Trước đây đã có nhiều cuộc nghiên cứu đã giúp chúng ta nhận rõ về thực trạng việc làm trong xã hội, cách riêng của sinh viên nhu vào năm 1999, điều tra sinh viên đã tốt nghiệp tại 51 trư
Trang 1SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ VIỆC LÀM SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 4
1.1 Khái quát về việc làm 4
1.1.1 Khái niệm việc làm 4
1.1.2 Phân loại việc làm 4
1.1.3 Một số việc làm của sinh viên công nghệ thông tin 4
1.2 Ý kiến của chuyên gia về việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin 5
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6
2.1 Vài nét về khoa công nghệ thông tin 6
2.2 Thực trạng việc làm sinh viên khoa công nghệ thông tin 6
2.3 Nhận xét 10
Chương 3: NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN VỀ VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 12
3.1 Nguyên nhân từ chính bản thân 12
3.2 Nguyên nhân từ phía nhà trường 12
3.3 Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng 13
Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 14
4.1 Về phía bản thân sinh viên 14
4.2 Về phía nhà trường 15
4.3 Về phía xã hội 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 2
MỞ ĐẦU
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của loài người, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển Sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực của trường đại học, việc khai thác và sử dụng các nguồn nhân lực của giáo dục Việt Nam hiện nay là đề tài đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội Bởi vì, đào tạo và sử dụng con người không chỉ là vấn đề riêng của ngành Công Nghệ Thông Tin mà là của toàn xã hội của từng doanh nghiệp và của từng sinh viên
Trước đây đã có nhiều cuộc nghiên cứu đã giúp chúng ta nhận rõ về thực trạng việc làm trong xã hội, cách riêng của sinh viên nhu vào năm 1999, điều tra sinh viên
đã tốt nghiệp tại 51 trường Đại Học và Cao Đẳng(trong đó có 3 Đại Học Quốc Gia
và 3 Đại Học vùng) Số sinh viên tốt nghiệp là 20.540 sinh viên Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chung sinh viên có việc làm là 72,47% và chưa có việc làm là 27.53% [1]
Và năm 2008, theo thống kê riêng của chương trình việc làm của báo Người Lao Động, bình quân cứ 100 lao động Đại Học đến đăng ký tìm việc làm thì có khoảng 80% trong số này là không tìm được việc làm trong ba tháng đầu sau khi ra trường, 50% thất nghiệp trong 6 tháng đầu và 30 % sau 1 năm [2] Theo kết quả mới đây của trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM chỉ có 40% sinh viên của trường tìm được việc trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp và sau một năm tăng lên khoảng 70%
Còn theo thống kê mới đây của Viện chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành Công nghệ thông tin(CNTT) không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề [3]
Trước vấn đề bức xúc của xã hội về việc làm thì sinh viên khoa CNTT cũng không tránh khỏi những lo toan suy nghĩ về việc làm trong tương lai của mình sau khi ra trường Nhận thấy được vấn đề bức thiết này em đã quyết định làm đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên khoa Công nghệ thông tin khi ra trường
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích:
- Nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên khoa công nghệ thông tin đã
ra trường những năm 2007, 2008 ọ
- Phân tích những tác động ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm
- Đưa ra những đánh giá và đề xuất ý kiến
Trang 3SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 3
- Thu thập dữ liệu để lấy được thực trạng việc làm của sinh viên Công nghệ thông tin khi ra trường
Nhiệm vụ:
- Có cái nhìn tổng thể chính xác hơn về thực trạng việc làm của sinh viên khoa công nghệ thông tin
- Định hướng chuẩn bị nghề sau này
- Giúp xã hội, nhà trường biết rõ được thực trạng của sinh viên khoa nói chung và sinh viên trường nói chung
- Nhận biết được khó khăn khi tìm việc làm
Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về việc làm của sinh viên, trước đây đã có nhiều nhà chuyên môn nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân được đưa ra và cũng có nhiều giải pháp để giải quyết những vấn đề bức xúc được tìm hiều nhưng nó mang tính chất tổng quát chưa hướng đến một nghành cụ thể
Vì vậy đề tài nghiên cứu này tập trung hướng tới sinh viên đã ra trường thuộc chuyên nghành công nghệ thông tin Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Đề tài nghiên cứu của em mong muốn được đóng góp bổ xung những thiếu xót, hạn chế của đề tài
Trang 4SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ VIỆC LÀM SINH
VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1 Khái quát về việc làm
1.1.1 Khái niệm việc làm
Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên hoạt động để đổi lấy công việc thanh toán, thường là nghề nghiệp của một người Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện hoặc bắt đầu việc buôn bán Thời hạn công việc có thể nằm trong khoảng một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàng loạt các công việc trong cuộc đời của một người là sự nghiệp của họ Một công việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu kết quả, có nguồn lực.[4]
1.1.2 Phân loại việc làm
Toàn thời gian: là một định nghĩa chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày một tuần
Thời gian: là định nghĩa mô tả việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày một tuần Thời gian có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục
Làm thêm: là một định nghĩa mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.[4]
1.1.3 Một số việc làm của sinh viên công nghệ thông tin
- Quản trị hệ thống
- Lập trình viên
- Kỹ sư phần mềm
- Nhân viên phân tích hệ thống
- Chuyên viên hỗ trợ, người sử dụng cuối cùng
- Thiết kế web/dịch vụ Internet
Trang 5SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 5
1.2 Ý kiến của chuyên gia về việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Theo ông Bùi Tuấn Lượng – giám đốc điều hành công ty Luvina (chuyên
về gia công phần mềm) cho rằng “Cách nhìn bi quan về công nghệ thông tin có chẳng chỉ là quan điểm của một bộ phận nhỏ trong xã hội Thực tế tại luvina lập trình viên khi mới ra trường lương khởi điểm khoảng 5,5 – 6 triệu đồng/tháng nhưng sau 3, 5 năm có thể tăng lên 20 triệu đồng trên tháng nếu cá nhân đó có phương pháp làm việc hiệu quả thành thạo ngoại ngữ có kỹ năng mềm” [3]
Còn theo Payscale.com webside chuyên so sánh về lương, bình quân lương
kỹ sư phần mềm (với 4 năm kinh nghiệm) ở Việt Nam gần bằng 4/5 so với Trung Quốc và cao gấp đôi Ấn Độ
Cùng với quan điểm trên ông Phan Dương Đạt, phó Tổng giám đốc FPT Software chia sẻ thực tế tuyển dụng của công ty này cho thấy điểm yếu của sinh viên hiện nay là chỉ có kiến thức nền tảng, không được cập nhật công nghệ, thiếu
kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm Điều này khiến các sinh viên mới ra trường khó bắt nhịp với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển về sau Bên cạnh đó ông nhấn mạnh một bộ phận giới trẻ có xu hướng làm giàu nhanh, trong khi ngành phần mềm lao động trí óc căng thẳng nên họ coi đây là nghành lao động vất vả lương thấp
Vì vậy, sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường cần có chuyên môn tốt, giỏi ngoại ngữ (vì đặc thù ngành công nghệ thông tin tiếp xúc với nhiều kiến thức băng Tiếng Anh) thì sẽ không lo thất nghiệp Tất cả phụ thuộc vào chính bản thân từng người bởi công nghệ thông tin không phải là ngành vất vả, áp lực, lương thấp như nhiều người vẫn nghĩ Có chăng các cơ sở đào tạo nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hướng nghiệp để sinh viên dễ hiểu hơn về việc làm trong tương lai của mình Các sinh viên công nghệ thông tin cũng nên tìm hiểu kỹ công việc mình
sẽ theo đuổi, lựa chọn công ty có tầm nhìn phù hợp với định hướng bản thân để phát triển tương lai Tương lai màu gì tươi sáng hay ảm đạm phụ thuộc chính sự
cố gắng của mỗi người [3]
Trang 6SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 6
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM SINH VIÊN KHOA CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN
2.1 Vài nét về khoa công nghệ thông tin
Khoa công nghệ thông tin học viện công nghệ bưu chính viễn thông thuộc Học viện công nghệ bưu chính viễn thông được thành lập năm 1997 với mục tiêu đào tạo của khoa là “nhằm tạo ra những giáo viên những chuyên gia tốt, ngoài những kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin còn có những hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành những giáo viên đúng nghĩa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn trước mắt cũng như giai đoạn lâu dài ”
(Nguồn đề án thành lập Khoa Công Nghệ Thông Tin,năm 1997)
Qua việc phỏng vấn Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Điệp – giảng viên khoa công nghệ thông tin thì hiện nay khoa có 20 giảng viên bao gồm 2 PGS.TS, 1 TSKH,
3 Tiến sỹ, 14 Thạc sỹ với số sinh viên khoa ước tính 450 sinh viên Theo Thạc
sỹ thì lực lượng giảng viên còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng của học viện cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội
2.2 Thực trạng việc làm sinh viên khoa công nghệ thông tin
Tôi đã thực hiện điều tra phỏng vấn một nhóm bao gồm 20 sinh viên khoa công nghệ thông tin đã ra trường thuộc khóa D08, D09 trong đó với khóa D09 thì đang làm đồ án tốt nghiệp Trong đo có 8 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành
Hệ thống thông tin, 12 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phầm mềm
và thu được kết quả như sau:
Đối với câu hỏi: “ Sau khi ra trường anh(chị) có nhận được sự giúp đỡ,
giới thiệu việc làm không? “
Trang 7SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 7
Bảng 1.1: Kết quả thu được câu hỏi 1 Kết quả bảng 1.1 cho thấy: phần lớn sinh viên khi ra trường phải dựa vào năng lực bản thân (42.1%), qua sự giúp đỡ của bạn bè (31.6%) điều này nói lên mối quan hệ tốt với bạn bè và có nhiều bạn cũng giúp rất nhiều cho việc tìm kiếm việc làm của bản thân Còn về sự giúp đỡ của gia đình khá thấp (26.3%) cũng bởi vì đa phần số sinh viên đều xuất thân từ gia đình nông thôn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên việc dùng tiền để xin việc làm là rất khó khăn
Trang 8SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 8
Tiếp theo với câu hỏi: “Sau khi ra trường thì anh/chị có tìm ngay được việc làm hay phải mất một thời gian?”
Bảng 1.2: Kết quả thu được Qua bảng 1.2 chúng ta thấy rằng: Đa số sinh viên ra trường đều không có việc làm ngay mà vẫn đang phải tìm kiếm công việc phù hợp với ngành học Do
đó sinh viên phải làm nhiều công việc tạm thời (42.2%) chiếm tỉ lệ cao Số sinh viên còn phải mất một thời gian chờ đợi việc làm (36.8%) chiếm tỉ lệ tương đối cao Có rất ít sinh viên ra trường tìm được ngay công việc đúng chuyên môn ngành nghề được đào tạo (21%)
Với câu hỏi: “Anh chị có đánh giá gì về công việc hiện tại của mình?
Anh/chị có ý định gắn bó lâu dài với công việc đó hay không? ”
Và kết quả thu được là:
Qua số liệu điều tra trên cho thấy đa số sinh viên hài lòng với công việc tạm thời hiện tại của mình (mặc dù đó là công việc trài ngành) với tỉ lệ cao 52.6%
và có ý định gắn bó với công việc hiện tại (bởi những công việc đó có mức lương cao, không tốn thời gian tìm việc và công việc đó phù hợp với khả năng, sở thích
Trang 9SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 9
của họ) Với trình độ Đại học một số sinh viên không hài lòng với công việc hiện tại (21,1%) với mức lương không tương xứng, công việc không phù hợp với chuyên môn Số còn lại (26.3 %) cảm thấy bình thường
Với câu hỏi: “Sau khi ra trường với những kiến thức được học anh/chị có
vận dụng chúng vào công việc hiện tại không? ”
Bảng 1.3: Bảng kết quả câu hỏi 3 Theo biểu đồ 1.3 chúng ta có thể thấy được hiện tại đối với sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên môn, vận dụng đúng kiến thức đã học vào công việc chiếm tỉ lệ thấp: 10.5% Trong khi đó tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên môn, không vận dụng kiến thức đã học chiếm tỉ lệ cao 47.4
% Tỉ lệ này là tương đối cao so với tỉ lệ những sinh viên ra trường làm đúng chuyên môn, vận dụng đúng kiến thức đã học Số còn lại cảm thấy bình thường chiếm tới 42.1%
Trang 10SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 10
Theo điều tra phỏng vấn mức lương hiện tại của 20 sinh viên đã ra trường được thống kê như sau:
Bảng 1.4: Kết quả câu hỏi 4 Qua bảng 1.4 cho thấy mức lương ảnh hưởng tới tâm lý tìm việc của sinh viên Với trình độ Đại học của mình làm cho sinh viên có xu hướng chọn ngành
có mức lương cao phù hợp với khả năng, mức lương và trình độ
Với câu hỏi: “Phần đông sinh viên ra trường làm trái ngành nghề
Anh/chị có ý kiến gì? ”
Bảng 1.5: Kết quả câu hỏi 5 Qua khảo sát cho thấy phần đông sinh viên đồng ý với nhận định trên Điều này cho thấy, thực trạng sinh viên ra trường làm trài ngành nghề đang là vấn đề bức xúc cần được sự quan tâm giải quyết từ phía khoa, nhà trường, xã hội và chính bản thân mỗi sinh viên
2.3 Nhận xét
Qua khảo sát thực tế cho thấy phần lớn sinh viên ra trường khó tìm kiếm được việc làm ngay, hầu hết nếu tìm được việc làm thì làm trái ngành nghề đào tạo, lương tương đối thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt chung đặc biệt đối với những người làm việc tại thành phố Sinh viên ra trường chủ yếu phải tự
Trang 11SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 11
tìm việc làm, sự giúp đỡ của nhà trường còn hạn chế Những kiến thức được học chưa được ứng dụng nhiều vào công việc nhưng nó là nền tảng cho sinh viên thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn
Trang 12SINH VIÊN: TRẦN MẠNH NGHĨA 12
Chương 3: NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN VỀ VIỆC LÀM
CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Đất nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
do đó khoa học kỹ thuật đang được đầu tư phát triển mạnh đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ thông tin Trong đó để làm được thì cần phải có đội ngũ tri thức, chủ yếu là những tri thức đang được đào tạo trong môi trường Đại học Hiện tại thì
đa số sinh viên ra trường là làm trái ngành nghề không chỉ riêng sinh viên khoa công nghệ thông tin nói riêng mà là sinh viên của Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông nói chung Chính vấn đề này cần phải đặt ra một loạt các câu hỏi cần
sự giải đáp Cần phải tìm ra nguyên nhân để thấy rõ hơn thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm ổn định hoặc làm trái ngành nghề chuyên môn
3.1 Nguyên nhân từ chính bản thân
Khi bắt đầu vào đại học chọn ngành học có khi nào sinh viên tự đặt cho mình câu hỏi mình đang học ngành gì? Học xong ra trường sẽ làm việc gì? Có
lẽ bởi do họ thi và vào học do trượt nguyện vọng 1, thậm chí cũng do cha mẹ người thân định hướng sẵn sàng cho con học ngành này trong khi đó chính mình lại không thích “Học chỉ để đối phó, học chỉ để có học”
Trong quá trình học:
lai của chính bản thân
chuyển ngành thì gặp khó khăn
về vấn đề tiếp thu kiến thức sau 4 năm học thu được những gì
3.2 Nguyên nhân từ phía nhà trường
Môi trường Đại học luôn tại cho người học tính chủ động sáng tạo, luôn tìm tòi phát hiện cái mới, tạo ra công trình cho xã hội Chất lượng giáo dục đào tạo của trường chưa thích ứng nhu cầu học tập của sinh viên Có quá nhiều câu hỏi đươc đặt ra mà câu trả lời thì quá mơ hồ Phải chăng đó là những bức xúc cần được quan tâm giải quyết Đối với sinh viên khoa công nghệ thông tin ra trường chưa tìm kiếm được công việc ổn định, làm trái ngành nghề chuyên môn