Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 26 - 58)

hoa văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc.

1.3.1. Nhu cầu khách quan tiếp thu văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc

Là hiện thân tiêu biểu nhất của sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh luôn nhận thức rằng: xây dựng văn hoá dân tộc không tách rời với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Mặc dù có những khoảng không gian xác định, có khác biệt, mọi nền văn hoá luôn có sự hội nhập và tương hợp. Một nền văn hoá thật sự, chân chính không bao giờ có sự độc lập, cô biệt với những giá trị văn hoá chung của nhân loại, với các nền văn hoá khác. Tiếp thu giá trị của các nền văn hoá khác cũng là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá.

Theo Hồ Chí Minh, việc tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá nhân loại để xây dựng nền văn hoá cách mạng Việt Nam vừa là một truyền thống lịch sử, vừa là một nhu cầu tất yếu khách quan. Ngay từ năm 1946, tại diễn đàn Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, Hồ Chí Minh đã nói với các nhà báo: “Có cái gì tốt của Đông phương hay Tây phương ta phải học lấy để tạo nên một nền văn hoá Việt Nam” [39, tr.350]. Cũng theo Hồ Chí Minh, một nền văn hoá càng giàu tính quốc tế thì bản sắc dân tộc cũng phát triển phong phú. Chính Người đã từ một người yêu nước đi đến chủ nghĩa quốc tế vô sản và từ chủ nghĩa quốc tế vô sản trở về cội nguồn dân tộc càng mạnh mẽ hơn. Nếu không học hỏi cái hay, cái đẹp của văn hoá nhân loại thì sẽ nghèo nàn đi nhiều về vốn kiến thức. Hơn nữa, do hạn chế bởi nhiều nguyên nhân lịch sử khách quan mà xuất phát điểm để xây dựng nền văn hoá cách mạng của chúng ta ở mức thấp,

tranh dẫn đến sự thiếu hụt về giao lưu văn hoá. Do đó, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vào xây dựng nền văn hoá dân tộc trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan. Chính ở thời điểm đó, Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự hoà nhập, giao lưu sáng tạo, làm giàu có hơn lên các giá trị văn hoá Việt Nam. Một phóng viên Mỹ đã nhận xét về Bác như sau: “Cụ Hồ không phải là người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi mà Cụ là một người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước của Cụ” [43, tr.115].

Về mặt lịch sử, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá Việt Nam là một dòng chảy liền mạch mang tính sáng tạo. Quan điểm này của Hồ Chí Minh là có cơ sở khoa học và điều kiện để thực hiện. Truyền thống giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chính là cơ sở đầu tiên để khẳng định và minh chứng cho quan điểm đó. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở ngã tư đường, tiếp giáp với nhiều nền văn hoá lớn, rực rỡ, sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đồng nghĩa với sự tự khẳng định bản sắc dân tộc trong khi không ngừng hội nhập và tiếp biến các giá trị tiêu biểu của các nền văn hoá khác. Xuất phát từ một nền văn hoá mang đậm bản sắc Đông Nam Á, văn hoá Việt Nam đã tiếp thu văn hoá Trung Quốc mà cốt lõi là Nho giáo, rồi đến văn hoá Pháp, văn hoá Mỹ và cuối cùng là với văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi một lần giao lưu, tiếp biến, văn hoá dân tộc lại được giàu có, phong phú hơn. Chẳng hạn, khi tiếp nhận Nho giáo, nhân dân ta đã làm cho nó “khúc xạ”, biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hoá làng xã lâu đời. Trong “hệ thống Nho giáo bình dân”, văn hoá dân tộc lại có dịp toả sáng, nhiều giá trị Nho giáo trở thành cơ sở của các quan hệ cương thường, đạo lý của nhân dân, là chỗ dựa để họ có thể “miễn dịch” với các loại văn hoá nô dịch. Điều này vượt ra ngoài ý định và sự điều khiển của bọn xâm lược, kể cả xâm lược về văn hoá.

Đối với chính sách cai trị của thực dân Pháp cũng vậy. Một mặt, nó làm “đứt gãy” quá trình phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc. Nhưng mặt

khác nó tạo môi trường cho dân tộc ta, trước hết là tầng lớp trí thức tiếp xúc và tiếp nhận các giá trị chân chính của nền văn hoá Pháp, văn minh phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin, “học thuyết cách mạng nhất, chắc chắn nhất, chân chính nhất”, “chiếc cẩm nang thần kỳ” soi sáng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ được nhu cầu khách quan phải tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng nền văn hoá dân tộc như là một quy luật để phát triển văn hoá bởi một dân tộc muốn phát triển nền văn hoá của mình thì không thể đứng ngoài sự giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. Tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới chính là để làm giàu hơn, phong phú hơn vốn văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phải dựa trên cơ sở lấy dân tộc làm gốc. Có như vậy nền văn hoá đó có phát triển cũng không đánh mất đi bản sắc dân tộc mình. Đó cũng chính là một trong những định hướng cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hoá mới ở Việt Nam.

1.3.2. Nội dung tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng văn hoá dân tộc.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, việc xây dựng một nền văn hoá mới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra như một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải là nền văn hoá kế thừa tinh hoa văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, nhưng không lai căng, mất gốc, một nền văn hoá văn minh trong độc lập, tự chủ, tự cường và chủ nghĩa xã hội. Như vậy, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam.

Tinh hoa văn hoá thế giới vô cùng phong phú, bởi đó là thành quả của nền văn minh nhân loại. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tiếp thu cái gì? Hồ Chí Minh rất lưu ý tới nội dung tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại để làm thế

nào chúng ta vừa phát triển văn hoá, vừa giữ vững được bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Trong các giá trị văn hoá, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của văn hoá nhân loại. Nó soi sáng quá trình diễn biến phức tạp và đa dạng của lịch sử loài người, đặc biệt nó soi sáng quá trình diễn biến của chế độ tư bản chủ nghĩa và sự quá độ từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta có một thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng trong hành động và xử thế, có một cơ sở khoa học để xây dựng một nền văn hoá mới Việt Nam dân tộc và hiện đại.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành linh hồn của nền văn hoá Việt Nam, bởi giữa chúng có sự tương hợp các giá trị văn hoá. Có ý kiến cho rằng, Việt Nam là một nước phương Đông, còn chủ nghĩa Mác thuộc về văn hoá phương Tây và vì thế sự “kết hợp giữa chúng là khiên cưỡng và không thể có”. Về thực chất, đây là sự lặp lại luận điệu “về sự xung đột, đối đầu giữa các nền văn hoá, văn minh”. Lịch sử phát triển văn hoá hoàn toàn bác bỏ sự xuyên tạc này. Bản chất của văn hoá là mang tính hoà giải và trong nội dung cốt lõi, sâu xa nhất, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, các khu vực và trong phạm vi toàn cầu là xu hướng phổ biến khách quan.

Nếu như trước thế kỷ XVI, phương Tây đã chịu tác động và tiếp nhận nhiều thành quả của văn hoá phương Đông thì đến đầu thế kỷ XX, phương Đông do bị sự phát triển chậm lại, phải tiếp thu và vận dụng các giá trị văn minh phương Tây. Trường hợp văn hoá Việt Nam dung nạp vào nó chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản cũng nằm trong quỹ đạo chung đó. Theo quy luật tác động chung, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là sản phẩm của riêng phương Tây mà có nguồn gốc trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác luận chứng một cách khoa học sự hình thành một xã hội mới mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”, đó là xã hội cộng sản. Mục đích của xã hội này sau này được Hồ Chí Minh xác định hết sức rõ ràng và khúc chiết. Theo Người, “Chỉ có

chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau” [26, tr.461].

Các giá trị mà chủ nghĩa cộng sản đem lại như cơm no, áo ấm, việc làm, hoà bình, hạnh phúc thì dân tộc nào cũng cần, vì đó là nhu cầu sống còn, nhu cầu tồn tại và chính là mẫu số chung cho tất cả các nền văn hoá - “mẫu số làm người và sống xứng đáng với địa vị làm người” [43, tr.119]. Vượt trội lên các nền văn hoá trước đó, lần đầu tiên chủ nghĩa Mác đã ghi các nhu cầu đó vào cương lĩnh, chương trình nghị sự trực tiếp, hành động thực tiễn của quần chúng lao động bị áp bức, khổ đau, đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam cũng nhằm vươn tới thoả mãn các nhu cầu thiết yếu đó. Một dân tộc mà lịch sử của nó luôn luôn phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược, hơn ai hết, mỗi người dân của dân tộc đó đều thấm thía được giá trị của sự tự do, độc lập cho dân tộc gắn liền với hạnh phúc của con người. Đặc biệt vào những năm đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh đất nước vẫn chìm trong cảnh nô lệ, nhân dân vẫn chịu cảnh áp bức, bóc lột của thực dân Pháp; trong khi không có một trào lưu tư tưởng nào cắm được rễ sâu trong tiềm thức nhân dân, bởi vì chúng hoặc trở nên lỗi thời, hoặc là xa rời cội nguồn dân tộc và không tương hợp được với các giá trị truyền thống thì chủ nghĩa Mác - Lênin được du nhập vào Việt Nam. Trong buổi sơ khai ban đầu, mặc dù chưa hề biết Các Mác, Lênin là ai, chủ nghĩa cộng sản là gì nhưng công nhân, nông dân, trí thức Việt Nam đón nhận nó, thu nạp nó thành tài sản riêng của dân tộc mình. Người có công đầu tiên du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam chính là Hồ Chí Minh. Ban đầu, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ là

tính tự nhiên... Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình... Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu” [35, tr.126]. Người còn thừa nhận: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [35, tr.128]. Nhưng từ những nhận thức ban đầu ấy, Hồ Chí Minh đã trở lại nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin sâu sắc hơn để rồi tiếp thu học thuyết của các ông một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều. Người đã tiếp thu lý luận và vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam; tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác vào phong trào cách mạng Việt Nam làm cho chủ nghĩa Mác trở thành một thứ vũ khí tư tưởng, chiếm địa vị độc tôn trong phong trào cách mạng, và sau này là linh hồn của nền văn hoá Việt Nam.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin vào xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc, chúng ta thấy được tính nổi trội của nó so với các hình thức tư tưởng đương thời thể hiện trên hai mặt: một mặt, nó tương hợp với các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; mặt khác, nó đảm bảo các điều kiện để văn hoá dân tộc tiếp tục phát triển. Nói cách khác, trên bình diện văn hoá, chủ nghĩa Mác - Lênin đảm bảo hai mặt của một quá trình thống nhất: bảo tồn và phát triển.

Việc du nhập, chấp nhận, “bản địa hoá” rồi trở thành linh hồn văn hoá Việt Nam của chủ nghĩa Mác đã khẳng định bản lĩnh và sức sống của văn hoá dân tộc: “một dân tộc có cội rễ sâu trong lịch sử hơn 20 thế kỷ tự hào về quá khứ, truyền thống và tính cá thể của nó và có khả năng làm bất cứ thứ gì để giữ gìn chúng” [38, tr.516-517]. Có thể cũng coi đó là truyền thống, là bản lĩnh của một nền văn hoá trong quá trình giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại và truyền thống đó lại tiếp tục phát huy khi văn hoá Việt Nam tiếp nhận

chủ nghĩa Mác - Lênin. Ở thời Bắc thuộc, Nho giáo bị áp đặt từ bên ngoài vào, nhưng dân tộc ta đã khéo sử dụng nó, biến công cụ xâm lược của ngoại bang thành tài sản văn hoá dân tộc và cùng với Phật giáo, Đạo giáo tạo nên sự “cân bằng vị thế trên phương diện tâm thức xã hội”. Đến thời Pháp thuộc, văn hoá thực dân với chiêu bài đầu độc, thực hiện chính sách ngu dân... người Việt Nam vẫn lựa chọn được những giá trị tinh tuý nhất của văn hoá tư sản để tiếp thu, đổi mới làm thay đổi diện mạo văn hoá dân tộc. Rõ ràng, việc luôn luôn hoá giải mọi sự độc tôn về ý thức, tạo nên sự đa dạng, phong phú và thăng bằng chính là quy luật chủ đạo của văn hoá tinh thần Việt Nam. Từ khi trở thành linh hồn của văn hoá dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố đảm bảo sự cân bằng, ổn định và từng bước nâng nền văn hoá dân tộc ta ngang tầm thời đại.

Như vậy, sự lựa chọn và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc chính là sự lựa chọn và tiếp thu một hệ tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại. Tư tưởng đó không chỉ vạch ra các giá trị cơ bản để nhân loại hướng tới mà còn chỉ ra con đường để đạt tới những giá trị đó. Không những thế, Hồ Chí Minh còn nhận thấy sự tương hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với các giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó có thể kết hợp chúng để tạo nên một hệ giá trị mới trên cơ sở của sự thống nhất

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 26 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)