1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm

81 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,11 MB

Nội dung

1. Tìm hiểu PLC S7200 CPU 224, Modul mở rộng đầu vào ra tương tự 2. Tìm hiểu biến tần của hãng ABB. 3. Tìm hiểu Encoder ES310CG6541 4. Thiết kế hê thống điều khiển hệ kín PLCBiến tần điều khiển trạm phân loại sản phẩm theo yêu cầu công nghệ sau: Đẩy các sản phẩm lần lượt vào các kho. Khi kho 3 đủ 3 sản phẩm thì sang kho 2 rồi đến kho 1. 5. Thiết kế giao diện điều khiển sử dụng WinCC Flexible

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Họ và tên sinh viên: MAI HUY TIẾN

Lớp: ĐIỆN 5A

Ngành: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Giáo viên hướng dẫn: HÀ HUY GIÁP

I ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm.

Hệ thống gồm các thiết bị và định địa chỉ vào ra như sau:

Trang 2

6 Cbvt2 I0.2 Cảm biến vị trí kho 2

 Yêu cầu

1 Tìm hiểu PLC S7-200 CPU 224, Modul mở rộng đầu vào ra tương tự

2 Tìm hiểu biến tần của hãng ABB

3 Tìm hiểu Encoder ES3-10CG6541

4 Thiết kế hê thống điều khiển hệ kín PLC-Biến tần điều khiển trạm phân loạisản phẩm theo yêu cầu công nghệ sau: Đẩy các sản phẩm lần lượt vào cáckho Khi kho 3 đủ 3 sản phẩm thì sang kho 2 rồi đến kho 1

5 Thiết kế giao diện điều khiển sử dụng WinCC Flexible

Trang 3

1.3 Kết nối điều khiển cho các model của S7-200

2 Modul mở rộng đầu vào ra tương tự

Chương 2: Giới Thiệu Biến Tần của Hãng ABB.

1 Giới thiệu chung về biến tần

1.1 Khái niệm

1.2.Cấu tạo của biến tần

1.2.1 Bộ chỉnh lưu

Trang 4

1.2.3 IGBT

1.2.4 Bộ điện kháng xoay chiều

1.2.5 Bộ điện kháng một chiều

1.2.6 Điện trở hãm

1.3 Nguyên lý hoạt động của biến tần

1.4 Lợi ích của việc sử dụng biến tần

1.5 Một số điều lưu ý khi sử dụng biến tần

2 Giới thiệu về biến tần của hãng ABB

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HÃNG ABB TẠI VIỆT NAM

2.2 BIẾN TẦN ABB ACS355

2.2.1 Các tính năng nổi bật

2.2.2 Thông số kỹ thuật

2.2.3 Các đầu vào ra

2.3.Biến tần ABB ACS150

2.4.Biến tần ABB ACS310

2.5.Biến tần ABB ACS55

2.6.Biến tần ABB ACS550

2.7.Biến tần ABB ACS800

2.8.Biến tần ABB ACS850

2.9.Biến tần ABB ACS880

2.10.Biến tần ABB ACH550

Chương 3: Giới thiệu về Encoder ES3-10CG6541

3.1 Giới thiệu chung về Encoder

3.1.1 Khái niệm:

Trang 5

3.1.2 Phân loại

3.1.3 Chi tiết và nguyên lý hoạt động

3.1.1.1 Encoder tuyệt đối (absolute encoder)

3.1.1.2 Encoder tương đối (incremental encoder)

3.1.4 Ứng dụng thực tiễn của encoder

3.2 Encoder ES3-10CG6541

3.2.1 Xác định vòng quay và góc quay

Chương 4 : Thiết kế hê thống điều khiển hệ kín PLC-Biến tần điều khiển trạm phân loại sản phẩm

4.1 Sơ đồ kết nối hệ thống PLC-Biến tần-Động cơ

4.2 Chương trình điều khiển

4.3 Cài đặt biến tần ABB ACS-355

4.4 Cài đặt cho động cơ

Chương 5: Thiết kế giao diện điều khiển sử dụng WinCC Flexible.

5.1 Giới thiệu chung

5.2 Các bước thiết kế giao diện

Trang 6

Em rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các thầy cô để đồ án của em đượchoàn thành hơn nữa Một lần nữa cho em xin cảm ơn đến các thầy cô trong khoa.

Trang 7

động em đã “ Thiết kế hệ thống đếm phân loại sản phẩm” gồm có các phần

chính sau:

Chương1:Tìm hiểu PLC S7-200 CPU 224, Modul mở rộng đầu vào ra tương tự Chương 2: Tìm hiểu biến tần của hãng ABB

Chương 3: Tìm hiểu Encoder ES3-10CG6541

Chương 4 : Thiết kế hê thống điều khiển hệ kín PLC-Biến tần điều khiển trạm

phân loại sản phẩm theo yêu cầu công nghệ sau: Đẩy các sản phẩm lần lượt vàocác kho Khi kho 3 đủ 3 sản phẩm thì sang kho 2 rồi đến kho 1

Chương 5: Thiết kế giao diện điều khiển sử dụng WinCC Flexible.

Trang 8

1.1.2 Chủng loại

PLC của Siemens hiện có các loại sau: S7- 200, S7- 300, S7- 400 Riêng S7- 200

có các loại CPU sau: CPU 210, CPU 214, CPU 221, CPU 222, CPU 224, CPU

226, … Mới nhất có CPU 224 xp, CPU 226 xp có tích hợp analog.Tổng sốI/O max tương đối lớn, khoảng 256 I/O Số module mở rộng tùy theo CPU có thểlên đến tối đa 7 module.Tích hợp nhiều chức năng đặc biệt trên CPU nhưngõ ra xung, high speed counter, đồng hồ thời gian thực, v.v Module mở rộng

đa dạng, nhiều chủng loại như analog, xử lý nhiệt độ, điều khiển vị trí, modulemạng v.v

1.1.3 Ưu thế của hệ thống điều khiển dùng PLC:

- Điều khiển linh hoạt, đa dạng

- Lượng contact lớn, tốc độ hoạt động nhanh

- Tiến hành thay đổi và sửa chữa

- Độ ổn định, độ tin cậy cao

- Lắp đặt dơn giản

- Kích thước nhỏ gọn

- Có thể nối mạng vi tính để giám sát hệ thống

Trang 9

1.1.4 Hạn chế

- Giá thành (tùy theo yêu cầu máy)

- Cần một chuyên viên để thiết kế chương trình cho PLC hoạt động

- Các yêu cầu cố định, đơn giản thì không cần dùng PLC

- PLC sẽ bị ảnh hưởng khi hoạt động ở môi trường có nhiệt độ

cao, độ rung mạnh

1.1.5 Các ứng dụng của PLC:

- Điều khiển các quá trình sản xuất: giấy, ximăng, nước giải khát,

linh kiện điện tử, xe hơi, bao bì, đóng gói,…

- Rửa xe ôtô tự động

- Thiết bị khai thác

- Giám sát hệ thống, an toàn nhà xưởng

- Hệ thống báo động

- Điều khiển thang máy

- Điều khiển động cơ

- Chiếu sang

- Cửa công nghiệp, tự động

- Bơm nước

- Tưới cây

- Báo giờ trường học, công sở,…

- Máy cắt sản phẩm, vô chai,…

- Và còn nhiều hệ thống điều khiển tự động khác

Trang 10

1.2.1 Đặc điểm của CPU 224:

- Kích thướt: 120.5mm x 80mm x 62mm

- Dung lượng bộ nhớ chương trình: 4096 words

- Dung lượng bộ nhớ dữ liệu: 2560 words

- Chương trình được bảo vệ bằng Password

- Toàn bộ dung lượng nhớ không bị mất dữ liệu 190 giờ

Trang 11

1.2.3 Công tắc chọn chế độ làm việc:

- RUN: cho phép PLC thực hiện chương trình

trong bộ nhớ, PLC sẽ chuyển từ RUN qua STOP

nếu gặp sự cố

- STOP: PLC dừng công việc thực hiện chương

trình ngay lập tức

- TERM: cho phép máy lập trình quyết định chế độ

làm việc của PLC Dùng phần mềm điều khiển

RUN, STOP

1.3 Kết nối điều khiển cho các model của S7-200 sau:

ModelDescription

PowerSupply

lii|XJtTypes

OutputTyi>es

221 DC,'DC/

AC,DC/Relay

20.4-28.8VDC 85-

264 VAC47-63 Hz

6 DCInputs 6DC

Inputs

Outputs 4Relay

Outputs222

DC/DC/DC222

AC/DC/Relay

20.4-28.8VDC 35-

264 VAC47-63 Hz

fl DCInputs flDC

Inputs

Outputs G

RelayOutputs224

DC/DC/DC224

AC/DC/Relay

20.4-28.8VDC 35-

264 VAC47-63 Hz

14 DCInputs 14DC

Inputs

Outputs 10Relay

Outputs

226DC/DC/DC226

AC/DC/Relay

20.4-28.8VDC 35-

264 VAC47-63 Hz

24 DCInputs 24DC

Inputs

Outputs 15Relay

Outputs

Trang 12

Kết nối dây cho PLC hoạt động:

Cấp nguồn:

Loại DC nguồn nuôi có kí hiệu là M, L+

Loại AC nguồn nuôi có kí hiệu là N, L1

Ngõ vào:

Giả sử cần kết nối 1 công tắc, hoặc 1 nút nhấn cho ngỏ vào PLC

Trang 13

Chân 1M, 2M nối chung với chân M

Chân L+ nối vào 1 đầu của tiếp điểm, đầu còn lại của tiếp điểm nối vào

các ngỏ vào I trên PLC

Ngõ ra:

Kết nối PLC điều khiển đèn Light, điều khiển Relay, các cơ cấu chấp hành khác,…

Trang 14

Chân 1L, 2L nối vào nguồn dương

Từng ngỏ ra từ PLC nối vào 1 đầu của tải, đầu còn lại của tải nối vào nguồn

âm

Các ngõ vào thường dùng là:

- Nút nhấn, công tắc gạt, ba chấu,…

- Các loại cảm biến: quang điện, tiệm cận, điện dung, từ, kim loại,

siêu âm, phân biệt màu sắc, cảm biến áp suất, …

- Công tắc hành trình, công tắc thường

- Rorary Encoder

Trang 15

- Chuông báo giờ

- Động cơ Step Servo

- Biến tần

- Quạt thông gió

- Máy lạnh

- Động cơ phát điện

2 Modul mở rộng đầu vào ra tương tự:

- CPU 224 cho phép mở rộng nhiều nhất 14 module kể cả module analog

Các module mở rộng tương tự và số đều có trong S7-200

Trang 16

- Có thể mở rộng cổng vào / ra của PLC bằng cách ghép nối thêm vào nó

các module mở rộng về phía bên phải của CPU làm thành một móc xích

Địa chỉ của các module được xác định bằng kiểu vào / ra và vị trí của

module trong móc xích

Trang 17

Chương 2: Giới Thiệu Biến Tần của Hãng ABB.

1 Giới thiệu chung về biến tần

Sơ đồ mạch bên trong của một biến tần:

1.2.Cấu tạo của biến tần

Gắn bên trong biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào cố định(với tần số cố định) và biến điện áp/tần số đó thành điện áp/tần số biến thiên ba pha

để điều khiển tốc độ động cơ

Trang 18

- Biến tần gồm mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịchlưu và phần điều khiển Từ đó, ta có thể cụ thể hóa thành 6 bộ phận chính như sau:

1.2.1 Bộ chỉnh lưu:

Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn chođộng cơ là quá trình chỉnh lưu Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưucầu đi-ốt sóng toàn phần

Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn,trong đó dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều Tuynhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong Biến tần cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung đểcho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha thành điện một chiều

Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòngelectron của điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC)

1.2.2.Tuyến dẫn Một chiều:

Trang 19

Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu.Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình Tuyếndẫn Một chiều sẽ làm tăng điện dung.

Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điệnnăng cho động cơ

1.2.3 IGBT:

Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh Trongbiến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau

từ điện áp Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện

Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật vàtắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang

Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đườngtròn biểu thị một phần sóng dạng sin

Trang 20

Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độrộng xung có thể thay đổi.

PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng dạng sin.Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ

1.2.4 Bộ điện kháng xoay chiều:

Trang 21

Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây Cuộn cảm lưu trữnăng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòngđiện.

Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều.Ngoài ra, bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lướihay nói cách khách là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều Giảm dòngchồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sửdụng được lâu hơn

Bộ điện kháng dòng Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệmạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảmkhác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ

Có vài nhược điểm khi sử dụng bộ điện kháng, như chi phí tăng thêm, cần nhiềukhông gian pa-nen hơn và đôi khi là giảm hiệu suất

Trong các trường hợp hiếm gặp, bộ điện kháng dòng có thể được sử dụng ở phíađầu ra của Biến tần để bù cho động cơ có điện cảm thấp, nhưng điều này thườngkhông cần thiết do hiệu suất hoạt động tốt của công nghệ IGBT

1.2.5 Bộ điện kháng một chiều:

Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Mộtchiều Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự

cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra

Bộ điện kháng Một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các

bộ Biến tần 7,5 kW trở lên Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điệnkháng Xoay chiều

Trang 22

Bộ điện kháng Một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làmhỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chốnghoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.

1.2.6 Điện trở hãm:

Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ

cố chạy chậm hoặc dừng Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơhoạt động như một máy phát điện

Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một chiều

Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó Điện trở được sử dụng

để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng nàybằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt

Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động cóthể ngắt do lỗi quá áp trên tuyến dẫn một chiều

1.3 Nguyên lý hoạt động của biến tần:

- Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thànhnguồn 1 chiều bằng phẳng Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầudiode và tụ điện Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trịkhông phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96 Điện áp một chiều này được biến

Trang 23

đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng Công đoạn này hiện nayđược thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằngphương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý

và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần

số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ

Sơ đồ chi tiết mạch điện của biến tần:

Trang 24

Dạng sóng điện áp và dòng điện đầu ra biến tần:

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số

vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quyluật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển Đối với tải có mô men không đổi, tỉ sốđiện áp - tần số là không đổi Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàmbậc 4 Điện áp là hàm bậc 4 của tần số Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàmbậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũnglại là hàm bậc hai của điện áp

Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiệnbán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại Nhờ vậy, năng lượng tiêuthụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống

Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phùhợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID vàthích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển

và giám sát trong hệ thống SCADA

1.4 Lợi ích của việc sử dụng biến tần:

Lợi ích nhìn thấy đầu tiên là tiết kiệm điện: hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộbiến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo côngnghệ hiện đại Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêucầu của hệ thống Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thìvới một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộbiến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng Hiện nay ở Việt nam đã có một số xínghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt

Trang 25

Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệthống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệtruyền động cho bơm và quạt.

Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối

ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trongnước, trong khu vực và trên thế giới

Các loại tải nên sử dụng biến tần để tiết kiệm điện:

+ Phụ tải có mô mem thay đổi (điều hòa trung tâm, bơm cấp nước, bơm quạtmát, )

+ Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì phải lắp thêmbiến tần

- Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là bạn có thể điều chỉnh

vô cấp tốc độ động cơ Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số bạn có thể điềuchỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng

- Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc nhiên được hưởng rấtnhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động nhận dạng động cơ; tínhnăng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ; khống chếdòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm) nâng cao độ bềnkết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không gian lắp đặt; cácchế độ tiết kiệm năng lượng,…

- Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ, khống chế được nănglượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm soát được nó thông quacác chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệchpha,… của biến tần

Trang 26

1.5 Một số điều lưu ý khi sử dụng biến tần:

- Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽchỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc

- Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhậy cảm với điềukiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn bạn phải chắcchắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khíhậu Việt Nam

- Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí

Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong tủ

có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơikhô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 50 độC, không có chất ăn mòn, khí gas,bụi bẩn

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì không tự ýmắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt

- Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắpđặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng dụng của bạn

- Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gâylỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại

- Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiếtcác thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây

là các thông tin rất quan trọng cho các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn

Trang 27

2 Giới thiệu về biến tần của hãng ABB

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HÃNG ABB TẠI VIỆT NAM

- Tiền thân của tập đoàn đa quốc gia ABB là 2 công ty ASEA và Brown, Boveri &Cie (BBC)

- Tập đoàn ABB:Công ty trách nhiệm hữu hạn ASEA AB của Vasteras - ThụyĐiển và BBC Brown Boveri của Baden - Thụy Sĩ, công bố kế hoạch hợp nhất vớinhau thành công ty trách nhiệm hữu hạn ABB Asea Brown Boveri vào tháng 8năm 1987, trụ sở chính đặt tại Zurich, Thụy sĩ Mỗi công ty nắm giữ 50% trong cổphần trong công ty mới ABB chính thức đi vào hoạt động vào ngày 05/1/1988 vớitrụ sở đặt tại Zurich_Thụy Sĩ Tập đoàn ABB (Thụy Sỹ) hiện là một trong nhữngnhà cung cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm kỹ thuật điện và tự động hóa tronglĩnh vực công nghiệp

- ABB tại Việt Nam là một phần của tập đoàn ABB, một nhà lãnh đạo toàn cầu trong công nghệ điện và tự động hóa cho phép khách hàng tiện ích

và ngành công nghiệp để cải thiện hiệu suất của họ trong khi làm giảm tác

động môi trường Tập đoàn ABB của các công ty hoạt động trong khoảng 100 quốc gia và sử dụng khoảng 120.000 người thành lập tại Việt Nam vào năm

1993, ABB gần đây đã có hơn 750 nhân viên làm việc tại ba khu vực trên khắp đấtnước để đảm bảo sự hiện diện trên toàn quốc của thương hiệu

ABB Trụ sở chính và nhà máy biến áp được đặt tại Hà Nội, các văn phòng

chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bắc Ninh Cơ

cấu Tập đoàn ABB được tổ chức trong năm Sản phẩm bộ phận điện, hệ thống điện, sản phẩm điện áp thấp Tự động hóa quá trình và Tự động hóa rời rạc và chuyển động để phục vụ cho từng nhóm khách hàng một cách hiệu quả nhất Hỗ trợ đến năm đơn vị kinh doanh, ABB cung cấp đầy đủ các dịch vụ

Trang 28

ABB cung cấp khách hàng của ABB một đội ngũ chuyên dụng và thẩm quyền của doanh số bán hàng, dịch vụ chuyên nghiệp và kỹ thuật chuyên môn trong việc hỗ trợ của các phạm vi rộng lớn của Tập đoàn của các hệ

thống và các sản phẩm điện và biến áp phân phối các nhà máy của ABB là

một trong các nhà máy ABB tập trung trên toàn thế giới ABB sản xuất một

loạt các máy biến áp có công suất đến 63 MVA, điện áp đến 172 kV Là nhà sản xuất máy biến áp lớn nhất tại Việt Nam ABB tại Việt Nam đãthành lập chính nó như là một đối tác công nghệ đáng tin cậy và có thẩm quyền cho chính phủ, khu vực tư nhân trong và ngoài nước và trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng trong công nghệ điện và tự động hóa tại Việt

Nam

2.2 BIẾN TẦN ABB ACS355

Trang 29

ACS355 là biến tần được thiết kế để đáp ứng hàng loạt yêu cầu về ứng

dụng máy công cụ Loại biến tần này rất lý tưởng cho các ứng dụng như chế

biến thực phẩm, gia công vật liệu, dệt, in ấn, cao su, nhựa và công nghiệp chế biến gỗ…

2.2.1 Các tính năng nổi bật

Tương thích c lập trình FlashDrop, lập trình khối tuần tự

Tích hợp sẵn bộ lọc EMC và Bộ điều khiển phanh hãm

Bảo vệ biến tần khi đấu nhầm cáp mô tơ, cáp điều khiển

Giao tiếp mạng linh hoạt: Profibus, DeviceNet, CANopen, Modbus,

Ethernet

2.2.2 Thông số kỹ thuật

Trang 30

kW, 380V/0.37…22 kW

- Hệ số công suất: 0.98

- Tần số điện áp cấp: 48 – 63Hz

- Tần số ngõ ra: 0 – 500Hz

- Khả năng quá tải: 150% – 1 phút/10 phút, 180% – 2 giây

- Nhiệt độ hoạt động: -10 – 400C, max 500C

- Hai ngõ vào analog 0(2) – 10V, -10 – 10V, 0(4) – 20mA, -20 – 20mA

- 5 đầu vào số(DI) gồm 1 đầu vào xung(Pulse Train 0…16kHz), 2 đầu vào tương tự(AI)

- 1 đầu ra rơle (NO+NC), 1 đầu ra Transisstor(10…16kHz), 1 đầu ra

tương tự(AO)

- Cấp bảo vệ IP20, NEMA 1(tuỳ chọn)

2.2.3 Các đầu vào ra

- Nguồn cấp: 380 ÷ 480V tần số 50 Hz qua L1, L2, L3

- Đầu ra cấp cho động cơ: Thông qua các chân U2, V2, W2

- Các đầu vào Analog:

+ AI1: tần số ra tham chiếu 0 ÷ 10V

+ AI2: mặc định 0 ÷ 10V

- Các đầu ra Analog:

+ AO: giá trị tần số ngõ ra 0 ÷ 20mA

- Các đầu vào số:

+ DCOM: đầu vào số chung

+ DI1: dừng (DI1=0) và khởi động động cơ (DI1=1)

Trang 31

+ DI2: đảo chiều quay động cơ quay thuận (DI2=0), quay ngược

(DI2=1)

+ DI3, DI4: chọn tốc độ không đổi

+ DI5: chọn thời gian tăng tốc và giảm tốc

- ROCOM, RONC, RONO: là ngõ ra rơ le

- DOSCR, DOOUT, DOGND: ngõ ra số max.100mA

- OUT1, OUT2, IN1, IN2: kết nối STO (tắt mômen xoắn an toàn)

2.3.Biến tần ABB ACS150

Đặc điểm chung về dòng Biến tần ACS150:

Trang 32

- Có thêm công cụ hỗ trợ lập trình FlashDrop

- Màn hình điều khiển tích hợp sẵn

- Tích hợp thêm biến trở để điều chỉnh tốc độ

- Tích hợp bộ lọc EMC, bộ điều khiển thắng

- Tích hợp bộ điều khiển quá trình PID

- Biến tần thiết đặt linh hoạt, bảng mạch được bảo vệ chắn chắn

Ứng dụng: dùng để điều khiển quạt, bơm, cửa tự động, băng tải, xử lý vật liệu,

máy đóng gói, thiết bị thực hành dạy học

2.4.Biến tần ABB ACS310

Đặc điểm chung về dòng Biến tần ACS310:

- 5 đầu vào số ( DI ) , 2 đầu vào analog ( AI ) , 1 đầu vào xung ( 0 10 kHz ), 1 đầu

ra relay ( 250Vac / 30Vdc ) , 1 đầu ra transistor ( 10 16 kHz ), 1 đầu ra analog( AO )

- Điều khiển bơm và quạt ( PFC ) với tính năng điều khiển bơm và quạt chạy luânphiên, song song

Trang 33

- Tối ưu năng lượng, biến tần tích hợp bộ đo hiệu suất năng lượng Bộ phân tích tải

đế tối ưu hóa công suất biến tần, động cơ và hệ thống

- Cài đặt nhanh các thông số với công cụ FlashDrop

Ứng dụng: dùng để điều khiển: máy bơm tăng áp, máy bơm chìm, trạm bơm thủy

lực, quạt

2.5.Biến tần ABB ACS55

Đặc điểm chung về dòng Biến tần ACS55:

- Loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn trên động cơ

Ứng dụng: dùng để điều khiển quạt, bơm, cửa tự động, băng tải, xử lý vật liệu,

máy đóng gói

Trang 34

2.6.Biến tần ABB ACS550

Đặc điểm chung về dòng Biến tần ACS550:

- Sử dụng công cụ hỗ trợ lập trình nhanh FlashDrop

- Giao diện sử dụng trực quan với màn hình hiển thị hỗ trợ

- Chức năng hỗ trợ khởi động, bảo trì

- Bộ lọc cảm kháng loại bỏ sóng hài

- Chế độ điều khiển Vector

Trang 35

- Bảng mạch được bảo vệ chắc chắn cho các ứng dụng trong môi trường khắcnghiệt

- Tích hợp sẵn 2 bộ lọc EMC

- Tích hợp bộ điều khiển thắng tiêu chuẩn ( dải công suất < 11 kW )

- Tích hợp sẵn cổng giao tiếp RS485/Modbus

- Các modul giao tiếp mạng tùy chọn

- Tích hợp bộ giám sát hiệu suất năng lượng

- Biến tần ABB tiêu chuẩn có thể được sử dụng trong một loạt các ngành côngnghiệp

Ứng dụng điển hình bao gồm bơm, quạt, các ngành thực phẩm và nước giải khát,

xử lý vật liệu, băng tải, nâng hạ cẩu trục, in ấn, dệt, cao su, nhựa và trong cácngành sản xuất gỗ

2.7.Biến tần ABB ACS800

Trang 36

Các Macro điều khiển:

Trang 38

Ứng dụng: sử dụng phổ biến trong các nhà máy xi măng, sắt thép, bột và giấy, cáp

treo, máy khuấy, máy ép đùn, hàng hải, cẩu trục, tời, bơm, quạt

2.8.Biến tần ABB ACS850

Đặc điểm chung về dòng Biến tần ACS850:

- Dải công suất: 0.37 560 kW

- Điện áp:

Trang 39

+ 3 pha 200V - 240V +/-10%

+ 3 pha 380V - 500V + 10/-15%

- 6 đầu vào số, 3 bộ relay, 2 đầu vào / đầu ra số, 2 đầu vào analog, 2 đầu ra analog

- Giao diện của tốc độ phản hồi có phạm vi rộng

- Kết nối nhiều biến tần ( tiêu chuẩn )

- Có nhiều kiểu giao tiếp tùy chọn

- Tích hợp chức năng ngắt mô men an toàn ( SIL 3 )

- Chế độ điều khiển mô men trực tiếp

- Mô men khởi động và chịu quá tải cao

- Thiết kế với độ tin cậy cao, chức năng bảo vệ được mở rộng

- Thẻ nhớ ngoài giúp cho việc quản lý biến tần dễ dàng

- Tích hợp bộ phận tính toán tiết kiệm năng lượng, bộ phân tích tải, bộ phân tíchnăng lượng

- Biến tần được lập trình dễ dàng, tích hợp nhiều bộ lọc thích ứng để có thể thựchiện các ứng dụng khác nhau dễ dàng

Ngày đăng: 15/03/2015, 14:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w