1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

61 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 11,88 MB

Nội dung

Đối với học sinh Tiểu học, ngoài việc học tập trên lớp, một ứng dụng hỗ trợ học tiếng Anh được triển khai tốt sẽ rất có ích đối với các em trongviệc tiếp cận và học ngôn ngữ này.. Trong

Trang 1

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Lan Anh

Lớp: K8 ĐH CNTT

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 3

1.1 Sự cần thiết của việc học tiếng Anh 3

1.2 Sơ lược về chương trình đào tạo tiếng Anh bậc Tiểu học 3

1.2.1 Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1, lớp 2 3

1.2.2 Chương trình Tiếng Anh lớp 3 3

1.2.3 Chương trình Tiếng Anh lớp 4 3

1.2.4 Chương trình Tiếng Anh lớp 5 3

1.2.5 Một số phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học 3

1.3 Giải pháp công nghệ 3

1.3.1 Ý tưởng xây dựng phần mềm 3

1.3.2 Yêu cầu hệ thống 3

1.4 Công cụ lập trình 3

1.4.1 Kiến trúc NET Framework 3

1.4.2 Ngôn ngữ C# và Windows Presentation Foundation 3

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3

2.1 Phân tích hệ thống về chức năng 3

2.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 3

2.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu 3

2.2 Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu 3

2.2.1 Xác định các thực thể 3

2.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu 3

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 3

Trang 3

3.1 Chức năng dành cho người học 3

3.1.1 Chức năng học tiếng Anh theo chủ đề 3

3.1.2 Chức năng làm bài tập tổng hợp 3

3.1.3 Học tiếng Anh qua Videos 3

3.1.4 Chức năng tra cứu từ điển 3

3.1.5 Chức năng hỗ trợ phát âm 3

3.2 Chức năng dành cho người quản trị hệ thống 3

3.2.1 Cập nhật dữ liệu cho phần học tiếng Anh theo chủ đề 3

3.2.2 Cập nhật cơ sở dữ liệu cho phần bài tập 3

3.2.3 Cập nhật dữ liệu cho phần học tiếng Anh qua Video 3

3.2.4 Cập nhật dữ liệu cho từ điển 3

KẾT LUẬN 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 1.1: Sách LetỖs Go 3

Hình 1.2: Sách Tiếng Anh 3 3

Hình 1.3: Sách Tiếng Anh 4 3

Hình 1.5: Sách Tiếng Anh 5 3

Hình 1.5: Kiến trúc NET Framework 3

Hình 1.6: NET Framework 3.0 3

Hình 1.7: Kiến trúc của WPF 3

Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức nãng 3

Hình 2.2: Biểu đồ mức ngữ cảnh 3

Hình 2.3: Biểu đồ mức đỉnh 3

Hình 2.4: Biểu đồ mức dýới đỉnh của chức nãng học tiếng Anh theo chủ đề 3

Hình 2.5: Biểu đồ mức dýới đỉnh của chức nãng làm bài tập tổng hợp 3

Hình 2.6: Biểu đồ mức dýới đỉnh của chức nãng tra cứu từ điển 3

Hình 3.1: Giao diện đãng nhập hệ thống 3

Hình 3.2: Giao diện lựa chọn các chức nãng 3

Hình 3.3: Giao diện các chủ đề trong phần bài học 3

Hình 3.4: Giao diện của chủ đề ỘFruitsỢ 3

Hình 3.5: Giao diện bài tập trong chủ đề ỘFruitsỢ 3

Hình 3.6: Giao diện chọn dạng bài tập 3

Hình 3.7: Giao diện bài tập nghe Ờ điền từ 3

Hình 3.8: Giao diện bài tập trắc nghiệm 3

Hình 3.9: Giao diện bài tập sắp xếp lại câu 3

Hình 3.10: Giao diện bài tập ghép tranh với từ 3

Hình 3.11: Giao diện chọn thể loại videos 3

Hình 3.12: Giao diện chạy video 3

Trang 5

Hình 3.13: Giao diện tra cứu từ ðin 3

Hình 3.14: Giao diện hỗ trợ phát âm 3

Hình 3.15: Giao diện cập nhật bài học 3

Hình 3.16: Giao diện cập nhật nội dung bài học 3

Hình 3.17: Giao diện cập nhật dữ liệu cho bài tập nghe - ðiền từ 3

Hình 3.18: Giao diện cập nhật dữ liệu cho bài tập trắc nghiệm 3

Hình 3.19: Giao diện cập nhật dữ liệu cho bài tập sắp xếp lại câu 3

Hình 3.20: Giao diện cập nhật dữ liệu cho bài tập về từ vựng 3

Hình 3.21: Giao diện cập nhật các video 3

Hình 3.22: Giao diện cập nhật dữ liệu cho từ ðiển 3

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 1 3

Bảng 1.2: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 2 3

Bảng 1.3: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 1 3

Bảng 1.4: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 2 3

Bảng 1.5: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 1 3

Bảng 1.6: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 2 3

Bảng 1.7: Tóm tắt nội dung sách Let’s Go 2A 3

Bảng 2.1: Account 3

Bảng 2.2: VEDict 3

Bảng 2.3: EVDict 3

Bảng 2.4: Sentense 3

Bảng 2.5: GameWords 3

Bảng 2.6: DienTuQuestion 3

Bảng 2.7: TracNghiemQuestion 3

Bảng 2.8: VideoCategory 3

Bảng 2.9: Video 3

Bảng 2.10: Word 3

Bảng 2.11: Topic 3

Bảng 2.12: MatchWord 3

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì hội nhập, ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng đối vớichúng ta Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn

và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống

mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh

Nước ta đang trên đà phát triển, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắtkịp những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin

Để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, ngày nay bộ môn Tiếng Anh đãđược đưa vào giảng dạy trong tất cả các bậc học từ bậc Tiểu học trở lên

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, độ tuổi của học sinh Tiểu học sẽ

có nhiều lợi thế để học ngoại ngữ hơn là ở những độ tuổi khác Tuy vậy, việchọc cũng không hề dễ dàng nếu không có một phương pháp học phù hợp

Đối với học sinh Tiểu học, ngoài việc học tập trên lớp, một ứng dụng

hỗ trợ học tiếng Anh được triển khai tốt sẽ rất có ích đối với các em trongviệc tiếp cận và học ngôn ngữ này Trên thực tế đã có một số phần mềm, cũngnhư các trang web có chức năng hỗ trợ trẻ học tiếng Anh khá hữu ích Tuynhiên, các chương trình này chủ yếu được sử dụng trực tuyến, đòi hỏi ngườidùng phải kết nối với mạng Internet

Trong quá trình học tại trường Đại học Hùng Vương, với những kiếnthức mà mình tích lũy được, em muốn xây dựng một phần mềm có thể hỗ trợcác em học sinh trong việc học tiếng Anh, đặc biệt là các em ở những nơi

chưa có điều kiện sử dụng Internet, vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “Xây

dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình, hi vọng đề tài có thể giúp các em học sinh họctiếng Anh một cách tốt hơn, chủ động hơn

Trang 8

2 Mục tiêu đề tài

Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học (đặcbiệt là khối lớp 3, lớp 4, lớp 5) một cách trực quan với các nội dung phongphú, phù hợp với lứa tuổi, tạo sự hứng thú cho các em trong việc học ngônngữ này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu về chương trình đào tạo tiếng Anh ở bậc Tiểu học

 Phân tích các thông tin thu thập được, từ đó xác định các chức năng của

hệ thống

 Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình cũng như các công cụ hỗ trợ cho việcxây dựng phần mềm

 Thiết kế, xây dựng phần mềm

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu tự luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu, giáo trình

có liên quan đến ngôn ngữ C#, kỹ thuật lập trình trên windows và ứngdụng Windows Presentation Foundation rồi phân hóa, hệ thống hóa cáckiến thức

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua việc tham khảo tài liệu, giáotrình từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào việc nghiên cứu

 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của giảng viên trực tiếphướng dẫn, các giảng viên khác để hoàn thiện về mặt nội dung và hìnhthức của khóa luận

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng: Chương trình đào tạo Tiếng Anh

 Phạm vi: Chương trình đào tạo Tiếng Anh ở bậc Tiểu học

Trang 9

Với bản thân, nghiên cứu giúp em hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình C#

và ứng dụng Windows Presentation Foundation – một ứng dụng hỗ trợ việcxây dựng giao diện đồ họa trên cả nền Windows và trình duyệt Web

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được chiathành các chương:

Chương 1: Đặc điểm, tình hình học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và giải

pháp công nghệ

Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống.

Chương 3: Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh

Tiểu học

Trang 10

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC

VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

1.1 Sự cần thiết của việc học tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhómngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu Đây là ngôn ngữ được sử dụng rộngrãi nhất trên thế giới, là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùnglãnh thổ, được sử dụng chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm liên minhChâu Âu (EU), khối thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên Hiệp Quốc Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anhtrên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa Ởnhiều nước, trong đó có Việt Nam, khi tuyển dụng lao động, các nhà tuyểndụng luôn yêu cầu người lao động phải có trình độ ngoại ngữ, chủ yếu là tiếngAnh

Tiếng Anh thật sự rất quan trọng nếu chúng ta muốn đi xa và học hỏi,đồng thời cũng giúp chúng ta tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắpthế giới một cách dễ dàng hơn Việc thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếngAnh khiến ta năng động hơn trong môi trường xã hội, tự tin hơn trong giaotiếp với người nước ngoài, có thể có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp, nângcao tầm hiểu biết về nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới

Ngày nay, cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế,nhu cầu học tiếng Anh không còn là một sở thích của một số người có năngkhiếu mà được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi Vì lẽ đó, Tiếng Anh đãđược Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chínhkhóa từ lớp 3 Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược của giáo dục ViệtNam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai

Trang 11

Đối với học sinh Tiểu học, do đặc điểm của lứa lứa tuổi mà việc họctiếng Anh ở giai đoạn này sẽ có nhiều lợi thế hơn, cụ thể là:

 Trẻ có thể học thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, thu nạp ngônngữ bằng cách tham gia các hoạt động cùng người lớn Đầu tiên, trẻ sẽ tìmhiểu về các hoạt động đó, sau là nắm bắt được ngôn ngữ mà người lớn sửdụng trong quá trình tham gia

 Trẻ có nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh hàng ngày Chương trìnhhọc ở trường thường không bị gò bó và trí nhớ trẻ chưa phải ghi nhớ quánhiều kiến thức Trẻ không có hoặc có ít bài tập về nhà và cũng không phảichịu sức ép phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định

 Những trẻ em có cơ hội được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ có xuhướng sử dụng các phương pháp bẩm sinh sẵn có để học ngôn ngữ trong suốtcuộc đời mình Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn nữa cũng dễ dàngnhư học ngôn ngữ thứ hai

 Trẻ thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có chủ đích như trẻ ở

độ tuổi lớn hơn Nếu trẻ đợi đến khi đã bước vào tuổi dậy thì và có ý thức hơnmới bắt đầu học ngoại ngữ thì khả năng thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên

sẽ biến mất Lúc đó các em sẽ cho rằng mình phải học tiếng Anh một cách có

ý thức thông qua các chương trình nặng nề về ngữ pháp

1.2 Sơ lược về chương trình đào tạo tiếng Anh bậc Tiểu học

Ngày 30/09/2008, đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáodục Quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được phê duyệt Mục tiêu bao trùmcủa đề án là thực hiện việc đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rő rệttrěnh độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chươngtrình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạođiều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên có đủ năng lực

Trang 12

Trước đây, bộ môn Tiếng Anh cũng đã sớm được đưa vào giảng dạynhưng là áp dụng theo hình thức dạy học tự chọn Năm học 2010-2011,chương trình đào tạo Tiếng Anh Tiểu học được triển khai thí điểm tại 18 tỉnh,thành phố trên cả nước, trong đó mỗi tỉnh, thành lựa chọn khoảng từ 2 đến 9trường tham gia, trong đó Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 5 Mục tiêucủa chương trình Tiếng Anh Tiểu học là giúp học sinh hình thành và pháttriển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết, trong đó chủ yếu là nghe, nói.

Về việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học đãđược Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tại các công văn số 549/BGDĐT-GDTH ngày 09/02/2011, công văn số 5643/BGDĐT-GDTH ngày 24/8/2011,công văn số 1237/ BGDĐT- GDTH ngày 06/3/2012 và công văn số 2372/BGDĐT- GDTH ngày 11/4/2013 Cụ thể:

*) Các sách giáo khoa và tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc thẩm định cho phép sử dụng gồm:

- Sách Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5, tổng chủ biên Hoàng

Văn Vân, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, áp dụng trên các địa bàn theo kếhoạch triển khai của Bộ

- Let’s Learn English 1, 2, 3, chủ biên Nguyễn Quốc Tuấn, nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam, áp dụng theo hình thức dạy học tự chọn tại các địabàn đã triển khai từ trước năm học 2010-2011

- UK English Programme của Learning Box (trình độ Starters,

Movers, …) do VP Box, cơ quan đại diện Phonics Learning Box UK triểnkhai, áp dụng tại các địa bàn có điều kiện và trên cơ sở tự nguyện của cha mẹhọc sinh từ năm học 2008-2009

*) Các tài liệu thay sách giáo khoa Tiếng Anh Tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo sử dụng dạy thí điểm hoặc tự chọn gồm:

Trang 13

- Let’s Go, nhà xuất bản Đại học Oxford, áp dụng theo hình thức dạy

học tự chọn tại các địa bàn đã triển khai từ trước năm học 2003-2004

- Family and Friend, nhà xuất bản Đại học Oxford, áp dụng theo hình

thức dạy học tự chọn đã triển khai từ năm học 2010-2011 với sự tự nguyệncủa cha mẹ học sinh tại một số trường Tiểu học của TP Hồ Chí Minh, LâmĐồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, TiềnGiang, Thừa Thiên-Huế

- Dyned do công ty TNHH E&D Việt Nam triển khai, áp dụng theo

hình thức dạy thí điểm ở một số trường Tiểu học với sự tự nguyện của cha mẹhọc sinh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ trước năm học 2010-2011

- Next Stop của Macmillian do công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo

Victoria triển khai, áp dụng theo hình thức dạy thí điểm cho học sinh lớp 1,lớp 2 ở một số trường Tiểu học với sự tự nguyện của cha mẹ học sinh tại HàNội, Hải Dương từ năm học 2010-2011

Tính đến tháng 5 năm 2013 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng số 306trường có lớp Tiểu học, trong đó có 299 trường Tiểu học công lập; 05 trườngliên cấp 1,2; 01 trường tư thục có 3 cấp học và 01 trung tâm bảo trợ trẻ em mồcôi, tàn tật Kết quả đạt được đến hết năm học 2012 – 2013: Toàn tỉnh có

2927 học sinh trên tổng số 19621 học sinh lớp 3 được học chương trình mới 4tiết/tuần (đạt 14,9%) và 12911 học sinh trên tổng số 19621 học sinh lớp 3được học chương trình tự chọn 2 tiết/tuần (đạt 65,8%) Riêng thành phố ViệtTrì có 28 trường Tiểu học, 1 trung tâm bảo trợ trẻ em thì 100% các trườngđều đã giảng dạy bộ môn này

Trong “Những vấn đề trọng tâm về Giáo dục Tiểu học năm 2013-2014”(tháng 7/2013) có vấn đề dạy và học ngoại ngữ Mục tiêu của tỉnh là: “ Từnăm học 2012-2013 triển khai dạy và học ngoại ngữ theo chương trình mớibắt đầu từ cấp Tiểu học cho khoảng 15% học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy

Trang 14

3132/KH-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh PhúThọ về việc dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020).

Trước đây, tài liệu giảng dạy Tiếng Anh chủ yếu được sử dụng là bộsách Let’s Go của nhà xuất bản Đại học Oxford, kể từ năm học 2012-2013sách Tiếng Anh của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chính thức được đưavào giảng dạy trong các trường Tiểu học Trong trường hợp chưa có giáo viênđạt chứng chỉ B2 thì lựa chọn hình thức dạy 2 tiết/tuần và xem đó là môn học

tự chọn Trong trường hợp có giáo viên đạt chứng chỉ B2 thì lựa chọn hìnhthức dạy 4 tiết/tuần và xem đó là môn học bắt buộc Tính tới thời điểm này,lớp 3 và lớp 4 học sách mới, còn lại lớp 5 vẫn học sách Let’s go để phù hợpvới chương trình các em đang học

Hình 1.1: Sách Let’s Go

Let’s Go là bộ sách Tiếng Anh được nhiều nước trên thế giới sử dụng

để giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học Bộ sách Let’s Go đang sửdụng trong nước là Let’s Go ấn bản dành cho Việt Nam, được biên soạn lạidựa theo yêu cầu của khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Let’s

Go bao gồm nhiều chủ đề, tình huống quen thuộc với trẻ em, nhấn mạnh khả

Trang 15

năng giao tiếp theo một hệ thống kiến thức ngữ pháp phù hợp, đơn giản và dễhiểu Một số chủ đề trong bộ sách: Names, Numbers, Colors, Family, Toys,Weather, Food and drink, Animals, …

Let’s Go được chia ra thành các Unit (đơn vị bài học), trong mỗi Unit

sẽ bao gồm một hoặc một số chủ đề đan xen Mỗi Unit được chia thành 6Lesson là:

 Let’s Talk  Let’s Learn Some More

Sau hai Unit sẽ có một Let’s Review để luyện tập, củng cố kiến thức.Khác với bộ sách Let’s Go, bộ sách Tiếng Anh của nhà xuất bản Giáodục Việt Nam tổ chức biên soạn theo chương trình thí điểm Tiếng Anh Tiểuhọc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010, trong đó Tiếng Anh được dạy từ lớp 3đến lớp 5 Sách được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, giúp học sinhbước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, thôngqua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết trong đó ưu tiên phát triển hai kĩ năngnghe và nói Bố cục sách được chia ra theo các chủ điểm, mỗi chủ điểm lạiđược được chia thành năm đơn vị bài học (Unit) tương ứng với năm chủ đềcủa chương trình Sau mỗi chủ điểm là một bài ôn (Review) tập trung vào các

kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) và kiến thức ngôn ngữ cơ bản (ngữ âm,

từ vựng, ngữ pháp) Tuy nhiên, về cơ bản cả hai bộ sách này đều có một điểmchung là đều được biên soạn theo hướng phân chia thành các chủ đề

1.2.1 Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1, lớp 2

Việc giảng dạy Tiếng Anh lớp 1, lớp 2 không nằm trong chương trìnhđào tạo chính khóa mà nằm trong hình thức dạy tự chọn hoặc theo yêu cầucủa phụ huynh học sinh

Trang 16

1.2.2 Chương trình Tiếng Anh lớp 3

Tài liệu sử dụng là sách Tiếng Anh 3 (tập 1& tập 2) viết theo chươngtrình Tiếng Anh mới, toàn sách có 20 đơn vị bài học và 4 đơn vị ôn tập

Hình 1.2: Sách Tiếng Anh 3

Tiếng Anh 3 (tập 1) xoay quanh hai chủ điểm giao tiếp gần gũi với học

sinh: Me and My Friends, Me and My School.

Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 1

Tiếng Anh 3 (tập 2) bao gồm 2 chủ đề: Me and My Family và Me and

The World Around.

Bảng 1.2: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 2

Me and My Family Me and The World Around

How old are you? Outdoor Activities

Trang 17

My House Colours

1.2.3 Chương trình Tiếng Anh lớp 4

Tài liệu sử dụng là sách Tiếng Anh 4 ( tập 1 & tập 2) Tương tự nhưTiếng Anh 3, Tiếng Anh 4 được viết theo chương trình Tiếng Anh mới với 20đơn vị bài học và 4 đơn vị ôn tập

Hình 1.3: Sách Tiếng Anh 4

Tiếng Anh 4 (tập 1) bao gồm 2 chủ đề: Me And My Friends và Me And

My School.

Trang 18

Bảng 1.3: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 1

Tiếng Anh 4 (tập 2) bao gồm 2 chủ đề: Me and My Family, Me and

The World Around.

Bảng 1.4: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 2

Me and My Family Me and The World Around

Bảng 1.5: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 1

My Friend’s House My Favourite Sports And Games

Trang 19

A Birthday Party My Favourite Books

Our Picnic To The Seaside How I Learn English

Bảng 1.6: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 2

What’s The Matter With You? The Weather And SeasonsOur Free Time Activities My Hometown

Accident Prevention Life In The Village And City

Tuy nhiên, hiện nay tài liệu sử dụng cho học sinh lớp 5 vẫn là sáchLet’s Go 2A, nội dung chương trình bao gồm các chủ đề như bảng sau:

Bảng 1.7: Tóm tắt nội dung sách Let’s Go 2A

Professions Activities and Abilities

1.2.5 Một số phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

- Phương pháp “Chơi hơn dạy”: Nói chính xác đây là phương pháp

“Dạy mà không dạy”, trong đó giáo viên lên lớp không theo một giáo trìnhnhất định nào và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đadạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh Từ đó hướng dẫn học sinh

tự làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung các hoạt động khác nhau

- Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết: Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn

kịch, … đó là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sửdụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép Các hoạt động đa dạng

sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập Phongcách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập

Trang 20

- Học cụ hơn giáo trình: Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn

chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa cáchoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết Cần chú ýnhững học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch, ) bình thường dễ kiếm đểlàm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếmthêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập Việc sử dụng các loạithiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máytính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữnhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng

- Nói nhiều hơn nghe - viết: Thực tế cho thấy kỹ năng nói là dễ học và

bắt chước nhất trong học ngoại ngữ Khi nói được, học sinh đã từng bước xâydựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh Đây vốn là điểm yếu cơ bảntrong giao tiếp đối với nhiều thế hệ đi trước Ngoài ra, do tập trung nhiều vào

kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn, điều này phụ thuộc rấtlớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn.Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trìnhhướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc,

- Bắt chước hơn ngữ pháp: Bắt chước là không thể thiếu được đối với

thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ Bắt chước giúp quá trình học tập đinhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản Ngữ pháp đượchình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp làtrở ngại trong bắt chước Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt Việc xácđịnh tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để họcsinh tự xác định và hành động phù hợp

- Vui hơn cho điểm: Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không

riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm”hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thốnggiáo dục khác Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao

Trang 21

và vui chơi lại là thứ yếu Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học

vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao Điểm số cũng cần vì đó cũng

là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa Phảithay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động

cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả

- Học dưới nhiều hình thức: Phương pháp này cho trẻ học tiếng Anh

qua các bài hát, các phim hoạt hình tiếng Anh để trẻ có thể làm quen vớinhững ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhỏ Những phim hoạt hình được chọn đểtrẻ xem thì nên là những bộ phim do nước ngoài sản xuất Những bộ phimnày thường được phát âm rất chuẩn

Máy tính, Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơibằng tiếng Anh cũng rất hứu ích vì chúng có thể tạo cho trẻ sự thích thú

1.3 Giải pháp công nghệ

1.3.1 Ý tưởng xây dựng phần mềm

Đa phương tiện ngày càng trở nên phổ biến trong việc giảng dạy tiếngAnh Nó kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chủđộng tiếp thu thông tin và thúc đẩy việc tìm tòi, sáng tạo Việc tự học tiếngAnh cho phép học sinh có thể làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiểncách học của bản thân

Chúng ta biết rằng, ở học sinh Tiểu học, hứng thú nhận thức liên quanchặt chẽ tới thành tích học tập, thành tích mang lại cho học sinh niềm vui, sựthỏa mãn, niềm vui nhận thức lại thúc đẩy phát triển hứng thú nhận thức vàcàng giúp trẻ đạt thành tích cao hơn Chính vì đó mà các phần mềm phục vụcho việc học này phải đưa vào những tri thức mới, hiện đại, phải tạo ra cáchình ảnh, âm thanh rõ ràng, màu sắc hài hòa, sinh động, hấp dẫn, gắn vớicuộc sống để tạo ra yếu tố bất ngờ, ngạc nhiên đối với trẻ

Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ việc học tiếng Anh được xây

Trang 22

số trang web học tiếng Anh trực tuyến như tienganh123 hay trang web thi và luyện thi Olympic trực tuyến IOE Tuy nhiên việc phải mua bản quyền sử

dụng hay phải đăng ký thành viên là không thể tránh khỏi Mặt khác, nếu làcác trang web thì sẽ chỉ sử dụng được khi máy tính được kết nối Internet Vấn

đề đặt ra là xây dựng một phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh offline, thuận tiện

và dễ dàng sử dụng Từ đó ý tưởng xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anhcho học sinh Tiểu học được hình thành

Phần mềm sẽ được xây dựng trên nền tảng NET Framework, ứng dụngWindows Presentation Foundation trên ngôn ngữ C#

Về nội dung, phần mềm sẽ bám sát theo chương trình học tiếng Anh ởbậc Tiểu học và gồm các chức năng chính sau đây:

 Học tiếng Anh theo chủ đề

 Làm bài tập tổng hợp

 Tra cứu từ điển

 Học tiếng Anh qua video

 Giao diện thân thiện, tạo được sự hứng thú cho người học

 Có sự tương tác với người học

 Tính khả dụng: Giao diện người dùng tương thích với Windows

1.4 Công cụ lập trình

1.4.1 Kiến trúc NET Framework

.NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảngthực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được pháttriển bởi Microsoft Nói một cách dễ hiểu, NET Framework là một môi

Trang 23

trường để code (các đoạn mã) hoạt động, điều đó có nghĩa là NET sẽ quản lýviệc thi hành chýõng trình, khởi động chương trình, cấp phép hoạt động, cấpphát bộ nhớ để dữ liệu làm việc, hỗ trợ việc thu hồi tài nguyên và bộ nhớkhông dùng đến Ngoài ra, NET còn chuẩn bị sẵn một thư viện lớp được gọi

là NET Framework Base Class Library cho phép thực hiện nhiều tác vụ trênwindows Tóm lại, NET Framework giữ vai trò quản lý việc thực thi chươngtrình và cung cấp dịch vụ mà chương trình cần đến

Hình 1.5: Kiến trúc NET Framework

Các thành phần chính của NET Framework là: Common LanguageRuntime (CLR) và Framework Base Classes Library

Common Language Runtime (CLR): Là bộ phận quản lý việc thi hànhcác đoạn mã, nạp chương trình cho chạy đoạn mã theo những tiến trình nhấtđịnh cũng như quản lý các tiến trình này và cung cấp tất cả các dịch vụ chotiến trình CLR tạo ra môi trường để chương trình được thực thi CLR baogồm một virtual machine tương tự như java virtual machine Ở cấp cao, CLR

Trang 24

tượng này, bố trí chúng lên bộ nhớ, cho thực thi và cuối cùng là thu hồi bộnhớ mà chúng chiếm dụng trong thời gian thực thi nhưng không còn sử dụngnữa CLR được xem là linh hồn của NET Framework.

Framework Base Classes Library: Đây là một thư viện lớp rất đồ sộchứa những code đã viết sẵn, cung cấp một API thiên đối tượng bao gồm tất

cả các chức năng được bao trùm bởi NET Framework Với hơn 5000 lớpkhác nhau, Framework Classes Library cung cấp những tiện nghi giúp triểnkhai nhanh chóng các ứng dụng trên desktop, client server, các dịch vụ web

C# là ngôn ngữ hướng sự kiện và hỗ trợ lập trình trực quan Chươngtrình được xây dựng sử dụng môi trường lập trình tích hợp (IntegratedDevelopment Environment - IDE) và được chuẩn hóa bởi ECMA (EuropeanComputer Manufacturers Association) International

 Windows Presentation Foundation (WPF):

Windows Presentation Foundation (viết tắt là WPF) do Microsoft phát

triển, là công nghệ kế tiếp Windows Form dùng để xây dựng các ứng dụngdành cho máy trạm chạy hệ điều hành Windows WPF được giới thiệu từ năm

2006 trong NET Framework 3.0 (dưới tên gọi Avalon), công nghệ này nhậnđược sự quan tâm của cộng đồng lập trình viên bởi nhiều điểm đổi mới tronglập trình ứng dụng và khả năng xây dựng giao diện thân thiện, sinh động Tại

Trang 25

Việt Nam, WPF thực sự chưa phát triển so với nhánh khác là Silverlight(WPF/E).

Hình 1.6: NET Framework 3.0

WPF sử dụng 2 thư viện lõi là PresentationCore và PresentationFramework để xử lý các điều hướng, ràng buộc dữ liệu, sự kiện và quản lýgiao diện WPF dựa trên nền tảng đồ họa là DirectX, xử lý vector, hỗ trợ gammàu rộng, cho phép tùy biến giá trị opacity hay tạo gradient một cách dễdàng, cho phép tạo ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều Thư viện thực thicủa WPF tự động tính toán và tận dụng tài nguyên của hệ thống một cách tối

ưu nhất để giảm tải cho CPU

Ngoài ra, WPF hỗ trợ tốt hơn Winform trong việc xử lý hình ảnh, âmthanh, video, quản lý phông chữ, quản lý hiển thị và chỉnh sửa văn bản Cáccontrol trong WPF có thể được lồng ghép linh động để tạo ra giao diện dođược viết bằng XAML Một ứng dụng WPF có thể được xây dựng để chạy

Trang 26

độc lập dưới dạng mở rộng EXE hoặc đóng gói với phần mở rộng là XBAP

để có thể tích hợp lên website

Hình 1.7: Kiến trúc của WPF

Thư viện thực thi WPF được tích hợp trong tất cả các hệ điều hành kể

từ Windows Vista và Windows Server 2008

Trang 27

Cho đến thời điểm hiện tại, WPF có 5 phiên bản : WPF 3.0 (11 - 2006),WPF 3.5 (11 - 2007), WPF 3.5sp1 (8 - 2008), WPF 4 (4 - 2010), và WPF4.5(8 - 2012).

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Phân tích hệ thống về chức năng

2.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng

Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Tra cứu từ điển Học tiếng Anh qua video

Làm bài tập tổng hợp

Hỗ trợ phát âm Học tiếng Anh

theo chủ đề

Làm bài tập sắp xếp câu

Làm bài tập trắc nghiệm

Làm bài tập nghe - điền từ

Tra từ điển Anh - Việt

Tra từ điển Việt - Anh

Trang 28

Trong phần này sẽ bao gồm các bài học về từ vựng của các chủ đề quenthuộc trong cuộc sống, phù hợp với chương trình Tiếng Anh Tiểu học Saumỗi chủ đề sẽ có các bài tập để giúp các em củng cốkiến thức.

 Làm bài tập tổng hợp:

Phần này là các dạng bài tập như bài tập sắp xếp câu, bài tập nghe điền từ, bài tập trắc nghiệm, bài tập về từ vựng, mà không theo một chủ đềnào nhất định; được phân theo mức khó của nội dung bài tập và thời gian làmbài Phần này sẽ giúp các em đánh giá được khả năng tổng hợp của mình về

-cả vốn từ vựng, kĩ năng nghe và vận dụng ngữ pháp

 Tra cứu từ điển:

Hệ thống sẽ cung cấp từ điển Anh - Việt và từ điển Việt – Anh đơngiản, giúp các em có thể dễ dàng tra cứu các từ trong chương trình học mộtcách nhanh chóng

 Học tiếng Anh qua video:

Các bài hát tiếng Anh được chọn là một trong các ngữ liệu cho việc dạyngữ pháp tiếng Anh vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khảnăng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài Ngoài ra, các bài hát sẽ giúpthu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúccâu Đặc biệt, việc dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát còn giảmđược sự căng thẳng cho trẻ trong quá trình học Nếu trong bài hát có chứa nộidung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thểđược lồng ghép vào một bài học rất nhẹ nhàng Vì vậy, hệ thống sẽ cung cấpmột danh sách các video bài hát tiếng Anh để các bé có thể nghe để học mộtcách hiệu quả hơn

Ngoài ra hệ thống còn cung cấp một số đoạn phim hoạt hình và cácvideo học tiếng Anh theo chủ đề tạo sự hứng thú cho trẻ trong việc học

 Hỗ trợ phát âm:

Trang 29

Ở trong phần này, trẻ có thể nhập (hoặc copy/paste) bất kì một từ haymột đoạn văn bản tiếng Anh nào và hệ thống sẽ giúp bé đọc từ hay đoạn vănbản tiếng Anh đó một cách rõ ràng.

2.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu

Hình 2.2: Biểu đồ mức ngữ cảnh

Mô tả:

Hệ thống có hai tác nhân ngoài, đó là người học và người quản trị hệthống Người học ở đây chính là đối tượng sử dụng phần mềm với mục đíchhọc (các em học sinh) Người học gửi yêu cầu tới hệ thống và hệ thống phảnhồi lại các yêu cầu đó Yêu cầu ở đây có thể là login, lựa chọn chủ đề, lựachọn bài học, lựa chọn bài test, … Người quản trị hệ thống có thể là nhà pháttriển phần mềm hay một cá nhân nào đó có trình độ chuyên môn đảm nhiệmviệc cập nhật cơ sở dữ liệu, sửa chữa những sai sót, bổ sung nội dung theoyêu cầu, …

Trang 30

Hình 2.3: Biểu đồ mức đỉnh

Học tiếng Anh theo chủ đề

Làm bài tập tổng hợp

Tra cứu

từ điển

Học tiếng Anh qua video

Hỗ trợ Phát âm Người học Người quản trịhệ thống

Thông tin, dữ liệu Thông tin cập nhật

Thông tin, dữ liệu

Thông tin cập nhật

Thông tin, dữ liệu Thông tin cập nhật

Yêu cầu Danh sách các bài hát, video

Ngày đăng: 13/03/2015, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w