ta hiện nay
Trong lịch sử văn hoá nhân loại, không có văn hoá của dân tộc nào tồn tại và phát triển mà lại nằm trong sự khu biệt, tách rời với các nền văn hoá khác. Việt Nam là một dân tộc luôn được tiếp nhận các giá trị văn hoá của thế giới (có thể tự nguyện hoặc cưỡng bức) để làm giàu hơn, phong phú hơn văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Qua sự giao lưu đó, văn hoá Việt Nam được tiếp nhận nhiều cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hoá “xứ người” nhưng cũng luôn phải đối mặt với nguy cơ đồng hoá về văn hoá. Nhưng với tinh thần yêu nước, độc lập, tự chủ, văn hoá Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình. Đó là bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển.
Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế những năm gần đây, văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, tiên tiến, tiếp thu những giá trị văn hoá nhân loại để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao trình độ học vấn, kỹ thuật và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, mặt trái của xu thế toàn cầu hoá cũng tác động không nhỏ tới tinh thần của nhân dân, tới tất cả các lĩnh vực của văn hoá. Văn hoá Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mà nổi bật hơn cả là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá trong quá trình hội nhập và phát triển. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII năm 1998 đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã có những đánh giá đúng về thực trạng văn hoá nước ta
thời gian gần đây, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp lớn để xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Về thực trạng, Đảng ta đã nêu rõ những thành tựu cũng như những mặt yếu kém, phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém của nền văn hoá Việt Nam hiện nay, trong đó có thực trạng về việc tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc như là một điều kiện tiên quyết để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, theo kịp với trình độ phát triển của văn minh, văn hoá nhân loại, trên nền tảng của lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Đảng ta chủ trương trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam cần thiết phải tiếp thu những giá trị, những thành quả tốt đẹp của văn hoá nhân loại trên cơ sở lấy dân tộc làm gốc. Như vậy, việc tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng, nó còn đặc biệt quan trọng hơn khi văn hoá Việt Nam đẩy mạnh quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Vì thế, việc đánh giá đúng thực trạng tiếp thu văn hoá thế giới hiện nay để từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, đề ra giải pháp làm thế nào để tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tiến bộ, tốt đẹp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như có sự tương hợp với các giá trị văn hoá truyền thống là điều hết sức cần thiết.
Về những thành tựu, trước hết là trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đây là những lĩnh vực then chốt của văn hoá. Chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng, nhân tố hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng vẫn được tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo trong xây dựng nền văn hoá. Những giá trị nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tỏ rõ là những giá trị vững bền, tốt đẹp mà xã hội loài người hướng tới bởi nó đề ra mục tiêu cao
chung và xây dựng văn hoá xã hội chủ nghĩa nói riêng, xây dựng và phát triển con người là nhiệm vụ trung tâm, con người không chỉ là mục tiêu cao nhất mà còn là động lực quyết định nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, Đảng ta nhấn mạnh: Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo và kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là vấn đề có tính nguyên tắc số một của Đảng. Các giá trị đạo đức mới được tiếp thu, hình thành nên những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với xã hội hiện đại. Lối sống văn minh công nghiệp được tiếp thu, ảnh hưởng không nhỏ và làm thay đổi phong cách làm việc và sinh hoạt theo kiểu nông nghiệp tuỳ tiện, ý thức cộng đồng được nâng cao...
Bên cạnh chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta chủ động tiếp thu một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại: Lý luận về Nhà nước pháp quyền, xây dựng kinh tế thị trường, xây dựng và phát triển kinh tế tri thức v.v… Những giá trị lý luận của thế giới sẽ giúp chúng ta dần dần hình thành một chủ thuyết phát triển Việt Nam hiện đại từ nền móng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực khoa học, giáo dục: Việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới vào sản xuất và đời sống, vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng… đã góp phần tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Thông qua hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, giữa Việt Nam với nhiều nước đã trao đổi nhiều đoàn tham quan khoa học, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Việt Nam đã tham dự nhiều hội nghị khoa học quốc tế và cũng đăng cai không ít hội nghị quốc tế về khoa học. Nhiều cán bộ khoa học trưởng thành từ những hoạt động này. Một số lĩnh vực khoa học của Việt Nam đã phát triển đạt mức tương đương với các nước trong khu vực như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… Trong giáo dục, chúng ta vẫn tích cực tiếp thu nội dung, phương pháp, mô hình cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý giáo dục của các nước tiên tiến
để phát triển nền giáo dục Việt Nam tiến kịp với xu thế của thế giới. Thông qua giao lưu và hợp tác quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và tay nghề có thể đáp ứng với các ngành nghề có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. Nhiều chương trình hợp tác quốc tế và dự án phát triển giáo dục được triển khai. Số học bổng từ các nước, các tổ chức quốc tế, các đơn vị kinh tế liên doanh ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên được đi học tập, bồi dưỡng tại các nước theo chế độ học bổng, ngắn hạn và dài hạn ở các trình độ từ phổ thông đến đại học và sau đại học. Qua hợp tác quốc tế, giáo dục nước ta có thêm nhiều cơ hội và điều kiện phát triển. Mặt khác, do trao đổi chuyên gia, nhận sinh viên và nghiên cứu sinh từ nước khác tới Việt Nam học tập, giáo dục Việt Nam cũng nâng cao được vị thế của mình. Riêng với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Việt Nam giúp nhiều về đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Quan hệ quốc tế về văn hoá được mở rộng nên giao lưu văn học, nghệ thuật giữa nước ta với các nước khác trong cộng đồng thế giới cũng được mở rộng và tăng cường về nhịp độ. Các giá trị văn hoá, nghệ thuật của nhân loại xưa và nay được chuyển tải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong nước. Các loại hình nghệ thuật mới được tiếp thu tạo nên những trào lưu mới, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Trong hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá quốc tế, nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật của các nước tại Việt Nam được tổ chức thành công, mở ra triển vọng để Việt Nam trở thành một địa chỉ giao lưu văn hoá có uy tín ở khu vực và quốc tế. Việc giới thiệu văn hoá nghệ thuật nước ngoài tại Việt Nam có sự phát triển đáng kể, có tác dụng nâng cao hiểu biết, trình độ thẩm mỹ cho người dân. Ngành văn hoá cũng đã chủ động lựa chọn, xây dựng, tạo được nhiều sản phẩm, ấn phẩm, công trình văn hoá, chương trình nghệ thuật có chất
liên hoan, hội thi, triển lãm, hội chợ, giao lưu, các cuộc thi quốc tế về văn hoá, các loại hình nghệ thuật, các giá trị văn hoá đặc sắc và độc đáo của Việt Nam được giới thiệu và khẳng định. Đặc biệt, với việc giới thiệu các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận như phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn cùng với các di sản văn hoá phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, hát ca trù, quan họ… Việt Nam đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế hàng năm, trở thành một điểm đến ấn tượng của du lịch văn hoá, đóng góp không nhỏ và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua đó, chúng ta đã có dịp quảng bá sâu rộng cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Như vậy, trong điều kiện giao lưu văn hoá được mở rộng, chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước về những giá trị tốt đẹp, độc đáo của nền văn hoá Việt Nam. Thể chế văn hoá mới đã tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.
Mặt khác, trong giao lưu văn hoá hiện nay, bên cạnh những thành tựu tích cực, làm giàu có thềm nền tảng tinh thần của xã hội nước ta thì việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vẫn còn những yếu kém. Tác động của kinh tế thị trường, mặt trái của xu thế toàn cầu hoá đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của nhân dân.
Nổi lên trước hết là ở nhận thức tư tưởng, trong đạo đức và lối sống. Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan, mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Xu hướng sùng ngoại, vọng ngoại,
học theo, bắt chước nước ngoài và quay lưng lại với các giá trị cao cả từng gắn bó và trường tồn trong lịch sử dân tộc ngày càng bộc lộ rõ nét. Trong thế giới tinh thần, đạo đức đang có nhiều biến động thái quá theo hướng cực đoan, có suy thoái, có tha hoá, có bi kịch... Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Hiện tượng suy thoái đạo đức phần nào có nguyên nhân văn hoá. Nhiều sách báo, tranh ảnh, ấn phẩm văn hoá có những nội dung độc hại, không lành mạnh đang từ nước ngoài, bằng nhiều cách và mánh khoé, thủ đoạn tràn vào Việt Nam, làm cho nhiều người, nhất là thế hệ trẻ bị chệch hướng, xa rời cội nguồn dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân cực đoan phát triển, các quan hệ vợ chồng, cha con, anh em, bè bạn bị đảo lộn... Những biểu hiện tiêu cực như thế đang bào mòn dần thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, làm tha hoá, biến dạng cội nguồn dân tộc, nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.
Trong hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá quốc tế cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trước hết là hạn chế trong nhận thức, có thể nói văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hoá mácxít, văn hoá xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của văn hoá xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển của văn hoá cách mạng Việt Nam, bởi trên thực tế, lý luận văn hoá mácxít đã trở thành yếu tố nội sinh của chính nền văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, những quan điểm lý luận đó hiện nay cũng cần được bổ sung và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng với sự phát triển của cuộc sống. Mặt khác, những quan điểm lý luận của phương Tây hiện đại trước đây được giới thiệu chủ yếu là để đối lập với quan điểm mácxít và chứng minh cho sự suy đồi của các triết thuyết tư sản nên chưa có sự đánh giá, nhìn nhận đúng các giá trị, các mặt tích cực, tiến bộ, cũng như chưa thấy được các học thuyết đó
cũng là những thành tựu chung của văn hoá nhân loại. Tâm lý e ngại, gạt bỏ văn hoá phương Tây vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân.
Trong giao lưu, tiếp biến văn hoá, chúng ta chưa có những hoạch định chiến lược tổng thể và những chính sách phát triển văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng những giá trị văn hoá Việt Nam đương đại; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Sự phát triển của văn hoá chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, hoạt động văn hoá còn tách rời, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phục vụ chính trị và phát triển kinh tế. Cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động văn hoá chưa được đầu tư đúng mức nên trong một thời gian dài chúng ta không có những công trình văn hoá nghệ thuật lớn, chưa có những tác phẩm văn học nghệ thuật mang giá trị tư tưởng xứng tầm thời đại, hoạt động văn hoá không được diễn ra thường xuyên và phổ biến rộng rãi, nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân mới chỉ được đáp ứng ở mức thấp, còn sự chênh lệch khá lớn về trình độ văn hoá và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân ở các vùng miền…
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc xây dựng các thiết chế quản lý nhà nước về văn hoá và giao lưu văn hoá, đó là chưa tạo ra được những thiết chế xã hội, cơ chế chính sách và động lực cho sự phát triển và giao lưu văn hoá. Nhiều cơ chế, chính sách văn hoá chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, tính khả thi không cao. Một số cơ chế quản lý chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập. Công tác bảo tồn di sản văn hoá còn những hạn chế, chưa tận dụng được lợi thế của kho tàng di sản văn hoá dân tộc để thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Chúng ta vẫn nặng về khai thác tự phát, thiếu chiều sâu các giá trị của di