Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước DNNN có vai trò hết sức quan trọng thể hiện
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Nội dung 2
1 Theo quan điểm riêng của anh (chị) tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam nên theo mô hình nào? Vì sao? 2
1.1 Các loại mô hình tổ chức KTQT 2
1.1.1 Mô hình kết hợp 2
1.1.2 Loại mô hình tách biệt 2
1.1.3 Mô hình hỗn hợp 2
1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2
1.3 Các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn mô hình KTQT nào? Vì sao? 3
2 Trình bày mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ? 3
2.1 Chi phí sản phẩm 3
2.2 Chi phí thời kỳ 3
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ 3
3 Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc? 4
3.1 Khái niệm biến phí 4
3.2 Biến phí thực thụ 4
3.3 Biến phí cấp bậc 4
4 Thế nào là định phí bắt buộc, định phí tùy ý? 5
4.1 Khái niệm định phí 5
4.2 Định phí bắt buộc 5
4.3 Định phí tùy ý 5
Kết luận 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Trang 2Mở đầu
Doanh nghiệp (DN) là tế bào của nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở chỗ: DNNN chi phối các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo,
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của một tổ chức để phục vụ nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế , sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt Có thể nói, chính chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra
Xuất phát từ yêu cầu và tính chất thông tin cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức có sự khác biệt nên thông tin kế toán được phân biệt thành thông tin KTTC và thông tin KTQT Mặc dù KTQT mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã minh chứng được sự cần thiết và quan trọng của nó đối với công tác quản trị, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp , đặc biệt là những đơn vị có quy mô lớn, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành trong phạm vi rộng KTQT đã, đang và dần trở thành công cụ khoa học giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạt động, kiểm soát và ra quyết định
Để làm rõ điều này tôi xin trả lời những câu hỏi dưới đây để thấy được tầm quan trọng của Kế toán Quản Trị
Trang 3Nội dung
1 Theo quan điểm riêng của anh (chị) tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam nên theo mô hình nào? Vì sao?
1.1 Các loại mô hình tổ chức KTQT
1.1.1 Mô hình kết hợp
Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành
kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm
1.1.2 Loại mô hình tách biệt
Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,
1.1.3 Mô hình hỗn hợp
Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.
1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Trên thực tế, hệ thống thông tin của kế toán chi phí tại các doanh nghiệp hầu hết là thông tin quá khứ Kế toán chi phí chưa phục vụ cho việc phân tích các mặt hoạt động của doanh nghiệp vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, việc xây dựng các phương án lựa chọn các quyết định sản xuất tối ưu Việc phân loại chi phí sản xuất chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu KTQT doanh nghiệp Hệ thống tài khoản kế toán đã có sự chi tiết nhưng chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theo định phí, biến phí để từ đó có thể phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức Việc lập dự toán và định mức các khoản chi phí chưa được quan tâm đúng mức, bởi vậy mà chưa có sự chủ động trong kế hoạch sản xuất, hầu hết phụ thuộc vào đối tác Công tác phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận chưa được các doanh nghiệp thực hiện, do vậy thông tin chi phí chưa phát huy tác dụng trong việc lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu Chưa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp Công tác kế toán quản trị trong đó có kế toán quản trị chi
Trang 4phí chưa được chú trọng, hệ thống, sổ sách còn rất sơ sài chủ yếu vẫn sử dụng sổ sách chi tiết của kế toán tài chính…Từ việc nghiên cứu và phân tích những vấn đề tồn tại nêu trên cần lựa chọn một mô hình tổ chức KTQT chi phí trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều cần thiết
1.3 Các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn mô hình KTQT nào? Vì sao?
Trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nên theo mô hình kết hợp
kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp, bởi
mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành Thực chất kế toán tài chính và KTQT đều nghiên cứu sự biến động chi phí và kết quả của hoạt động Song KTQT mang nội dung chủ yếu vì nó cung cấp hệ thống thông tin về chi phí để các nhà quản trị đưa ra hàng loạt các quyết định Mặt khác, việc tồn tại một hệ thống kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí trong hạch toán kế toán, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả hơn là áp dụng mô hình tách rời dường như sẽ tốn kém chi phí nhiều hơn so với lợi ích thu được Điều này cũng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì chiếm đến 95% các doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó phù hợp với trình
độ cán bộ kế toán tại các đơn vị, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước Mỗi phần hành kế toán nên phân công nhiệm vụ rõ ràng
để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên kế toán, đồng thời tránh sự chồng chéo trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp
2 Trình bày mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ?
2.1 Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến các đơn vị sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoặc mua vào bởi một doanh nghiệp thương mại
Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và sau đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và cuối cùng là thành phẩm nhập kho Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí sản phẩm là giá trị hàng hóa mua vào
Chi phí sản phẩm được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới khoản mục Hàng tồn kho, bao gồm: sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gởi đi bán
2.2 Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí khi nó phát sinh thì làm giảm lợi tức của doanh nghiệp
Chi phí thời kỳ được trình bày trên Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí thời kỳ bao gồm: giá vốn hàng xuất bán, chi phí bán hàng và chi phí quản l doanh nghiệp
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ
Xác định chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ là nhằm mục đích cho việc lập báo cáo tài chính Trên Bảng cân đối kế toán, chi phí sản phẩm là những khoản mục
Trang 5hàng tồn kho và chi phí thành phẩm, hàng hóa được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm này trở thành chi phí thời kỳ thể hiện ở giá vốn cảu hàng sản xuất được ghi nhận trong kỳ
và được trình bày trên Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tùy loại hình doanh nghiệp (sản xuất, thương mại, dịch vụ) mà chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ được phân biệt như sau:
Loại hình doanh
Doanh
nghiệp
sản
xuất
Bộ
phận
sản
xuất
Tất cả các chi phí phát sinh là chi phí sản phẩm Ban đầu, nó được đưa vào chi phí sản phẩm đang chế tạo Khi sản phẩm được chế tạo xong thì giá trị của thành phẩm được chuyển vào hàng tông kho
Thành phẩm được bán ra và trở thành giá vốn hàng bán
Bộ
phận
bán
hàng và
quản lí
Không có Tất cả chi phí phát sinh
Doanh nghiệp
thương mại
Giá mua và chi phí mua của hàng tồn kho
Giá vốn của hàng hóa xuất bán và chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lí doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Tất cả chi phí phát sinh trong
kỳ Vì chúng không co thành phẩm tồn kho
3 Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc?
3.1 Khái niệm biến phí
Biến phí là những chi phí mà về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lrrj thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động của doanh nghiệp Nghĩa là, mức độ hoạt động tăng (hoặc giảm) thì biến phí cũng tăng (hoặc giảm) theo với cùng một tỷ lệ Tuy nhiên, biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm là không đổi
3.2 Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ là những vhi phí biến đổi tuyến tính (cùng một tỷ lệ) với sự biến đổi của mức độ hoạt động Ví dụ như chi ohis nguyên vật liệu trực tiếp biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí nhiên liệu biến đổi tuyến tính với số giờ máy hoạt động…
3.3 Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những chi phí có thay đổi với mức độ hoạt động nhưng không tuyến tính Những chi phí này không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít
Nó chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ở một mức đáng kể nào đó Ví dụ tại
Trang 6một doanh nghiệp cứ một nhân viên bảo trì máy sẽ bảo trì 5 thiết bị, như vậy tiền lương nhân viên bảo trì là biến phí cấp bậc, bởi vì nếu doanh nghiệp tăng số thiết nị lên là 6 đến mười thiết bị thì phải cần thêm hai thợ bảo trì và mức lương trả cho thợ bảo trì cũng tăng lên
4 Thế nào là định phí bắt buộc, định phí tùy ý?
4.1 Khái niệm định phí
Định phí là những chi phí mà về mặt tổng số dược coi như là không thay đổi khi mứa độ hoạt động của doang nghiệp thay đổi Tuy vậy, định phí trên một đơn vị sản phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động
Ví dụ: Tiền lương của cán bộ quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định (theo phương pháo đườ thẳng), tiền thuê nhà xưởng và máy móc thiết bị theo thời gian thuê
Định phí chỉ được xem là không thay đổi khi mức độ hoạt động nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp Khi daonh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm nhà cửa, máy móc thiết bị thì định phí sẽ tăng lên đến một phạm vi hoạt động mới
4.2 Định phí bắt buộc
Là những chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động
Ví dụ: khấu hao tài sản cố định, lương cán bộ quản lí…
Định phí bắt buộc thường có bản chất lâu dài và khí thay đổi Do vậy khi ra những quyết định có liên quan đến định phí bắt buộc nhà quản l phải cân nhắc rất kỹ Chẳng hạn như có mua mới một nhà xưởng hay không? Có trang bị hay không một dây chuyền sản xuất mới
4.3 Định phí tùy ý
Là những chi phí có thể dễ dàng thay đổi tùy vào điều kiện thực tế và mức độ hoạt động Nhà quản l có thể đưa ra quyết định chi phí tùy ý hàng năm
Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi nghiên cứa, chi quan hệ quần chúng…
Điểm khác nhau giữa định phí tùy và định phí bắt buộc là:
- Định phí tùy được lập kế hoạch trong một một thời kỳ ngắn còn định phí bắt buộc có liên quan đến kế hoạch dài hạn và bao hàm nhiều năm
- Trong trường hợp cần thiết thì có thể cắt giảm bớt các định phí tùy ý Ví dụ một doanh nghiệp đang chi 50 triệu đồng/năm cho các chương trình phát triển của ban quản lý có thể bị bắt buộc cắt giảm chi phí này trong năm vì điều kiện kinh tế eo hẹp cho dù sẽ có những kết qur không tốt do việc cắt giảm này mang lại Còn đối với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm Ví dụ chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm không thể giảm xuống khi mức độ hoạt động của doang nghiệp giảm thấp
Trang 7Kết luận
Ở nước ta, KTQT mới chỉ được đề cập và vận dụng trong thời gian gần đây Vì thế, việc hiểu để ứng dụng có hiệu qủa KTQT ở các doanh nghiệp có ý nghĩa lớn lao
để tăng cường khả năng hội nhập, tạo nên sự an toàn cho nhà quản trị khi có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp Do vậy, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hồ VĂn Nhàn, Bài giảng Kế Toán Quản Trị , Đại học Duy Tân, 2010
2 Thông tư 53/2006/TT/BTC