Tài liệu tham khảo công nghệ thông tin Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng anh công nghệ thông tin
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò quan trọng của Tiếng Anh đối với những người làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin(CNTT) là đièu không thể phủ nhận Tuy nhiên việc học một ngoại ngữ, dù rất phổ thông như tiếng Anh, dường như vẫn luôn là một bức tường cao và dày rất khó vượt qua
Bên cạnh đó, nhu cầu học tập và làm việc trên máy vi tính ngày càng tăng Vì vậy, một phần mềm hỗ trợc học Tiếng Anh chuyên ngành CNTT là một nhu cầu thiết yếu
Trong chương trình này, người dùng có thể rèn luyện kỹ năng nghe bằng tiếng Anh các vấn đề liên quan trong lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua các bài đọc hiểu, các đoạn hội thoại do các giáo viên dày dạn kinh nghiệm của bộ môn Tiếng Anh và CNTT của trường đại học Oxford danh tiếng biên soạn
Ngoài ra, khi thực hiền đề tài này, em đã mạnh dạn nghiên cứu và
sử dụng một ngôn ngữ đang được nhiều người quan tâm là ngôn ngữ C# C# là một ngôn ngữ mạnh, hỗ trợ tốt cho người dùng trong việc xây dựng các chương trình ứng dụng trên Window với giao diện đẹp và nhiều tính năng
Đề tài này được trình bày qua 3 phần chính:
Trang 2Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1 Học tiếng Anh
Học ngoại ngữ chính là quá trình biến “những âm thanh và con chữ vô nghĩa thành những biểu tượng có nghĩa” đối với chính mình Thế nhưng những âm thanh và con chữ ấy lại quá phong phú với rất nhiều biến tấu tinh tế, hàm chứa cả một nền văn hóa nên lẽ dĩ nhiên chẳng có một phương pháp nào có thể thông hiểu một ngôn ngữ trong vòng 21 ngày Điều này cũng nói lên rằng chỉ có ngữ cảnh và sự trải nghiệm qua một thời gian dài mới có thể giúp chúng ta nắm vững được một ngoại ngữ Học tiếng Anh cũng vậy
Sau đây là một số lời khuyên chung chung có thể sẽ hữu ích với những
ai thích học tiếng Anh:
Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh Bạn cần tiếng Anh
để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học?
Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?
Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn
đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gì và bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh
Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh,
Trang 3đọc và viết bằng tiếng Anh Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy
Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi
Luyện tập, luyện tập và luyện tập Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ
Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau
Học một ít một nhưng thường xuyên Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn
Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: "Mình đã học được gì hôm nay?
1.2 Tiếng Anh chuyên ngành CNTT
Cũng như tiếng Anh của các chuyên ngành khác, để thông hiểu và
nắm bắt nhuần nhuyễn tiếng anh CNTT thật là một điều không đơn giản
Tiếng Anh CNTT với đặc trưng là tiếng Anh của một ngành khoa học
kĩ thuật vốn đã gồm nhiều thuật ngữ phức tạp cộng thêm với nhiều chuyên ngành khác nhau( khoa học máy tính, Internet, lập trình, phần mềm, phần cứng,…) đã trở thành một môn học tương đối khó đối với những ai muốn tìm hiểu Thế nhưng khó không có nghĩa là không thể
1.2.1 Từ vựng
Trang 4Để học tiếng anh chuyên ngành CNTT, trước hết chúng ta nên có vốn
từ vựng nhất định Và để học được, chúng ta cần phải hiểu về chúng:
Có nhiều cách phân loại từ trong tiếng Anh và chưa có cách náo là hoàn hảo cả Theo truyền thống người ta thường phân loại từ theo 8 dạng sau:
- Danh từ (Noun): là tên gọi người, đồ vật, sự kiện hay nơi
chốn
- Đại từ (Pronouns): là từ dùng thay cho danh từ để danh từ
đó không bị lặp lại nhiều lần
- Tính từ (Adjectives): là từ cung cấp tính chất cho danh từ,
làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn
- Động từ (Verb): là từ diễn tả một hành động, một tình trạng
hay cảm xúc Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì
đó
- Trạng từ (Adverb): là từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay
một trạng thái khác Tương tự như tính từ, nó làm cho các từ mà
nó bổ nghĩa rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn
- Giới từ (Prepositions): là những từ dùng với danh từ và đại
từ chỉ mối tương quan giữa từ này với các từ khác, thường là nhằm mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí
- Liên từ (Conjuctions): là từ nối các từ (word), ngữ (Phrase)
và câu (sentence) lại với nhau
- Thán từ (Interjections): là từ diễn tả tình cảm, cảm xúc đột
ngột không ngờ Các từ này không can thiệp vào ngữ pháp câu
Có nhiều từ đảm nhiệm nhiều loại chức năng khác nhau và do
đó có thể xếp vào nhiều loại từ khác nhau
Thông qua cách phân loại, người đọc có thể nắm bắt từ một cách dễ dàng hơn về cấu trúc, ngữ nghĩa của từ Qua đó giúp cho người đọc học từ một cách dễ dàng hơn
Trang 5 Đặc trưng từ vựng trong tiếng anh CNTT có lẽ là biến thể của các loại từ:
VD: Program(n): chương trình
Program(v): lập trình
Programmer(n): lập trình viên
Programmable(adj): có thể program hóa
Programmability(n): sự có thể program hóa
- Dynamic link library(DLL): thư viện liên kết động
- Transfer control protocol/Internet protocol(TCP/IP): Một tập các tiêu chuẩn (các giao thức) dùng cho quá trình phát truyền và sửa lỗi đối với các dữ liệu, cho phép chuyển dữ liệu từ máy tính được ghép với mạng Internet sang các máy tính khác
Một điểm đáng chú ý nữa là khi học tiếng Anh CNTT, người học
Trang 6tư vào từng chuyên ngành riêng biệt Vì như thế người học có thể nắm được mạch của chuyên ngành mình đang học cũng như các từ vựng liên quan đến chuyên ngành đó
1.2.2 Ngữ pháp
Học ngữ pháp thôi chắc chắn là không đủ để giúp bạn học giỏi tiếng
nh, Nhưng lại là nền tảng cho vốn kiến thức của bạn sau này Bạn hãy coi ngữ pháp là một bài tập sinh lý mà các cầu thủ hay vận động viên vẫn làm: những bài tập đều đặn để chuận bị trước trận đấu quan trọng
Trước nhất, để hiểu được tiếng Anh thông thường chúng ta nên nắm rõ các dạng ngữ pháp cơ bản sau:
¾ Các thì của động từ:
• Hiện tại (Present) -Hiện tại đơn giản (Simple Present)
-Hiện tại tiếp diễn (Present Progressive) -Hiện tại hoàn thành (Present Perfect ) -Hiện thại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Progressive)
• Quá khứ (Past) -Quá khứ đơn giản (Past Simple)
-Quá khứ tiếp diễn (Past Progressive) -Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
-Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect progressive)
• Tương lai (Future) -Tương lai đơn giản (Simple Future)
-Tương lai tiếp diễn (Future Progressive) -Tương lai hoàn thành (Future Perfect)
¾ Câu hỏi: câu hỏi thường, câu hỏi đuôi, câu hỏi gián tiếp,…
¾ Câu bị động và các phương pháp chuyển đổi từ câu bị động sang câu chủ động và ngược lại
¾ Chủ ngữ: Danh từ, quán từ, sở hữu cách,…
¾ Đại từ: Đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu,
Trang 7¾ So sánh của tính từ và phó từ: so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh hơn nhất, so sánh kép…
¾ Cách thành lập từ: tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ…
1.3 Kỹ năng nghe tiếng Anh
Nghe là một trong những kĩ năng khó nhất của việc học tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng Khi nghe, người nghe thường gặp một số khó khăn sau:
- Không nắm được chủ đề của bài
- Quá nhiều thông tin nên không thể nắm bắt được chủ đề bài nghe
- Môi trường luyện tiếng Anh không có hay rất ít
- Thời gian và công sức bỏ ra nhiều nên dễ gây nản lòng người học
- Sự cản trở về mặt trí tuệ nên người nghe bị cuốn theo đoạn văn, từ đó dẫn tới không nắm được những thông tin cần thiết
- Không tự tin để giao tiếp do không quen hay do nhút nhát
- Rào cản ngôn ngữ do phải dịch từ tiếng Việt sang Anh để nói hay ngược lại để hiểu
- Phát âm không chuẩn nên nghe không được
- Có những thông tin không hiểu làm ta phân vân nên không tập trung tư tưởng để nghe
- Không có hiểu biết về lĩnh vực đang nghe
ÎYêu cầu đặt ra: Làm sao để những người học tiếng Anh có thể nghe hiểu tiếng Anh thật tốt và rộng hơn nữa là giao tiếp (nghe và nói) bằng tiếng Anh thật tốt (vì kỹ năng nghe luôn đi kèm với kỹ năng nói)
Tuy nhiên, viêc học đó sẽ không quá khó đối với những người chăm chỉ và có phương pháp học đúng cách Nhưng như thế nào là học đúng cách? Qua tổng kết và thu thập kinh nghiêm thì có một số phương pháp
Trang 8Giai đoạn 1: Sơ cấp - Trung cấp
B1: Nghe cả đoạn: 3 lần để nắm nội dung chính
B2: Nghe từng câu một Chú ý đến những điểm nhấn trọng âm, ngữ điệu Nói lại theo băng, đĩa đến khi nào thấy nhuyễn thì thôi B3: Nghe lại cả đoạn Nói lại bằng tiếng Anh nội dung chính của đoạn vừa nghe
Giai đoạn 2: Trung cấp (intermediate) trở lên
B1: Nghe và chép chính tả Đồng thời nhắc lại theo đúng trọng
âm, ngữ điệu, nhịp điệu
B2: Nghe và ghi lại nội dung chính của cả bài
Giai đoạn 3: Nghe và nói lại nội dung chính của cả đoạn, bài
Giai đoạn 4: Dành cho chuyên nghiệp
Tập dịch cabin Có nghĩa là băng, người nói tiếng Anh và mình dịch tiếng Việt và ngược lại Lúc đầu chậm và sau nhanh dần.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác tuy không theo trình tự bài bản nhưng cũng giúp ích rất nhiêu trong việc luyện kỹ năng nghe:
- Tách bỏ đi những thông tin không cần thiết, chú tâm những thông tin quan trọng để nắm bắt chủ ý bài viết, không cần phải nghe đầy đủ và hiểu nghĩa từng từ một
- Chỉ nghe lướt qua những phần khó hiểu, tránh phân vân về nó, để tập trung tư tưởng hiểu những phần trong khả năng cho phép
- Sử dụng các phương tiện sẵn có: nghe bản tin tiếng Anh trên đài, trên tivi, xem phim tiếng Anh có phụ
đề, xem các kênh truyền hình cáp, nghe nhạc Anh, nghe tiếng Anh online ở các website luyện nghe, hoặc download file âm thanh và textscript để vừa nghe vừa kiểm tra, tham gia luyện nghe-nói tiếng Anh ở các diễn
Trang 9đàn tiếng Anh, voice chat bằng tiếng Anh với bạn bè nước ngoài trên Internet,
- Thường xuyên nghe tiếng Anh dù ở bất cứ đâu
và bất cứ lúc nào (có thể không cần hiều nội dung hoặc hiểu thì càng tốt) để những âm thanh ấy dần dần sẽ trở nên quen thuộc với tai mình, tạo phản xạ nghe hiểu tự nhiên
- Kết hợp nghe nhạc Anh trong lúc làm các việc khác, nếu hiểu nội dung thì càng tốt
- Thường xuyên tham gia vào các câu lạc bộ nói tiếng Anh, nhà văn hóa thanh niên dành cho những người muốn rèn luyện tiếng Anh để giao lưu học hỏi với nhiều người, có nhiều đề tài sôi động, kích thích sự hứng thú
- Thay đổi cường độ học cho phù hợp, nên học mỗi ngày một ít và thường xuyên hơn là lâu lâu mới học một lần với lượng nhiều, tránh nôn nóng
- Cần xác định được mục tiêu và quyết tâm thực hiện nó
- Liên tưởng nội dung câu nói với ngữ cảnh cụ thể và cố nắm bắt ý nghĩa của nó
- Kết hợp việc nghe hiểu từ ngữ tiếng Anh với việc hình dung hành động cụ thể trong đầu mình
- Nên thường xuyên nghe hiểu các tình huống tiếng Anh trong giao tiếp để tạo phản xạ nghe nhanh khi gặp tình huống thực tế
Trên đây là một số phương pháp học nghe tiếng Anh nói chung cũng như tiếng Anh chuyên ngành CNTT nói riêng Các phương pháp trên sẽ
Trang 10giúp ích rất nhiều cho người học trong quá trình học tiếng Anh chuyên ngành CNTT nếu ứng dụng một cách linh hoạt cùng với những công cụ
hỗ trợ hữu ích
Trang 11Chương II: Công cụ lập trình
dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết C#
có những từ khoá dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính (property) mới C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình
C# hỗ trợ khái niệm giao diện, interfaces (tương tự Java) Một lớp chỉ
có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thế thực thi nhiều giao diện
C# có kiểu cấu trúc, struct (không giống C++) Cấu trúc là kiểu nhẹ hơn và bị giới hạn.Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể thực thi giao diện
C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là attribute) Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata) Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc tính, các thông tin bảo mật …
Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE) Trong NET một assembly là một đơn vị của việc tái sử dụng, xác định phiên bản, bảo mật, và phân phối CLR cung cấp một số các lớp để thao tác với assembly
Trang 12C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó được xem như không an toàn CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng
2.2 Lớp, đối tượng và kiểu
Bản chất của lập trình hướng đối tượng là tạo ra các kiểu mới Một
kiểu (type) biểu diễn một “điều” gì đó Đôi khi, “điều” đó là những gì
trừu tượng như một bảng dữ liệu hay một chuỗi Khi khác lại là những gì hữu hình hơn như một nút trong cửa sổ Windown Một kiểu là định nghĩa
những thuộc tính chung và cách hoạt động của “điều” đó
Giống với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác, một kiểu
trong C# cũng định nghĩa bằng từ khoá class (lớp) còn thể hiện của lớp được gọi là đối tượng (object)
2.3 Phương thức
Các hành vi của một lớp được gọi là các phương thức thành viên (gọi tắt là phương thức) của lớp đó Một phương thức là một hàm (phương thức thành viên còn gọi là hàm thành viên) Các phương thức định nghĩa những gì mà một lớp có thể làm
Phương thức thường đưa ra tên của hành động như là WriteLine( ) hay AddNumbers( ) Tuy nhiên có một lớp phương thức có tên dặc biệt Main(), nó không diễn tả một hành động nhưng được chỉ định rõ với CLR
đó là phương thức chính đầu tiên cho lớp của bạn Khi một chương trình bắt đầu, CLR sẽ gọi hàm main() đầu tiên và bất cứ chương trình C# nào cũng phải có hàm main()
Sự khai báo phương thức là một liên hệ giữa người tạo ra phương thức
và người thực hiện phương thức Giống như là người viết phương thức và người sử dụng phương thức là một, nhưng thực tế thì không hoàn toàn
Trang 13như vậy Nó có thể là do một thành viên trong đội phát triển sẽ tạo ra phương thức và người lập trình viên khác sẽ sử dụng lại nó
Để khai báo một phương thức, bạn phải chỉ định giá trị trả về của nó Khi khai báo phương thức phái có dấu ngoặc đơn (), và lúc có chấp nhân truyền tham biến, lúc không Giá trị trả về cho người sử dụng biết kiểu dữ liệu đó trả về khi phương thức chạy xong Một số phương thức không trả
về một giá trị cụ thể, gọi là trả về kiểu void và được khai báo bằng từ khóa void Và trong C#, một phương thức bắt buộc phải trả về một kiểu giá trị cụ thể hoặc kiểu void
2.4 Các kiểu
C# buộc phải khai báo kiểu của đối tượng được tạo Khi kiểu được khai báo rõ ràng, trình biên dịch sẽ giúp ngăn ngừa lỗi bằng cách kiểm tra
dữ liệu được gán cho đối tượng có hợp lệ không, đồng thời cấp phát đúng
kích thước bộ nhớ cho đối tượng
C# phân thành hai loại: loai dữ liệu dựng sẵn (intrinsic (built-in))
và loại do người dùng định nghĩa (user-defined)
C# cũng chia tập kiểu thành hai loại: giá trị và tham chiếu Biến kiểu giá trị được lưu trong vùng nhớ stack, còn biến kiểu tham chiếu được lưu trong vùng nhớ heap
C# hỗ trợ kiểu con trỏ của C++, nhưng ít khi được sử dụng Thông thường con trỏ chỉ được sử dụng khi làm việc trực tiếp với Win API hay các đối tượng COM
Loại dữ liệu định sẳn
C# có nhiểu kiểu dữ liệu định sẳn, mỗi kiểu ánh xạ đến một kiểu được
hổ trợ bởi CLS (Commom Language Specification), ánh xạ để đảm bảo rằng đối tượng được tạo trong C# không khác gì đối tượng được tạo trong các ngôn ngữ NET khác Mỗi kiểu có một kích thước cố định được liệt kê trong bảng sau:
Trang 14Các kiểu dựng sẵn:
(byte) Kiểu Net Mô tả - giá trị
Tuỳ vào từng giá trị muốn lưu trữ mà ta chọn kiểu cho phù hợp Nếu
chọn kiểu quá lớn so với các giá trị cần lưu sẽ làm cho chương trình đòi
hỏi nhiều bộ nhớ và chạy chậm Trong khi nếu giá trị cần lưu lớn hơn
kiểu thực lưu sẽ làm cho giá trị các biến bị sai và chương trình cho kết
quả sai
Kiểu char biểu diễn một ký tự Unicode Ví dụ “\u0041” là ký tự “A”
trên bảng Unicode Một số ký tự đặc biệt được biểu diễn bằng dấu “\”
trước một ký tự khác
Trang 15Các ký tự đặc biệt thông dụng:
Ký tự Nghĩa
2.4.2 Chuyển đổi kiểu định sẳn
Một đối tượng có thể chuyển từ kiểu này sang kiểu kia theo hai hình thức: ngầm hoặc tường minh Hình thức ngầm được chuyển tự động còn hình thức tường minh cần sự can thiệp trực tiếp của người lập trình:
Trang 162.5 Biến và hằng
Biến dùng để lưu trữ dữ liệu Mỗi biến thuộc về một kiểu dữ liệu nào
đó
2.5.1 Khởi tạo trước khi dùng
Trong C#, trước khi dùng một biến thì biến đó phải được khởi tạo nếu không trình biên dịch sẽ báo lỗi khi biên dịch Ta có thể khai báo biến trước, sau đó khởi tạo và sử dụng; hay khai báo biến và khởi gán trong lúc khai báo
int x; // khai báo biến trước
x = 5; // sau đó khởi gán giá trị và sử dụng
int y = x; // khai báo và khởi gán cùng lúc
2.5.2 Hằng
Hằng là một biến nhưng giá trị không thay đổi theo thời gian Khi cần thao tác trên một giá trị xác định ta dùng hằng Khai báo hằng tương tự khai báo biến và có thêm từ khóa const ở trước Hằng một khi khởi động xong không thể thay đổi được nữa
const int HANG_SO = 100;
2.5.3 Kiểu liệt kê
Enum là một cách thức để đặt tên cho các trị nguyên (các trị kiểu số nguyên, theo nghĩa nào đó tương tự như tập các hằng), làm cho chương trình rõ ràng, dễ hiểu hơn Enum không có hàm thành viên Ví dụ tạo một enum tên là Ngay như sau:
enum Ngay {Hai, Ba, Tu, Nam, Sau, Bay, ChuNhat};
Theo cách khai báo này enum ngày có bảy giá trị nguyên đi từ 0 = Hai, 1 = Ba, 2 = Tư … 7 = ChuNhat
Mặc định enum gán giá trị đầu tiên là 0 các trị sau lớn hơn giá trị trước một đơn vị, và các trị này thuộc kiểu int Nếu muốn thay đổi trị mặc định này ta phải gán trị mong muốn
Cú pháp chung cho khai báo một kiểu enum như sau
Trang 17[attributes] [modifiers] enum identifier [:base-type]
{
enumerator-list
};
attributes (tùy chọn): các thông tin thêm (đề cập sau)
modifiers (tùy chọn): public, protected, internal, private
(các bổ từ xác định phạm vi truy xuất)
identifer: tên của enum
base_type (tùy chọn): kiểu số, ngoại trừ char
enumerator-list: danh sách các thành viên
2.5.4 Chuỗi
Chuỗi là kiểu dựng sẵn trong C#, nó là một chuổi các ký tự đơn lẻ Khi khai báo một biến chuỗi ta dùng từ khoá string Ví dụ khai báo một biến string lưu chuỗi "Hello World"
string myString = "Hello World";
2.5.5 Định danh
Định danh là tên mà người lập trình chọn đại diện một kiểu, phương
thức, biến, hằng, đối tượng… của họ Định danh phải bắt đầu bằng một
Trang 182.7 Câu lệnh
Cũng như trong C++ và Java một chỉ thị hoàn chỉnh thì được gọi là một câu lệnh (statement) Chương trình gồm nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh kết thúc bằng dấu “;”
Ví dụ:
int x; // là một câu lệnh
x = 23; // một câu lệnh khác
Ngoài các câu lệnh bình thường như trên, có các câu lệnh khác là: lệnh
rẽ nhánh không điều kiện, rẽ nhánh có điều kiện và lệnh lặp
2.7.1 Các lệnh rẽ nhánh không điều kiện
Có hai loại câu lệnh rẽ nhánh không điều kiện Một là lệnh gọi phương thức: khi trình biên dịch thấy có lời gọi phương thức nó sẽ tạm dừng phương thức hiện hành và nhảy đến phương thức được gọi cho đến hết phương thức này sẽ trở về phương thức cũ
Cách thứ hai để tạo các câu lệnh rẽ nhánh không điều kiện là dùng từ khoá: goto,break, continue, return, hay throw Cách từ khóa này sẽ được giới thiệu trong các phần sau
2.7.2 Lệnh rẽ nhánh có điều kiện
Các từ khóa if-else, while, do-while, for, switch-case, dùng để điều khiển dòng chảy chương trình C# giữ lại tất cả các cú pháp của C++, ngoại trừ switch có vài cải tiến
a Lệnh If else …
Cú pháp:
if ( biểu thức logic ) khối lệnh;
hoặc
if ( biểu thức logic )
khối lệnh 1;
else
Trang 19khối lệnh 2;
Ghi chú: Khối lệnh là một tập các câu lện trong cặp dấu “{…}” Bất kỳ nơi đâu có câu lệnh thì ở đó có thể viết bằng một khối lệnh Biểu thức logic là biểu thức cho giá trị dúng hoặc sai (true hoặc false) Nếu “biểu thức logic” cho giá trị đúng thì “khối lệnh” hay “khối lệnh 1” sẽ được thực thi, ngược lại “khối lệnh 2” sẽ thực thi Một điểm khác biệt với C++ là biểu thức trong câu lệnh if phải là biểu thức logic, không thể là biểu thức số
b Lệnh switch
Cú pháp:
switch ( biểu_thức_lựa_chọn ) {
case biểu_thức_hằng : khối lệnh;
lệnh nhảy;
[ default : khối lệnh;
lệnh nhảy; ] }
Biểu thức lựa chọn là biểu thức sinh ra trị nguyên hay chuỗi Switch sẽ so sánh biểu_thức_lựa_chọn với các biểu_thức_hằng để biết phải thực hiện với khối lệnh nào Lệnh nhảy như break, goto…để thoát khỏi câu switch và bắt buộc phải có
2.7.3 Lệnh lặp
C# cung cấp các lệnh lặp giống C++ như for, while, do-while và lệnh lặp mới foreach Nó cũng hổ trợ các câu lệnh nhảy như: goto, break, continue và return
a Lệnh goto
Trang 20Lệnh goto có thể dùng để tạo lệnh nhảy nhưng nhiều nhà lập trình chuyên nghiệp khuyên không nên dùng câu lệnh này vì nó phá vỡ tính cấu trúc của chương trình
Cách dùng câu lệnh này như sau: (giống như trong C++)
Khác với while khối lệnh sẽ được thực hiện trước, sau đó biệu thức được kiểm tra.Nếu biểu thức đúng khối lệnh lại được thực hiện
d Vòng lặp for
Cú pháp:
for ( [khởi_tạo_biến_đếm]; [biểu_thức]; [gia_tăng_biến_đếm] ) khối lệnh;
e Câu lệnh break, continue, và return
Cả ba câu lệnh break, continue, và return rất quen thuộc trong C++
và Java, trong C#, ý nghĩa và cách sử dụng chúng hoàn toàn giống với hai ngôn ngữ này
2.8 Toán tử
Trang 21Các phép toán +, -, *, / là một ví dụ về toán tử Áp dụng các toán tử này lên các biến kiểu số ta có kết quả như việc thực hiện các phép toán thông thường
2.8.3 Các toán tử tăng và giảm
C# cũng kế thừa từ C++ và Java các toán tử: +=,-=, *=, /= , %= nhằm làm đơn giản hoá Nó còn kế thừa các toán tử tiền tố và hậu tố (như biến++, hay ++biến) để giảm bớt sự cồng kềnh trong các toán tử cổ điển
Trang 222.8.6 Thứ tự các toán tử
Đối với các biểu thức toán, thứ tự ưu tiên là thứ tự được qui định trong toán học Còn thứ tự ưu tiên thực hiện của các nhóm toán tử được liệt kê theo bảng dưới đây
Thứ tự ưu tiên của các nhóm toán tử (chiều ưu tiên từ trên xuống)
Primary (chính) {x} x.y f(x) a[x]
Quan hệ < > <= >= is nhỏ hơn, lớn hơn, nhỏ hơn
hay bằng, lớn hơn hay bằng
2.9 Namespaces
Namespaces là một cách tổ chức mã nguồn thành các nhóm có ngữ nghĩa liên quan Bạn có thể thoải mái tạo một namespace của bạn được
hỗ trợ trong.NET Frameworkhoặc từ các dịch vụ khác Để khai báo bạn phải dùng từ khóa namespace và sau đó là tên namespace mà bạn muốn tạo, kèm theo đó là các đối tượng của namespace được đặt trong dấu {}
2.10 Lớp và đối tượng
Một lớp định nghĩa một tập các đối tượng hoặc các thể hiệncủa lớp đó Đối tượng là một trị có thể được tạo ra, lưu giữ và sử dụng Trong C# tất cả các biến đều là đối tượng Các biến kiểu số, kiểu chuỗi … đều là
Trang 23đối tượng Mỗi một đối tượng đều có các biến thành viên để lưu giữ dữ liệu và có các phương thức (hàm) để tác động lên biến thành viên Mỗi đối tượng thuộc về một lớp đối tương nào đó Các đối tượng có cùng lớp thì có cùng các biến thành viên và phương thức
a Bổ từ truy xuất
Bổ từ truy xuất xác định thành viên (nói tắt của biến thành viên và phương thức thành viên) nào của lớp được truy xuất từ lớp khác Có các loại kiểu truy xuất sau:
- public: Truy xuất mọi nơi
- protected: Truy xuất trong nội bộ lớp hoặc trong các lớp con
- internal: Truy xuất nội trong chương trình (assembly)
- protected internal: Truy xuất nội trong chương trình (assembly) và trong các lớp con
- private (mặc định): Chỉ được truy xuất trong nội bộ lớp
b Các tham số của phương thức
Mỗi phương thức có thể không có tham số mà cũng có thể có nhiều tham
số Các tham số theo sau tên phương thức và đặt trong cặp ngoặc đơn
2.10.2 Tạo đối tượng
a.Constructor
Constructor là phương thức đầu tiên được triệu gọi và chỉ gọi một lần khi khởi tạo đối tượng, nó nhằm thiết lập các tham số đầu tiên cho đối tượng Tên Constructor trùng tên lớp, còn các mặt khác như phương thức
Trang 24Nếu lớp không định nghĩa hàm Constructor, trình biên dịch tự động tạo một Constructor mặc định Khi đó các biến thành viên sẽ được khởi tạo theo các giá trị mặc định: