VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG

4 481 0
VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn học và tình thương Thuyết trình tập làm văn Đề 2 Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: “Anh em như thể tay chân rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy trí nhân để thay cường bạo” Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Còn gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau" Văn học chính là tấm gương phản ánh thực tế cuộc sống thông qua cái nhìn của tác giả. Trong đó vấn đề nóng bổng mà các văn nhân thi sĩ đề cập đến là tình yêu thương con người trong mọi hoàn cảnh.Điều này làm nên tính nhân văn trong tác phẩm văn học Chúng ta ai cũng từng đọc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, từng lẩy Kiều, bói Kiều thậm chí nảy ý định tập Kiều. Nhưng có lẽ phổ quát hơn cả vẫn là “sự cất giữ riêng tư Truyện Kiều” trong đáy sâu thẳm tâm linh, để luôn tự mình được trăn trở, chiêm nghiệm Kiều Và cho dù chẳng cuộc đời nào giống cuộc đời nào, và không phải cuộc đời nào cũng đầy vui sướng, hạnh phúc, thì "Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao", "lòng tốt vẫn còn đây". Bởi vậy, ta không khỏi giật mình trước sự đọc Kiều, yêu Kiều, hiểu Kiều tràn ngập một tình thương mến con người và cuộc đời, một tinh thần tri âm, tri kỷ của Lưu Trọng Lư, như ông viết trong Di cảo (từ 1933-1990): “Tôi không thể nhớ được tôi đã đọc và bao nhiêu nước mắt tôi đã đổ ra " "vì Truyện Kiều là một sự không cùng" (tr.12,13, sách Nhật ký đọc Kiều. Lưu Trọng Lư. NXB Nhà văn, 1995). Vì thế, cả cuốn sách "Nhật ký đọc Kiều" mang dáng dấp một cõi lòng riêng tư, sự từng trải riêng của cuộc đời ông trước một kiệt tác thi ca cổ điển của thi hào mà ông rất yêu: Nàng Kiều. Chính bởi vậy, tất yếu ông phải tìm đến một hình thái văn chương cũng hoàn hảo như sự thành thực của ông. Ông đã viết như là nhật ký. Và có thể, khi ông đi tới tận cùng cõi văn chương Truyện Kiều bằng chính sự thành thực tận cùng của cõi lòng ông, thì chúng ta - những kẻ hậu sinh - đã nhân đó mà học được ở ông một phép xử thế với văn chương một cách đầy văn hoá Tập sách mở đầu bằng một bài viết cách đây đã hơn 60 năm, đăng trên tờ Phụ nữ thời đàm số 13, ngày 10/12/1933, nhan đề Mấy lời chiêu tuyết cho Vương Thuý Kiều (góp vào cuộc tranh luận về Truyện Kiều). Khi ấy Lưu Trọng Lư mới 21 tuổi, một thi sĩ đầu xanh tuổi trẻ sáng giá của trào lưu Thơ mới đầy lãng mạn và bồng bột (ông sinh 1912 ở Quảng Bình). Trên tờ Phụ nữ thời đàm ông lớn tiếng bênh vực Kiều (đang bị muôn vàn lời ong tiếng ve báo chí hồi bấy giờ cho là "phường trăng gió”, đồ đàn bà hư hỏng, trắc nết). Thi sĩ trẻ Lưu Trọng Lư “cả gan” đối lập, cho Kiều là kẻ vô tội, là hình ảnh rất linh hoạt, rất hoàn toàn của vũ trụ, rất phong phú, rất dồi dào, rất đẹp đẽ. ở trong Kiều cái gì cũng vượt quá bậc tầm thường, từ cái nhan sắc, chí tuệ đến cái tài đức, cái tính tình. Và khi người ta bảo Kiều là một người nhẹ dạ, cả tin, nông nổi, thì thi sĩ Lưu Trọng Lư vẫn nhất mực cho Kiều là "kẻ có một mối từ tâm lớn" Ta có thể thấy rằng ngay từ buổi ban đầu chạm mặt Truyện Kiều, như một tác phẩm cổ điển mẫu mực của thi ca Việt Nam, và Kiều như một thân phận đàn bà ba đào, ghềnh thác, đáng cảm thương nhất về người phụ nữ Việt Nam xưa, thì thi sĩ Thơ mới Lưu Trọng Lư đã có ngay một cách tiếp cận đúng về văn hoá ứng xử, với một cử chỉ mỹ học chính xác: chiêu tuyết cho nhân vật Kiều. Và cũng chính cuốn sách Nhật ký đọc Kiều còn làm ta trọng thị ông hơn nữa, bởi ông đã "thuỷ chung như nhất" với cách ứng xử ấy với Truyện Kiều trong suốt đời ông, cho đến khi nhắm mắt. Là một thi sĩ hơn ai hết, chỉ vì hơn ai hết, Lưu Trọng Lư thành thực (nhận xét của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam). Lưu Trọng Lư không thực thi phép ứng xử của ông với Truyện Kiều và nàng Kiều bằng một thái độ duy lý tranh biện lạnh lùng, mà trước hết, với thái độ tri âm tri kỷ của một tấm lòng thành. Như thế, ông đã đích thực gặp được Nguyễn Du - như một thi nhân với một thi nhân. Đi suốt chiều dài cuốn sách 150 trang, trở lại thế giới Truyện Kiều cùng ông, đọc lại cùng ông những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du mà ông đặc biệt yêu thích, rồi cùng ông cảm thấu, suy tư, hồi cố, kể cả cùng với ông rưng lệ và thăng hoa nữa (khi đang đọc phác thảo một kịch bản văn hoá chưa kịp đặt tên của ông, gồm 7 cảnh, với nàng Kiều là nhân vật chính) neo chặt một trọng lực tình yêu của ông, đến mức cuối phác thảo kịch, ông đã gần như kêu lên, đầy mến yêu và thán phục: Liễu xanh! Liễu xanh ngàn liễu xanh Trời đất sáng trưng lòng thiếu nữ Nghìn thu vang dội khúc chung tình. thì ta sẽ phải vỡ lẽ rằng: Muốn hiểu, yêu và đi đến cõi của một tác phẩm văn chương đích thực, điều cốt yếu đầu tiên là phải có lòng. Không có lòng, không có tình, lạnh lẽo dửng dưng, dễ gì thấu suốt được biết bao nhiêu lệ của Tố Như đã chảy quanh thân Kiều (Tố Hữu), và dễ gì như Lưu Trọng Lư, chỉ mãi mãi thấy Kiều đẹp “dẫu đầm đáy nước chẳng nhoà nét gương", và cả cuộc đời Kiều dẫu 15 năm lưu lạc giang hồ vẫn cứ là "lịch sử của một giọt nước mắt trong sáng". Cũng chỉ có ông, một thi sĩ thành thật đến ngơ ngác giữa cuộc đời, như “Con nai vàng ngơ ngác - đạp trên lá vàng khô", mới đi được vào giữa những trang Kiều như thâm nhập vào đáy thế giới riêng của Nguyễn Du, để thấy Truyện Kiều, ngoài tính chất là bản cáo trạng tội ác của bọn quan lại, sai nha phong kiến, còn là một quyển kinh về tình thương. Tình thương cha, tình thương mẹ, thương chị em ruột thịt, thương người như thể thương thân của nàng Kiều, đã in dấu ấn rất rõ tình thương mênh mông của thi hào Nguyễn Du với thân phận những người đàn bà. Phát hiện tình thương cao cả của nàng Kiều, thi sĩ Lưu Trọng Lư đã phát hiện ra cái lòng nhân gốc của Nguyễn Du mà theo ông đó cũng là chữ nhân của dân tộc Việt Nam. Với tất cả những phát hiện lớn, những cảm hiểu ấy của thi sĩ Lưu Trọng Lư trong hơn 60 năm ngẫm Kiều đã khiến ông tìm ra một lối đọc Kiều gượng nhẹ. Theo ông - Nguyễn Du đã viết Kiều tế nhị đến như thế, bởi nghệ thuật trong thơ trước hết là vấn đề tế nhị, mà tế nhị chính là sở trường của Nguyễn Du. Lưu Trọng Lư đã lấy cái tế nhị của lòng mình, của chính nghệ thuật Thơ mới để hiểu cho đến ngọn ngành cái tế nhị nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Ông viết như chính lòng ông rằng, có lẽ Nguyễn Du đã nhiều nước mắt khóc cho cuộc đời này, nên mới chắt lọc được giọt nước mắt trong trẻo nhất là Truyện Kiều và cùng lúc, Nguyễn Du đã đạt đến cái cuối cùng của thi ca là tế nhị. Theo Lưu Trọng Lư, thì "cái tế nhị này đến bao giờ thì ta chẳng biết, nó bay lúc nào ta chẳng hay chỉ biết: người đọc đụng mạnh là nó sẽ tan!" Quả là Truyện Kiều đã vượt ngưỡng thời gian và không gian để trở thành một tác phẩm không cùng về giới hạn văn chương. Thi sĩ Lưu Trọng Lư là một trong số ít người đã chạm được đến đáy của cái không cùng đó, chỉ vì ông đã chiêm bái, cảm hiểu một thi sĩ bằng con mắt và tấm lòng một thi sĩ. Ông đã hiểu thơ bằng thơ và đã đau cho Kiều bằng chính những nỗi đau nhân tình của mình. Học từ ông một phép ứng xử văn hoá với văn chương ta đã và sẽ còn cảm giác áy náy vì thế hệ hậu sinh hôm nay ít kẻ thích hiểu nàng Kiều như một thân phận văn chương, như một tâm sự lớn của thi sĩ Nguyễn Du mà lắm khi, thật đáng buồn vì người ta chỉ hiểu Kiều như một "gái lầu xanh" và bừa bãi dùng tên của nàng Kiều để chỉ nghề “bán phấn mua hương“ thời hiện đại Vậy nên, ta vẫn phải một lần nữa khâm phục thi sĩ Thơ mới Lưu Trọng Lư bởi phép ứng xử văn hoá, tinh thần tri âm của ông với tác phẩm văn chương, điều mà hôm nay sao cứ rơi rụng trong văn chương thời hiện đại, bạc phai dần dần giữa những người nghiên cứu và những nhà nghệ sĩ sáng tạo. . còn là một quyển kinh về tình thương. Tình thương cha, tình thương mẹ, thương chị em ruột thịt, thương người như thể thương thân của nàng Kiều, đã in dấu ấn rất rõ tình thương mênh mông của thi. bài chứng minh dưới đây Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi. ấy! Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt

Ngày đăng: 24/04/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan