Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Việt An
Trang 1MỤC LỤC
TÓM TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính 2
2.1.1 Khái niệm 2
2.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính 2
2.2 Phân tích báo cáo tài chính 3
2.2.1 Khái niệm 3
2.2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 3
2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3
2.2.3.1 Những chỉ tiêu then chốt 3
2.2.3.2 Cơ cấu và hệ số 3
2.2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán 5
2.2.4.1 Những chỉ tiêu then chốt 5
2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số 6
2.2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7
2.3 Lập kế hoạch tài chính 8
2.3.1 Khái niệm 8
2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Việt An 10
3.2 Bộ máy tổ chức 10
3.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 11
3.4 Những thuận lợi của công ty TNHH Việt An 12
Trang 2CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH VIỆT AN
4.1 Doanh thu 13
4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp 13
4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp 14
4.4 Lợi nhuận 15
4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 15
4.6 Khả năng sinh lời của tổng vốn 16
4.7 Lưu chuyển tiền tệ 16
4.8 Cơ cấu tài chính 16
4.9 Khả năng thanh toán 18
4.10 Tổng kế tình hình tài chính 19
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2007 5.1 Dự báo doanh thu 20
5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2007 20
5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 21
5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến 22
5.2.3 Hạn mức tổng nợ trên nguồn vốn 23
5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển 23
5.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát 24
5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến 25
5.3 Phân tích rủi ro 30
5.3.1 Giả thuyết về doanh thu 30
5.3.2 Giả thuyết về giá vốn hàng bán 31
5.3.3 Thực hiện mô phỏng 31
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Doanh thu năm 2005 và 2006 13
Bảng 4.2: Giá vốn hàng bán và lãi gộp 13
Bảng 4.3: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 14
Bảng 4.4: Lợi nhuận trên doanh thu 15
Bảng 4.5: Cơ cấu lợi nhuận 15
Bảng 4.6: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 15
Bảng 4.7: Khả năng sinh lời của tổng vốn 16
Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền tệ 16
Bảng 4.9: Vốn luân chuyển 16
Bảng 4.10: Nhu cầu vốn luân chuyển 17
Bảng 4.11: Vốn bằng tiền 17
Bảng 4.12: Khả năng thanh toán 18
Bảng 5.1: Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ 21
Bảng 5.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 21
Bảng 5.3: Bảng cân đối kế toán dự kiến 22
Bảng 5.4: Tỷ lệ nợ trên tổng vốn 23
Bảng 5.5: Vốn luân chuyển 23
Bảng 5.6: Khả năng thanh toán tổng quát 24
Bảng 5.7: Bảng cân đối kế toán dự kiến lần I 26
Bảng 5.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến hoàn chỉnh 28
Bảng 5.9: Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh 29
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Cơ sở hình thành
Trong nền kinh tế năng động hiện nay đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chứcThương mại thế giới (WTO) các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều sự biến đổi trong môitrường hoạt động sản xuất kinh doanh Những biến đổi này có thể là cơ hội thuận lợi sựphát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là thách thức cho sự tồn tại của doanhnghiệp Để có thể tận dụng được những cơ hội hay xử lý phòng tránh rủi ro đòi hỏi doanhnghiệp phải có những dự báo và kế hoạch thật tốt
Tuy chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2005, nhưng qua những báo cáo tài chính củacông ty TNHH Việt An có thể thấy sự phát triển rất nhanh của Việt An về quy mô sản xuất
và thị trường Sự phát triển nhanh này đòi hỏi Việt An phải có những chính sách kinhdoanh, chiến lược phát triển thị trường, đầu tư mở rộng sản xuất hợp lý và có hiệu quả Đểthực hiện các chiến lược trên Việt An cần huy động nguồn vốn rất lớn, các chính sách tàichính giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Việt An Do đó ngoài việc chútrọng các kế hoạch kinh doanh cần chú trọng hơn nữa đến các kế hoạch tài chính phù hợp
và mang lại hiệu quả cao nhất đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của Việt An
Tuy nhiên công tác hoạch định, lập kế hoạch tài chính của Việt An chưa được quantâm thực hiện đúng mức xứng đáng với vai trò quan trọng của nó Vì vậy tôi đã chọn đềtài:“Hoạch định tài chính 2007 tại công ty TNHH Việt An” với tiêu chí đóng góp ý kiếncủa mình đến Việt An Hơn nữa đề tài này giúp tôi vận dụng được các kiến thức đã đượcnghiên cứu vào thực tiễn
1.2 Mục tiêu
Dựa trên những phân tích nhận định về tình hình tài chính của Việt An,làm cơ sởcho việc xây dựng kế hoạch tài chính tốt nhất trong năm 2007 Từ đó đảm bảo cho sự pháttriển nhanh, bền vững của Việt An
1.3 Phạm vi nghiên cứu
♦ Đối tượng nghiên cứu:
Tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệpnhư: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưuchuyển tiền tệ để đạt mục tiêu nghiên cứu
♦ Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 đểnhận biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch tài chính trong năm2007
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện các phương pháp sau:
(i) Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn các cá nhân trong doanh nghiệp, từ cácbáo cáo, tài liệu của doanh nghiệp
(ii) Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu từ các tài liệu của doanhnghiệp So sánh, tổng hợp, phân tích sự biến động của các biến số trong năm 2005 và2006
Trang 5CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính
2.1.1 Khái niệm
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán tàichính phù hợp với các quy định của các chuẩn mực kế toán hiện hành Báo cáo tài chínhcung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển cácluồng tiền trong một kỳ kế toán Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền
tệ, vào thời điểm lập báo cáo
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theocác hoạt động; tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báo cáo lưuchuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi bằng tiền và tương đương tiền củadoanh nghiệp trong kỳ báo cáo Nó cung cấp thông tin về dòng tiền vào, ra của doanhnghiệp trong kỳ báo cáo
- Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giảinhững đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện khôngchắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu íchcho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế
2.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quảkinh doanh của một doanh nghiệp Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thôngtin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp,đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyếtđịnh kinh tế Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của mộtdoanh nghiệp về:
Trang 62.2 Phân tích báo cáo tài chính
2.2.1 Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh cácthông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính trong những thời kỳ nhất định Các báocáo tài chính tạo thành một hệ thống thông tin rất phong phú để hiểu biết, theo dõi và đánhgiá doanh nghiệp Các thông tin này rất hữu ích đối với các nhà quản lý doanh nghiệp cũngnhư tất cả những ai chú ý đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp
2.2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Những báo cáo tài chính trình bày theo các mẫu đã mang lại rất nhiều thông tin vềdoanh nghiệp Công tác quan trọng là nghiên cứu các báo cáo này từ đó rút ra những chỉtiêu quan trọng, và sau đó phân tích để vạch ra ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính sẽ tiến hành nghiên cứu từng báo cáo theo những bướcsau: (i) trước tiên nhận dạng các chỉ tiêu then chốt và nghiên cứu sự tiến triển của nó; (ii)sau đó so sánh một số chỉ tiêu với nhau và tính ra những tỷ lệ và hệ số có ý nghĩa, từ đóphân tích để rút ra những thông tin có ích cho doanh nghiệp
2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.3.1 Những chỉ tiêu then chốt:
- Doanh thu: là số lượng sản phẩm bán ra nhân với đơn giá Đó là thu nhập
mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu thuần là doanhthu đã trừ các khoản giảm trừ Doanh thu cho biết vị thế của doanh nghiệp trên thươngtrường Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường Sự phát triển của chỉ tiêu này phải được theo dõi và phân tích một cáchchặt chẽ
- Giá vốn hàng bán: đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá mua củahàng hoá, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán Giá trị này là yếu tố lớn quyếtđịnh khả năng cạnh tranh và mức kết quả hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợpdoanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì ta phải theo dõi và phân tích từng cấuphần của nó: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuấtchung…
- Lãi gộp: Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán chỉ tiêu tổng hợp này pháttriển phụ thuộc vào cách biến đổi các thành phần của nó Nếu phân tích rõ những chỉ tiêutrên, doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này
- Chi phí bán hàng: Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải bánhàng hoá, sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường Hoạt động này làm phát sinh các chi phí(chi phí nhân viên tiếp thị, bán hàng, chi phí quảng cáo, cửa hàng…) Cũng như các chi phíkhác, doanh nghiệp phải theo dõi và tác động vào loại chi phí này để đạt hiệu quả tối đavới mức chi phí tối thiểu Việc này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đối vớicác doanh nghiệp thương mại vì đây là loại chi phí lớn nhất
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Theo dõi, quản lý và phân tích để giảm đếnmức nhỏ nhất có thể với bộ máy quản lý nhẹ nhàng và có hiệu lực
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu tổng hợp này
là kết quả của các chỉ tiêu trên Khi phân tích kỹ các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự tiến triểncủa chỉ tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hoá lợi nhuận
Trang 7- Thu chi và lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Hầu như tất cả mọi doanhnghiệp đều có hoạt động tài chính Góp vốn liên doanh hay đầu tư thị trường chứng khoán
là những hoạt động của các doanh nghiệp tương đối lớn, nhưng gửi tiền cho vay là nhữnghoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và lớn Những khoản thu chi liên quan phản ánh cơcấu các nguồn vốn và quy mô của các hoạt động tài chính Một cơ cấu vốn tối ưu và hoạtđộng tài chính có hiệu lực mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận tài chính
- Thu chi và lợi nhuận khác: Trong lợi nhuận chung của doanh nghiệp, phảitách riêng những yếu tố bất thường không thuộc vào đời sống thông thường của doanhnghiệp Những yếu tố này khi quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến kế quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Tổng lợi nhuận các hoạt động trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp tómtắt bảng báo cáo kết quả kinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đốivới doanh nghiệp Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường,nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quản kinh doanh của doanh nghiệp, của banlãnh đạo Nó cũng được dùng để dự báo trong tương lại của doanh nghiệp Các cổ đông,các nhà đầu tư rất quan tâm, cũng như nhà nước, vì mức thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận
Đối với tất cả các mục trên đây, ngoài số liệu tuyệt đối của một thời kỳ haymột chuỗi thời kỳ, ta có thể trình bày sự tiến triển dưới hình thức tỷ lệ hoạt chỉ số đối vớimột kỳ nào đó
2.2.3.2 Cơ cấu và hệ số
Sau khi nghiên cứu giá trị tuyệt đối của các chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, và sự tiến triển của mức gái trị đó qua thời gian, ta có thể đi sâu vào việcphân tích tình trạng của doanh nghiệp bằng cách nghiện cứu các cơ cấu và hệ số Nguyêntắc cơ bản ở đây không phải là xét từng chỉ tiêu một mà so sánh một số chỉ tiêu với nhau.Thí dụ doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp đều tăng Thoạt tiên ta có thể coi đây
là một dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp Nhưng khi so sánh sự biến đổi của hai chỉtiêu, ta sẽ thấy doanh thu tăng 30% trong khi lợi nhuận tăng 10% Vậy có nghĩa là phần lợinhuận trong doanh thu giảm đi, và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng giảm đi
Các phương pháp phân tích cơ cấu và hệ số sẽ được trình bày theo hai phần:phần đầu sẽ đề cập đến cách quản lý doanh nghiệp, phần sau sẽ nghiên cứu kết quả củadoanh nghiệp
* Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp là phần trăm giữa lãi gộp đơn vị sản phẩm so với giá bán haylãi gộp so với doanh thu Tỷ lệ lãi gộp chỉ ra mức lãi gộp trong một đồng doanh thu, đượctính bằng công thức sau:
Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp
Doanh thu
* Suất sinh lời của doanh thu
Tỷ lệ này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phầntrăm là lợi nhuận Tỷ lệ này rất được các nhà quản lý, đầu tư quan tâm
Trang 8Suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận
Doanh thu
* Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Suất sinh lời của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận
ROA = Lợi nhuận
Tài sản
Ta viết lại phương trình trên như sau:
ROA = Lợi nhuận = Lợi nhuận x Doanh thu
Hai nhân tố trên chính là: suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay củatài sản, có tác động trực tiếp đến suất sinh lời của tài sản ROA
* Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, những nhà đầu tưthường quan tâm đến chỉ số này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận
so với vốn đầu tư bỏ ra
ROE = Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
2.2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cáchtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như trình độ sử dụng vốn và những triểnvọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
2.2.4.1 Những chỉ tiêu then chốt
- Tiền: Bảng cân đối kế toán ghi lượng tiền có trong quỹ hay gửi tại nhânhàng của doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng Muốn hiểu sự tiến triển của chỉ tiêu nàycần phải theo dõi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lượng tiền có trong doanh nghiệp luônluôn thay đổi Ngay trong một ngày cũng có sự thay đổi lớn Vì vậy việc đánh giá riêng lẻ
nó không có ý nghĩa nhiều Phải nghiên cứu phải nghiên cứu báo cáo luân chuyển tiền tệthì mới hiểu được thì mới hiểu được sự tiến triển của quỹ tiền, phải so sánh với các chỉ tiêukhác thì mới đánh giá tình hình tiền tệ của doanh nghiệp
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Khi có tiền mà chưa cần tới, doanhnghiệp sẽ đầu tư ngắn hạn để được hưởng lãi suất Các hình thức đầu tư này có đặc điểm là
có thể trở thành tiền một cách rất nhanh chóng Vì tính chất lưu động cao nên khi phân tích
Trang 9tình trạng tiền tệ, các khoản này thường hay gộp lại với tiền vì đối với doanh nghiệp, tất cảđều là những công cụ thanh toán sử dụng được ngay.
- Các khoản phải thu: Đây là các khoản tiền mà người thứ ba nợ, chủ yếu làkhách hàng Cho khách nợ là một công cụ chính sách thương mại, nhằm phát triển thịtrường và gây lòng trung thành của khách Nhưng đối với doanh nghiệp có hai hậu quả:Một là không thu hồi được tiền ngay, hai là có nguy cơ khách hàng không trả nợ, hay là trảkhông đúng kỳ hạn Ích lợi về mặt thương mại có thể mang lại bất lợi về mặt tài chính.Ngoài ra, người phân tích phải kiểm tra độ chính xác của những khoản nợ đó bao gồm: lập
dự phòng, và khoản nợ đã mất Khi theo dõi sự tiến triển của các khoản phải thu, nhữnghiện tượng bất thường phải được phân tích và giải thích rõ ràng
- Hàng tồn kho: đây là chỉ tiêu khá quan trọng, vì vậy phải lưu ý sự thay đổicủa nó Những câu hỏi cần đặt ra là: Mức tồn kho như vậy có chính đáng không? Doanhnghiệp có cần lượng đó nguyên vật liệu không? Mức tối ưu đạt được khi vừa đủ để quytrình sản xuất không bị ngắt đoạn và không dư thừa là bao nhiêu? Mức thành phẩm trongkho nếu quá lớn thì có thể phản ánh sự bất cân đối giữa hoạt động sản xuất và khả năngbán hàng Ngược lại, khi doanh nghiệp không có thành phẩm trong một khoản thời giannào đó (trong trường hợp sản phẩm không thuộc loại phải tiêu thụ ngay), thì phải xét lànăng lực sản xuất có kém quá đối với thị trường tiềm năng không?
- Tài sản cố định hữu hình: Đây là những yếu tố quyết định năng lực sảnxuất của doanh nghiệp Thường thường, khi tài sản hữu hình tăng có ý nghĩa là doanhnghiệp đã đầu tư để phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, khi giảm thì có nghĩa ngượclại Ta thấy đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp quanhững công cụ sản xuất mà doanh nghiệp là chủ sở hữu
- Tài sản cố định thuê tài chính:Loại tài sản này được sử dụng như loại tàisản trên, đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì có cùng ý nghĩa Điều khác nhau là đốivới tài sản thuê tài chính, doanh nghiệp không mua mà thuê dài hạn Nhu cầu vốn khi mua
và khi thuê rất khác nhau Khi nghiên cứu về nhu cầu tài chính ta phải phân biệt hai loại tàisản cố định này
- Nợ ngắn hạn: Là những khoản nợ phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinhdoanh Thường các khoản này tiến triển cùng với mức độ hoạt động Nếu có hiện tượngnào có vẻ bất thường thì nên nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân
- Nợ dài hạn: Sự tăng trưởng các khoản nợ dài hạn không bắt buộc phải làdấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp Đây là một thí dụ điển hình, cho ta thấy rằng trong cáctài liệu kế toán, đặc biệt là trong bảng cân đối kế toán, xét riêng một chỉ tiêu là không đủ
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đặc điểm của loại vốn này chính là doanh nghiệp
là chủ sở hữu Do đó, theo nguyên tắc, vốn này sẽ lưu lại trong doanh nghiệp tới lúc thanh
lý Đây là một nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp không phải trả cho ai cả Hai mục đángchú ý là nguồn vốn kinh doanh và các quỹ
2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số
* Vốn luân chuyển:
Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân chuyển là khoản chênh lệchgiữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳkinh doanh gây ra
Công thức tính vốn luân chuyển như sau:
Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định
Trang 10Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể
sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm Nguồn vốn dài hạn gồm nguồn vốn chủ sởhữu và các khoản nợ dài hạn khác
Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạnNguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồnvốn dài hạn để hình thành tài sản cố định Điều đó đảm bảo rằng các tài sản cố định sẽđược sử dụng trong thời gian dài hơn một năm tại doanh nghiệp
* Nhu cầu vốn luân chuyểnNhu cầu vốn luân chuyển = (tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn luân chuyển âm: tức là khoản tồn kho và các khoản phải thunhỏ hơn nợ ngắn hạn Vì vậy các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủcho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn luân chuyển dương: tồn kho và phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn.Trong trường hợp này các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốnngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài
* Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trựctiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay Đây là chỉ tiêu khắt khe về khả năng trả nợngắn hạn
* Khả năng thanh toán tổng quátKhả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, mức đạt được
sự an toàn thì tỷ số này phải lớn hơn 1
* Khả năng độc lập tài chính:
Có hai công thức để đánh giá sự độc lập tài chính của doanh nghiệp:
- So sánh tổng nợ và vốn chủ sở hữu Thông thường tổng nợ không đượcvượt quá hai lần vốn chủ sở hữu
- So sánh nợ dài hạn với vốn chủ sở hữu Điều kiện an toàn là tổng nợ phảibằng vốn chủ sở hữu
2.2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chia làm ba phần:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Trang 11Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phần lớn các quá trình sản
xuất kinh doanh đều có thể phân tích được theo mô hình đơn giản hoá sau: Doanh nghiệpchi tiền ra trước để mua yếu tố đầu vào, trả lương cho nhân sự…, khi sản xuất xong và bánđược sản phẩm thì mới thu được tiền vào Hơn nữa nhiều khi mua nhưng chưa trả tiềnngay, nhiều khi bán sản phẩm cũng không thu được tiền ngay vì cho khách nợ Trong đờisống hằng ngày, doanh nghiệp gặp rất nhiều sự chênh lệch như vậy và đây là những hiệntượng rất bình thường
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Khi doanh nghiệp chi tiền ra để
đầu tư vào các phương tiện sản xuất, như nhà xưởng máy móc thì sự chênh lệch trong thờigian lại càng lớn hơn Tài sản cố định khấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đốivới một dây chuyền sản xuất sử dụng trong 10 năm thì trong 10 năm đó, doanh nghiệp sẽdần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó Về phương diện quản lý ngân quỹđầu tư có nghĩa là chi một lượng tiền lớn ngay và thu dần dần lại trong khoảng thời giandài
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: tạo ra những dòng tiền ra vào
mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch về ngân quỹ phát sinh do nhữnghoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn, sẽ thungay một lượng tiền lớn và sẽ trả dần dần trong một khoản thời gian dài Các dòng tiềnxuất phát trừ các nghiệp vụ này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có chương trình đầu
tư Ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, cố thể cho vay ngắn hay dài hạn, trongthời gian cầm tới số tiền đó
2.3 Lập kế hoạch tài chính
2.3.1 Khái niệm
Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm:
- Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn
- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ vàhiểu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai
- Quyết định nên chọn giải pháp nào
- Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tàichính
Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ.Một kế hoạch của một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể có cùng các thành phần nhưng ít chitiết hơn và ít tài liệu hơn Tuy nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giốngnhau, dù tầm cỡ các doanh nghiệp lớn nhỏ thế nào
Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, cácbáo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt Bởi vì các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính củadoanh nghiệp nên chúng có thể là những dự báo hơi không chính xác cho lắm
2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu: Là phương pháp khá đơn giản Về cơ
bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổnđịnh trong doanh thu tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ
- Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: Phương pháp này được xây dựng dựa trên
những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dựkiến cho nó Tính hợp lý của phương pháp này là tỷ lệ của các khoản mục được kỳ vọng sẽ
Trang 12có thay đổi so với quá khứ Do đó điều hiển nhiên là ban lãnh đạo công ty phải quyết địnhcần dành bao nhiêu nguồn lực của công ty để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Phương pháp kết hợp: Hai phương pháp trên đều có những mặt lợi và bất lợi do
đó một phương pháp dự toán dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một
số kết quả tốt nhất
Trang 13CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
VIỆT AN3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Việt An
Tên công ty: Công ty TNHH Việt An
Tên viết tắt: ANVIFISH
Trụ sở: Quốc lộ 91, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh
An Giang
Công ty TNHH Việt An thành lập ngày 22/07/2004 với tên pháp nhân Công tyTNHH An Giang BaSa Ngày 04/01/2005 công ty đăng ký thay đổi tên: Công ty TNHHViệt An
Ngành nghề kinh doanh: khai khác, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ hải sản, muabán thuỷ hải sản, sản xuất thức ăn gia súc
Tổng số công nhân (tính đến ngày 31/12/2006): 60 nhân viên quản lý, công nhân1.200 người
Công ty TNHH cho Việt An là một doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực chếbiến thuỷ sản, công ty đã và đang thu mua một lượng rất lớn các basa và cá tra Sản phẩmchủ yếu là chế biến cá Basa và cá Tra Fillet đông lạnh
Cùng với công tác sản xuất chế biến, công ty luôn chú trọng đến việc xử lý chấtthải, đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường
Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo kế toán, các chính sách thuế cho nhà nước.Thực hiện đầy đủ chính sách tiền lương, các chế độ khác theo quy định hiện hành của nhànước cho công nhân lao động
3.2 Bộ máy tổ chức
Xây dựng bộ máy công ty với tiêu chí hoạt động gọn nhẹ, đảm bảo thông tin nhanh,kịp thời cho các phòng ban, cho nên công ty đã xây dựng mô hình bộ máy theo kiểu trựctuyến
Trang 14Sơ đồ tổ chức quản lý
3.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Hội đồng thành viên: Là bộ phận bao gồm những người sáng lập ra công ty, có
quyền quyết định cao nhất trong mọi hoạt động của công ty
- Ban giám đốc: Phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, hoạch định và quyết
định chiến lược sản xuất kinh doanh Hoạt động theo sự chỉ đạo của hội đồng thành viênthực hiện ký kết các hợp đồng xuất khẩu Sắp xếp tổ chức nhân sự cho phù hợp với yêucầu thực tế của doanh nghiệp Giám đốc là người do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, chịutrách nhiệm trước hội đồng thành viên về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức và
quản lý nhân sự Thực hiện tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển củacông ty Tổ chức công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động
- Phòng kế toán : Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện chế độ tài
chính, thực hiện công tác thống kê, kiểm soát tài chính ở công ty Quản lý vốn kinh doanh,kiểm tra tình hình kế hoạch thu – chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vốn, tàisản, vật tư
- Phòng kế hoạch: lập các kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu,
bao bì… thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế tương ứng với các nhà cung cấp
- Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán thành phẩm với tất
cả các khách hàng trong và ngoài nước Lập các chiến lược kế kinh doanh, marketing, bánhàng và cạnh tranh
- Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện vận hành máy móc thiết bị phục vụ quá trình
sản xuất được liên tục, đảm bảo máy móc thiết bị luôn vận hành tốt Tổ chức thực hiện bảodưỡng máy móc thường xuyên, phải chuẩn bị những phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố.Báo cáo chính xác, kịp thời tình hình hư hỏng của máy móc thiết bị cho Ban giám đốc để
có biện pháp kịp thời xử lý
Hội Đồng Thành viên
Ban Giám đốc
P Kinh doanh XNK P Kế toán P Tổ chức nhân sự P Kế hoạch
Trang 15- Phòng thí nghiệm: Kiểm tra toàn bộ các mẫu từ khâu nguyên liệu đến khâu
thành phẩm, kiểm tra trước khi đóng gói bao bì nhập kho thành phẩm và khi xuất bán
- Ban thu mua: Thực hiện thu mua và vận chuyển cá từ các chủ bè, nhà cung cấp.
- Xí nghiệp sản xuất: Sản xuất và điều hành suốt quá trình sản xuất, điều phối lao
động hợp lý nhằm vận hành và khai thác hết khả năng công suất của dây chuyền sản xuất
3.4 Những thuận lợi của công ty TNHH Việt An
- Về cung ứng vật liệu, mặt bằng sản xuất: Với đặc thù là ngành chế biến thuỷ
sản cho nên vấn đề nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết địnhquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cũng như các doanh nghiệp khác Việt An
có nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu tại chỗ dồi dào ổn định
- Về lao động: Công ty tận dụng được nguồn lao động dồi dào sẵn có tại địa
phương Tuy mới đi vào hoạt động được hai năm nhưng công ty đã xây dựng cho minh độingũ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề, nhiệt tình trongcông việc, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển
- Về thị trường: Mặt hàng cá Basa và cá tra của Việt Nam hiện nay rất được thị
trường nước ngoài biết đến và ưa chuộng Mặt khác hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTOđồng thời Quốc hội Mỹ vừa phê chuẩn quy chế “Bình thường hoá thương mại vĩnh viễn”(PNTR) cho Việt Nam, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Namnói chung và Việt An nói riêng, sản phẩm cá Basa, cá tra Fillet đông lạnh có thể tiến sâuvào thị trường lớn và đầy tiềm năng này
3.5 Những khó khăn của công ty TNHH Việt An
Việt An là doanh nghiệp tương đối còn non trẻ trong ngành chế biến thuỷ hải sản,
do đó chịu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp đi trước là rất lớn
Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu còn tương đối nhỏ hẹp, thị trường tiêu thụ nội địathấp do có nhiều sản phẩm thay thế, do giá bán của sản phẩm tương đối cao so với thunhập của người dân
Trang 16CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY TNHH VIỆT AN4.1 Doanh thu
cơ cấu hợp lý dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định về mặt tài chính
Cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng theo, tuynhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanhthu Từ đó làm cho tỷ lệ lãi gộp trong doanh thu cũng giảm đi đáng kể, đây là vấn đề rấtquan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần quản lýtốt hơn giá vốn hàng bán trong năm sau nhằm tăng tỷ lệ lãi gộp hơn nữa
Trang 17Biểu đồ 4.1: Giá vốn hàng bán và lãi gộp
45,931
296,330
13,745 69,279
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000
4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.3: Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp (đvt: đồng)
Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh đặc biệt là chi phí bán hàngtăng 231% Xem trong bảng cân đối số phát sinh ta thấy sự tăng này chủ yếu 2 do hai yếutố: tăng lương (mức lương tăng 110%) và tăng chi phí quảng cáo tiếp thị (tăng 80%) Để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên bán hàng
và quản lý, bên cạnh đó gia tăng chi phí quảng cáo tiếp thị làm tăng doanh số bán sảnphẩm
Biểu đồ 4.2: Chi phí BH, QLDN và doanh thu
0100000200000300000400000
Trang 184.4 Lợi nhuận
Bảng 4.4: Lợi nhuận trên doanh thu
Nếu năm 2005, 100 đồng doanh thu mang về không đủ bù đắp các khoản chi phí;thì năm 2006 100 đồng doanh thu mang về đã tích luỹ được 0,93 đồng lợi Đây là thànhtích rất nổi bật cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp Tuy nhiên tỷ lệ lợinhuận trên doanh thu còn thấp, cần năng cao tỷ lệ này hơn nữa
Bảng 4.5: Cơ cấu lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 3.683.542.744 16.584.063.132 350%Thu nhập hoạt động tài chính (4.551.006.344) (13.386.876.845) 194%
Tỷ lệ thu nhập HĐTC / lợi nhuận
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, chi phí từ hoạt độngtài chính qua mỗi năm là rất cao, đây chủ yếu là số tiền lãi vay phải trả cho các nhà đầu tư,các khoản này tạo gánh nặng và sức ép lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hìnhthành lợi nhuận
4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 4.6: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 -469%
Trang 194.6 Khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn
Bảng 4.7: Khả năng sinh lời của tổng vốn
Khi so sánh lợi nhuận với tổng nguồn vốn, ta thấy tỷ lệ phần trăm tăng lên trongnăm 2006 Tuy nhiên việc tăng thêm 89% tổng nguồn vốn chỉ mang về thêm 2,27% tỷ lệlợi nhuận trên tổng nguồn vốn
4.7 Lưu chuyển tiền tệ
Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền tệ (đvt: đồng)
Từ hoạt động kinh doanh (30.316.829.451) (84.125.337.290)
Từ hoạt động đầu tư (22.918.864.027) (1.689.413.529)
Năm 2005, nhu cầu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư đềurất lớn, doanh nghiệp phải dùng tiền từ hoạt động tài chính (tiền vốn góp và vay) để trangtrải
Năm 2006, tiền dùng cho hoạt động đầu tư đã giảm đáng kể, tuy nhiên tiền chi chohoạt động sản xuất kinh doanh lại lớn hơn nhiều so với tiền thu được từ khách hàng Doanhnghiệp lại phải dùng tiền từ đầu kỳ và từ hoạt động tài chính để trang trải
Có thể thấy tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm 2005 là có thể chấp nhận đượcđối với doanh nghiệp mới thành lập Nhưng sang năm 2006, mặc dù tiền cuối kỳ là tăngkhá nhiều so với năm trước, nhưng đó là tiền từ hoạt động tài chính, trong khi tiền từ hoạtđộng kinh doanh lại là một con số âm, nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền trả cho nhà cungcấp lớn hơn tiền thu được từ khách hàng Đây là tình trạng không tốt, cần có biện phápkhắc phục ngay
4.8 Cơ cấu tài chính
Trang 20cố định Tình hình này sẽ rất bất lợi vì khi hết hạn vay doanh nghiệp phải tìm ra nguồn vốnkhác để thay thế, giải pháp này tạo sự bất ổn định tài chính.
Tuy nhiên đây là doanh nghiệp mới thành lập và đang phát triển nhanh, hơn nữa sựchênh lệch giữa tài sản cố định và tổng vốn dài hạn là không lớn lắm và giảm trong năm
2006, nên tình hình này chỉ là một hiện tượng nhất thời, không đáng ngại
Bảng 4.10: Nhu cầu vốn luân chuyển
Phải thu + tồn kho 67.461.553.654 109.037.479.875
Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271
Qua hai năm, nhu cầu vốn luân chuyển luôn âm, cho thấy nguồn vốn ngắn hạn thừa
so với nhu cầu ngắn hạn và vốn luân chuyển âm: nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ nhucầu dài hạn Như vậy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho sự thiếu hụtvốn dài hạn
Bảng 4.11: Vốn bằng tiền (đvt: đồng)
Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271Vốn luân chuyển -8.362.155.148 -2.099.195.415Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861
Biểu đồ 4.3: Vốn luân chuyển - Nhu cầu VLC - Vốn
bằng tiền
VBT VBT
-15,000 -10,000 -5,000 0 5,000 10,000
Vốn chủ sở hữu 9.132.536.400 51.564.649.883Nguồn vốn dài hạn 23.167.455.326 41.511.955.488
Để xét sự độc lập tài chính và khả năng vay, ta so sánh vốn chủ sở hữu với các
khoản nợ: