BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ,gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều nămcủa sự phát triển, trong
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay đổibất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyênnhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra cácchất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khínhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nướcbiển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22 triệungười Việt Nam bị ảnh hưởng Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngậpúng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20% Bão lụt, ngập úng cũng giatăng Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức khỏe của ngườidân bị ảnh hưởng
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạnhán diễn ra dồn dập hơn trước Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ Trướctình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu,đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sựphát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và vềlâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên củamình
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trường THPT, có nhiệm vụ đàotạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép,tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất
là môn Địa lý ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các
em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nốithông tin để tuyên truyền đến cộng đồng Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiếnkinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT”
2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
Trang 32.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trìnhnghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
2.2 Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp,đánh giá
Trang 4Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận độngbên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan
hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động củacon người
Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậuduy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn BĐKH
có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạtđộng của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sửdụng đất
Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động củacon người cùng với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển
1.2 Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức
độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên Nhiệt độ trái đấtnóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay Theo báo cáo mớinhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây
ra, 10% là do tự nhiên
1.2.1 Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải
BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế lànguyên nhân do hoạt động của con người gây ra Đó là sự tăng nồng độ các khí nhàkính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính Đặc biệt quan trọng là khí điôxitcacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu
mỏ, than đá, khí tự nhiên ), phá rừng và chuyển đổi sử dụng chất thải vào khí quyển
Trang 5Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Uỷ Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC,2007), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trongkhoảng 650.000 năm qua (180 – 280ppm) và đạt 379ppm (tăng gần 35%) Lượng phátthải khí CO2 từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỉ tấn cacbonmỗi năm (trong những năm 1990) đến 7,2 tỉ tấn cacbon mỗi năm (trong thời kỳ 2000-2005) Trong việc đánh giá hiệu ứng của khí nhà kính, có hai vấn đề rất đáng lưu ý làhàm lượng khí mêtan (CH4) trong khí quyển đã tăng từ 715ppb (trong thời kỳ tiềncông nghiệp) lên 1.732ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774ppb năm
2005 (tăng gần 148%) Hàm lượng khí ôxit nitơ (N2O) trong khí quyển đã tăng từ270ppb (trong thời kỳ tiền công nghiệp) lên 319ppb vào năm 2005 (tăng khoảng 18%).Các khí mêtan và ôxit nitơ tăng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, đốt nguyên liệu hóathạch, chôn lấp rác thải
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70-90% lượng CO2 vào khí quyển;năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các thiết bị điệnnhư: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác; lượng phát thải CO2
tăng còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khaihoang và công nghiệp Tóm lại, tiêu thụ năng lượng do đốt các nguyên liệu hóa thạchđóng góp khoảng gần một nửa (46%) vào tiềm năng nóng lên toàn cầu Phá rừng nhiệtđới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khíthải, gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu Đây là những nguyênnhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên
1.2.2 Sự biến đổi của tự nhiên
Nhiều quá trình trong và ngoài khí quyển được cho là có khả năng là nhữngnguyên nhân của những thay đổi khí hậu Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất đã nhiềulần biến đổi do tự nhiên Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên của TráiĐất đã từng xảy ra cách đây vài triệu năm Thời kỳ băng hà cuối cùng xảy ra khoảng18.000 năm trước Công nguyên Trong thời kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ,Bắc Âu và Bắc Á Mực nước biển trung bình thấp hơn hiện nay tới 120m Thời kỳbăng hà này kết thúc khoảng 10.000-15.000 năm trước Công nguyên Thời kỳ tiểubăng hà gần đây nhất , xảy ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ thứ 19
Trang 6BĐKH hiện nay tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ
19 Trong khoảng hơn 100 năm qua (1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tănglên 0,70C Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ qua Trong 11 năm(1995-2006) là những năm nóng nhất từ khi có số liệu đo bằng công cụ hiện đại Donóng lên toàn cầu, băng, tuyết của các vùng cực của Trái Đất và trên núi cao tan ra,nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, làm mực nước biển trung bình toàn cầudâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX Các thiên tai như mưa lớn, bão, lũ lụt, lũquét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn, dị thường hơn Số ngàylạnh, đêm lạnh, băng giá ít hơn Hiện tượng El Nino xảy ra nhiều hơn, kéo dài vàmạnh hơn Ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh
mẽ hơn trước Đây là những ảnh hưởng do BĐKH gây ra, những ảnh hưởng này tácđộng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội vì vậy các địa phương, các cấp, các ngànhcần phải tập trung ứng phó và tìm giải pháp hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra
Trang 71.3 Tác động của biến đổi khí hậu
Theo kết quả đánh giá cho toàn cầu của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH(IPCC, 2007) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam, tácđộng tiềm tàng của BĐKH đối với nước ta là nghiêm trọng và cần được nghiên cứusâu thêm Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số vàcường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cảcác lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tốlốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất
và đời sống Trong đó, những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH có thể đượctổng hợp qua sơ đồ sau:
Tác động của biến đổi khí hậu
Đến môi trường
tự nhiên
Đến hoạt động kinh tế
Đến các yếu tố
xã hội
- Môi trường đất
- Môi trường nước
Lượng mưa, Dòng chảy
sông ngòi, Nguồn nước
mặt, nước ngầm, Lượng
bốc hơi , lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn, triều
cường
- Môi trường không khí
- Môi trường biển Hệ
sinh thái và đa dạng sinh
- Bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử
- Bảo tồn các phong tục tâp quán
Trang 8BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ,gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều nămcủa sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cựcđoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùngđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng,làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinhtrưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, giacầm
Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồngnhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thì thu hẹp lại Ranh giới của cây trồngnhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ cao ở phía Bắc, phạm vithích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm BĐKH có khả năng làm tăng tần
số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũlụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sảnlượng của cây trồng và vật nuôi
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diệntích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng,Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biệnpháp ứng phó thích hợp BĐKH và nông nghiệp là hai qui trình tác động lẫn nhau ởmức toàn cầu Đối với nhà nông, thời tiết đóng vai trò quyết định cho thành công haythất bại, được mùa hay mất mùa Ngược lại, nông nghiệp cũng ảnh hưởng lên khí hậu,
vì thải ra các khí làm tăng hiệu ứng nhà kính như hơi nước, khí cacbon, mê tan và ôxítnitơ Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt và hiện tượng hoang hoá hay sa mạc hoá
Trang 9đất đai vì thâm canh cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, và làm mất quân bình cán cânbức xạ nhiệt
BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Tạicuộc họp về BĐKH do Liên hiệp quốc UNDP gần đây, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phóban chỉ đạo thực hiện công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cũng
cho rằng: "Sinh kế của hàng chục triệu người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh
hưởng của BĐKH Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa"
BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp gồm thủy lợi, trồngtrọt và chăn nuôi BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụgieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, hai vựa lúa lớn nhất làĐồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là những vùng đất thấp trong tương lai sẽchịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực nước biển dâng cao và chu trình thủy văn thayđổi Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp giảm sút.Nhiều loại dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năngxâm lấn vào đồng ruộng (rầy trắng, vàng lùn-lùn xoắn lá…); các giống cây trồng ưanước sẽ không cho năng suất và bị các loài ưa khô hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảngcác hệ sinh thái nông nghiệp bản địa Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạmdụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, làm cho đất bị suy thoái và chấtlượng nông sản không cao
1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đếngia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm Ở miền Bắc, mùa đông
sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người BĐKH làmtăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độsinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làmtăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,…Thiên tai như bão, tố, nướcdâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số
Trang 10làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ônhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân
số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập Những đối tượng dễ bị tổn thươngnhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em vàphụ nữ
BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học và sựnhiễu loạn hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người.BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân
và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế BĐKH còn là nguyên nhân gây nên cácbiến động về di dân do mất nơi ở, mất đất canh tác hoặc do bệnh tật và nghèo đói.Trong mấy năm gần đây biểu hiện của BĐKH đối với Việt Nam đã rất rõ nét như mưa
lũ thất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt Bắc Trung Bộ có nguy cơ gia tăngbão lũ, trong khi vùng ven biển Nam Trung Bộ đang gia tăng độ khô hạn và có nguy
cơ hạn hán Hậu quả của bão lũ, hạn hán trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ,mùa màng mất mùa, làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm khả năng kháng bệnh
Đồng thời, khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ vàdịch bệnh mới phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được Trong báo cáo gầnđây của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPPC) đã khẳng định: Dưới tác động củanhiệt các căn bệnh đã gia tăng như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi);các bệnh đường ruột (qua môi trường nước), các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân
và có tỷ lệ đói nghèo cao
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm BĐKH sẽ làmkhoảng 150.000 người chết và 5 triệu người bệnh Trong bối cảnh đó, BĐKH sẽ làmcho hàng triệu người Việt Nam mất nhà cửa, đói nghèo dịch bệnh gia tăng Hiện tượng
tị nạn môi trường sẽ xảy ra và kéo dài trên diện rộng Với đất đai đã có chủ sử dụng,
đã quy hoạch, giao thông và thông tin thuận lợi, các dòng dân di cư sẽ khác xa so vớitrước đây Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh hưởng củaBĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao độnggiản đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị, góp phầnnông thôn hoá đô thị và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thểkiểm soát được Phụ nữ hoá quản trị hộ gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của
Trang 11BĐKH do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong thời gian dài, tạo ra những hệ luỵkhó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các bệnh xã hội.Những thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo có thể bị BĐKH làm sút giảm,thậm chí có thể xóa sạch Hơn thế nữa, việc di dân tái định cư cho các hộ gia đình làthách thức lớn không chỉ vì quỹ đất lúc đó đã trở nên hạn hẹp, kinh phí lớn mà còn làmxáo trộn sinh kế của dân cư đang cư trú ở vùng bờ, không ít trong số đó lại tái nghèo.
Do vậy, BĐKH có tác động mạnh vào những người nghèo đặc biệt là những ngườinông dân
1.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, tài nguyên biển
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hònđảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển Những vùng nàyhàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trongmùa khô BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làmtăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước , tăng xói lở bờ biển và nhiễmmặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi rolớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng,các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển Mực nước biển dâng và nhiệt độ nướcbiển tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san
hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khaithác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tưrất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biểndâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khảnăng thích ứng cao với nước biển dâng
Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức
và không thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm Hiện tượng nhiễmmặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suygiảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đếnnông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện Chế độ mưa thayđổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khókhăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước Trên các sông lớn như
Trang 12sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm vàdòng chảy kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ.
BĐKH cũng đang tác động đến nuôi trồng thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vaitrò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và cácloài thủy - hải sản nói riêng
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau:Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷsản nước ngọt Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một
số loài thuỷ sản Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫnđến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy
Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi - Nước biển dânglàm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi Kết quả là các quần xã hiện hữuthay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt
độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bốthuỷ sinh vật theo chiều sâu Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanhhơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật Các sinh vật tiêu tốn nhiều nănglượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất
và chất lượng thuỷ sản Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi quá trình sinh lý,sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo Nhiệt độ tăng làmcho nguồn thuỷ, hải sản bị phân tán Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bịgiảm đi hoặc mất hẳn Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt
Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời giandẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…)
bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi Các loài thựcvật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảmmạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa
và tầng trên
Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra.Dịch bệnh xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, nên mức độ rủi ro rất lớn Mựcnước biển, nhiệt độ nước biển, độ mặn, tốc độ và hướng gió, bề dày của lớp trầm tích
Trang 13sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống trong đó, ảnh hưởng đến nơi sinh sống, khả năngcung cấp thức ăn cho cá
Xói lở bờ biển và nguy cơ ngập chìm vùng đất thấp ven bờ là một đe dọa nguyhiểm Theo kịch bản dâng cao mực nước biển Việt Nam [5], đến 2050 nước biển sẽdâng cao thêm 33 cm, theo quy luật động lực sóng, chiều rộng bãi biển cát bị xói lở sẽ
là 330 m- 3300 m, nơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch và nghề nuôi trồng và chế biếnthủy sản, nơi cư trú của hàng vạn hộ gia đình sẽ bị sóng phá hủy Tình trạng còn có thểnguy hiểm hơn nếu mực nước biển dâng cao thêm 1,0 m theo dự báo của các nhà khoahọc Anh
1.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên
BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởngđến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau Phân
bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.Sinh thái bị nhiễu loạn dẫn đến nguồn lợi đa dạng sinh học bị cắt giảm, điều này sẽlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một số đông dân chúng dựa chủ yếuvào nông nghiệp và nguồn lợi tự nhiên
Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừngtràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ Nhiệt độ cao kết hợpvới ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồnghoá của cây xanh Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do
độ ẩm giảm Nguy cơ tiệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động,thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăngnguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh…
Các khu sinh thái trống rỗng hoặc kiệt quệ do BĐKH, tạo tiền đề cho các loàingoại lai có khả năng thích nghi tốt hơn xâm nhập.Trong số đó, có thể có những loàicây trồng hay vật nuôi biến đổi gen (GMO) chưa được kiểm định về tính an toàn sinhhọc, được người dân hay các công ty giống vật nuôi cây trồng nhập vào mà cơ quankiểm dịch động thực vật khó bề kiểm soát hết BĐKH đang ngày càng tác động đếncác hệ sinh thái biển, làm giảm nguồn lợi cá biển Hiện tượng san hô chết hàng loạt
Trang 14trong những năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ởcác vùng biển đã tăng lên
Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển củacác quốc gia Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của BĐKH toàncầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng Theo Báo cáo triểnvọng Môi trường toàn cầu của Liên Hợp Quốc 2007, thì BĐKH đang gây ra tình trạngsuy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi thế giới phải hành động nhanhchóng hơn bao giờ hết Đối với Việt Nam - một trong những nước được dự báo sẽ bịảnh hưởng nặng nề của BĐKH thì có lẽ vấn đề bảo vệ ĐDSH cần phải được quan tâmtriệt để
Trong thiên nhiên, ÐDSH, nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi chủ yếutích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra, để tạo thành chất hữu cơ Trong khi đó,chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi,xây dựng nhà cửa, đô thị Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằng sinh thái ởnước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí
CO2 phát thải vào khí quyển, góp phần làm cho BÐKH toàn cầu tăng nhanh Như vậy,
sự giảm sút ÐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BÐKH toàncầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại vàphát triển của các loài sinh vật và ÐDSH
Ngoài những tư liệu về sự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển,Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPCC) đã trình bàynhững kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ Trái Đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu,các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc điểm đó của Trái Đất, đến nơi sống của cácloài sinh vật và đến sự phát triển kinh tế của chúng ta Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận
là nhiệt độ Trái Đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,7oC làm cho nhiều vùngbăng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nướcbiển dâng lên Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của BĐKH đang ảnh hưởng ngàymột sâu, rộng đến các hệ sinh thái Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: nhiều loàicây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn; nhiềuloài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiềuloài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn
ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều Như vậy, các loài sinh vật muốn
Trang 15phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp, tương đối
ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước và cộng đồng cácloài sinh vật trong nơi sống đó Chỉ một trong những nhân tố của môi trường sống bịbiến đổi, sự phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể bịdiệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít
Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính,nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,8o C đến 6,4o C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăngthêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực n ướcbiển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoantheo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ Nướcbiển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập n-ước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt Tại nhữngvùng mà BÐKH làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt,sụt lở đất đá và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm
ô nhiễm nguồn nước Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật
và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sựphát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dâncòn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
Hai vùng đồng bằng lớn và đồng bằng ven biển nước ta, trong đó có rừng ngậpmặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh tháirất nhạy cảm, dễ bị tổn thương Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố
sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làmsuy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong
đó Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước cótầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa,giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt chosinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườnquốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập
Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiềuloài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngậpmặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị
ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra Nhiệt độ tăng
Trang 16làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cángừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới giá trị kinh tế cao giảm.
Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế
xã hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.BĐKH, với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽthúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinhthái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và một số loài đang nguy cấp với số
lượng cá thể ít, cũng vì thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biếnmất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh
Ngoài ra BĐKH còn tác động đến các lĩnh vực khác: năng lượng, giao thôngvận tải, công nghiệp- xây dựng, văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ
Hình 1.1 - Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH
Nguồn : Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ
Suy giảm chất lượng không khí
Suy giảm ozon tầng bình lưu Suy giảm sự đa dạng sinh
Suy giảm tài
nguyên rừng
Suy giảm phát triển kinh tếBIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
Trang 17Hình 1.2 - Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng BĐKH – nước biển dâng lên hệ
sinh thái, sản xuất và đời sống
Nguồn : Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Tài nguyên tự nhiên bị
xâm hại Di dân từ nông thôn lên thành thị
Rừng bị suy kiệt và không bền vững
Biến động tiêu cực về kinh tế - xã hội
Ô nhiễm và suy giảm chất lượng cuộc sống
Trang 181.4 Thực tiễn về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Biến đổi khí hậu trên thế giới
Ảnh hưởng đầu tiên của BĐKH là tác động lên hầu hết các thành phần môitrường mà trước hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng
Sau nhiều năm bị phủ nhận vì áp lực của các kỹ nghệ khai thác nhiên liệu hóathạch (than và dầu hỏa), BĐKH đã trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay của thế giới,ngày càng hiện rõ tính cấp bách và được công nhận như một thực tế đe doạ sự tồn tạicủa loài người trên Trái Đất Những công trình nghiên cứu trong suốt 20 năm của
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về BĐKH (Intergovernmental Panel on Climate
Change – IPCC), thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meterological Organization – WMO), đã góp phần quan trọng làm thức tỉnh dư luận thế giới trước
hiện thực và các hệ quả của vấn đề này, và do đó đã được tôn vinh với giải Nobel hoàbình trao cho IPCC năm 2007
Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mứcquân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh nămbăng giá ở Bắc và Nam Cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽngập chìm và xoá khỏi bản đồ những hòn đảo và những vùng đất thấp của một sốnước Ngoài ra, thời tiết cũng bị biến loạn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và vớicường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, như thực tế một số nước đã chothấy Do BĐKH, đất đai còn bị huỷ hoại vì sa mạc hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm
- tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện rõ - với viễn tượng rất đáng sợ của mộthiện tượng "tị nạn môi trường" với những luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan
hệ giữa các nước
Bên cạnh những nguy cơ của mưa gió trái mùa, thiên tai gây tác hại mùa màng,gây đói kém, việc mặt biển dâng cao là một mối lo âu lớn, vì trong nhiều nước, nhữngvùng ven biển bị đe doạ trực tiếp thường là nơi tập trung đông đảo dân chúng và lànhững vùng kinh tế, văn hoá quan trọng