1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kế toán quản trị định giá bán sản phẩm

29 510 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 74,09 KB

Nội dung

Tiểu luận môn kế toán quản trị về Định giá bán sản phẩm, dịch vụ là bài tiểu luận nêu lên được các phương pháp định giá bán sản phẩm, ý nghĩa của việc định giá bán sản phẩm, dịch vụ đối với doanh nghiệp, vai trò của định giá và các nội dung định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục tiêu, đối tượng 3

1.2.1.Mục tiêu 3

1.2.2.Đối tượng 3

1.3.Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4.Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 4

2.1.Tổng quan về định giá sản phẩm, dịch vụ 4

2.2.Các phương pháp định giá thông dụng 5

2.2.1.Phương pháp định giá dựa vào chi phí 5

2.2.2 Phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm, dịch vụ 6

2.2.3 Phương pháp định giá cao 7

2.2.4 Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng 7

2.2.5 Định giá theo giá cạnh tranh hiện hành 8

PHẦN III: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 9

3.1 Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 9

3.1.1 Lý thuyết cơ bản của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường 9

3.1.2 Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp 11

3.2 Vai trò của định giá bán sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm. 12

3.2.1 Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 12

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 13

3.3 Nội dung định giá sản phẩm trong doanh nghiệp 16

3.3.1 Định giá bán sản phẩm trong dài hạn 16

3.3.1.1 Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt 17

3.3.1.2 Đinh giá bán sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công 19

3.3.1.3 Định giá bán sản phẩm mới 20

3.3.1.4 Định giá bán sản phẩm theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm 21

3.3.2 Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn 23

3.3.2.1 Định giá bán sản phẩm trong một số trường hợp đặc biệt 24

3.3.2.2 Định giá bán sản phẩm tiêu thụ nội bộ 25

3.4 Nội dung định giá dịch vụ trong doanh nghiệp 27

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong kinh doanh hiện đại không ai là không biết đến công thức 4P nổi tiếng đó là:Product (Sản phẩm), Price (giá), Place (địa điểm), Promotion (Xúc tiến thương mại).Trong đó sản phẩm tốt và giá cả phù hợp là 2 yếu tố căn bản đầu tiên cho việc kinhdoanh thành công Và định giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để mộtsản phẩm bước vào và định hình trên thị trường.Có nhiều yếu tố chi phối đến định giásản phẩm Trước hết là giá thành sản xuất tiếp đó là các yếu tố bên ngoài như sản phẩmcủa đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế phân khúc đối tượng khách hàng và xuhướng tiêu dùng…Tiếp theo là các yếu tố được hình thành nên từ chiến lược truyềnthông, quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm Nếu định giá quá thấp thì người tiêudùng sẽ đánh đồng sản phẩm của doanh nghiệp đó với sản phẩm kém chất lượng.Ngượclại nếu định giá sản phẩm quá cao so với giá trị sử dụng cũng như tâm lý tiêu dùng củathị trường thì cũng làm cho sản phẩm không thể xâm nhập và tồn tại lâu trên thịtrường.Và lẽ đương nhiên khi sản phẩm thất bại sẽ mang đến những hệ lụy tất yếu chodoanh nghiệp

Sau khi tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thì việc định giá sảnphẩm chuẩn xác, đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật và hiệu quả kinh doanh là cơ

sở vững chắc cho thành công của doanh nghiệp Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài : “Kế

toán quản trị với việc định giá bán sản phẩm”để nghiên cứu

Bài tiểu luận được chia thành những phần chính sau:

Phần 1: Giới thiệu chung

Phần 2: Tổng quan về định giá sản phẩm, dịch vụ

Phần 3: Kế toán quản trị đối với việc định giá sản phẩm, dịch vụ

Phần 4: Kết luận

Trang 3

1.2 Mục tiêu, đối tượng

1.2.1.Mục tiêu

Bài nghiên cứu này là nhằm:

- Cơ sơ lý thuyết cơ bản và ý nghĩa định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp của nềnkinh tế thị trường

- Vai trò của định giá bán sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giábán sản phẩm của các nhà quản trị doanh nghiệp

- Quyết định, định giá bán sản phẩm trong dài hạn và trong ngắn hạn Các quyết định,định giá bán sản phẩm trong dài hạn thường dựa trên cơ sở chi phí sản xuất ra sản phẩm

đó Các quyết định ngắn hạn thường dựa trên các tình huống cụ thề của doanh nghiệpnhư công suất còn dư thừa, khách hàng mua với mức sản lượng nhiều, tiêu thụ nội bộ

- Các quyết định, định giá bán sản phẩm trong dài hạn, ngắn hạn cũng thường được xemxét với sự thay đổi của cơ cấu sản phẩm tạo cho các giá bán có sự linh hoạt, nhạy béntrong các tình huống cụ thể

1.2.2.Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là về các phương pháp định giá và các cách ứng dựng kếtoán quản trị trong định giá bán sản phẩm, dịch vụ

1.3.Câu hỏi nghiên cứu

Khi tiến hành bài nghiên cứu tôi đã đặt ra 1 số các câu hỏi như sau để giúp tiếntrình nghiên cứu đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra:

+ Có những phương pháp định giá nào?

+ Vai trò kế toán quản trị trong định giá sản phẩm dịch vụ?

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm, dịch vụ?

1.4.Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu về đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính.Dựa vào các tài liệu để nghiên cứu, khái quát việc ứng dụng kế toán quản trị trongviệc định giá bán sản phẩm, dịch vụ

Trang 4

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

2.1.Tổng quan về định giá sản phẩm, dịch vụ

Sự toàn cầu hóa cùng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của một nền kinh tế mởcửa đã đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi mô hình kinh doanh theođịnh hướng thị trường Theo đó, các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp ngày càngtrở nên phức tạp do bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Đinh giásản phẩm, dịch vụ cũng là một trong những quyết định phức tạp được doanh nghiệp đặcbiệt quan tâm bởi đó là một trong những quyết định then chốt ảnh hưởng đến chiến lượccạnh tranh của doanh ngiệp Điều này cũng được quan sát ở các quốc gia đang pháttriển Tuy nhiên, doanh nghiệp lại ít hiểu rõ về các quyết định về giá.Điều này là vì cácquyết định giá lại thường phức tạp về mặt bản chất Do đó, đạt được một sự hiểu biết vềcác quyết định về giá có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lượctốt hơn

Để hiểu rõ hơn về vấn đề định giá có thể xem xét qua góc nhìn của một số ngànhhọc.Dưới góc độ ngành tiếp thị, định giá sản phẩm, dịch vụ không thể nghiên cứu với sựtách rời với các yếu tố của chiến lược marketing bao gồm các nhân tố 4P Mục tiêuchính của hỗn hợp marketing là thỏa mãn khách hàng qua việc cung cấp đúng đắn sảnphẩm, dịch vụ với đúng chính sách xúc tiến chiêu thị, đúng kênh phân phối và đúngmức giá Do đó, giá bán không thể tách rời với các yếu tố 4P khác trong hỗn hợpmarketing Từ các nhân tố 4P doanh nghiệp có thể quyết định chiến lược tiếp thị thíchhợp.Ví dụ, bản thân sản phẩm, chính sách xúc tiến/chiêu thị kênh phân phối có thể ảnhhưởng đến giá bán và sự thành công của chiến lược giá Ngoài ra, giá trị sản phẩm cũng

có thể ảnh hưởng đến mức giá thăm dò và thâm nhập thị trường Cuối cùng, sự lựa chọnkênh phân phối thể hiện hình ảnh sản phẩm tác động đến giá bán

Do đó, có thể thấy rằng định giá là thành phần không thể tách rời trong chiến lượctiếp thị của doanh nghiệp Tuy nhiên có vấn đề nảy sinh giá bán là nhân tố duy nhấttrong hỗn hợp marketing có quan hệ trực tiếp với doanh thu và lợi nhuận trong khi cácnhân tố khác chỉ gắn liền với chi phí Điều này dẫn đến một vấn đề cần được nghiêncứu: Giá bán là nhân tố ít được quan tâm nhất trong hỗn hợp marketing Thực tế cho

Trang 5

thấy những quan điểm hay xu hướng điểm trong ngành tiếp thị là lợi thế cạnh tranh bềnvững có thể đạt được qua các yếu tố không phải là giá, ví dụ như sự khác biệt hóa sảnphẩm thông qua tăng chất lượng sản phẩm, sự quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thôngqua việc đầu tư vào nhãn hiệu.

Khác với các học giả trong ngành tiếp thị, các học giả thuộc ngành kinh tế đã khẳngđịnh rằng giá bán thể hiện trong sự tương tác giữa cung và cầu Họ cho rằng giá bánđược xác lập để tại đó có sự cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu Theo lý thuyếtkinh tế học có thể xác định giá bán tối ưu dựa trên phân tích, khảo sát mối quan hệ giữatổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC) hoặc giữa doanh thu biên (MR) và chi phíbiên (MC)

Tuy nhiên định giá theo mô hình kinh tế học như trên lại có một số điểm hạn chế sau:Thứ nhất, rất khó để xác định chính xác đường cầu của doanh nghiệp và đường doanhthu cận biên Thứ hai, bên cạnh giá sản phẩm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượngcầu của sản phẩm không thể đưa vào mô hình định giá.Thứ ba, mô hình này có thểkhông phù hợp với tất cả các loại hình của thị trường.Và cuối cùng, rất khó để xác địnhchi phí biên bởi lẽ hầu hết những hệ thống chi phí ở các doanh nghiệp không phải đượcthiết kế để làm công việc này

2.2.Các phương pháp định giá thông dụng

2.2.1.Phương pháp định giá dựa vào chi phí

* Phương pháp định giá cộng chi phí

Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo công thức sau:

Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sảnphẩm

Ví dụ như 1 cô bán rau tính được chi phí trồng 1 bó rau muống là 5.000 đồng, cô

định giá cho mỗi bó rau muống là 6000 đồng, trong đó mỗi bó cô lời được 1000 đồng.Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi các tiểu thương ở các chợ, các tiệm tạp

hóa và đại lý Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, tuy nhiên lại có nhược

Trang 6

điểm là người sử dụng thường không để ý để ý đến các yếu tố cung, cầu và mức độ

cạnh tranh Phương pháp này thích hợp với những cơ sở kinh doanh nhỏ.

* Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn

Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên công thức:

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất đại trà các mặt hàng giadụng, may mặc…với số lượng lớn Phương pháp này khó sử dụng ở việc xác định điểmhòa vốn.Việc xác định điểm hòa vốn quá thấp sẽ dẫn đến việc định giá thành quá caohoặc xác định điểm hòa vốn cao sẽ dẫn đến việc định giá thành thấp.Doanh nghiệp cũngnên tính toán lượng cung, cầu và mức độ cạnh tranh để xác định cho mình một điểm hòavốn hợp lý nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất

2.2.2 Phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm, dịch vụ.

*Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ

Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm mà định giá Cácyếu tố ấy bao gồm:

 Chất lượng sản phẩm

 Đặc điểm, thiết kế sản phẩm

Trang 7

 Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm

 Độ khan hiếm của sản phẩm

 Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm…

Ví dụ như giá loại tôm A của một công ty nuôi trồng thủy sản vào mùa bội thu có giá

180.000 nghìn 1/kg, nhưng vào mùa khan hiếm sẽ có giá 240.000 1/kg Hoặc kháchhàng sử dụng sản phẩm Iphone cho biết họ chấp nhận mức giá cao hơn các sản phẩmđiện thoại thông minh của các hãng sãn xuất khác bởi sự sang trọng, và độ bền bỉ củasản phẩm

* Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng

Sau khi cho ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sảnphẩm các giá trị mà chúng tôi tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm,dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường

Ví dụ 1 công ty sản xuất loại sữa bột A cho em bé thêm vào các tính năng như hỗ trợ

phát triển trí não, tăng khả năng miễn dịch, chống còi xương rồi định một mức giá caohơn các loại sữa bột thông thường

2.2.3 Phương pháp định giá cao

Với cách định giá cao, doanh nghiệp sẽ đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh của họ.Cách định giá cao thường hiệu quả nhất trong những ngày đầu của 1 chu kỳ sản phẩm,

và ngoài ra, cách định giá này khá lý tưởng cho 1 doanh nghiệp nhỏ có mong muốn bánnhững mặt hàng độc nhất Bởi vì khách hàng cần cảm thấy mình nhận được sản phẩm cógiá trị ngang với mức giá, doanh nghiệp phải làm việc hết sức để đưa ra nhận thức về giátrị của sản phẩm với họ Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chủ sở hữu nênđảm bảo nỗ lực Marketing của họ, bao bì của sản phẩm, những giá trị gia tăng, dịch vụkhách hàng… đó là những yếu tố cần thiết cho những sản phẩm ở mức giá cao

2.2.4 Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng

Giá cả mà khách hàng chấp nhận được phụ thuộc vào giá trị cảm nhận được của

khách hàng đối với sản phẩm, vì sự chấp nhận của người mua mới là quan trọng chứ

không phải chi phí của người bán.Thực tế cho thấy với cùng một loại sản phẩm nhưng

Trang 8

bán ở các địa điểm khác nhau thì mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được là khácnhau.

Do vậy, theo phương pháp này công ty phải xây dựng các biến số phi giá

cả trong Marketing mix để tạo nên giá trị cảm nhận được trong nhận thức của người

mua Muốn vậy, công ty phải nghiên cứu thị trường để hiểu được nhận thức của kháchhàng về giá trị sản phẩm trong các điều kiện khác nhau Trên cơ sở đó, công ty sử dụngcác biến số phi giá cả (như bao bì sản phẩm, địa điểm bán hàng, trang trí nội thất cửahàng, đội ngũ nhân viên bán hàng¼) để tạo nên ấn tượng, giá trị cảm nhận về sản phẩmtrong con mắt khách hàng

Ví dụ: Cùng một bộ sưu tập tem, nhưng nếu để trong một Album có bìa cứng đẹp,

bán tại các cửa hàng sang trọng ở các khách sạn sang trọng cho khách hàng nước ngoàithì công ty tem có thể đặt giá cao gấp mấy lần bình thường

2.2.5 Định giá theo giá cạnh tranh hiện hành

Theo phương pháp này, công ty lấy giá hiện hành của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở

mà không quan tâm tới chi phí sản xuất cũng như cầu của thị trường Tuỳ theo loại thịtrường và đặc tính sản phẩm của công ty mà đặt giá bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá củađối thủ cạnh tranh

Tuỳ theo loại thị trường và đặc tính sản phẩm của công ty mà đặt giá bằng, thấp hơnhoặc cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh

Phương pháp định giá theo các đối thủ cạnh tranh hay được sử dụng vì các lý do sauđây:

• Đơn giản, dễ thực hiện, không cần phải xác định cầu thị trường, độ co dãn của cầutheo giá, hay tính chi phí các loại

• Giá thị trường hiện hành được xem như là khách quan, công bằng đối với kháchhàng, với công ty

• Không kích thích các đối thủ cạnh tranh, không dẫn tới sự trả đũa

Nhược điểm của phương pháp này là, các công ty khác nhau có các cấu trúc chi phíkhác nhau, có cầu thị trường khác nhau

Trang 9

PHẦN III: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM,

DỊCH VỤ 3.1 Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp

3.1.1 Lý thuyết cơ bản của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều tự do cạnh tranh và phát triển Dovậy để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏicác nhà quản trị phải đưa ra một loạt các quyết định tối ưu Trong tất cả các quyết định,quyết định về định giá bán sản phấm là một trong những quyết định đầy khó khăn đốivới nhà quản trị của mọi loại hình doanh nghiệp.Quyết định này nếu không phù hợp sẽảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ.ảnh hưởng đến

uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trong chiến lược phát triên dài hạn Do vậy khi

ra quyết định về định giá bán sản phẩm cần dựa trên những lý thuyết kinh tế của quátrình định giá bán

- Quyết định về định giá bán sản phẩm phải xuất phát từ những quy luật khách quancủa nền kinh tế thị trường Quy luật cung-cầu, phải xem xét sản phẩm của doanh nghiệptrong mỗi quan hệ tổng cung và tổng cầu của toàn thị trường.Xác định được mức sảnxuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng loại,cầu của thị trường được hiểu đơn giản đó là sức mua và khả năng thanh toán của kháchhàng Do vậy yếu tố về số lượng dân cư và thu nhập bình quân của khách hàng trongtừng vùng, miền là thông tin quan trọng đối với các nhà quản trị kinh doanh khi đưa raquyết định, định giá bán sản phẩm Chỉ cần thay đổi một lượng sức mua đáng kể cũngảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp

Quy luật cạnh tranh, đây là quy luật cơ bản chi phối tới mức định giá sản phẩm Sảnphẩm của doanh nghiệp nằm trong nhóm các sản phẩm cạnh tranh mạnh hay độc quyềnmua, hoặc độc quyền bán Trong một số trường hợp đặc biệt, khi đưa ra quyết định,định giá bán sản phẩm quy luật cạnh tranh giữ vai trò chỉ đạo mà nhà quản trị hoàn toànthích ứng không có sự lựa chọn nào khác Ví dụ, đối với các sản phẩm độc quyền bán,

Trang 10

nhà quản trị có thể đưa ra giá bán cao hơn chi phí rất nhiều, đối với các sản phẩm cạnhtranh mạnh, nhà quàn trị có thể đưa ra giá bán thấp hơn chi phí

Quy luật giá trị, cần xem xét những thuộc tính cơ bản của sản phẩm như giá trị hànghóa và giá trị sử dụng, để từ đó mở rộng hay thu hẹp khách hàng cần phục vụ Giá trịhàng hóa của sản phẩm thực chất là sự kết tinh của các khoản chi phí thông qua sảnxuất.Giá trị sử dụng đó là lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng Do vậy khiđưa ra quyết định, định giá bán sản phẩm nhà quản trị cần dựa trên các thuộc tính cơbản của hàng hóa thông qua quy luật giá trị

- Quyết định định giá bán sản phẩm còn dựa trên hệ thống những văn bản pháp quycủa nền kinh tế vĩ mô, các chính sách kinh tế của mỗi quốc gia Chính sách nhập khâu,xuất khẩu, thuế suất, ngoại tệ đều ảnh hưởng đến các quyết định về định giá bán sảnphẩm.Sự ổn định của nền kinh tế trong những mục tiêu phát triển dài hạn đều ảnhhưởng và chi phối tới các quyết định về giá bán sản phẩm

Trong một số trường hợp đặc biệt và ở những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế,Nhà nước trực tiếp xác định mức giá cho các sản phâm cụ thể như điện, nước sinhhoạt Nhà nước có thể xây dựng khung giá để các doanh nghiệp đưa ra mức giá phùhợp nhằm ổn định nền kinh tế

Các yếu tố về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, quốc gia, và toàn thế giớiđều ảnh hưởng quan trọng đến quyết định, định giá bán sản phấm Các yếu tố đó baogồm dân số, văn hóa, kỹ thuật công nghệ, tốc độ tăng trưởng, tốc độ lạm phát, sự ổnđịnh chính trị, kinh tế

- Quyết định về định giá bán sản phẩm dựa trên những mục tiêu hoạt động của doanhnghiệp Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tối đa hóalợi nhuận, do vậy khi đưa ra quyết định về định giá bán sản phẩm phải đảm bảo nguyêntắc tối thiểu là bù đắp các khoản chi phí và thu được lợi nhuận Do vậy để đưa ra giábán vừa phù hợp với thị trường vừa có lợi nhuận, các nhà quản trị cần phải biết đượcmức chi phí giới hạn của các sản phẩm sản xuất là bao nhiêu Đối với các doanh nghiệpcông ích, hoạt động không phải lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, do vậy khi đưa ra quyết

Trang 11

định giá bán yếu tố chi phí giới hạn càng quan trọng để vừa đủ bù đắp chi phí và thỏamãn các đổi tượng khách hàng vì mục tiêu xã hội

- Quyết định về định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phải dựa trên hệ thống chiphí tiêu hao cho sản phẩm đó Yếu tố chi phí được coi là yếu tố quan trọng nhất tácđộng tới sự hình thành của giá bán sản phẩm Do vậy nhà quản trị cần phải hiểu biết sâu

về chi phí trong quá trình sàn xuất, mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động, bảnchất vận động của mỗi yếu tố chi phí trong doanh nghiệp và nền kinh tế

- Quyêt định, định giá bán sản phẩm dựa trên lý thuyết cơ bản của kinh tế học vi môtrong doanh nghiệp Kinh tế học vi mô cho ràns eiá bán sản phẩm tối ưu chính là điểm

mà doanh nghiệp đạt mức chênh lệnh doanh thu và chi phí cao nhất

3.1.2 Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp

Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp thường coi đây là nhiệm vụ quantrọng, có tính sứ mệnh lịch sử ảnh hường đến các nhiệm vụ khác

-Trước hết việc đưa ra giá bán sản phẩm tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp, giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp đó là sự thiệt hại củadoanh nghiệp Song giá bán lại bị giới hạn bởi cầu của thị trường và tính cạnh tranh củasản phẩm Do vậy đưa ra giá bán cụ thể bao nhiêu, đó là câu trả lời thật khó của nhàquản trị Chính vì thế, nhà quản trị cần xây dựng giá bán phải thật khoa học, vừa phùhợp với nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi nhuận tối đa

- Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế có tính lịch sử, song nóthế hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất cùa các nhà quản trị Do vậy đểđưa ra giá bán phù hợp, yêu cầu nhà quàn trị phải am hiểu về kế toán chi phí, doanh thu

và lợi nhuận, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, môi trường kinh doanh

- Giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm, do vậy nó thường ánhhưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường Do vậy đưa ra giábán thấp quá có thể thị trường hiểu nhầm chất lượng sản phẩm kém, giá bán cao khôngphù hợp với thu nhập của khách hàng, sản lượng tiêu thụ chậm Như vậy đưa ra giá bán

Trang 12

phải thận trọng vừa phù hợp với mức thu nhập của khách hàng phục vụ vừa đảm bảo lợinhuận của doanh nghiệp cao nhất.

3.2 Vai trò của định giá bán sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm.

3.2.1 Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp

Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp thường là những quyết định chiến lượcdài hạn, đôi khi là những quyết định điều chỉnh trong ngắn hạn của các nhà quản trị Dovậy các quyết định về định giá bán sản phẩm thường phù hợp với chiến lược chung củadoanh nghiệp và thể hiện tính linh hoạt, thay đổi của thị trường Do vậy định giá bánsản phẩm có những vai trò quan trọng sau:

- Định giá bán sản phẩm quyết định tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Sựhình thành các mức giá bán trên thị trường được xuất phát từ những cơ sở khoa họckhác nhau, nhưng đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc quan trọng đó là bù đắpđược chi phí và tạo ra lợi nhuận để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện quá trình tái sảnxuất giản đơn và mở rộng

- Định giá bán sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị trong hoạt độngkinh doanh Định giá bán sản phẩm là một bộ phận quan trọng của Marketing trongdoanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường Định giá bán sản phẩm còn thểhiện những thành công của các nhà quan trị nhằm giữ vừng thị trường và tạo ra lợinhuận Nếu chỉ có sản xuất tốt mà khâu bán hàng yếu kém thì nhà quản trị không thànhcông trong con đường kinh doanh Do vậy sản xuất và tiêu thụ là 2 khâu quan trọng cómối quan hệ mật thiết với nhau tạo ra sự thành công của các nhà quản trị trên thươngtrường

- Định giá bán sản phẩm là dấu hiệu quan trọng nhất trên thương trường.Giá bán sảnphẩm là một phạm trù kinh tế tổng hợp bởi nhiều yếu tố trong doanh nghiệp Nó vừa thểhiện mặt chất và mặt lượng, những yếu tố định tính và định lượng như chất lượng củasản phẩm, số lượng sản phẩmtung ra thị trường, tính cạnh tranh của sản phẩm, uy tín vàthương hiệu của doanh nghiệp

Trang 13

Định giá bán sản phẩm ở mức nào mà thị trường chấp nhận, giúp cho doanh nghiệpnhận biết được các cơ hội kinh doanh trong hiện tại và tương lai.Từ đó doanh nghiệpthấy được khả năng và triển vọng của mình trên thương trường.

Mặt khác định giá bán sản phẩm giúp cho nhà quản trị cân nhắc, lựa chọn đưa ra cácquyết định kinh doanh khác Để có các mức giá sản phẩm thỏa mãn nhu cầu bên trongtiêu dùng nội bộ và nhu cầu bên ngoài thị trường các nhà quản trị cần nghiên cứu mốiquan hệ các mức giá với nhau trong các sản phẩm cạnh tranh nhằm đạt được mức giáphù hợp Định giá bán sản phẩm còn là căn cứ khoa học để các nhà quản trị phán đoán

xu hướng vận động của thị trường và dự đoán phản ứng cạnh tranh của các đối thủ trênthương trường

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp

Quyết định, định giá bán sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau nhưnhân tố bên trong, bên ngoài, nhân tố tích cực, tiêu cực, nhân tố định tính và định lượng.Những nhân tố này có thể chia thành 2 nhóm cơ bản:

* Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Mục tiêu của doanh nghiệp không phải là nhân tố tác động trực tiếp, song là nhân

tố tác động gián tiếp tới hình thành giá bán khác nhau Các mục tiêu của doanh nghiệpthường thể hiện trong từng giai đoạn khác nhau, có thể mục tiêu trước mắt là lợi nhuậnhay tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, có thể mục tiêu cuối cùng là phi lợi nhuận hay lợinhuận Doanh nghiệp được hỗ trợ ngân sách hoạt động hay tự chủ kinh phí Tất cảnhững mục tiêu đó đều ảnh hướng tới giá bán sản phẩm của doanh nghiệp

- Chính sách marketing trong doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng đến quyếtđịnh, định giá bán sản phẩm Thông thường giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vàochính sách bán hàng của doanh nghiệp Chính sách bán hàng được thực hiện qua mộtchuỗi các công việc từ khi quảng cáo thâm nhập thị trường, xây dựng hệ thống phânphối bán hàng, bảo hành sau khi bán

Trang 14

Trong nền kinh tế thị trường phát triên, nhiều khách hàng thường quan tâm tới chínhsách bán hàng của doanh nghiệp để chấp nhận giá mua, nhằm đảm bảo an toàn choquyết định của mình.

- Chi phí của sản phẩm là yếu tố có tính chất quyết định tới việc hình thành và vậnđộng của giá bán sản phẩm Chi phí của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả vàhiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, đó là nhân tố để doanh nghiệp tồn tại vàphát triển như thế nào trên thị trường Do vậy chỉ cần sự thay đổi đáng kể của chi phí,các nhà quản trị lại có quyết định định giá mới

* Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp thường các nhà quản trị không kiểm soát vàthay đổi được.Các nhân tố bên ngoài thường tồn tại một cách khách quan, tác động trựctiếp tới sự hình thành các mức giá khác nhau Do vậy các nhà quản trị cần cân nhắc,phân tích các yếu tố bên ngoài để xác định mức ảnh hưởng như thế nào trong các quyếtđịnh, định giá bán sản phẩm của mình

- Nhu cầu của thị trường là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nhà quàn trị kinhdoanh nào Trước khi nhà quản trị đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tínhtoán ngay sản phẩm đó tiêu thụ ở thị trường nào và phục vụ cho ai, nhu cầu của thịtrường có thể hiểu đơn giản đó là tổng hợp nhu cầu của người mua và khả năng thanhtoán của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp chuẩn bị tung ra thị trường

Do vậy để đưa ra quyết định giá bán có độ tin cậy cao, các nhà quản trị thường phảinắm bắt các thông tin về số lượng khách hành có nhu cầu, mức thu nhập của kháchhàng, số lượng các sản phẩm cùng loại trên thị trường và khối lượng các sản phẩm củatừng nhà cung cấp tung ra thị trường Các nhà quản trị cũng cần dự đoán xu hướng vậnđộng nhu cầu của thị trường để đưa ra các quyết định định giá bán sản phẩm đúng thờiđiểm nhằm tối đa hóa lợi nhuận

- Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường Đây là nhân tố rấtquan trọng trong các quyết định, định giá bán sản phẩm của các nhà quản trị Đối vớicác sản phẩm độc quyền bán, nhà quàn trị có thể định giá bán sản phẩm cao nhằm thutối

Ngày đăng: 31/10/2018, 08:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w