kết hợp quan hệ này trong cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2. Thực trạng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Phú Thọ trong giai đoạn 1976 - 1985

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Phú Thọ hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)