1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÀ MÁY GIẾT MỔ HEO C.P

45 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 17,44 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư 1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1 CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 2 II.1. Thịt heo và nhu cầu thị trường 2 II.2. Tình hình giết mổ heo ở Việt Nam 3 II.3. Tình hình kinh tế Việt Nam 3 II.4. Tình hình hoạt động của C.P Việt Nam 4 II.4.1. Các lĩnh vực của C.P Việt Nam 4 II.4.2. Về lĩnh vực giết mổ heo của C.P Việt Nam 5 II.5. Căn cứ pháp lý của dự án 7 II.6. Kết luận về sự cần thiết đầu tư dự án 8 CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 10 III.1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính 10 III.1.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 10 III.1.2. Thiết kế và bố trí 10 III.1.3. Những yêu cầu đối với nhà máy giết mổ heo 11 III.2. Đầu tư dây chuyền giết mổ heo 16 III.2.1. Dây chuyền giết mổ heo 16 III.2.2. Một số hình ảnh trong dây chuyền giết mổ heo 22 III.3. Thành phẩm và địa điểm kinh doanh 26 III.3.1. Thành phẩm 26 III.3.2. Đầu tư cửa hàng giới thiệu sản phẩm CP 27 III.4. Chiến lược marketing của C.P đối với thịt thành phẩm 29 III.4.1. Về sản phẩm 29 III.4.2. Về giá 29 III.4.3. Về kênh phân phối 30 CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 31 IV.1. Quy mô dự án 31 IV.3. Tiến độ thực hiện dự án 31 CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 32 V.1. Mục đích 32 V.2. Nội dung 32 CHƯƠNG VI: HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH 37 VI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 37 VI.2.Tính toán chi phí của dự án 37 VI.2.1. Chi phí heo thịt nhập từ trại chăn nuôi 37 VI.2.2. Chi phí nhân công 37 VI.3. Chi phí hoạt động dự án 38 VI.4. Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án 39 VI.4.1. Doanh thu dự án 39 VI.4.2. Báo cáo thu nhập dự trù 40 VI.4.3. Báo cáo ngân lưu 40 CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN 42

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY GIẾT MỔ HEO C.P

ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI DIỆN : TRẦN VĂN HẠT

Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 01 năm 2014

Trang 2

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY GIẾT MỔ HEO C.P

Trang 3

II.1 Thịt heo và nhu cầu thị trường 2

II.2 Tình hình giết mổ heo ở Việt Nam 3

II.5 Căn cứ pháp lý của dự án 7

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 10

III.1.1 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 10

III.1.2 Thiết kế và bố trí 10

III.1.3 Những yêu cầu đối với nhà máy giết mổ heo 11

III.2 Đầu tư dây chuyền giết mổ heo 16

III.2.1 Dây chuyền giết mổ heo 16

III.2.2 Một số hình ảnh trong dây chuyền giết mổ heo 22

III.3 Thành phẩm và địa điểm kinh doanh 26

III.3.1 Thành phẩm 26

III.3.2 Đầu tư cửa hàng giới thiệu sản phẩm CP 27

III.4 Chiến lược marketing của C.P đối với thịt thành phẩm 29

III.4.1 Về sản phẩm 29

III.4.2 Về giá 29

III.4.3 Về kênh phân phối 30

Trang 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

 Giấy phép đầu tư số : 545/GP ngày 11/3/1993 theo hình thức FDI

 Trụ sở chính : Số 2, Đường 2A, KCN Biên Hòa II, Biên Hòa, Đồng Nai

 Ngành nghề KD : Thức ăn chăn nuôi; Thức ăn thủy sản; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Nuôi trồng thủy sản; Chế biến thực phẩm (chế biến thịt và thủy sản); Phân phối, bán lẻ thực phẩm

 Đại diện dự án : Trần Văn Hạt Chức danh: Phó Tổng Giám đốc

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án : Nhà máy giết mổ heo C.P

 Địa điểm đầu tư : Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh

 Quy mô dự án : Công suất lò mổ 120 con/giờ;

 Giải pháp công nghệ :Dây chuyền giết mổ khép kín của Italia, tiên tiến, hiện đại đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường

 Chuyển giao công nghệ : Do C.P và đối tác từ Italia thỏa thuận, giá cả hợp lý

 Mục tiêu dự án : Xây dựng nhà máy giết mổ heo C.P theo mô hình công nghiệp hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm với công suất

120 con/giờ

 Mục đích của dự án :

+ Về sản phẩm: Nhà máy giết mổ sẽ cùng 3 lĩnh vực đã có sẵn của C.P là: Thức ăn chăn nuôi (Feed), Trang trại (Farm) và Thực phẩm (Food) tạo thành quy trình khép kín nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ đó giúp C.P Việt Nam chiếm vị trí và dẫn đầu thị trường với những mặt hàng từ heo

+ Về các chỉ tiêu tài chính: Dự án xây dựng nhà máy giết mổ heo C.P sẽ góp phần giúp các chỉ số tài chính của công ty vững mạnh, an toàn

+ Trách nhiệm đối với xã hội: Dự án được đầu tư theo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm,

có lợi cho con người và môi trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe, góp phần bình ổn giá cả thị trường đặc biệt vào các ngày Lễ, Tết Đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Việt Nam trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nói chung

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 65,321,867 đồng bao gồm thuế VAT

 Tiến độ thực hiện : Sau giai đoạn đầu tư kéo dài 9 tháng, dự án sẽ đi vào hoạt động

từ tháng 11 năm 2014

Trang 5

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

DỰ ÁN

II.1 Thịt heo và nhu cầu thị trường

Thịt heo là thực phẩm thiết yếu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng cao Khoảng năm 1964-1966 trên thế giới tiêu thụ thịt bình quân 24.2kg/người/năm, đến năm 1997-1999 mức tiêu thụ bình quân tăng lên 36.4kg/người/năm, riêng các nước phát triển một người tiêu thụ đến 88.2kg/năm Dự báo đến năm 2030 lượng thịt tiêu thụ bình quân thế giới tăng lên 45.3kg/người/năm và các nước phát triển lượng thịt tiêu thụ bình quân lên đến 100.1kg/người/năm (Nguồn: FAO)

Trong khi đó, người Việt Nam tiêu thụ thịt dưới mức bình quân của thế giới Năm

2000, người Việt Nam tiêu thụ thịt chỉ có 18/kg/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 34kg/người/năm, trong đó thịt heo được tiêu thụ chủ yếu

Bảng: Tiêu thụ thịt heo bình quân ở Việt Nam so với các loại thịt khác

Nguồn: indexmundi.com

 Những thị hiếu tiêu dùng chính cho sản phẩm thịt

- Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích thịt tươi sống hơn là các sản phẩm đông lạnh Thịt nạc vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng

- Các chợ cố định, chợ tạm là kênh phân phối thịt chủ đạo, cung ứng hơn 95% lượng thịt tiêu dùng nội địa Siêu thị và đại lý bán lẻ chỉ chiếm khoảng 5%

- Hộ gia đình thành thị rất sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm có xác nhận và truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ

- Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập vào thị trường thế giới, Việt Nam đang ngày càng phải nhập khẩu nhiều các sản phẩm chăn nuôi do cung không đáp ứng đủ cầu, thâm hụt cán cân thương mại có xu hướng ngày càng tăng nếu không có những thay đổi trong phương thức sản xuất

Trang 6

 Những vấn đề cần quan tâm để phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm chăn nuôi

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ manh mún

- Chuỗi cung ứng quá nhiều khâu trung gian, kém hiệu quả

- Vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước

- Thức ăn chăn nuôi

- Dịch bệnh và vệ sinh ATTP

- Sở thích tiêu dùng

II.2 Tình hình giết mổ heo ở Việt Nam

Trong buổi tổng kết 4 năm thực hiện dự án sáng kiến phòng chống đại dịch tại Việt

Nam, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ

(USAID) đã chỉ ra những rủi ro trong ngành thú y Việt Nam đang phải đương đầu Trong đó là tình trạng các cơ sở giết mổ tại Việt Nam đã bộc lộ những bất cập lớn mà trong đó, chính là mất vệ sinh, địa chỉ gây ra nhiều mầm bệnh nguy hại

Thực hiện Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26-9-2005, trong suốt

8 năm qua các địa phương trong cả nước đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, xây dựng

hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm vệ sinh thú y Tuy nhiên, nhìn chung tiến

độ triển khai quá chậm Nguy hiểm hơn cả là tại các thành phố lớn, vị trí của các cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu, đặt gần nhà dân, chợ, trường học gây ô nhiễm nghiêm trọng Chỉ có 27% điểm giết mổ được kiểm soát, gần 70% cơ sở không đạt yêu cầu

Dịch lở mồm long móng và heo tai xanh luôn rình rập phát sinh và lây lan, nhất là từ các cơ sở giết mổ Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần có biện pháp mạnh trong chỉ đạo tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch lò giết mổ tập trung

II.3 Tình hình kinh tế Việt Nam

Năm 2013 là năm thứ 6 Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng Đây cũng

là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay

Trong năm 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5.42% so với năm

2012, trong đó quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%; quý III tăng 5.54%; quý IV tăng 6.04% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5.5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5.25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 801.2 nghìn tỷ đồng, tăng 2.95% so với năm

2012, bao gồm: Nông nghiệp đạt 602.3 nghìn tỷ đồng, tăng 2.47%; lâm nghiệp đạt 22.4 nghìn

Trang 7

tỷ đồng, tăng 6.04%; thuỷ sản đạt 176.5 nghìn tỷ đồng, tăng 4.22% Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6.04%, đánh dấu mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

Năm 2014-2015, dự báo tăng trưởng kinh tế khả quan hơn ở mức 5.6% - 5.8% năm

2014 và 6%-6.2% năm 2015

II.4 Tình hình hoạt động của C.P Việt Nam

II.4.1 Các lĩnh vực của C.P Việt Nam

C.P Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nông – Công nghiệp, ngành thực phẩm khép kín: chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm và thủy sản Từ ngày thành lập cho đến nay, C.P Việt Nam không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong 3 lĩnh vực chính như: Thức ăn chăn nuôi (Feed), Trang trại (Farm) và Thực phẩm (Food)

Ngành Feed: hiện nay, C.P Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi kèm với các hoạt động tiếp theo, trong đó được chia thành 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản và 1 nhà máy sấy ngô Thức ăn chăn nuôi do Công ty sản xuất được cung cấp cho mọi miền đất nước Nhà máy sản xuất thức

ăn chăn nuôi gia súc gia cầm C.P tỉnh Bình Dương là nhà máy mới nhất, được xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2009 và được đánh giá là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất châu Á

Ngành Farm: hiện nay, C.P Việt Nam tiến hành chăn nuôi theo hệ thống chăn nuôi hiện đại, thân thiện với môi trường: bắt đầu từ con giống có chất lượng cho đến hệ thống chăn nuôi hiện đại được trang bị những dụng cụ, thiết bị chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi các loại lợn,

gà thịt, gà đẻ, tôm và cá với diện tích trang trại phù hợp nhằm phục vụ đa dạng cho khách hàng trên phạm vi cả nước Sản xuất tôm thịt và cá thịt ở các trại là nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh phục vụ xuất khẩu của Công ty

Ngành Food, được chia làm 2 phần chính như sau:

1) Sản xuất tôm và cá xuất khẩu, trong đó nguyên liệu tôm và cá được nhập từ các trại của Công ty Hiện nay, Công ty có 1 nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng Nai

2) Sản xuất các loại thực phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước bằng máy móc và thiết bị hiện đại nhằm cung cấp thực phẩm có hương vị tốt, vệ sinh và an toàn, không chứa chất tồn dư Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy, một nhà máy ở Đồng Nai và một nhà máy ở thủ

đô Hà Nội Nhà máy ở Hà Nội mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2012, đây là một nhà máy hiện đại, sử dụng các tiêu chuẩn đáp ứng cho xuất khẩu để làm nền tảng xây dựng nhà máy Ngoài

ra C.P Việt Nam còn xây dựng các hệ thống kinh doanh hàng hóa thành phẩm của Công ty như: gà nướng 5 sao, C.P Freshmart, C.P Shop hoặc Tủ lạnh công cộng để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam

Các địa điểm kinh doanh thành phẩm của C.P Việt Nam hiện nay

Fresh Mart: 86/13 Trần Hữu Trang, P.10, Q Phú Nhuận - TPHCM; 16 Hoàng Hoa

Thám, P.11, Q Tân Bình - TPHCM; 175/B1A Lý Thường Kiệt, P.19, Q Tân Bình - TPHCM; 20/1 Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp - TPHCM; 25 Nguyễn Văn Nghi, P.4, Q Gò Vấp - TPHCM; 4/4 Phạm Văn Chiêu, Q Gò Vấp; 294 Trần Hưng Đạo B, P.8, Q.5 - TPHCM; 16/2 Sky Garden, P Tân Phong, Q.7 - TPHCM; 29F Nguyễn Thị Tần, P.2, Q.8, TPHCM; 14R Công Trường Hòa Bình, Q Bình Thạnh - TPHCM; 151 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q Bình Thạnh - TPHCM; PP 14A Cư xá Bắc Hải, P.15, Q.10 - TPHCM; 78/1 Phan Văn Hớn, Q.12 -

Trang 8

TPHCM; ấp Trứng 1, Biên Hòa, Đồng Nai; 195/2 Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai; 243 Phan Đình Phùng, Biên Hòa, Đồng Nai; lô 13, Đường 19A KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai.

CP Shop: 12 Trưng Nữ Vương, P.4, Q Gò Vấp - TPHCM; 17 Tây Sơn, Tân Quý, Tân

Phú - TPHCM; 211 khu C, chợ Phạm Văn Hai, P.3, Q Tân Bình - TPHCM; 92C Trần Quốc Toản, P.8, Q.3 - TPHCM; 297 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3 - TPHCM; 15 Bùi Hữu Nghĩa, P.5, Q.5 - TPHCM; 23 đường số 1, KP1, Q.7 - TPHCM; 2 Hoàng Minh Đạo, P.5, Q.8 - TPHCM; 141 Đặng Văn Ngữ, P.14, Q Phú Nhuận - TPHCM;187 Ngô Quyền, P.6, Q.10 - TPHCM; 16/M1 Phạm Văn Chiêu, P.12, Gò Vấp - TPHCM; 70 Phan Văn Trị, P.10, Q Gò Vấp - TPHCM; 90/34 Hoàng Ngọc Phách, P Phú Thọ Hòa, Q Tân Phú - TPHCM; P20 Lũy Bán Bích, Q Tân Phú - TPHCM; 368A Trần Văn Quang, P.10, Q Tân Bình - TPHCM; 3 Vũ Tùng, P.2, Q Bình Thạnh - TPHCM; 76 Nguyễn Hữu Cầu, P Tân Định, Q.1 - TPHCM; 36

Ký Con, P Nguyễn Thái Bình, Q.1 - TPHCM; 212 đường số 7, P Bình Trị Đông, Q Bình Tân

- TPHCM; 24 Tô Ngọc Vân, P Linh Tây, Q Thủ Đức - TPHCM; 61/21 KP2, QL1K, P Linh Xuân, Q Thủ Đức - TPHCM; 14 lô A2, P Tam Bình, Q Thủ Đức - TPHCM; 16/4D KP1, Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai; 158/7 KP5, P Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai; 362 khóm 2, P Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai; 43D Chợ Đồn, Biên Hòa, Đồng Nai; 4 Bách Hóa, đường 30-4, P.1, Tây Ninh; KP5, Đức Nghĩa, Phan Thiết

Siêu thị: Maximark Cộng Hòa; Maximark 3 Tháng 2; hệ thống Big C; siêu thị Home Chợ: Linh Trung, Hoàng Hoa Thám, Gò Vấp, Thị Nghè, Bàu Cát, Phú Thọ Hòa, Tân

Hương, Tân Định

II.4.2 Về lĩnh vực giết mổ heo của C.P Việt Nam

Trong suốt thời gian qua, heo của C.P được đưa đi giết mổ thủ công tại các cơ sở tư nhân trên các tỉnh, thành, tiêu biểu như:

- Cơ sở Nam Phong

- Cơ sở tại quận 12

- Cơ sở An Hạ

- Cơ sở giết mổ heo tại Bà Rịa

- Cơ sở giết mổ heo tại Tây Ninh

- Cơ sở Rạng Đông (Đồng Nai)

Tuy nhiên công nghệ giết mổ heo tại những địa điểm này vẫn không đáp ứng được tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Công nghệ bán công nghiệp nhưng thực chất là thủ công của những lò mổ gia công này những hạn chế như sau:

+ Mặc dù giá thành giết mổ gia công trung bình 1 con thấp nhưng C.P phải chi trả thêm nhiều chi phí như phí xử lý chất thải ô nhiểm, phí vận chuyển heo nguyên liệu và heo thành phẩm

+ Hạn chế lớn nhất của việc thuê mổ gia công là không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn cho thịt heo trong quá trình giết mổ, các sản phẩm thịt heo của công ty không được khách hàng đánh giá cao, thương hiệu thịt heo của công ty không được biết đến nhiều

Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực Nông – Công nghiệp ở Việt Nam, nhưng C.P chỉ được biết tới với lĩnh vực: Thức ăn chăn nuôi (Feed) và Trang trại (Farm) riêng Thực phẩm (Food) thương hiệu C.P vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trong khi bình quân mỗi ngày C.P đưa ra khoảng 1.500 con heo (trung bình 90kg/con), trong đó có khoảng

Trang 9

100 con được cung cấp cho Vissan; Hiện tại kênh phân phối chính của C.P vẫn là hệ thống các siêu thị, cửa hàng C.P Freshmart, C.P shop.

Trước tình trạng đầu ra chưa tương xứng với những thành tựu C.P đạt được trong ngành chăn nuôi và cung cấp thức ăn chăn nuôi, chúng tôi đề nghị C.P nên đầu tư vào lò giết

mổ heo (Slaughtering Processing) công nghệ cao với nhiều lợi ích:

+ Với quy trình công nghệ giết mổ heo hiện đại, việc giết mổ sẽ nhanh chóng, dễ dàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh, chi phí tổng thể giảm, chủ động về nguồn nhân lực giết mổ

+ Cung cấp thịt heo chất lượng, an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa được heo sạch, chất lượng cao đến với người tiêu dùng, từ đó nâng cao thương hiệu thịt heo của C.P, tăng được doanh thu và lợi nhuận cho công ty

+ Công ty chủ động trong việc giết mổ heo, không bị các lò mổ thủ công o ép, nâng giá trong những thời kỳ cao điểm

+ Quy trình sản xuất sản phẩm đầu ra của công ty được thực hiện nội bộ 100%, điều này giúp cho công việc quản lý, kiểm soát chất lượng và vệ sinh thực phẩm dễ dàng, hiệu quả hơn

+ Đưa uy tín, thương hiệu thịt heo C.P đến với khách hàng không chỉ vì chất lượng cao

mà còn đại diện cho một tổ chức có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu bảo vệ mội trường, đưa thương hiệu của C.P trở thành một thương hiệu thân thiện trong mắt người tiêu dùng

+ C.P với tiềm lực tài chính lớn, có tên tuổi trong các lĩnh vực có liên quan như nuôi heo và cung cấp thức ăn chăn nuôi, công ty đầu tư thêm lò giết mổ heo sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, hạn chế việc gia nhập vào lĩnh vực này của công ty

+ Công ty có thể gia công giết mổ heo cho các công ty chăn nuôi hoặc các hộ nuôi heo nhỏ lẻ trên địa bàn, tăng thêm doanh thu cho công ty

+ Giết mổ heo (Slaughtering Processing) sẽ cùng 3 lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi (Feed), Trang trại (Farm) và Thực phẩm (Food) tạo thành một quy trình khép kín hiện đại

Trang 10

II.5 Căn cứ pháp lý của dự án

 Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội;

 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo

vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Trang 11

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh

dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

vệ môi trường;

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự

án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

 Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;

II.6 Kết luận về sự cần thiết đầu tư dự án

Trong những năm gần đây những trường hợp ngộ độc thực phẩm và số người bị ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam có xu hướng gia tăng Ngày càng có nhiều vấn đề nhức nhối về thực phẩm nói chung và nhất là thịt heo nói riêng gây nhiều bức xúc và lo lắng cho người tiêu dùng cả nước Thịt heo được xem là một trong những loại thực phẩm được chế biến đa dạng,

có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt giàu đạm và rất cần thiết trong khẩu phần dinh dưỡng của mỗi người Chính vì vậy mà lượng thịt heo tươi sống được tiêu thụ hàng ngày cũng rất lớn, người tiêu dùng có thể mua được thịt heo ở bất kỳ khu chợ lớn nhỏ nào hoặc trong các siêu thị Vấn đề là có phải tất cả thịt heo được bày bán đều đảm bảo an toàn_ sạch hay không trong khi thời gian qua các phương tiện truyền thông đã đưa nhiều thông tin về việc thịt heo bệnh (lở mồm long móng, tai xanh, heo gạo.v.vv), thịt heo chứa hoá chất bị cấm, hoá chất ngoài danh mục cho phép, hay bi nhiểm hoá chất quá giới hạn cho phép, những độc chất đó có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người tiêu dùng tức thời (những vụ ngộ độc) hoặc lâu dài (phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư) Do đó, nhu cầu về thịt heo an toàn_sạch là rất quan trọng và cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay Để đáp ứng nhu cầu

đó cần có nhiều cơ sở, doanh nghiệp uy tín được chứng nhận của các cơ quan có chức năng đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm thịt heo có chất lượng, vệ sinh an toàn_sạch, bên cạnh đó

Trang 12

người tiêu dùng cũng cần hiểu biết và lựa chọn những sản phẩm thịt heo an toàn_sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

Chính vì những nhu cầu cần thiết đó, hiện nay có nhiều công ty chăn nuôi heo đã và đang đầu tư vào Viêt Nam với quy mô lớn, công ty Chăn Nuôi C.P là một điển hình Công ty C.P có mô hình chăn nuôi khép kín, con giống tự tạo và là trại chăn nuôi an toàn không dịch bệnh, có được con heo tốt như vậy công ty đã mất một thời gian rất dài, thị phần heo hơi công

ty đã chiếm một vị trí lớn, nhưng thị trường để tới tận tay người tiêu dùng thì còn hạn chế, mà người tiêu dùng thì đang rất cần thịt lợn an toàn-sạch Người tiêu dùng luôn lo lắng,băn khoăn mua thịt lợn ở đâu để có được thịt lợn vừa có giá trị dinh dưỡng cao? Vừa an toàn về dịch bệnh và VSATTP

Xuất phát từ những căn cứ được phân tích ở những phần trên, chúng tôi xin đề nghị được đầu tư Nhà máy giết mổ heo tại Hóc Môn, Tp.HCM Dự án này hoạt động với công suất

120 con/giờ theo dây chuyền công nghiệp hiện đại của Italia đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện dựa trên những mục đích sau:

+ Về sản phẩm: Nhà máy giết mổ sẽ cùng 3 lĩnh vực đã có sẵn của C.P là: Thức ăn chăn nuôi (Feed), Trang trại (Farm) và Thực phẩm (Food) tạo thành quy trình khép kín nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ đó giúp C.P Việt Nam chiếm vị trí và dẫn đầu thị trường với những mặt hàng từ heo

+ Về các chỉ tiêu tài chính: Dự án xây dựng nhà máy giết mổ heo C.P sẽ góp phần giúp các chỉ số tài chính của công ty vững mạnh, an toàn

+ Trách nhiệm đối với xã hội: Dự án được đầu tư theo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm,

có lợi cho con người và môi trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe, góp phần bình ổn giá cả thị trường đặc biệt vào các ngày Lễ, Tết Đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Việt Nam trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm nói chung

Cuối cùng, với những mục đích tốt đẹp đó, chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án

“Nhà máy giết mổ heo C.P” tại huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh là một sự đầu tư cần thiết và

cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

III.1 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

III.1.1 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy

- Theo quy hoạch của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

- Cách biệt với khu dân cư, xa các trang trại chăn nuôi và các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại, đường quốc lộ)

- Được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định

- Thuận tiện đường giao thông, cách xa sông suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt.Dựa vào những yêu cầu này, chúng tôi dự định sẽ lựa chọn Huyện Hóc Môn (Tp.Hồ Chí Minh) sẽ là nơi đặt nhà máy giết mổ heo C.P

Hình: Địa điểm dự định đầu tư dự án III.1.2 Thiết kế và bố trí

- Có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh

- Đường nhập heo sống và xuất thịt heo phải riêng biệt, không vận chuyển lợn sống đi qua khu sạch

- Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe và người ra vào khu giết mổ

- Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp với công suất giết mổ

- Bố trí thành 2 khu vực riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất

- Tại khu vực sản xuất phải có phòng làm việc cho cán bộ thú y

Trang 14

III.1.3 Những yêu cầu đối với nhà máy giết mổ heo

1/ Yêu cầu đối với nơi nhập heo và chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ:

- Nơi nhập heo có trang thiết bị đảm bảo việc chuyển heo xuống an toàn tránh gây thương tích cho heo

- Chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ:

+ Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh tiêu độc, được chia thành các ô chuồng khác nhau

+ Có diện tích để nuôi nhốt số lượng heo gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở

+ Có hệ thống cung cấp nước cho heo uống

+ Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra heo trước khi giết mổ

+ Có các đường thu gom nước thải đổ thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng, các đường thoát thải này không được chảy qua khu vực giết mổ

+ Có chuồng cách ly lợn nghi bị mắc bệnh

Hình: Phối cảnh nhà máy giết mổ heo

2/ Yêu cầu đối với khu giết mổ heo:

- Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng

- Trần: được làm bằng vật liệu bền, khoảng cách từ sàn đến trần hoặc mái nhà tối thiểu

là 3.6m tại nơi tháo tiết, 4.8m tại nơi đun nước nóng và làm lông, 3m tại nơi pha lóc thịt Cơ

sở có dây chuyền giết mổ treo, khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1m

Trang 15

- Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng Chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng.

- Được bố trí đầy đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng

+ Có giá treo hay giá đỡ đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0.3m

+ Có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt

+ Nơi làm sạch lòng trắng, dạ dày phải tách biệt với nơi để lòng đỏ và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo

+ Nơi kiểm tra thân thịt lần cuối: được bố trí cuối dây chuyền giết mổ treo hoặc sau vị trí rửa lần cuối để kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi đưa thịt ra khỏi cơ sở

3/ Yêu cầu về làm mát và bảo quản mát thịt heo tại nhà máy

- Thịt tươi sau khi làm nguội, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 12oC

- Thịt đông lạnh sau khi làm nguội, cấp đông ở nhiệt độ –400C đến –50oC, bảo quản ở nhiệt độ –18oC đến –20oC

4/ Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải:

- Hệ thống thoát nước thải:

+ Cống thoát nước thải từ khu vệ sinh công nhân được đổ thẳng vào ống thoát nước thải bên ngoài khu giết mổ

+ Cống thoát nước thải trong khu giết mổ phải được thiết kế để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không bị đọng nước trên sàn sau khi vệ sinh

+ Cống thoát nước thải phải có kích thước phù hợp đảm bảo đủ công suất để không bị tắc, cống thoát nước thải có nắp bảo vệ

+ Có lưới chắn rác và bể tách mỡ vụn, phủ tạng trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải

+ Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu

+ Nước thải của cơ sở sau khi xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT đối với một số chỉ tiêu sau: BOD, COD, Coliforms, pH, NH3, H2S, TN, TP, TSS theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ heo Cụ thể như sau:

Trang 16

Giới hạn các chỉ tiêu nước thải (Theo QCVN 24/2009)

- Thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Có nơi xử lý heo chết, phủ tạng hoặc các phần của thân thịt có nghi ngờ mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề thu gom chất thải

+ Các thùng đựng phế phụ phẩm phải có nắp đậy và được phân biệt theo chức năng

sử dụng (màu sắc, ký hiệu), để không làm vấy nhiễm chéo

+ Phân, rác thải hữu cơ phải được xử lý

+ Thường xuyên thu gom, dọn sạch chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ

5/ Yêu cầu đối với thiết bị chiếu sáng và thông khí

- Thiết bị chiếu sáng và cường độ ánh sáng:

+ Cường độ ánh sáng trắng phải đạt tối thiểu tại nơi giết mổ và pha lóc thịt là 300Lux, nơi lấy nội tạng, nơi khám thịt của cán bộ thú y và kiểm tra lần cuối là 500Lux, nơi đóng gói

+ Cửa thông gió của cơ sở phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại

6/ Yêu cầu đối với nước sử dụng trong cơ sở giết mổ

- Nước và nước nóng cung cấp cho hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ

- Phải có qui định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ Hồ sơ phải lưu tại nhà máy

- Nước dùng cho hoạt động giết mổ phải đạt QCVN 01:2009/BYT

7/ Yêu cầu đối với tiện nghi vệ sinh cho công nhân:

- Có đủ phòng vệ sinh, phòng thay quần áo cho công nhân

- Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ và cách biệt hoàn toàn với khu vực giết mổ, không được mở cửa trực tiếp vào khu giết mổ

Trang 17

- Có nơi bảo quản quần áo và đồ dùng cá nhân cách biệt với khu vực giết mổ.

8/ Yêu cầu đối với trang thiết bị và bảo dưỡng:

- Trang thiết bị:

+ Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn, không độc

+ Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được vệ sinh trước và sau khi sử dụng,và được bảo quản đúng chỗ qui định

+ Có đủ bồn rửa và xà phòng để công nhân rửa tay và dụng cụ ở các khu vực khác nhau

9/ Yêu cầu đối với hệ thống kho:

- Kho bảo quản:

+ Nơi bảo quản, dự trữ dụng cụ giết mổ phải riêng biệt với nơi để hóa chất

+ Bao bì và vật liệu bao gói được bảo quản riêng, sạch sẽ

+ Kho lạnh, container lạnh: có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị lạnh

10/ Yêu cầu đối với làm sạch và khử trùng

- Có quy trình vệ sinh và khử trùng bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước và tần suất làm sạch và khử trùng; loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng

- Phải duy trì thường xuyên quy trình vệ sinh và khử trùng trong nhà máy

- Kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ Chỉ khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh thì mới được bắt đầu giết mổ Tiêu chuẩn

vệ sinh dụng cụ thiết bị theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT Cụ thể như sau:

+ Chỉ số vi sinh vật đối với bề mặt (bao gồm: trang thiết bị, dụng cụ: dao, bàn, rổ, thùng chứa, thùng xe vận chuyển) dụng cụ thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thịt sau khi vệ sinh và khử trùng

Chỉ tiêu Khoảng chấp nhận Khoảng không chấp nhận

Tổng số vi khuẩn đếm

được (TVC) 0 – 10 CFU/cm2 > 10 CFU/cm2

Enterobacteriaceae 0 – 1 CFU/cm2 > 1 CFU/cm2

+ Định kỳ kiểm tra vệ sinh đối với dụng cụ giết mổ Kết quả kiểm tra và các hành động khắc phục được lưu vào hồ sơ của cơ sở

11/ Yêu cầu đối việc kiểm soát côn trùng và động vật gây hại:

Trang 18

- Có quy trình và biện pháp hữu hiệu và hợp lý chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở.

- Chỉ sử dụng bẫy hoặc các hóa chất cho phép để chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở

- Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu vực giết mổ

12/ Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân:

- Yêu cầu về sức khỏe:

+ Người trực tiếp giết mổ heo được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng một lần theo quy định của Bộ Y tế

+ Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da như: Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn; Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn),

ỉa chảy; Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E); Viêm đường hô hấp cấp tính; Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng; không được tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ

- Vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ:

+ Người giết mổ phải mang bảo hộ lao động Bảo hộ lao động phải được làm sạch trước

và sau mỗi ca giết mổ

+ Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm

+ Duy trì vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không mang trang sức khi làm việc

+ Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ

+ Không được mang thực phẩm vào khu vực giết mổ

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc những vật liệu bị ô nhiễm

13/ Yêu cầu đối với khách tham quan:

Tất cả khách tham quan phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh

và khử trùng của cơ sở

14/ Yêu cầu về vận chuyển:

- Vận chuyển heo sống đến cơ sở giết mổ:

+ Heo được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền

+ Phương tiện vận chuyển heo làm bằng vật liệu bền, dễ làm sạch và khử trùng, sàn phương tiện kín, đảm bảo không bị rơi phân, chất thải trên đường vận chuyển

+ Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được vệ sinh khử trùng

- Vận chuyển thịt và phủ tạng đến nơi tiêu thụ:

+ Thịt và phủ tạng trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y

+ Thùng xe vận chuyển thịt được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ làm vệ sinh khử trùng và có cửa đóng kín

+ Không dùng xe chở heo sống, phân, hóa chất hoặc chất thải để chuyên chở thịt

+ Thùng xe chứa thịt phải được làm sạch và khử trùng trước khi xếp thịt lên xe

+ Thùng xe phải đóng kín trong suốt quá trình vận chuyển

Trang 19

+ Phương pháp xếp dỡ thịt đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm

15/ Yêu cầu đối với heo được đưa vào giết mổ:

- Heo được vận chuyển đến cơ sở trước khi giết mổ ít nhất 6 giờ, chuyển heo xuống an toàn

- Heo được nhập vào phải có hồ sơ hợp lệ

- Heo được tắm trước khi giết mổ, kỹ thuật chích điện và thời gian lấy huyết phải được thực hiện như sau:

- Phải chích sốc điện gia súc trước khi giết mổ; thời gian chích sốc không quá 15 giây; tránh chích điện tại vùng mặt, bộ phận sinh dục và vùng hậu môn

- Thời gian lấy huyết không quá 2 phút

16/ Yêu cầu về quy trình giết mổ và kiểm soát giết mổ:

- Việc lấy phủ tạng được thực hiện trên giá treo, giá đỡ hoặc lấy phủ tạng trên bệ mổ theo quy định tại khoản 5, Điều 6 của Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT

- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo Quyết định số BNN

87/2005/QĐ Việc lấy phủ tạng phải được kiểm soát để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt

- Tất cả thân thịt và phủ tạng phải được kiểm tra, xử lý theo quy định bởi người có thẩm quyền

- Phải đóng dấu KSGM đối với thân thịt hoặc cấp tem vệ sinh thú y đối với phủ tạng đủ tiêu chuẩn vệ sinh và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển

- Thịt, phủ tạng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh phải được hướng dẫn xử lý theo quy định của cơ quan Thú y

- Cơ sở phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ

- Mọi thủ tục và hoạt động liên quan tới sản xuất phải được ghi chép và lưu tại cơ sở giết mổ

III.2 Đầu tư dây chuyền giết mổ heo III.2.1 Dây chuyền giết mổ heo

Dây chuyền giết mổ heo chúng tôi hướng tới của Italia, đây là dây chuyền giết mổ công nghiệp hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng

lượng

1 Thiết bị rửa heo trong suốt quá trình tải từ chuồng nhốt đến nhà giết mổ, kết nối

2 Lồng làm choáng lợn, được mạ kẽm nhúng, vận hành bằng khí nén 1

Trang 20

3 Kẹp làm choáng vận hành bằng điện.

Cung cấp trên máy biến thế 16A, hai phích cấm, IP 67 và phù hợp với tiêu

chuẩn IEC 309 và kết nối đôi kẹp Kẹp được đánh bóng S/S làm bằng miến nhựa

xốp, khả năng cách ly cao, trang bị công tắc, hấp thụ điện 0.5 KW

1

4 Máng làm bằng thép không gỉ từ lồng làm choáng đến băng tải cắt tiết, với con

6 Băng tải phẳng cắt tiết bằng thép không gỉ chiều dài 71m, chiều dài bằng dựa

Atossic, hệ thống rửa, vận hành bằng điện Hoàn tất với bảng điều khiển Hấp

thụ điện 2KW bao gồm cả khay thu gom huyết ở phần dưới

1

7 Máy bơm dùng để thu gom và hút huyết, loại màng chạy bằng điện,

8 Đường ống dùng để bơm huyết (tự cung cấp)

10 Thùng trụng bằng thép không gỉ chiều dài 2000 x 1500 x 7200 mm, với thiết bị

phun hơi Gồm hệ thống tải Bucket, 24 buchets Hấp thụ điện 0.3KW

1

11 Hệ thống xả hơi bằng thép không gỉ trang bị với quạt điện đặc biệt và bảng điều

khiển (không bao gồm ống khói) hấp thụ điện 1KW, kích thước 2000 x 7200 x

13 Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động trong suốt quá trình phun hơi (van xoắn

SA + 121), thực hiện băng điện

1

14 Máy cạo lông 120con/giờ, làm việc bằng điện Gồm máy hút phổi và rửa Kết

cấu thép mạ kẽm và cửa thép không gỉ, loại chịu lực, 112 dụng cụ cạo Hấp thụ

điện 10KW, chạy không tải bằng khí nén

1

15 Băng tải chạy bằng khí nén dùng để thu gom lông heo và vận chuyển chế tạo

bằng thép không gỉ, gồm bảng điều khiển (không bao gồm ống PVC) Loại

"GUN" vận hành hoàn toàn tự động, công suất 200lt, hấp thụ điện 0.1KW, đặt

phía dưới của máy đánh lông

19 Hệ thống đo lường cho việc gắn heo trên hệ thống băng tải giết mổ Chạy bằng

20 Băng tải giết mổ mạ kẽm, chiều dài 54lm (27+27) Chạy bằng điện gồm bảng

Trang 21

21 Băng tải kiểm tra mạ kẽm, bao gồm động cơ số, móc phổ và chão 24Lm Hấp

thụ điện 1KW

1

23 Máy khử trùng và bồn thép không gỉ hấp thụ điện 0.2KW-220V 10

24 Cabin làm sạch bằng thép không gỉ cho khâu làm sạch sau cùng 1

Bàn tách xương cố định bằng thép không gỉ,7l.m, vị trí trung tâm, với đinh

polyethylen Băng tải thép không gỉ 7l.m

Bàn đóng gói thép không gỉ với đỉnh bàn Polyethylen 3 l.m 1

Trang 22

Bàn carton thép không gỉ 7 l.m 1

Hệ thống cân bàn điện tử, công suất 60kg, cho hộp carton 1

VII Thiết kế

Các công việc xây dựng tổng quát và bản vẽ kỹ thuật cho điện nước, cống rãnh

Kết cấu mạ kẽm kim loại cho băng tải treo

VIII Vận chuyển

Xe chở 40' (CMA, thời gian vận chuyển 32 ngày) - không bao gồm lựa chọn 10

Vé may bay khứ hồi

Đầy đủ tiện nghị theo tiêu chuẩn khách sạn 4 sao, villa

hoặc xe hơi đưa rước tại khu vực

Ngày đăng: 15/03/2015, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w