Giao lưu và tiếp biến văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 58 - 61)

Chương 2

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TIẾP THU TINH HOA VĂN HOÁ THẾ GIỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM HOÁ THẾ GIỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

2.1. Giao lưu và tiếp biến văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay hiện nay

Văn hoá trong quá trình tồn tại và phát triển luôn gắn liền với một hoạt động quan trọng là giao lưu văn hoá. Giao lưu văn hoá chính là quá trình tiếp xúc và trao đổi giữa các nền văn hoá với nhau. Mỗi một nền văn hoá dân tộc sẽ bị suy thoái nếu không có quá trình trao đổi chất với các nền văn hoá khác. Do đó, giao lưu văn hoá chính là động lực để thúc đẩy sự tiến bộ của các nền văn hoá, là quy luật tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của các nền

sự phát triển đi lên” [16, tr.18]. Hay theo GS. Đinh Gia Khánh thì: “Một nền văn hoá khép kín và co lại trong môi trường hạn hẹp thì sớm muộn sẽ khô cằn rồi chết cứng. Một nền văn hoá có cởi mở, tức là vận động trong một môi trường ngày càng rộng hơn thì mới dồi dào sinh khí” [16, tr.25].

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng với sự bùng nổ thông tin và sự liên kết chặt chẽ quan hệ mậu dịch, giao lưu quốc tế trở thành một nhu cầu bên trong, một động lực của sự phát triển. Không một dân tộc nào, không một quốc gia nào phát triển được nếu tự khép kín, biệt lập với xu thế bên ngoài. Vì thế, quá trình toàn cầu hoá diễn ra đã trở thành một xu thế mạnh mẽ, nó lôi cuốn tất cả các quốc gia dân tộc tham gia. Trong quá trình đó, diễn ra sự giao lưu, hội nhập ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hoá và xã hội. Quan hệ đa phương hoá, đa dạng hoá giữa các quốc gia, dân tộc được hình thành tạo cơ hội cho các quốc gia đẩy nhanh quá trình phát triển nhưng bên cạnh đó cũng làm nảy sinh một loạt các mâu thuẫn mang tính chất thời đại. Như vậy, quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều thời cơ cũng như thách thức đối với các quốc gia trong quá trình phát triển.

Trong lĩnh vực văn hoá, xu thế hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hoá của các quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hoà bình được củng cố, các dân tộc đã có thêm điều kiện xích lại gần nhau, tăng cường giao lưu văn hoá, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau. Các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia được tăng cường kéo theo quan hệ văn hoá cũng được thúc đẩy và ngược lại. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và thông tin càng làm cho quá trình giao lưu, học hỏi giữa các nền văn hoá diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn. Bên cạnh đó, các nền văn hoá trong quá trình hội nhập và phát triển cũng phải đối mặt với vấn đề gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình, xem đây vừa là một nhiệm vụ chính trị vừa là một nhiệm vụ văn hoá. Điều này tưởng chừng như một nghịch lý; vừa gia nhập trong cùng một cộng đồng, lại vừa cố gắng tự phân biệt, tự bảo tồn những cái

của riêng mình, của từng dân tộc. Thực ra đây là một quy luật đã có từ ngàn năm và ngày nay nó được phát huy trên một bình diện mới của thời kỳ phát triển hiện đại đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Xu hướng hướng ngoại để tìm hiểu, tiếp nhận những cái mới lạ, bổ ích và cần thiết là một xu hướng có tính khách quan lịch sử, phản ánh một nhu cầu của tồn tại và phát triển.

Giao lưu và tiếp biến văn hoá tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng “xâm nhập” văn hoá, tức sự tác động qua lại thường xuyên giữa các nền văn hoá, với nhiều vấn đề phức tạp bên trong như tiếp nhận, điều chỉnh, đồng hoá… Hiện tượng xâm nhập văn hoá trước hết nói lên một điều rất quan trọng: Mỗi một dân tộc đều có một cái vốn của riêng mình, và chính cái riêng đó có thể tác động đến các dân tộc khác để tạo nên sự tiếp nhận khác nhau trong những điều kiện lịch sử. Cái riêng đó chính là bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong tiến trình toàn cầu hoá văn hoá, một thách thức lớn đặt ra cho các nền văn hoá là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá. Trong quá trình giao lưu, hội nhập, sự yếu kém, phụ thuộc về kinh tế sẽ biến các nước đang phát triển dễ trở thành “cái bóng” của các nước phát triển. Do nắm ưu thế về kinh tế, khoa học và công nghệ, các nước phát triển đương nhiên cũng chiếm ưu thế trong việc áp đặt các giá trị tư tưởng, văn hoá, lối sống… của mình lên những nước nghèo đang lệ thuộc mình.

Như vậy, xu thế toàn cầu hoá văn hoá với điều kiện đặc thù của nó là giao lưu văn hoá có cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực biểu hiện ở sự tăng cường hợp tác, trao đổi, xích lại gần nhau, mở mang hiểu biết về các giá trị của những nền văn hoá khác nhau… Còn mặt tiêu cực là sự ảnh hưởng của chế độ dân chủ kiểu phương Tây, ở phương thức sống, quan niệm về giá trị, là nguy cơ đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá… Rõ ràng, sự đa dạng của văn hoá là cần thiết, là kho tàng quý báu nhất của nhân loại, một yếu tố cần thiết của sự phát triển. Nhưng đa dạng mà vẫn

ra cho các dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển văn hoá là mỗi dân tộc phải biết giữ vững và phát huy những điểm mạnh, cái đẹp của riêng mình và tự kế tục, sáng tạo nên mọi lĩnh vực đời sống; phải tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ bên ngoài theo tinh thần tuyển lọc, lựa chọn và phê phán trên cả hai phương diện tinh thần và vật chất. Có như vậy, sự phát triển văn hoá của mỗi một quốc gia dân tộc mới thực sự trở thành mục tiêu và động lực để phát triển xã hội, đem lại sự phát triển bền vững và hài hoà cho xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vào xây dựng nền văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng đó trong phát triển nền văn hóa nước ta hiện nay (Trang 58 - 61)