Chất lượng giáo dục lâu nay luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay. Chất lượng giáo dục là gì? Chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta ra sao? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?... là những câu hỏi luôn đặt ra một cách thường trực và cấp bách cho những nhà giáo dục và quản lý giáo dục. Việc trả lời các câu hỏi này lại phụ thuộc vào cách quan niệm và đánh giá về chất lượng giáo dục như thế nào.Hiện nay, trong công cuộc đổi mới giáo dục thì vấn đề đánh giá và đổi mới cách đánh giá luôn được ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung quan tâm và chú trọng. Đánh giá đúng đắn, khách quan, chính xác sẽ tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục được đánh giá nhìn nhận đúng về thực trạng của cơ sở mình từ đó có những biện pháp cải tiến phù hợp. Đánh giá một cơ sở giáo dục có rất nhiều mảng vấn đề cần đánh giá, trong đó có đánh giá các yếu tố đầu vào và bối cảnh. Vì những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục. Học viện quản lý giáo dục là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử nhân quản lý giáo dục, được thành lập từ năm 2006 trên cơ sở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Qua gần 10 năm hoạt động nhà trường đã đạt được những thành tích nhất định, tuy nhiên để nâng cao chất lượng đào tạo Học viện cần quan tâm nhiều hơn đến nhiều yếu tố tác động trong đó có các yếu tố thuộc bối cảnh và đầu vào của Học viện.Chính vì tầm quan trọng của hoạt động đánh giá và các yếu tố đầu vào cũng như bối cảnh cho nên trong bài viết này tác giả xin được phân tích các những yếu tố cần quan tâm và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá đầu vào và bối cảnh ở Học viện quản lý giáo dục.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- o0o
-BÀI TẬP Môn: Đánh giá trong giáo dục
Đề bài: Phân tích những yếu tố cần quan tâm (có liên quan đến đơn vị công tác) và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá đầu vào và bối cảnh.
Giảng viên : TS Đỗ Thị Thúy Hằng Học viên :……….
Lớp : Cao học QLGD K9B
Hà Nội - 2014
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng giáo dục lâu nay luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay Chất lượng giáo dục là gì? Chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta ra sao? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? là những câu hỏi luôn đặt ra một cách thường trực và cấp bách cho những nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việc trả lời các câu hỏi này lại phụ thuộc vào cách quan niệm và đánh giá về chất lượng giáo dục như thế nào
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới giáo dục thì vấn đề đánh giá và đổi mới cách đánh giá luôn được ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung quan tâm
và chú trọng Đánh giá đúng đắn, khách quan, chính xác sẽ tạo điều kiện cho cơ
sở giáo dục được đánh giá nhìn nhận đúng về thực trạng của cơ sở mình từ đó
có những biện pháp cải tiến phù hợp Đánh giá một cơ sở giáo dục có rất nhiều mảng vấn đề cần đánh giá, trong đó có đánh giá các yếu tố đầu vào và bối cảnh
Vì những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục
Học viện quản lý giáo dục là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử nhân quản lý giáo dục, được thành lập từ năm 2006 trên cơ sở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Qua gần 10 năm hoạt động nhà trường đã đạt được những thành tích nhất định, tuy nhiên để nâng cao chất lượng đào tạo Học viện cần quan tâm nhiều hơn đến nhiều yếu tố tác động trong đó có các yếu tố thuộc bối cảnh và đầu vào của Học viện
Chính vì tầm quan trọng của hoạt động đánh giá và các yếu tố đầu vào cũng như bối cảnh cho nên trong bài viết này tác giả xin được phân tích các những yếu tố cần quan tâm và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá đầu vào và bối cảnh ở Học viện quản lý giáo dục
Trang 3NỘI DUNG
1, Một số thuật ngữ cần làm rõ
1.1 Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục được quy định trong Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
1.2 Đánh giá trong giáo dục
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về thực trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho việc đưa ra những chủ trương, biện pháp và các kế hoạch hành động tiếp theo
1.3 Đánh giá đầu vào của một nhà trường.
Đầu vào của một nhà trường là tất cả các yếu tố tác động tới nhà trường giúp nhà trường có thể hoạt động như: sứ mạng, tầm nhìn, người học, người dạy, cơ sở vật chất…
Đánh giá đầu vào của một nhà trường là xem xét, thu thập và xử lý thông tin về các yếu tố đầu vào của nhà trường đó trong một giai đoạn nhất định
Những yếu tố cần quan tâm khi đánh giá đầu vào của một nhà trường bao gồm:
- Sứ mạng, tầm nhìn, kế hoạch phát triển của nhà trường;
- Người học, người dạy, cán bộ quản lý, nhân viên (về số lượng, cơ cấu, chất lượng);
- Tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học
1.4 Đánh giá bối cảnh nhà trường.
Bối cảnh là môi trường bên ngoài tác động đến sự hoạt động của hệ thống
Trang 4Đánh giá bối cảnh nhà trường là quá trình xem xét, thu thập và xử lý thông tin về những yếu tố bên ngoài tác động tới sự vận hành và phát triển của nhà trường trong một giai đoạn cụ thể
Các yếu tố cần quan tâm khi đánh giá bối cảnh của một trường học bao gồm:
- Nhu cầu học tập;
- Môi trường kinh tế - xã hội;
- Xã hội hóa giáo dục
2, Phân tích các yếu tố cần quan tâm và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá đầu vào và bối cảnh Học viện quản
lý giáo dục.
2.1 Vài nét về Học viện Quản lý giáo dục.
Ngày 01 tháng 10 năm 1976 trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo được thành lập theo Quyết định số 190/TTg của Hội đồng chính phủ có nhiệm
vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các Sở, Ty, các Phòng giáo dục, các trường sư phạm, Các trường cán bộ quản lý của ngành giáo dục và các trường phổ thông
Ngày 15 tháng 10 năm 1990 trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo được sát nhập từ 3 đơn vị: Trường cán bộ quản lý giáo dục, trường cán bộ Quản
lý đại học – trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Trung tâm nghiên cứu quản
lý và tổ chức quản lý và kinh tế giáo dục theo Quyết định số1610/TCCB ngày
15 tháng 10 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Ngày 03 tháng 04 năm 2006 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 501/QĐ-TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Học viện là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục; nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoa học quản lý
Trang 5giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan QLGD nhằm đáp ứng những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước
Hiện nay Học viện có 4 khoa: Khoa Quản lý, khoa Cơ bản, khoa Tâm lý – giáo dục, khoa Công nghệ thông tin Học viện đang đào tạo cử trình độ Đại học (Chính quy và không chính quy) 3 nhóm ngành Quản lý giáo dục, Tâm lý giáo dục, Công nghệ thông tin và đang tiếp tục mở hai nhóm ngành mới là Kinh tế học giáo dục và Giáo dục học Học viện cũng đào tạo sau Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục và thực hiện các Chương trình bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục…
Nhờ sự nỗ lực của Cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Học viện mà trong những năm qua Học viện đã thu được nhiều thành tích xuất sắc, ngày càng nâng cao vị thế hàng ngũ các trường Đại học của đất nước
2.2 Phân tích các yếu tố cần quan tâm và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá bối cảnh Học viện quản lý giáo dục.
2.2.1 Nhu cầu học tập
Nhu cầu học tập có tác động rất lớn tới chính sách giáo dục cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục của Học viện Khi nhu cầu học tập lên cao sẽ đặt
ra những đòi hỏi lớn đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, từ đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường sẽ có những cải tiến tích cực để nâng cao chất lượng của nhà trường
Trên thực tế, trong những năm qua nhu cầu học tập chính quy các chuyên ngành của Học viện đã giảm hơn so với năm học 2007- 2008, 2008 – 2009 do người học nhận thấy sự khó khăn trong vấn đề xin việc, đặc biệt là đối với chuyên ngành Quản lý giáo dục và Công nghệ thông tin Điều này khiến cho Học viện khá khó khăn trong vấn đề tuyển sinh (thường phải tuyển sinh theo nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới đủ chỉ tiêu đào tạo) Mặt khác, do nhu cầu học tập giảm xuống nên Học viện không thu hút được thí sinh giỏi dự thi vào Học viện, điểm đầu vào các chuyên ngành của Học viện thường rất thấp, điều
Trang 6này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo làm cho chất lượng giáo dục rất khó được nâng cao (Do trình độ người học thấp)
Khác với hệ chính quy, nhu cầu học tập liên thông và Cao học quản lý giáo dục lại ngày càng tăng Hằng năm, số lượng thí sinh dự thi liên thông và cao học của Học viện rất dồi dào nên việc tuyển đủ chỉ tiêu và chất lượng đầu vào khá đảm bảo Điều này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông và Cao học của Học viện
2.2.2 Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Môi trường tự nhiên tác động không nhỏ đến hoạt động đào tạo giáo dục của mỗi nhà trường Môi trường tự nhiên thuận lợi là sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động của nhà trường diễn ra trôi chảy, đúng kế hoạch từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Trong những năm qua, môi trường tự nhiên ở khu vực
Hà Nội dù có khắc nghiệt nhưng nhìn chung không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đào tạo của Học viện Đây là điểm khá thuận lợi để Học viện nâng cao chất lượng giáo dục
Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tại khu vực Học viện đóng khá ổn định Học viện lại nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đặc biệt là Bộ giáo dục và đào tạo… Đây là những thuận lợi không hề nhỏ giúp cho Học viện nâng cao chất lượng giáo dục và vị thế của mình trong xã hội
2.3 Phân tích các yếu tố cần quan tâm và tác động của nó để nâng cao chất lượng giáo dục trong việc đánh giá đầu vào Học viện quản lý giáo dục.
2.3.1 Sứ mạng, tầm nhìn.
Ngay từ khi thành lập Học viện Quản lý giáo dục đã xác định sứ mạng và tầm nhìn khá cụ thể, thể hiện định hướng phát triển chiến lược của Học viện Trong những năm qua, sứ mạng thường được thay đổi để phù hợp với thực trạng chung của ngành, nhưng dù thay đổi thế nào thì sứ mạng Học viện xác định luôn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện
Trang 7Sứ mạng hiện nay của Học viện: Là cơ sở đào tạo chất lượng cao, tiên
phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước;
Lời lẽ của Sứ mạng thể hiện quyết tâm chung của cán bộ, giảng viên, công nhân viên Học viện Nó đã chỉ ra năng lực và lĩnh vực hoạt động riêng có của Học viện là “tiên phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục” Sứ mạng được tuyên bố rõ ràng sẽ là định hướng cụ thể cho mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên, và sinh viên phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo để đạt
vị trí “cơ sở đào tạo chất lượng cao” trong xã hội
Tầm nhìn : Học viện Quản lý Giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong
nước và khu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục - nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo
và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn.
2.3.2 Kế hoạch phát triển Học viện
Mục tiêu chung: Đến năm 2020, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học
có uy tín trong nước và khu vực về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ về giáo dục và QLGD; Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại; có quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học rộng rãi trong và ngoài nước
Mục tiêu cụ thể
1 Bảo đảm uy tín về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học
về giáo dục và quản lý giáo dục;
2 Có quan hệ hợp tác rộng rãi về đào tạo, nghiên cứu khoa học; cung cấp dịch vụ giáo dục, quản lý giáo dục trong và ngoài nước;
3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp;
Trang 84 Phát triển nguồn lực (cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, tài chính…) phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển Học viện;
5 Trang bị cho người học kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc sáng tạo; có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và khả năng tự học nâng cao trình độ suốt đời
Như vậy, Học viện đã xây dựng hệ thống mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng, định hướng cho những hoạt động của học viện Đây là một yếu tố có vai trò không nhỏ đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của Học viện, vì khi có mục tiêu
rõ ràng nghĩa là Học viện xác định rõ điểm đến từ đó có những kế hoạch hành động hợp lý Hàng năm, thông qua hội nghị CBVC hệ thống mục tiêu này được
rà soát, chỉnh sửa và thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn
Học viện Quản lý giáo dục về cơ bản có cơ cấu tổ chức theo quy định của điều lệ trường Đại học và được cụ thể hóa trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Học viện Học viện đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy định cụ thể cho mọi lĩnh vực trong hoạt động của Học viện nhằm giúp các hoạt động diễn ra thông suốt và hợp lý Các quy định cho từng đơn vị trong Học viện cũng được xây dựng một cách bài bản và khoa học Đảng bộ Học viện luôn giữ vai trò lãnh đạo trong các hoạt động của Học viện, được công nhận là Đảng bộ trong sạch và vững mạnh Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên … luôn phát huy được thế mạnh của mình trong công tác Ban giám đốc luôn quan tâm tới các đơn vị cũng như mọi hoạt động của Học viện, chỉ đạo xây dựng kế
hoạch phát triển chung của Học viện cũng như mỗi đơn vị Đây là những yếu tố tích cực tác động tới mọi hoạt động của Học viện, giúp cho hoạt động của Học viện mà đặc biệt là hoạt động đào tạo trong những năm qua luôn thông suốt và khá hiệu quả…Tuy nhiên, hiện nay Học viện quản lý giáo dục chưa có Hội đồng trường,
2.3.3 Người học
Trang 9Người học của Học viện Quản lý giáo dục bao gồm sinh viên (hệ chính quy
và không chính quy); Học viên cao học
2008
2008- 2009
2009 - 2010
2010- 2011
2011- 2012
1, Sinh viên Đại học
Trong đó:
Tổng số sinh viên chính quy: 3854
Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên 25
Điểm trung bình của sinh viên được tuyển trong những năm qua:
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014
Từ những số liệu trên cho thấy, sinh viên của Học viện có chất lượng đầu vào tương đối thấp Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo cũng như kết quả đào tạo sau 4 năm học làm cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện gặp rất nhiều khó khăn Số lượng sinh viên qua các năm cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi Học viện phải đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ giảng viên mới đáp ứng đủ nhu cầu quản lý và giảng dạy
Mặc dù, chất lượng đầu vào của sinh viên tương đối thấp nhưng phẩm chất đạo đức của sinh viên nhìn chung rất tốt Đa số các em ngoan ngoãn tạo thuận lợi cho việc quản lý đạt hiệu quả hơn
2.3.4 Người dạy
Người dạy có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục Họ được xem là “yếu tố quyết định” chất lượng giáo dục Hiện nay, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện trên 170 người (bao gồm
cả giảng viên kiêm nhiệm) Đội ngũ giảng viên có độ tuổi trung bình khá trẻ (là
Trang 10trong quá trình giảng dạy đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu của đổi mới của Bộ cũng như đòi hỏi của thực tiễn giảng dạy Mặc dù, điều kiện vật chất phục vụ giảng dạy của Học viện còn nhiều khó khăn, bất cập nhưng các giảng viên luôn chịu khó, tự khắc phục để đảm bảo hoạt động giảng dạy diễn ra bình thường và có hiệu quả Về số lượng thì đội ngũ giảng viên của Học viện còn thiếu, do vậy hàng năm, Học viện luôn phải mời giảng viên thỉnh giảng Về chất lượng giảng viên Học viện hầu hết đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó đội ngũ giáo sư, tiến sỹ đang ngày càng nhiều và luôn làm tốt vai trò hướng dẫn, dìu dắt những giảng viên trẻ Tuy nhiên, do đội ngũ giảng viên tương đối trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy cũng chưa nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của Học viện
2.3.5 Tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật.
- Tài chính: Công tác tài chính của Học viện luôn được quan tâm đúng mức Học viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Trong đó, xác định rõ các nguồn thu và các quy định cụ thể về mức chi tiêu cho từng lĩnh vực hoạt động của Học viện cũng như của từng đơn vị (hiện nay do tình hình kinh tế thay đổi nên Học viện đang tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu mới để phù hợp với hoàn cảnh)
Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính được chuẩn hóa, công khai hóa theo quy định của pháp luật Nguồn tài chính của Học viện đảm bảo sự phân bổ, sử dụng hiệu quả Tuy nhiên, do chưa giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị chủ động trong việc tăng nguồn thu nên hiệu quả các hoạt động còn hạn chế
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật:
Tổng diện tích đất sử dụng của Học viện: 17 257,8m2
Trong đó: - Nơi làm việc: 1950 m2
- Nơi học tập: 4 500 m2
- Nơi vui chơi giải trí 600 m2