1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

văn học và tình yêu thương

3 3,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 23,36 KB

Nội dung

văn học luyện cho ta những tình cảm ta đã có và gây cho ta những tình cảm ta không có. Văn học và tình yêu thương có quan hệ vô cùng chặt chẽ TÌnh yêu thương là điều không thể thiếu trong đời sống mỗi chúng ta, giúp chi cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa. Nếu cuộc đời là bông hoa thì tình yêu thương chính là mật ngọt và mỗi tác phẩm văn học chân chính khơi gợi lay động tình yêu thương trong trái tim mỗi người. Vì thế văn học và tình yêu thương có mỗi quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Bởi văn học luôn ngợi ca những người biết thương người như thể thương thân và tố cáo những ai dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại.

Trang 1

A. MỞ BÀI:

C1: Nhà thơ Tố Hữu từng viết : “Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”

TÌnh yêu thương là điều không thể thiếu trong đời sống mỗi chúng ta, giúp chi cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa Nếu cuộc đời là bông hoa thì tình yêu thương chính là mật ngọt và mỗi tác phẩm văn học chân chính khơi gợi lay động tình yêu thương trong trái tim mỗi người Vì thế văn học và tình yêu thương có mỗi quan hệ rất chặt chẽ với nhau Bởi văn học luôn ngợi ca những người biết thương người như thể thương thân và tố cáo những ai dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại

C2Văn học có sức mạnh vô cùng to lớn bởi văn học tác động vào thế giới tâm hồn, cảm xúc của mỗi chúng

ta, hướng chúng ta tới Chân - Thiện - Mỹ Văn học dân tộc xưa và nay luôn luôn … (Văn học khơi gợi, lay động và đánh thức trong mỗi chúng ta những tình cảm tốt đẹp)

B.THÂN BÀI

(“Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta đã có và khơi dậy cho ta những tình cảm ta không có Câu chuyện khi con chim trong chuyện sắp chết, trái tim của nhà văn cũng như hòa chung nhịp đập với trái tim của chú chim đó, nguồn gốc của xuất phát từ tình yêu muôn vật muôn loài TRước hếti Và chỉ xuất phát từ cảm xúc thì văn chương mới khiến cho con người có sự lay động

Văn chương đem đến cho chúng ta những bài học, nhưng đó không phải những bài học mang tính giác điều mà nó

từ từ nhóm lên từ bên trong mỗi người ngọn lửa tình yêu thương Văn chương chân chính dạy cho chúng ta những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hướng ta đến Chân - Thiện - Mỹ, đó là chân lý, cái thiện - biết yêu thương người khác

và cái đẹp Dạy cho chúng ta biết trân trọng cái đúng, chân lý, biết yêu thương đồng loại và yêu cái đẹp.)

- văn chương xuất phát từ cái thế giới cảm xúc của mỗi con người, là tiếng nói của tâm hồn Văn chương luôn mang đến những bài học sâu sắc và ý nghĩa, đưa con người đến gần hơn với Chân - Thiện - Mỹ Văn học Việt Nam xưa và nay rất phong phú và đa dang, sợi dây (chỉ đỏ) xuyên suốt chính là tình yêu thương

Văn học dân tộc ta luôn ngợi ca những con người biết thương người như thể thương thân

Với văn bản “Chiếc lá cuối cùng”: Truyện ngắn chiếc là cuối cùng là một bài ca đầy xúc động về tình yêu thương giữa những con người nghèo, khó, điều đó được thể hiện qua nhân vật cụ Bơ – men Cụ là một người họa sĩ nghèo, cụ rất chân thành và yêu quý hai cô khi luôn nhận mình là con chó xồm gác cửa cho hai cô gái ở tầng trên Trước suy nghĩ rất điên rồ và tuyệt vọng của Giôn – xi, cụ đã tìm mọi cách để giúp cô Để làm được điều đó, cụ đã

vẽ chiếc lá lên cửa sổ trong cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống Cụ phải vẽ nó trong hoàn cảnh thời tiết vô cùng khắc nghiệt là một đêm bão tuyết, hơn thế, cụ còn phải đánh đổi chính tính mạng của mình Cụ Bơ – men chết

đi để hổi sinh cho Giôn – xi Chiếc lá cuối cùng trở thành kiệt tác, nó chính là biểu tượng tuyệt vời cho tình yêu thương giữa con người với con người

Đánh nhau với cối xay gió mang đến cho người đọc câu chuyện thú vị, “dở khóc dở cười” của lão hiệp sĩ Đôn Ki – hô – tê Đằng sau sự gàn dở, sự hoang tưởng, mê đọc chuyện kiếm hiệp của lão là một trái tim dũng cảm

và lòng nhân ái Bởi Đôn Ki – hô – tê Tuyên chiến với những cối xay gió chính là những kẻ to lớn, mạnh mẽ hơn hẳn so với Đôn Ki – hô – tê Mà Đôn Ki – hô – tê một mình một ngựa xông vào đánh nhau không chút do dự với cối xay gió mà mục đích của lão là loại bỏ những kẻ xấu xa để phụng sự cho chúa, bảo vệ những kẻ yếu thế hơn mình (Nên dù thất bại đau đớn và ê chề nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình yêu thương tràn trề trong con người này.) Bởi thực chất đánh nhau với cối xay gió chính là lão đang tuyên chiến với giáo hội nhà thờ và chế độ phong kiến (đây là một chế độ cực kì dã man khi trói buộc quần thần, chà đạp lên nhân phẩm con người.)

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ mơ một căn nhà rộng khắp thế gian nhưng không để cho ông mà

là cho mọi người đều có thể trú ẩn trước mưa bão, gió rét Và nếu ngôi nhà đó trở thành hiện thực trước mặt ông thì ông chết rét cũng được.)

Trang 2

Chúng ta lớn lên cùng với những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám Ta không thể nào quên được những nhân vật đã đồng hành cùng với tuổi thơ chúng ta như ông tiên, ông bụt, cô Tấm, Thạch Sanh, anh Khoai… và họ đều là những con người biết yêu thương người khác, giúp đỡ cho những con người khốn khổ Những nhân vật ấy đã nhẹ nhàng khắc ghi lại trong lòng mỗi người từ khi còn thơ bé những bài học rất lớn về tình yêu thương Dù những câu chuyện này đã quá đỗi quen thuộc nhưng sẽ không bao giờ là cũ mòn trong tâm hồn mỗi người bởi nó gieo vào lòng chúng ta một hạt mầm của lòng yêu thương để biết yêu thương, biết đồng cảm chia sẻ với những con người khốn khổ bất hạnh

Truyện ngắn “Lão Hạc” đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc, một người nông dân nghèo, bất hạnh bị dồn đẩy đến bước đường cùng nhưng trong tâm hồn lão vẫn tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp Trước hết, Lão Hạc yêu con Không những vậy, Lão còn vồ cùng nhân hậu khi dành tình yêu thương cho cậu Vàng

Người thầy thuốc trong câu truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã chữa bệnh cho người nông dân nghèo trước bởi bệnh của họ nguy hiểm hơn, bất chấp cả lệnh nhà vua Như vậy để giúp đỡ người khác, ông ta đã vượt lên cả nỗi sợ cường quyền, chống lại cả bệnh vua để mà ưu tiên chữa bệnh Như vậy, đó không chỉ là một người thầy thuốc có ý thuật cao mà còn là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương người bệnh như người mẹ yêu con “lương y như từ mẫu”

Bài thơ “Bánh trôi nước” Tất cả những tác phẩm ấy dù ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng chúng đều ngợi ca lòng yêu thương người khác

Văn học không chỉ là tiếng nói yêu thương mà còn là tiếng nói đấu tranh Vì thế văn học tố cáo những kẻ dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại Câu chuyện cô bé bán diêm” không chỉ mang đến một cảnh đời đầy bất hạnh mà còn cất cao tiếng nói tố cáo xã hội tư bản – xã hội đồng tiền, thối nát, lạnh lùng, thờ ở, tàn nhẫn Thứ nhất, trước hoàn cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm ăn đói, mặc rét, khổ sở như vậy nhưng đi bán diêm trong cái đêm giao thừa buốt cóng, không một ai động lòng thương giúp đỡ cho cô bé Rồi tiếp tục là cái chét giá lạnh của cô bé trong cái buổi sáng đầu năm kia, mọi người chỉ đứng đó nhìn cô bé giống như một trò lạ mắt mà thôi, không ai rủ lòng thương trước cái chết đau đớn ấy Và mọi người lại nói với nhau một câu rất thản nhiên “Chắc con

bé muốn sưởi cho ấm!” và điều đó tố cáo cái xã hội tư bản – cái xã hội đồng tiền khi con người với con người lạnh lùng, thờ ơ vô cảm với nhau

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt vô nhân đạo của lũ tay sai chó săn - cai lệ và người nhà

lý trưởng Chúng đến nhà chị Dậu với roi song, tay thước, dây thừng - những dụng cụ chuyên môn dùng để hành

hạ, bắt bớ, đánh đập người khác Chúng nói năng bằng giọng cộc lốc, chúng quát, rít lên như lời lẽ của loài cầm thú

“Mày nói cho cha mày nghe đấy à?”, … và chúng đối xử với những người đau ốm như anh Dậu, hay người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu bằng những hành động vũ phu côn đồ, ……… Chúng làm tất cả điều

đó vì đồng tiền, từ đó, đoạn trích tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến bất công, thôi nát

“Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đưa người đọc trở về của hiện thực xã hội Việt Nam đẫu thế kỉ

20 Nhân vật trung tâm của tác phẩm là viên quan phụ mẫu, hắn ta là kẻ chịu trách nhiệm trong việc hộ để Trong khi nhân dân đang khôn khổ chiến đấu với thiên nhiên để ngăn không cho đê vỡ thì hắn ta ở trong đình - một nơi rất thoải mái đầy đủ tiênj nghi, được hầu hạ đầy đủ Và việc say mê lớn nhất của hắn chính là đánh tổ tôm Khi quan ù một ván lớn thì cũng là lúc đê vỡ Kẻ sống không có nơi ở, kẻ chết không có nơi chôn.Và khi đê vỡ, hắn sẵn sàng đổ trách nhiệm cho kẻ khác “Để vỡ! Thời ông bỏ tù chúng mày! Thời ông cách cổ chúng mày….” Từ đó tác phẩm vạch trần bộ mặt của những tên quan lòng lang dạ sói, phè phỡn trên xương máu của nhân dân

Nhân vật bà cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng là hình ảnh đại diênj cho những hủ tục, những định kiến xã hội Đáng lẽ bà cô phải là người hết sức yêu thương bé Hồng, thông cảm với mẹ

bé Hồng – chính người chị dâu của mình Nhưng trong văn bản, bà cô lại là một kẻ ích kỉ, một kẻ độc ác tàn nhẫn, luôn tìm cách chia rẽ tình mẹ con giữa Hồng và mẹ bé Hồng bằng cách gieo vào đầu cậu những rắp tâm tanh bẩn và bịa ra câu chuyênj về mẹ để Hồng phải đau đớn … (Bà cố trở thành kẻ đại diện cho một hạng người trong

xã hội, hạng người lấy nỗi đau của kẻ khác làm niềm vui cho chính mình Bà cô không chỉ làm tổn thương tới một người xa lạ mà làm tổn thương chính đứa cháu ruột của bà ta.)

(Thuế máu)

C.KẾT BÀI:

Trang 3

Văn học và tình yêu thương có mỗi quan hệ rất chặt chẽ, sâu sắc, không thể tách rời Một tác phẩm văn học chân chính cũng là một tác phẩm luôn luôn ngợi ca tình yêu thương Vì thế đọc một tác phẩm văn học laf cách chúng ta mở rộng tâm hồn Nên hãy biết trân trọng những tác phẩm văn học chân chính bởi nó là những món quà đầy ý nghĩa mà nhà văn, nhà thơ dành tặc cho chúng ta

Ngày đăng: 15/03/2015, 18:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w