1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.doc

18 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Trang 1

Mục Lục

Mở đầu

1Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế 3

1.1Hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2Lợi ích 4

1.3Thách thức 5

2Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam 6

2.1Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam 6

2.2Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 9

3Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 11

3.1Đối với Đảng và nhà nước 11

3.2Đối với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác 14

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 2

Mở đầu

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vựcliên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập Thực tế Đảng và nhà nước ta đã có

những đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêutrên và bước đầu đã thu được những thành tựu nhất định Nhằm tìm hiểu kĩ

hơn về vấn đề này chúng em đã thực hiện đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế

và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”

Để tìm hiểu về đề tài này chúng em xin trình bày trên 3 nội dung chính:1 Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế2 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng sức cạnh tranh của

nền kinh tế Việt Nam

3 Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Để thực hiện đề tài này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, chúng em xin trân thành cám ơn cô và kính mong nhận được ý kiến đóng góp của cô.

Trang 3

1 Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế

1.1 H i nh p kinh t qu c ội nhập kinh tế quốc ập kinh tế quốc ế quốc ốc tế quốc

Hiện nay người ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là một vấnđề thời sự Các nước đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhấttrong nội bộ rằng hội nhập là cần thiết, phù hợp với xu thế chung, nhất làtham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

- Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâmlà mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước vàquốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhấtcó thể trong quan hệ kinh tế quốc tế Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quanvừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.

- Các nước đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then chốtlà phải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ởmức thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển.

- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trongthị trường nội địa Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực,cải cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơcấu kinh tế trong nước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế.

Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển củađất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầucủa quá trình hội nhập Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hộinhập, đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước,qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệtmà nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, có môi

Trang 4

trường pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thểchế hội nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị haynhững lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư Cácnước có thể sử dụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấpcủa các thể chế hội nhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanhnhận thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để chủ động hộinhập từng bước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước để cạnh tranhchiếm lĩnh thị trường.

Nhận thức đúng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nướccó ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chínhsách và giải pháp để chủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đềmang tính toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

1.2 Lợi ích

- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩyviệc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích củaviệc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế để từ đó phát huycao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.

- Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn với việc giảm hoặc xoábỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chínhsẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích chongười tiêu dùng.

- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạođiều kiện để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chếrủi ro đầu tư.

Trang 5

- Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹnăng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước, đồng thời giúpcác nước tiếp nhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển.

1.3 Thách thức

- Sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế Nguồn tài chínhđược phân bố không đồng đều, tập trung vào một số trung tâm tài chính lớnlà các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới Quá trình hội nhập vàtoàn cầu hoá càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớnhơn.

- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là cácnước đang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan,nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạtđổ vào, bóp chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

- Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộcủa các quốc gia Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực củaquá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tếtoàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các nướccàng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phùhợp với các định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu…thì càng chịu tác động nặng nề hơn.

- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia Trong quá trình hội nhập mộtsố quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thịtrường tài chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăngtrưởng mở rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước pháttriển thì một số nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát

Trang 6

triển thương mại, thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phíasau.

- Mối đe doạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành thếđộc quyền, tập trung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế.

Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa như sự chênh lệch vềtrình độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa cácnền văn học…

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho cácnước những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đứng trước những khó khănthách thức nghiêm trọng Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏđến đâu điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốcgia Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp thì tác động củaquá trình này sẽ bị hạn chế và ngược lại.

2 Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam

2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam

a Về mặt đối ngoại

Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới,trong đó có tất cả các nước lớn, kể cả 5 quốc gia – là Uỷ viên thường trựcHội đồng Bảo an Liên hợp quốc- , nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và trungtâm chính trị - kinh tế quan trọng

Những hoạt động về ngoại giao kinh tế có nhiều kết quả trong việcmở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh, khai thác những thị trường mới giàutiềm năng ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ thu hút vốn đầu tư nước ngoài(FDI) năm 2007 đạt 20 tỷ USD, năm 2008 tăng lên khoảng 60 tỷ USD Việcbảo vệ quyền lợi người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, thu hút kiều bào

Trang 7

đóng góp tích cực cho xây dựng đất nước cũng có nhiều tiến bộ Sự khởi sắccủa ngoại giao văn hóa, thông tin, giáo dục đối ngoại đã làm cho bạn bèquốc tế gần gũi, gắn bó, giúp đỡ cho Việt Nam và cũng thể hiện bản sắc vănhóa dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa dântộc của nhân dân trong nước, chống những lai căng du nhập các loại văn hóađồi truỵ, không phù hợp với Việt Nam Những hợp tác quốc tế khác về giáodục, bảo vệ môi trường sống, phòng chống các dịch bệnh, việc đấu tranhchống “diễn biến hòa bình” trên nhiều trận địa đã có sự đóng góp của côngtác đối ngoại

Những hoạt động đối ngoại trong hội nhập quóc tế vào những nămqua đem lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ về quan hệ hữu nghị với các nước đi vàochiều sâu, nâng lên tâm cao mới trên mọi lĩnh vực có hiệu quả

b Về kinh tế

Chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệđầu tư phát triển với trên 40 nước; thị trường ngày càng mở rộng; đối tácngày càng nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và cácnước được khai thông; tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển đáng kể.Đồng thời, chúng ta còn phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại kháphức tạp, như vấn đề lãnh thổ, vấn đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo…Hơnthế, tình hình của thế giới ngày nay cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới màĐảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ và xử lý tích cực, kịp thời Chỉtính riêng hai năm 2004 -2005, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nướcta đạt những thành tựu đáng khích lệ: tiếp tục góp phần duy trì được môitrường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, thiết lập được các khuônkhổ quan hệ vững chắc với nhiều nước láng giềng trong khu vực và cácnước lớn, qua dó, tăng cường sự đan xen về lợi ích, sự ràng buộc về quan hệvề pháp lý tạo chuyển biến về chất trong quan hệ với các đối tác quan trọng

Trang 8

này Công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã được đẩy mạnh, gópphần tranh thủ hợp tác, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và dulịch vị thế của nước ta được nâng cao

Một thành tựu nổi bật trong 2 năm 2007 -2008 là những hoạt động củaViệt Nam với tư cách là thành viên của WTO Đây là một thuận lợi songcũng là một thách thức lớn khi hội nhập sâu rộng vào thị trường thế gới.“Trong gần 2 năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêmtúc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trườnghàng hóa và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ cấc qui địnhchung trong WTO Về thương mại hàng hóa, ta cắt giảm trên 3000 dòngthuế liên quan hàng dệt may, xi măng, nông thổ sản, rau quả tươi, cà phê,hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng, ôtô, v.v Về thương mại, dịch vụ, ta thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường, nhất là đối với dịch vụ tài chính- ngân hàng (cấp pháp thành lập một số công ty tài chính và ngân hàng100% vốn nước ngoài) Ta đã xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản phápquy quan trọng như Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Pháp lệnh của Uỷban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực thi các cam kết gia nhập WTO liênquan đầu tư nhằm đưa hệ thông pháp luật, chính sách kinh tế - thương mạicủa ta phù hợp hơn các quy định của WTO, qua đó cải thiện và tăng cườngtính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam”

Việc trở thành thành viên WTO đã có những tác động tích cực đối vớikinh tế Việt Nam, đặc biệt về kinh tế đối ngoại, như thu hút đầu tư trực tiếp(FDI) và xuất khẩu Mặt khác cũng nảy sinh một số khó khăn, thách thức,như khung khổ pháp lý phải bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp cam kếtchung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững ổnđịnh kinh tế, độc lập, tự chủ về kinh tế

Trang 9

Sự hội nhập kinh tế thế giới, với những cơ hội và thách thức, những tácđộng thuận lợi và không thuận lợi đối với công cuộc phát triển kinh tế - xãhội của đất nước trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực có những chuyểnbiến phức tạp, đòi hỏi chúng ta cần tỉnh táo, năng động, thực hiện sáng tạo

quan điểm đường lối của Đảng

2.2 Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 75 lên vị trí 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Đáng chú ý là gần như trong cùng thời điểm, Forbes lại đánh tụt 5 bậc đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của tạp chí chuyên về xếp hạng này Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009 Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008.

Như vậy, sau khi bị giảm điểm và xuống hạng trong năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện dưới góc nhìn của WEF.WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế Hạng mục thứ hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển

Trang 10

của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường Hạng mục thứ ba (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.

Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư.

Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35…

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118)…

Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảmđiểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) dotạp chí Forbes công bố mới đây Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế được đưa vào báo cáo Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118.

WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo Đối với Việt Nam,5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.

Qua những số liệu trên đây ta cũng thấy sự cần thiết của việc nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam, và sau đây là một số giải pháp

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w