sO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP Hồ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ & PHÁT TRIỂN BOOSIE
Dé tai:
NHUNG GIA TRI VAN HOA DO THI CO BAN
CỦA THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH Thành viên thực hiên:
PGS TS TỔN NỮ QUỲNH TRẤN (Chủ nhiệm) TRẤN QUANG ÁNH
TRƯƠNG HỒNG TRƯƠNG TƠ THỊ HỒNG YẾN
Trang 2MUC LUC
DAN LUAN
Thế nào là một đơ thị 1
1 Sự hình thành đô thị 1
IL Lich sit phat triển đô thị 3 1 Các đô thị thời tiền công nghiệp 3
2 Đô thị thời kỳ cách mạng công nghiệp 10
II, Đi tìm thực chất của đơ thị 12
1 Trường phái Heidelberg 12
2 Trường phái Chicago 13
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CƠ BẢN CỦA ĐÔ THỊ 15
I Thé nao là văn hóa đơ thị : i5
II Một cách tiếp cận đến các giá trị văn hóa đơ thị 20
1 Giá trị 20
2 Giá trị văn hóa đơ thị 22
1H Những giá trị văn hóa đơ thị trong bối cảnh Sài Gòn-TP Hồ chí minh 22 1 Tính mở thoáng, bao dung, tiếp biến, chuyển hóa tỉnh hoa ngoại sinh 23
2 Tính tiên phong 26
3 Tính tri thức - 27
4 Tính cơng nghiệp-hiện đại 28
5 Tính đa dạng về dân cư, tơn giáo, văn hóa 29
6 Văn hóa đấu tranh độc đáo 29
7 Các giá trị văn hóa vật thể 30
IV Những cơ sở hình thành các giá trị văn hóa đơ thị cơ bản
của TP Hơ Chí Minh 31
1 Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu vdi bén ngoai-diéu kién quan trọng
để hình thành các giá trị văn hóa đơ thị cơ bản của TP Hồ Chí Minh 31 2 Vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, diéu kiện hội tụ các tỉnh hoa 35
3 Thanh phdn dan cu da dang, có đầu óc cởi mở tạo nên những
giá trị văn hóa đơ thị cho thành phố 39
Trang 3CHƯƠNG HAI
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA ĐƠ THỊ PHI VẬT THỂ
CỦA TP HỒ CHÍ MINH
I Mở thống, bao dung, một giá trị văn hóa đơ thị tiêu biểu
của TP Hồ Chí Minh 44
1 Mở thoáng, bao dung trong việc tiếp nhận các luỗng nhập
cư về thành phố 45
2 Mở thoáng trên lĩnh vực tư tưởng, tiếp nhận những tư tưởng
tiến bộ từ bên ngoài 47
3 Mở thoáng trong việc tiếp nhận lối sống mới 50 4 Mở thoáng trong quan niệm về chuẩn mực đạo đức, phong
tục tập quán xã hội 54
5 Mé thoáng, năng động trong lĩnh vực kinh tế, buôn bán
thương mại 38
6 Mở thoáng, bao dung thể hiện qua giao tiếp của người
Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh 60
7 Mở thống trong trang phục thời trang 64
§ Mở thống trong hoạt động nghệ thuật và tiếp thu các loại
hình nghệ thuật từ bên ngoài 67 IL Tính tiên phong-một giá trị văn hóa đơ thị của TP Hồ Chí Minh 69
1 Tiên phong trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật 71
2 Tiên phong trong lĩnh vực báo chí 78 3 Tiên phong trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật 82 4 Tiên phong trong lĩnh vực kinh tế 83 5 Tiên phong trong các phong trào xã hội 87
6 Tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 88 UL Tinh tri thức, một nét văn hóa đơ thị đặc trung cua TP Hé Chi Minh 92
1, Hệ thống các trường học sớm được hình thành và có trình độ cao, là
trung tâm giáo dục của cả nước 92
2 Tính tri thức trên lĩnh vực kinh tế 101
Trang 4IV Tính cơng nghiệp-hiện đại
1 Biểu hiện của tính công nghiệp-hiện đại trong trang phục Biểu hiện của tính công nghiệp-hiện đại trong ăn uống
Biểu hiện của tính cơng nghiệp-hiện đại trong sinh hoạt đời thường
Biểu hiện của tính cơng nghiệp-hiện đại trong lao động sản xuất
Biểu biện của tính cơng nghiệp-hiện đại trong phong tục, tập quán Biểu hiện của tính công nghiệp-hiện đại trong văn hóa — nghệ thuật
„m0
6N
Biểu hiện của tính cơng nghiệp-hiện đại trong nghiên cứu khoa học,
giáo dục
V Tính đa đạng về cư đân, tơn giáo văn hóa của TP Hồ Chí Minh 1 Sự giao thoa và tiếp biến văn hóa
2 Đa dạng về cư dân
3 Đa dạng về tơn giáo, tín ngưỡng
4 Đa dạng về các hoạt động văn hóa, lễ hội VL Văn hóa đấu tranh độc đáo
1 Chiến trường đấu tranh công khai
2 Tính sơi nổi, hào hùng 3 Thể loại đấu tranh đa dạng
CHƯƠNG BA
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA ĐƠ THỊ VẬT THỂ CỦA TP HỖ CHÍ MINH
1 Về kiến trúc
1 Kiến trúc Đông Dương
2 Kiến trúc hiện đại
II Cảnh quan đô thị TP Hồ Chí Minh
1 Các con đường đặc trưng và cây xanh 2 Chợ hoa
3 Hội hoa xuân II Hẻm phố Sài Gòn
Trang 54 Hệ thống các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa 5 Cơng viên văn hóa
V, Dịch vụ đô thị 1 Hệ thống chợ ở thành phố 2 Phố chuyên doanh 3 Hệ thống siêu thị, Metro 4 Hệ thống nhà hàng, khách sạn VI Ẩm thực Sài Gòn 1 Món ăn Sài Gịn 2 Cà phê Sài Gòn CHUGNG BON
GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRI VAN HĨA ĐƠ THỊ
TP HO CHi MINH
._ Giải pháp phát huy giá trị mở thoáng, bao dung Giải pháp phát huy tính tiên phong
Giải pháp phát huy tinh tri thức
Giải pháp phát huy tính cơng nghiệp-hiện đại
Giải pháp phát huy thế mạnh của sự đa dạng về cư dân, tôn giáo
DUP
ene
Giải pháp phát huy tinh thần yêu nước của người dân thành phố trong đời
sống hiện nay
7 Giải pháp phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa đơ thị vật thể
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 6DẪN LUẬN
THẾ NÀO LÀ MỘT ĐƠ THỊ
I SỰ HÌNH THÀNH ĐƠ THỊ
Đơ thị là một thực thể đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ xa xưa, từ khi mà ở nơi này, nơi khác bất đầu hình thành một nếp sinh hoạt khác biệt với nếp sinh hoạt vẫn hằng tổn tại ở thôn quê với nền sản xuất nông nghiệp Những thực thể hình thành thành đơ thị sau một quá trình chuyển động tổng hợp của những điểu kiện ban đầu như sự định cư và tăng dân số trên một vùng nào đó, hoặc là do nơng nghiệp phát triển Trong những điều kiện ấy, trạng thái định cư dẫn dẫn biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở địa phương, cô lập, tự cung tự
cấp với nến kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành một hình thái tập trung
dân cư với những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp Và xuất phát từ chính các
hoạt động phi nông nghiệp ấy, xã hội ở địa bàn này mang một sắc thái khác, mà ta có thể gọi đó là sắc thái đơ thị Dù rằng dân cư đô thị là sự cộng lại của các thế hệ đi dân từ nông thôn, dù rằng văn hóa đơ thị chịu ảnh hưởng lớn của văn
hóa nơng thơn, nhưng vấn hóa đơ thị vẫn định hình và thốt ly dẫn cái gốc nông
thôn của nó
Trong những yếu tố tiền đơ thị có tác dụng hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đơ thị là sự phát triển của các ngành nghề thủ công, ngành thương mại và những làng nông nghiệp phát triển có tích lũy thặng dư nơng sản Từ đó, những trung tâm kinh tế, văn hóa hình thành với cư dân có hoạt động phi nông nghiệp ngày càng cao, sự trao đổi hàng hóa ngày càng có tốc độ nhanh Những thành phân xã hội mới xuất hiện tạo nên quan hệ mới, quan hệ láng giéng, quan hệ chủ thợ, quan hệ phi nông nghiệp, đưa đến việc xuất hiện và phát triển cấu
trúc xã hội mới.thường được gọi là xã hội đô thị
Các yếu tố trong đô thị và của đô thị không ngừng gia tăng về số lượng,
ngừng được mở rộng về qui mô, về phạm vi ảnh hưởng, và đô thị tạo nên một mạng lưới đê thị có quan hệ tương tác cùng nhau và với vùng nông thôn và
Trang 7Có khá nhiều cách hiểu về đô thị Trong tiếng Việt có nhiều từ để chỉ
khái niệm đô thị: đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn Các từ đó đều có hai thành
tố: đô, thành, trấn, xã có chức năng hành chính và thị, phố có nghĩa là chợ, nơi
bn bán Như vậy, đô thị là nơi vừa có chức năng hành chính lẫn kinh tế
Một số nhà quy hoạch đô thị của Mỹ cho rằng “đô thị là nơi tập trung dân cư với quy mô lớn tại một khu vực địa dư cụ thể trong đó người ta hỗ trợ nhau
một cách thường xuyên và sòng phẳng thông qua các hoạt động kinh tế của khu vực đó” hoặc “đô thị là nơi có cơ hội để có được một môi trường sống đa dạng
và nhiều kiểu sống khác nhau” (Simon Eisner, Athur Gallion, Stanley Eisner,
Urban Pattern)'
Cịn theo K.Marx đơ thị là một cơ thể trọn vẹn
Trong The America Encyclopeadia, đô thị được trình bày với một quan niệm như sau: * Như thông thường vẫn sử dụng, thành phố (city) chỉ là một tập
hợp đân cư có một qui mơ đáng kể, ở đó điểu kiện sống được xem là theo kiểu
đô thị, trái ngược với đời sống nông thôn ở miền thôn dã Theo nghĩa đó, thành phố là một hiện tượng chung của xã hội văn minh” Theo quan niệm chung, đô
thị bao giờ cũng gắn liền với văn minh là nơi có điều kiện tốt nhất để tổ chức
xây dựng một xã hội văn minh Một đô thị mà không văn minh thì khơng thể là
một đô thị được
“Văn minh” là bản chất cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa thành thị và
nông thơn Và những tính chất của đô thị cùng nên văn hóa của đơ thị cũng xuất
phát từ bản chất này Văn minh “chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về
phương điện vật chất, nó đặc trưng cho một thời đại và một khu vực rộng lớn wt
Khi nói đến văn minh, người ta nghĩ đến sự hợp lý, những tiện nghỉ vật chất
Như vậy, văn hóa đơ thị là điểm trùng nhau giữa văn minh và văn hóa Văn hóa và văn minh có nhiều điểm khác nhau Nhưng, tại đơ thị, văn hóa và văn minh
kết hợp vào nhau để tạo nên một bản sắc văn hóa của đơ thị Vì thế, văn hóa đơ
thị là một thực thể đa phức mà nội hàm của nó vẫn cịn nhiều ẩn số cần được
khám phá
Trang 8
Trong tất cả các thời đại và các khu vực, từ cổ đại đến hiện đại, thì đơ thị
là nơi phát triển cao nhất của trí lực, sáng kiến và thành tựu Chừng nào mà con
người còn ở trong giai đoạn chăn nuôi và nơng nghiệp thì vẫn cịn có ít chất kích thích để phân chia chức năng kinh tế; toàn bộ năng lực của con người bị thu hút vào công việc lo cung cấp lương thực, nhưng với thành phố thì có sự phân cơng
lao động và những khả năng tạo ra thặng dư kinh tế, do đó mà đưa đến sự tiến
bộ về của cải thời gian rảnh rỗi, giáo dục trí óc và sự phát triển,của nghệ thuật
và khoa học
Như vậy đô thị là một kiểu tổ chức xã hội khác, nếu khơng muốn nói là đối lập với nông thôn Và dù là đối lập, nông thôn và đô thị là hai thực thể
không thể tách rời nhau, nông thôn là hậu cứ, tiếp nạp nguồn dân cư cho đô thị,
vốn là nơi mà khả năng tái sẵn sinh thấp
Khi nào thì một vùng tập trung dân cư trở thành một đơ thị? Thật khó để
nắm bắt được chính xác thời điểm chuyển giao Quá trình chuyển biến thành đơ
thị là một quá trình chuyển đổi dần dẫn mà chỉ được nhận thức từng bước Biên
giới của sự chuyển đổi ấy cũng rất mờ không được đánh dấu bằng một thời khắc rõ ràng nào
Như vậy, đô thị là một hệ thống mở, là một tập hợp các phân tử là dân cư
của nó với một cơ thể tất yếu phải trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin với
bên ngồi Tính phức tạp của hệ thống này là không tránh khỏi do nó bao gồm
một lượng dân cư đông đảo với nhiều kiểu quan hệ và nhiễu kiểu sống da dang
trải ra trong một không gian rộng lớn, như TP.Hồ Chí Minh là một thí dụ
II LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Lịch sử phát triển đơ thị của lồi người có thể phân làm hai giai đoạn là 1/
Các đô thị thời tiễn công nghiệp và 2/ Các đô thị sau cách mạng công nghiệp
1 Các đô thị thời tiền công nghiệp
Việc xác định thời điểm ra đời của các đô thị cổ vẫn là vấn để tranh luận vì cho đến hiện nay chưa có sự thống nhất về tiêu chí cần thiết cho sự hình thành một đơ thị Vì thế hiện nay, các nhà đô thị học tạm thời chấp nhận một tiêu chí
Trang 9—
do Gordon Childe' nêu ra vào năm 1950 ở cơng trình “The Urban Revolution” như sau:
-_ Quy mô và mật độ dân cư cao: Căn cứ vào các thành phố như Ur, Uruk có dân số khoảng 20.000 người
- _ Có thặng dư nông nghiệp (đo nông dân đóng thuế)
- C6 cơng việc công cộng và dinh thự cơng cộng: Những cơng trình
thủy lợi của nhà nước đã giúp cho nông đân có được thặng dư sản xuất; thành phố lại có những cơ sở tôn giáo lớn
-_ Có lực lượng lao động chuyên môn phi nông nghiệp như nghệ sĩ, thợ thủ cơng, thương bn, lính và thầy tu
- _ Một ngơn ngữ viết và tính toán để thu thuế
- _ Phân tầng xã hội:Thẩy tu, tướng lĩnh tạo thành một giai cấp thống trị
và được miễn lao động chân tay
-_ Một số tiến bộ về khoa học như số học, hình học thiên văn học ~ Phát triển thẩm mỹ và thủ công nghệ
- Quan hé dong t6c được thay thế bằng mối quan hệ do cư trú
-_ Có thương mại với các xứ khác
Những tiêu chí ma G Chiide that ra là những điểm khác nhau giữa nông thôn và đô thị, biểu hiện của sự chuyển đổi của xã hội vào thời kỳ được xem là thời kỳ đầu của văn minh con người
1.1 Những đô thị vùng Lưỡng Hà
Những đô thị cổ xuất hiện đầu tiên tại vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà)
khoảng 4000 đến 3500 năm trước CN Những hình thái đô thị này tổn tại và phát
triển trong vòng I ngàn năm rồi bắt đầu thối hóa Ta có thể kể một số đô thị cổ 1a Ur, Eridu, Ubaid, Nippur, Lagash, Babylon va Nineveh.’
} Gordon Childe (1892-1957), nha khảo cổ học người Úc, là người không tán thành việc chía lịch sử lồi người thành ba thời kỳ (đá, đồng, sắu), mà cho rằng lịch sử loài người gễm bốn thời kỳ là: đá cũ, đá mới,
đô thị, cơng nghiệp Ơng là người nổi tiếng chuyên nghiên cứu các đô thị cổ vàng Lưỡng Hà,
* Harry Gold, The Soc(olagy of Urban Life USA, 1982, tr.34
* Wiliam G Flanagan, Urbun Sociology tt.11 Bin dé 1.1, “Ancient Middle East and Indus River”
Trang 10N BLACK SEA oF
MEDITERRANI SEA „ larappo
sShahr-/-Sokta
Tepe Yobyaobego Dare PERSIAN
GULF, ARABIAN
SEA
em FIGURE 1.1 Ancient Middle East ond Indus River Valley
IL
Ngu6n: William G.Flanagan, Urban Sociology, tr.11, Bản đổ 1.1 “Ancient
Middle East and Indus River Valley”
Trong những đô thị cổ ấy, Ur được xem là lớn nhất và có quy mơ nhất, điển hình cho tiêu chí của Childe đưa ra Ur tọa lạc tại hợp lưu sông Tigris và
Euphrate, có diện tích khoảng 220 mẫu Anh (1 mẫu : 4046m”) và dân số khoảng
24.000 người Những đô thị Lưỡng Hà khác có dân số trên dưới 20.000 người
Dựa vào khảo cổ học, ta biết Ur có cả hệ thống đến đài, kênh đào, bến cảng,
pháo đài dùng làm nơi cư trú cho giai cấp thống trị Ngoài vòng tường pháo đài
là nơi cư ngụ của thợ thủ công, thơ lại, người giúp việc, người hầu cho giai cấp
thống trị Việc buôn bán, thương mại rất bị xem thường Chỉ sau này, khi thặng
Trang 11quyết sự thăng dư này Vào đến khoảng 3000-2500 thì bn bán mới trở nên
quan trọng trong vùng Lưỡng Hà Ủr có mối quan hệ bn bán liên khu vực và
liên đơ thị Vị trí chợ của Ur nằm bên sông Nhà thờ và qưân đội là nơi nắm quyên lực và không hiếm trường hợp vua là thầy tu Cuộc sống trong cộng đồng bị chỉ phối bởi nhiều tín ngưỡng, thần thánh, nghỉ thức thờ cúng Chữ viết, hệ thống các con số, tính tốn toán học và thiên văn, hệ thống luật, hành chính và
nhiều yếu tố khác của văn minh đô thị đã bắt đầu xuất hiện từ các đô thị vùng
Mesopotamia
Vào thời kỳ thối hóa của các đô thị vùng Mesopotamia, mà lý do còn chưa biết đến, thì có những nền văn minh đô thị khác xuất hiện tại các vùng
khác trên thế giới Có thể kể đó là vùng thung lãng sông Ấn, sơng Hồng Hà khoảng 2500 năm trước CN Cịn ở phía Tây bán cầu thì có hai nền văn minh
của người Maya ở vùng Mexico và Inca vùng núi Andes vào khoảng năm 1000 trCN
1.2 Những đô thị Ai Cập
Những đô thị cổ Ai Cập có thể là vết phát triển của văn minh đô thị
Lưỡng Hà Những đô thị cổ Ai Cập đầu tiên xuất hiện vào khoảng 3300 trước
CN Những đô thị như Memphis và Thebes được Pharaoh cai trị Pharaoh vừa là vua vừa là Chúa Pharaoh đứng đầu một hệ thống hành chính rất tập trung, được
phục vụ bởi các thơ lại rất giỏi vé chữ tượng hình Họ đã biết dùng giấy Hệ thống quan lại này có quyển và có khả năng tiến hành việc kiểm tra dân số, thu thuế hàng năm, và duy trì một hệ thống luật lệ Người Ai Cập đã phát triển về y
khoa như ngành giải phẫu, và dược Họ còn phát minh ra cả một loại lịch gần giống như lịch mà chúng ta đang đùng hiện nay Ngồi ra cịn phải kể đến điêu
khắc, hội họa, kiến trúc là thành quả lao động của thợ thủ công và nghệ nhân phục vụ cho pharaoh
Có lúc quyển lực của pharaoh lớn đến nỗi ơng ta có thể xây hẳn một đô
thị theo ý thích thẩm mỹ của mình Ví dụ như pharaoh Ikhnaton khi lên ngôi (khoảng 1400 tr CN) khơng thích kinh đô Thebes nữa, đã cho xây dựng một đô
thị mới, gọi là Akhetaton và biến Akhetaton thành kinh đô của đế chế Và đơ thị
này đã có những phát triển đáng kể về triết học, nghệ thuật, kiến trúc NĂm bên
Trang 12
bờ Tây của sông NH, đơ thi Akhetaton có chiểu dài khoảng 2 dặm Anh (1609m)
và chiều rộng khoảng 1,5 dặm Trên ngọn đổi bao quanh đô thị là nơi chôn cất của sĩ quan cao cấp, còn nghĩa trang của gia đình hồng gia thì được bố trí ở -
vùng thung lũng xa hơn và an toàn hơn với những ngôi mộ bằng đá đẽo Trong đô thị có ít nhất là 5 ngôi đến thờ thần mặt trời, được gọi là Aton Đó là tơn giáo
mới của vi pharaoh nay Dén thờ chính được nối liễn với cung điện hoàng gia, để các thành viên này đến làm lễ
Lâu đài chính của Pharaoh có balcon rộng để Pharaoh và hoàng gia chào dân chúng ở sân trước lâu đài vào các địp lễ hội Những phòng riêng trong lâu
đài được trang trí huy hồng và có nhiều tranh ảnh, đổ khẩm với đá màu, cột, tường đều được trang trí nhiều màu sắc phong phú nhất
Pharaoh cho xây nơi giải trí dành riêng cho ông ta và gia đình ở khu vực
phía Nam của Thành phố Nơi này gồm có ngơi vườn rộng lớn với hồ nhân tạo thẩm hoa; rừng cây, pavilion mùa hè, một đền thờ nhỏ và nhiễu nhà bảo vệ
Một đặc điểm khác của thành phố này là khu biệt thự dành cho sĩ quan,
quan lại cao cấp Đó là những ngơi nhà được trao chuốt tỈ mỉ, có cả vườn cây và
nhà ở lộng lẫy Tất cả đều được thiết kế theo đúng một dé án Tường nhà được
trang trí bằng những tranh chạm nổi miêu tả hoàng gia thường là trong tư thế đang cầu nguyện trước mặt trời tượng trưng cho thần Aton
Nhưng cũng giống như những đô thị khác vào thời kỳ này, nô lệ và những
người lao động phải sống trong điểu kiện nghèo nàn và phải lao động cật lực
Khu cư trú của họ nằm ngoài thành Những thành quả lao động của họ đều nhằm phục vụ cho giai cấp cầm quyền
1.3 Đô thị Hi Lạp và La Mã
Những đô thị cổ điển của Hi Lạp và La Mã thường được xem như là tột đỉnh của nên văn minh cổ đại với những giá trị văn hóa, kỹ thuật vẫn còn làm xã
hội hiện nay phải kinh ngạc Tất nhiên, về quy mơ thì những đơ thị Hi La đểu
không bằng những đô thị hiện đại ngày nay- Ví dụ thành phố Athens cổ có di tích chỉ không hơn một dặm vng- về dân số thì khơng biết được chính xác, có
Trang 13
1a Athens cé thé có từ 30.000 đến 35.000 người phi nông nghiệp căn cứ trên kỹ
thuật nông nghiệp và độ phì nhiêu của đất đai
Athens trở thành một trung tâm đô thị vào thế kỷ thứ V trước Công
nguyên Đô thị này được tổ chức tốt và có một mạng lưới thương mại rộng lớn
Athens ngoảnh mặt ra biển với hải cảng tốt Thành phố có đơng đảo thợ thủ công, thương nhân, thủy thủ và có cả đại diện của những vùng đất khác Athens là một thành phố - quốc gia có tính chất quốc tế cao, cổ thương mại với nước ngồi và có tiếp nhận người nước ngoài Cư dân Athens có thể sử dụng sản
phẩm từ nơi khác đến
Sự phát triển của nên thương mại thúc đẩy sự phát triển ngành đúc tiền cung cấp cho thị trường và người Hi Lạp là một trong những dân tộc đầu tiên biết phát triển việc sử dụng tiền như là phương tiện trao đổi Nhưng chỉ những người dư đả mới có được cuộc sống sung sướng, đa số dân lao động vẫn ở mức
nghèo Phương tiện đô thị cũng còn nghèo nàn và giới hạn
Người Hi Lạp cũng đã phát minh ra khái niệm dân chủ, quyển công dân Tuy nhiên quyển công dân của Hi Lạp được giới hạn trong việc có quyển thờ cúng, hành lễ Bởi vì Athens là một cộng đồng tơn giáo nên việc có quyển thờ
cúng, hành lễ là rất quan trọng
Cấu trúc của đô thị Athens giống như những đô thị Hi Lạp khác Bức tường thành được xây quanh ngọn đổi, được gọi là acropolis, với mục đích phịng ngự- acropolis cũng là nơi có nhiều đến đài Những cơng trình xây dựng khác như chợ, quảng trường nằm ở trong tường thành, nhà ở cho tầng lớp thượng lưu đều ở trong vịng thành, đường sá ngồi vùng đến đài đều xấu, không lát đá như cảng Piraeus lại có một hệ thống đan xen thẳng góc và đều đặn
Rome là đô thị lớn nhất thời ấy, có ước đốn cho rằng Rome có khoảng 1.200.000 người, nhưng con số này quá lớn có thể có tính tới cả số ngưới vãng
lai Rome rất quan trọng cho đế chế La Mã Cho đến bấy giờ, chưa có nên văn
minh nào tận dựng được khả năng của vùng nông thôn phụ cận - sự giàu có của
Trang 14
Rome là một đô thị đông đúc và chật hẹp Trên đường phố đông đúc người buôn bán, quây hàng và dân chúng đi lại Đã có sự phân công lao động
trong nghề thủ cơng, ví dụ như nghề may mặc, nghề lầm giấy, làm giày Hoạt động thương mại diễn ra hàng ngày Đa số thợ thủ công và người buôn bán tụ hop lại thành phường hội để dễ dàng giữ độc quyển cho sản phẩm của mình
Rome là một điển hình cho việc quy hoạch đô thị Những quảng trường
rộng lớn, những nhà tắm công cộng được xây dựng dành cho giới thượng lưu
Những con đường chính tốt nối liên trung tâm đô thị vịng đai, có mục đích giao
thông quân sự hay diễu hành lễ hội Khi thành phố phát triển, thành ngoài được phá đi để được xây dựng lại, rộng hơn, bao bọc những cơng trình xây dựng vốn được nằm ngồi vịng thành Thành phố này có một hệ thống cung cấp nước bằng máng và một vài di chỉ vẫn còn tổn tại cho đến ngày nay
Reme ảnh hưởng rất lớn đến các thành phố khác như Paris, Vienne,
Cologne, London Những thành phố này có sự phát triển đơ thị giếng như Rome 1.4 Đô thị sau thời kỳ Hi.La
Những đô thị của đế chế La Mã bắt đầu tàn vào khoảng thế kỹ thứ IV và
đến thế kỷ thứ V thì đế quốc La Mã thật sự tan rã Cuộc sống đô thị cũng như các đô thi của thời kỳ này cũng biến mất Ngay cả Rome cũng mất đi một phần lớn dân số, còn khoảng chừng 20.000 người sống trong các phế tích
Tiếp sau thời kỳ này là sự xuất hiện hệ thống phong kiến Châu Âu vào thời kỳ này gồm những lãnh địa cô lập và luôn trong tư thế phòng thủ chống sự
xâm lấn nhau Lãnh chúa bảo vệ nồng dân và nông dân phục vụ lãnh chúa Kinh
tế chủ yếu là nơng nghiệp Khơng có thị trường thực phẩm và những thực phẩm
thang du rat ít khi được chuyên chở đi nơi khác Cuộc sống hoàn toàn tự cấp
Phương tiện giao thông rất nghèo nàn và việc vận chuyển thực phẩm thặng dư từ các vùng lân cận hầu như khơng xảy ra Nạn đói hoành hành thường trực
Cuộc Thập tự chỉnh xây ra, phá vỡ được hệ thống lãnh địa của châu Âu,
Trang 15thành phố ở thời kỳ này Người buôn bán và người thợ thủ công dẫn dẫn trở
thành giới tư sẩn (bourgeoisie) Giai cấp mới này được gọi là giai cấp trung lưu của xã hội công nghiệp hiện đại và là một giai cấp đối kháng của giai cấp phong
kiến cầm quyển Với giai cấp mới này một khơng khí mới được hình thành Khơng khí này được diễn tả bởi câu “City Air Makes Man Free”
“Đại học” chính là ý tưởng mới của thế kỷ XII và XIII Những trường đại
học đầu tiên là những tổ chức khơng chính thức, trong đó họ có những mơn học
về luật, y và một số nghề nghiệp phục vụ cho đân chúng trong môi trường đơ thị Điển hình cho đô thị loại này là Paris, Venice Những thành phố này có những
bức tường bao quanh và khi phát triển thì những bức tường đó bị dật sập để xây
bức tường khác rộng hơn Đường và những khu phố dần dần được chuyên mơn
hóa bởi những ngành nghề thương mại và thủ công Hai điểm chính yếu của đạng đô thị này là nhà thờ, nơi tượng trưng cho thần quyền và lâu đài, nơi tượng
trưng cho cuộc sống chính trị"
2 Đơ thị thời kỳ cách mạng cơng nghiệp
Đơ thị hóa từ cuối thế kỷ XVII là do sự thức đẩy của cơng nghiệp hóa, là
q trình sau khi máy hơi nước ra đời Vào thời kỳ này, tại châu Âu nhất là tại Anh, nến công nghiệp có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người
và đến xã hội Đô thị bước đến một thời kỳ phát triển chưa từng có trước đây
Việc sáng chế máy hơi nước và sử dụng rộng rãi đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của đô thị Trước hết, các ngành chế tạo cơ khí luyện kim và giao thông
vận tải phát triển mạnh, do đó, thúc đẩy việc di chuyển dân cư làm nông nghiệp
sang các ngành phi nơng nghiệp
Trong q trình phát triển cơng nghiệp, các xí nghiệp và nhà máy thường
được tập trung trên một địa bàn thuận lợi cho việc trao đổi Vì thế, nhiễu khu công nghiệp xuất hiện Từ khi máy hơi nước được phát minh, các nhà máy tập
trung ở khu vực sản xuất than đá và các nguyên liệu khác, do đó, một loạt thành phố kiểu mới xuất hiện Đó là thành phố công nghiệp
" Harry Gold, The Sociology oƒ Urban LỤe, Pcentice Hai, London, Sydney 1982, tr.34-46,
Trang 16Nhiều thành phố công nghiệp nổi lên ở vùng đông bắc xứ Gall, là nơi có
nhiều than đá như Liverpool Manchester, Burmingham Trong 1⁄2 thế kỷ kể từ
18OI — 1851, tại nước Anh, những đơ thị có trên 5000 người đã tăng từ 106 lên đến 265 đô thị, dân cư đô thị từ chiếm 26% tăng lên đến 45% số dân cư Đến năm
1900, tỷ lệ này lên đến 75%, nước Anh trở thành quốc gia đô thị hóa đâu tiên trên
thế giới
Một góc thành phố cảng Liverpool, Anh
Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nước Anh, q trình đơ thị hóa do sự
thúc đẩy của cơng nghiệp hóa cũng bắt đầu từ nước Anh Do tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp ở Anh, các nước Pháp, Đức, Mỹ, cũng lần lượt hoàn thành cách mạng công nghiệp, tốc độ đơ thị hóa tại các nước này tăng lên rất nhanh, các thành phố mới không ngừng xuất hiện Ví dụ tại Mỹ, trước cách mạng công nghiệp, ngành dệt tập trung nhiều ở ven sông có dịng nước chảy xiết Sau khi sử dụng rộng rãi máy hơi nước, công nghiệp tập trung vào các đô thị, do đó
thúc đẩy việc đơ thị hóa
Nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết của cơng nghiệp hóa, xuất hiện trong lịng q trình đơ thị hóa Một nên kinh tế thị trường là nơi mà
việc trao đổi hàng hóa, địch vụ đều được thực hiện qua một phương tiện vô danh
là tiền tệ Nên kinh tế thị trường của thời kỳ đô thị hóa có hai đặc thù là buôn bán địa ốc và nhu cầu nguồn nhân lực Vào thời kỳ tiền công nghiệp, người ta khơng
có ý tưởng bán đất đai, vì đó là những tài sản gia truyền từ đời này sang đời khác
Trang 17thường, Bên cạnh đó, sức lao động cũng biến thành một loại hàng hóa Trước
đây, người lao động được trả công bằng nhà ở, thức ăn cùng sự bảo bọc các nhu
cầu khác, nhưng trong nền kính tế thị trường, sức lao động được trả bằng tiền và như thế trở thành một loại hàng hóa Người lao động do đó, cũng bị đẩy vào một guéng máy mới, trong thị trường tiền tệ bấp bênh Hiện tượng thất nghiệp trở
thành một tính chất của nến kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường cũng sản sinh ra sự tích tụ tư bản Các nhà tư bản xuất hiện, tạo thành một tầng lớp giai cấp mới Tâng lớp mới này có cách suy nghĩ mới, có cách hành động mới có ảnh hưởng quyết định trổ lại nền công nghiệp Tổng hợp của những thành quả cũng như hậu quả do tẳng lớp này đem lại là
thước đo về trình độ văn minh, về độ an tồn của đơ thị
II ĐI TÌM THỰC CHẤT CỦA ĐÔ THỊ
Sự phát triển, tăng trưởng của đô thị đã tạo ra nhiễu hiện tượng mà con
người không chờ đợi Hàng loạt vấn để nghiêm trọng xảy ra Đơ thị hóa đã tạo nên hiện tượng di dân tự do Đô thị trở thành sức hút, lôi cuốn nông dân gia nhập vào đô thị, tạo nên sự phát triển chênh lệch giữa nông thôn và thành thị Trong lịng đơ thị nổi lên sự phân tẳng xã hội ngày cầng sâu sắc Cái nghèo đô thị trở
thành một vấn để nặng nễ Lối sống mới có bước ngoặt đứt đoạn với lối sống cũ
Các mối quan hệ xã hội như quan hệ gia đình, dịng tộc, láng giểng thay đổi
Môi trường sinh thái bị hủy hoại Đô thị với những vấn để nóng bỏng như thế đã
trở thành một thực thể khách quan đòi hỏi phải có nghiên cứu để hiểu về nó Vì thế, xuất hiện những trường phái nghiên cứu về đơ thị, trong đó có hai trường
phái chính, một ở Heidelberg (Đức), một ở Chicago (Mỹ) Cả hai trường phái
này đểu có mục tiêu là di tim ban chất của đô thị, giải thích nó và hướng đến
việc dự báo những gì sẽ xảy ra
1 Trường phái Heidelberg gồm những học giả ở hai đại học Heidelberg
va Berlin Ho 44 xuất bản nhiều cơng trình về đơ thị mà vẫn có giá trị cho đến ngày nay Đáng kể nhất là Max Weber với cơng trình The Ciry, xuất bản tại Đức năm 1905 Trong cơng trình này, Max Weber cho rằng đô thị là một thể thống
nhất của đời sống con người, được đặc trưng bởi một trật tự về hành động xã hội
Đô thị hóa, đối với Weber là một phát triển tất yếu của chuyển động xã hội và
Trang 18là một mơ hình độc nhất Đơ thị là một mơ hình đặc biệt của nhân loại, chỉ xuất hiện trong những điểu kiện nhất định và trong một thời kỳ nào đó Bản chất của đô thị, theo Weber được thể hiện rất rõ ở thuật agit Cosmopolitan (thé giới, từ tứ xứ), là nơi mà nhiều người khác nhau về lối sống có thể chung sống với nhau
được trong một cộng đồng, là nơi mà những cá nhân khác nhau cao độ nhưng
vẫn chung sống với nhau được Và, như thế thành phố thể hiện một lối sống đặc biệt, là tập hợp của nhiều cấu trúc xã hội và sản sinh ra nhiều lối sống
2 Trường phái Chicago gồm những học giả làm việc tại trường đại học
Chicago, đáng chú ý nhất là Louis Wirth, Ernest Burgess, Robert Park, Robert Redfield Những nhà xã hội học này chú ý đến những hệ quả do cuộc sống đô
thị gây ra như nạn quá tải về nhà ở, nhà ổ chuột, tệ nạn xã hội, thất nghiệp,
nghèo đói Quan điểm của trường phái Chicago được biểu hiện rõ nhất ở tiểu
luận “Urbanism as a way of life” của Louis Wirth Louis Wirth cho rằng quy mô đô thị, mật độ và tính khơng đồng nhất là ba điểm cơ bản quyết định bản chất của đô thị Quan điểm này được gọi là Quyết định luận
Theo Wirth, 6 các đô thi, dan số quá đông, mật độ cư trú quá cao và tính chất xã hội chuyên biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt hóa Những thay
đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đơ thị hóa đã mang lại những
hậu quả nghiêm trọng cho người thị dân Họ sống xa rời với xã hội vì xã hội quá
chuyên biệt Họ gặp gỡ, quan hệ với nhau trong tư thế cắt rời chứ không phải
trong quan hệ tồn bộ con người mình Họ có những cơng việc chuyên biệt cao, xem trọng cơ chế chính thức Họ hàng ngày tiếp xúc với nhiều người khác nhau,
tạo cơ hội cho sự phát triển của nhiễu mối lợi, cho nhiều quan hệ, nhiều tổ chức, nhưng không ai trung thành với một tổ chức nào cả Thay vì làm phong phú thêm
cuộc sống của con người, những tổ chức này trở thành nhất thời và khơng quan trọng Nói tóm lại, con người thị dân Mỹ lúc ấy dường như là một con người có
phần bất hạnh, nói lên được tình hình xã hội đơ thị trong hoàn cảnh phát triển tự phát, con người khơng tìm được hạnh phúc tại đây
Có một nhóm các nhà nghiên cứu khác đưa ra quan điểm thành phân (Social status), cho rằng xã hội đô thị rất đa dạng, đa chủng, đa nguồn gốc, tạo thành một bức khẩm xã hội mà mỗi nhóm xã hội khác nhau là một mảnh ghép
Trang 19Mỗi mảnh ghép ấy có một cơ sở chung nào đó như họ hàng, nguồn gốc sắc tộc,
hàng xóm hay giai tầng xã hội
Những trường phái trên với những quan điểm khác nhau, chứng tổ đô thị
là một chủ để phức tạp có thể tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau Mỗi quan điểm tiếp cận ở một số khía cạnh trong tổng thể phức tạp của đô thị, vì thế đưa
đến những cái nhìn, những quan điểm rất đa dạng, mà ta không phủ nhận, cũng không lấy đó làm thước đo hay nguyên tắc cho đô thị học, mà trái lại đồi hồi ta cẩn trọng và có cái nhìn tổng hợp hơn về đô thị
Trang 20
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CƠ BẢN CỦA ĐÔ THỊ
1 THẾ NÀO LÀ VĂN HĨA ĐƠ THỊ
Về ngữ nghĩa, văn hóa đô thị gồm hai bộ phận hợp thành, là văn hóa và
đơ thị Từ sự giải thích cặn kẽ hai thành tố này, ta tiến đến việc tiếp cận nội
hàm của văn hóa đơ thị
Chính bản thân văn hóa cũng là một khái niệm phức tạp mà cho đến
hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận chung quanh nội dung, cấu trúc của nó
Trong cuốn sách 7ữ hải” thì văn hóa là tập hợp của hai wy “van” (tri) va “giáo” (hóa) và được định nghĩa “Văn hóa là tất cả những thành tựu thu được
trong sự nỗ lực của xã hội nhân loại từ dã man đến văn minh Nó được thể hiện trên các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán Tổng hợp lại tất cả chính là văn hóa”? Như vậy, văn hóa được Tx
hãi xác định là tổng thể những thành tựu của con người bất kể đó là thời kỳ
nào
UNESCO có một định nghĩa được xem là kinh điển về văn hóa như sau:
“Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tỉnh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội, hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa khơng những chỉ bao gồm nghệ thuật và văn chương, mà cịn có lối sống, những quyển cơ bẩn của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bắn thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bẩn thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những
! Có nghĩa là "biển từ ngữ”
? Trích theo Lê Xuân Diệm, * Vài suy nghĩ về văn hóa đô thị”, tham luận hội thảo “Văn hóa đơ thị” do
Trung tâm Nghiên cứu Đồ thị và Phát triển tổ chức ngày 38.2.2002, tại TP Hỗ Chí Minh
Trang 21
thành tựu của ban than, tim tdi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản than”.' (Dans son sens le plus large, la culture peut aujourd'hui étre considérée comme I'ensemble des traits distinctifs,
spirituels et matériels, intellectuels et affectifs, qui caractérisent une société ou un
groupe social Elle englobe, outre les arts et les lettres, les modes de vie, les droits fondamentaux de liêtre humain, les systẻmes de valeurs, !es traditions et les croyances,- et que la culture donne à l'homme la capacité de réflexion sur lui-méme C'est elle qui fait de nous des étres spécifiquement humains, rationnels, critiques et éthiquement engagés C'est par elle que nous discernons des valeurs et effectuons des choix C'est par elle que l'homme s'exprime, prend conscience de
lui-méme, se reconnait comme un projet inachevé, remet en question ses propres
réalisations, recherche inlassablement de nouvelles significations et crée des ceuvres qui le transcendent)’
Như vậy, UNESCO không những chỉ định nghĩa văn hóa như là nét riêng
biệt quyết định tính cách của một xã hội, mà còn cho thấy những cấu thành của văn hóa là nghệ thuật, văn chương, lối sống, quyển cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, tuyển thống và tín ngưỡng UNESCO còn xác định vai trò
định hướng của văn hóa lên con người
Trong giới khoa học Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về
văn hóa GS Trần Quốc Vượng dẫn theo cách hiểu của GS Nguyễn Từ Chi,
nhìn văn hóa từ góc rộng Theo cách ấy, thì văn hóa là tồn bộ cuộc sống, là nếp sống, lối sống về vật chất và tinh thân của từng cộng đồng.”
GS TSKH Tran Ngoc Thém dua ra một định nghĩa, đặt văn hóa trong mối quan hệ tương tác giữa người - người và giữa người ~ thiên nhiên: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tính thân do con người sáng
! Bản dịch phỏng theo Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.23-
24
? Nguyên văn lấy từ http:/www.unesco.org/culture/laws/mexico/html_fr/page | shtml * Trần Quốc Vượng, sđd, tr.23
Trang 22tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người và môi trường thiên.nhiên và xã hội của mình ”."
Từ các định nghĩa trên, ta có thể cho rằng văn hóa là gềm toàn bộ sản phẩm mà con người đã tạo tác nên trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại bằng
chính bàn tay và khối óc của mình
Các sản phẩm do con người tạo ra ấy được tạm phân biệt thành hai dạng khác nhau Dạng thứ nhất được gọi là văn hóa vật chất hoặc văn hóa vật thể hoặc văn hóa hữu thể; dang thứ hai được gọi là văn hóa tỉnh thần hoặc văn hóa
phi vật thể hoặc văn hóa vơ thể
Văn hóa phi vật thể được UNESCO xác định là thói quen, biểu tượng, biểu hiện cũng như những kiến thức, kỹ năng mà cộng đồng, nhóm xã hội cơng nhận đó là một phần của di sẩn văn hóa của mình Có khi cũng được gọi là di sản văn hóa sống Di sản văn hóa phi vật thể được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác, và luôn luôn được tái sáng tạo bởi cộng đồng và nhóm xã
hội, đáp ứng với môi trường, với thiên nhiên và điều kiện sống Văn hóa phi
vật thể đem đến cho con người ý thức về bản sắc và sự kế tục, giữ gìn nó là
làm tăng cường, duy trì và phát triển sự đa dạng văn hóa và sức sáng tạo của con người (Intangible cultural heritage as the practices, representations, expressions, as well as the knowledge and skills, that communities, groups and, in some cases, individuals recognise as part of their cultural heritage It is sometimes called living cultural heritage The intangible cultural heritage is transmitted from generation to generation, and is constantly recreated by communities and groups, in response to their environment, their interaction with nature, and their historical conditions of existence It provides people with a sense of identity and continuity, and its safeguarding promotes, sustains, and develops cultural diversity and human creativity)
! Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 1999, tr.20
Trang 23Thực ra, trong cuộc sống con người, hai dạng văn hóa vật thể va phi vật
thể luôn gắn quyện với nhau “Trong vật thể đều có dấu ấn của phi vật thể,
đều hàm chứa những biểu hiện của tư duy sáng tạo, của trí tuệ con người Và
ngược lại, phi vật thể dù ở hình loại nào, cuối cùng vẫn được thể hiện bằng
những hình tượng trong vật thể nhất định, ví dụ như tâm hồn, tình cảm, ý tưởng tư duy của con người trước sau cũng phải thể hiện bằng hình ảnh của cử chỉ,
bằng lời, bằng tiếng để giao lưu với cộng đồng; bản thân tiếng nói, lời ca, tiếng đàn cũng dẫn đẩn được con người “vật thể hóa” nó bằng các ký hiệu, kiểu chữ, nốt nhạc, thang âm, được khắc ghi, viết vẽ, in ấn trên các loại
nguyên liệu vật chất Như vậy, trên tổng thể, dù đưới đạng vật thể, phi vật thể,
sản phẩm văn hóa là một tập hợp hoàn chỉnh quan hệ mật thiết với nhau Cả hai đạng ấy như đã nói đểu do con người làm ra; hơn nữa chỉ có con người mới
có tư chất, bản tính tạo ra và làm cho nó phát triển không ngừng” !
Nằm trong phạm trù văn hóa, văn hóa đơ thị thường xuất hiện như là một vùng văn hóa, đồng hành với các vùng văn hóa khác như văn hóa làng xã, văn hóa biển, văn hóa núi v.v., và là một nội dung trong nội dung vô cùng phong phú của văn hóa Và cũng như khái niệm về văn hóa, văn hóa đơ thị được tiếp cận qua nhiều góc độ khác nhau và cũng từ những góc độ khác nhau ấy mà văn hóa đơ thị được đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau
Edward W Soja, một giáo sư chuyên nghiên cứu về đô thị tại Los
Angeles, tiếp cận đến khía cạnh vật thể và phi vật thể của văn hóa đơ thị, mà
ơng gọi là mặt đôi của văn hóa đơ thị, đó là văn hóa chính thức (official culture) và văn hóa ẩn (hidden culture) Văn hóa chính thức là mạng lưới gồm đường sá, nhà ở, công thự, hệ thống giao thông, công viên và cửa hàng Song song Với mạng lưới này là một tập hợp các hành vi, thói quen, phong tục, sự mong đợi và hy vọng luôn luôn hiện diện trong mỗi một cư dân đô thị
' Lê Xuân Diệm, bài đã dẫn
? htip://www.sppsr.ucla.edu/dup/faculty/soja.hưn 35.2.2002
Trang 24PGS TS Lê Như Hoa tiếp cận đến văn hóa đơ thị qua khía cạnh sản
xuất, giao tiếp và sử dụng thời gian nhàn rỗi, cho rằng văn hóa đơ thị được hình
thành trên cơ sở sự phân công và bổ sung lao động, trên lối sống có sự hứng thú trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi, một động lực cho việc tái sản xuất, phát triển văn hóa và trên hình thức giao tiếp đặc trưng của đô thị của nhóm xã hội
có mối quan hệ giao tiếp đa dạng)
GS TS Đỗ Huy từ quan điểm hệ thống rút ra nhận định rằng tiếp cận
văn hóa đô thị là tiếp cận đến lối sống: “Nói đến mơi trường văn hóa đơ thị là
nói đến tổng thể của sự vận động sáng tạo, lưu giữ, tái tạo, tiêu dùng văn hóa
của các cư đân đô thị Văn hóa đơ thị bao gồm các mối quan hệ giữa con người,
các cá nhân, cộng đồng ở đô thị Văn hóa đơ thị biểu hiện từ trong cơ cấu văn
hóa đơ thị Các kiến trúc vườn hoa, bến bãi, cây xanh đường phố Văn hóa đơ thị quan hệ toàn diện về các mặt vật chất và mặt tỉnh thân của lối sống đô thị
Ở đó, bao gồm chất lượng sống, phong cách sống, sự sắn xuất, quản lý và tiêu dùng văn hóa Ở đó có văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ Vì thế nói đến văn hóa đơ thị là nói đến lối sống ”Ẻ
Từ điển Encyclopedia Briianica cho rằng, nói đến văn hóa đơ thị là trước hết phải tập trung vào thành tố quyết định của nó là đơ thị và văn hóa đơ thị là lối sống hoặc là những hình thức văn hóa đã phát triển trong đô thị Theo
Encyclopedia Britanica, các nhà nghiên cứu về đô thị phát triển khái niệm đô
thị và văn hóa đơ thị như là một nơi tự do của chủ nghĩa dân tộc, nơi giao nhau của những giá trị văn hóa, lịch sử Cũng theo Eneyclopedia Britanica, các nhà
khoa học Mác xít cho rằng đơ thị là điểm đến cuối cùng của những luỗng văn
hóa từ thế giới Nghiên cứu văn hóa đơ thị khơng phải chỉ nghiên cứu những tín ngưỡng, tập tục, mà cịn tính đến những hình thức văn hóa đã hình thành trong đô thị, như là một hệ quả của văn hóa đơ thị lên trên chính đơ thy,
La Nhu Hoa Quản lý văn hóa đơ thị trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Hà Nội, 1000 ? Đỗ Huy, Xây dựng môi trường văn hỏa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học Hà Nội 2001
* http://www britanica.com, ngay 3.9.2001
Trang 25Qua những quan điểm trên, ta có thể cho rằng, văn hóa đơ thi là những
thành quả đo con người tạo ra trong và từ bối cảnh đô thị- một thực thể sống
động, không ngừng tiếp nhận những thành quả văn hóa ngoại sinh để tự làm giàu chính mình
II MỘT CÁCH TIẾP CAN ĐẾN CÁC GIÁ TRI VAN HOA DO THI
1 Giá trị, cũng như khái niệm văn hóa đô thị, được tiếp cận từ nhiều
lĩnh vực và nhiều khía cạnh Hiện nay thuật ngữ giá tri đã được sử dụng rộng rãi trong đại chúng và được hiểu như đó là “những quan niệm và thực tại về cái
đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội”!
Những nhà nghiên cứu nước ngoài cũng định nghĩa thuật ngữ giá tri tương tự như vậy Tự điển Encyclopedia Britannica đưa ra một số khái niệm
khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận
- Giá trị là “hệ thống luật lệ dũng để chọn lựa và làm giảm bớt
mâu thuẫn trong một xã hội” (Sets of rules for making choices and reducing conflicts in a society)’ Theo như định nghĩa nây, có thể biểu giá trị như là một chuẩn mực mà qua đó ta hướng đến những cái đẹp, cái
thiện, và chính hệ thống những chuẩn mực ấy đã làm vai trò điều chỉnh
xã hội tiến đến sự hoàn thiện
- *Giá trị là niềm tin của cá nhân hay nhóm xã hội mà họ có mối quan tâm xúc cảm” (Values: beliefs of a person or social group in which they have an emotional investment) Định nghĩa này tiếp cận khái niệm
giá trị từ góc độ tình cảm tâm linh, xem giá trị không hẳn là một chuẩn
mực
- Một định nghĩa khác: Giá trị là ý tưởng, niềm tin, thái độ, ý
kiến, nguyên tắc được các thành viên trong xã hội ấp ti (ideas, beliefs,
t tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 1999, ew U/glossary bum
, Nguyễn Vin Dam, Từ điển tiếng Vì
Trang 26
attitudes, opinions, principles, etc long cherished by members of a society)!
Tổng hợp các định nghĩa trên, ta có thể cho rằng giá trị là những cái đẹp mà con người cố gắng vươn tới trên con đường hoàn thiện xã hội và hồn thiện
chính bân thân, và giá trị văn hóa là tổng thể những cái đẹp trong văn hóa mà
con người cố gắng vươn đến
Trong văn hóa, bắn sắc là một biểu hiện rõ rệt nhất về các giá trị của
một nền văn hóa nào đó, làm cho nó khác với nền văn hóa khác UNESCO đã phân tích nội dung của bản sắc văn hóa Sau đây là một số ý chính:
- Bản sắc văn hóa là tổng thể những giá trị độc đáo và không thay
thế được bởi vì mỗi dân tộc chỉ có thể biểu lộ một cách toàn điện
sự hiện diện của mình trong thế giới này thông qua truyền thống và những hình thức thể hiện của mình
- Như vậy, sự khẳng định bản sắc văn hóa góp phần vào sự giải
phóng các dân tộc Và ngược lại, tất cả các hình thức thống trị đều chối bỏ hay phủ nhận bản sắc văn hóa
- Bản sắc văn hóa là sức mạnh làm tăng khả năng phát triển của
con người, tác động lên mỗi dân tộc, mỗi nhóm xã hội cách tự
ni sống bằng quá khứ, cách tiếp thu những thành quả ngoại sinh
tương khắc với đặc trưng của riêng mình và như thế tiếp tục quá
trình sáng tạo của mình
- Bản sắc văn hóa của một dân tộc được làm phong phú thêm trong
việc tiếp biến với các văn hóa các dân tộc khác Văn hóa là đối thoại, là sự trao đổi tư tưởng và kinh nghiệm, là sự tán thành
những giá trị và truyền thống khác Nếu lẻ loi, văn hóa sẽ tan và
chết
twwwriHartvonÐosisnipecnral cả pordoliofl ‘Glossury/MS% 20Glossarv/luchpac central gloss
ary mi:
? Xin xem nguyên văn ở phần phụ tục “Déclaration đe Mexico ”
Trang 272 Giá trị văn hóa đơ thị
Như vậy, với ý tưởng cho rằng văn hóa đơ thị là tất cả giá trị đối lập với
thiên nhiên, do con người tạo ra trong khung cảnh đô thị và từ đô thị, giá trị văn
hóa đơ thị là tổng thể những cái đẹp đô thị Những cái đẹp ấy có thể là vơ hình hay hữu hình, đậm nhạt khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau, phan ánh
bản chất phức tạp, đa dạng, năng động của đô thị
Tính chất đơ thị là tổng hợp của những yếu tố về xã hội, văn hóa, mơi
trường, mỹ học, kinh tế, địa lý và lịch sử Những yếu tố này quyết định bản
chất của hình thức và diện mạo của đô thị và đem đến cho đô thị một bản sắc
riêng Đó là cảm nhận của chúng ta đối với một đô thị nào đó khi chúng ta tiếp
cận đô thị ấy bằng cách nhìn, nghe, cẩm giác và cuối cùng là xác định được bản chất ấy Các yếu tố về xã hội, văn hóa, mơi trường, mỹ học, kinh tế, địa lý
và lịch sử là những nhân tố quyết định đầu tiên bẩn chất của đơ thị,
Đơ thị thì đa đạng như thế và văn hóa cũng mang tính đa dạng khơng
kém Vì thế, cần tiếp cận đến các giá trị của văn hóa đơ thị từ nhiễu góc độ
Và cũng vì tính đa chiểu kích của văn hóa đô thị, chúng tôi cũng thử tìm cách tiếp cân các giá trị văn hóa đơ thị qua góc độ các tính chất cơ bản và đặc trưng
của thực thể đô thị, và đặt các tính chất ấy trong khung cảnh Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, đồng thời, văn hóa đơ thị cũng được xét trên hai thể hiện của nó là
văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể Những giá trị phi vật thể phối hòa cùng
những giá trị vật thể, vẽ lên được chân dung những giá trị văn hóa đơ thị của
Sài Gịn TP Hồ Chí Minh
II NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA ĐƠ THỊ TRONG BOI CANH SAI GON
TP HỒ CHÍ MINH
Các đô thị Việt Nam đã có từ lâu, nhưng mãi đến thế kỷ XX nó mới
mang đáng dấp của đô thị hiện đại Khác với đô thị các nước phương Tây được hình thành do quá trình tập trung hóa sản xuất, bn bán, đô thị Việt Nam do nhà nước sản sinh ra, có chức năng hành chính là chủ yếu Vì cơ $ở của nền
Trang 28kinh tế là nông nghiệp nên q trình đơ thị hóa phát triển chậm Vì hai cuộc chiến tranh kéo dài, bom đạn tàn phá nên diện mạo đô thị cũng luôn luôn thay
đổi khi thì hoang tàn, đổ nát, khi được hôi sinh
Trải qua các thời kỳ phát triển, TP Hỗ Chí Minh lưu giữ một lớp văn
hóa lịch sử hết sức đa dạng và phong phú Từ khi người Việt có mặt và sau đó
các tổ chức mang tính hành chính được thiết lập (đồn thuế, đinh, trấn) thì văn hóa Việt sớm dung hợp với các yếu tố văn hóa Hoa rồi sau đó là phương Tây,
để tạo thành một quá trình tiếp biến văn hóa Đơng Tây Từ 1954 -1975, lớp
văn hóa này tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa Hoa Kỳ Và trong quá
trình dung hợp của các yếu tố bản địa và yếu tố ngoại lai, văn hóa đơ thị Sài
Gịn — TP Hé Chi Minh con phan ánh quá trình đấu tranh xã hội để bảo vệ các
giá trị văn hóa dan tộc, một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dẫn đến sự thắng lợi hoàn toàn của tiến bộ
Là một thực thể sinh động, Sài Gịn TP Hỗ Chí Minh có nhiều tính chất
mà hầu như mọi đô thị đểu có, đậm nhạt khác nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của từng đô thị
- Tinh mở-thoáng, bao dung và tiếp biến, chuyển hóa những tỉnh
hoa ngoại sinh - Tinh tién phong
- Tính tri thức
ˆ Tính cơng nghiệp-hiện đại
- Tính đa chủng, đa văn hóa, đa tơn giáo - Văn hóa đấu tranh độc đáo
- Những giá trị văn hóa vật thể
1 Tính mở, thoáng-bao dung, tiếp biến, chuyển hóa tỉnh hoa ngoại
sinh
Khi nói đến tính mở thống của đô thị, giới nghiên cứu thường so sánh với tính chất đóng, tĩnh của Jang xa Louis Wirth, nha nghiên cứu về đô thị của
Trang 29trường phái Chicago đã nêu ở trên, cho rằng đô thị và nông thơn có thể được xem như là hai cực liên quan đến nhau mà trong dé cu dan tổ chức cuộc sống của ‘minh (1936) (The city and the country may be regarded as two poles in reference to one or other of which all human settlements tend to arrange themselves)! Lang xã, trong đó có làng xã Việt Nam là nơi mà hầu hết cư dân
có cùng một sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt văn hóa, các giao tiếp chủ yếu sau lũy tre làng, là nơi mà tính cộng đồng rất cao, mọi người đều có mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau, có nhiều tổ chức khác nhau theo chức vụ, theo phẩm hàm
và nhất là theo tuổi Mỗi dân làng, nếu khơng có địa vị ở tổ chức này thì cũng
có vai vế nào đó trong mối quan hệ khác Các trật tự, đẳng cấp ấy được trân
trọng giữ gìn, từ đó, cộng đồng làng xã trở thành một khối vững chắc, khó khăn cho việc mở ra đón nhận những nhân tố mới có thể dẫn đến mối đe dọa cho trật
tự đã được an bày /
Trong khi đó, đơ thị là nơi luôn luôn mở ra đón nhận những cái mới vì chính những nhân tố mới ấy góp phần làm nên sức sống của đô thị Kinh tế thị trường, vốn là một điểu kiện tiên quyết của công nghiệp hóa - cũng là điêu
kiện tiên quyết hình thành và nuôi dưỡng các đô thị hiện đại Đó là một nên kinh tế mà mọi việc trao đổi, dịch vụ đều thực hiện qua phương tiện vô danh là
tiễn tệ, một phương tiện mà mọi cư dân, trong hay ngoài đều sử dụng Nền kinh tế ấy có tác dụng tăng cường tính chất mở của đơ thị
Tính mở của đơ thị cịn nằm trong hiện tượng đô thị hóa Đơ thị hóa tiếp
nhận thường xuyên những luồng nhập cư từ mọi nơi, từ các vùng nông thôn xa xôi hay các vùng ngoại thành cận kể, và với tính chất mở, đơ thị tiếp nhận các luông dân cư ấy, dù trong đó có một phần đào thải Một đặc trưng khác của hiện tượng đơ thị hóa cũng bổ sung vào tính mở của đô thị là sự tăng tốc (accélération) của hiện tượng này Mỗi khi hiện tượng đơ thị hóa xẩy ra, thì tốc độ của nó ngày cầng tăng, nhanh đến nỗi mà cư dân chưa kịp làm quen với sự
thay đổi vừa xảy ra, đã phải đối diện với sự thay đổi mới và phải ở trong trạng
A5 `
! Louis Wirth, “Urbanism as a way of life”, trong Urban Life Illinois, 1996, tr 16
Trang 30thái chờ đợi một chuyển động khác Tốc độ ấy bắt buộc con người phải chấp nhận sự thay đổi, dù rằng vẫn có hiện tượng quay lưng với đơ thị hóa
Từ tính chất này, văn hóa đơ thị ln ở đạng mở, đón nhận những luỗng
văn hóa mới từ các nơi khác đến, tạo nên được một nên văn hóa đa sắc thái Như trường hợp TP Hồ Chí Minh, có “tiểu văn hóa” của người nhập cư, của
người lao động, người nghèo, của người trí thức, và nhất là của doanh nhân, một tâng lớp được hình thành chỉ từ đô thị mà những hoạt động của họ ảnh
hưởng sâu đậm đến mọi khía cạnh của xã hội đô thị
Song song và cũng là hệ quả của tính chất mở là tính dung nạp đưa đến
khả năng chuyển hóa những tỉnh hoa ngoại lai thành những thành tố gắn kết với tỉnh hoa nội sinh Với sức hút của mình, đô thị là nơi quy tụ của nhiều luồng
nhập cư từ các nơi khác đến Những luồng nhập cư mang theo hành trang văn
hóa của mình, cọ xát với văn hóa tại chỗ, tìm được chỗ đứng và cùng cộng sinh
trong không gian đơ thị Chúng tơi có địp nghiên cứu về làng nghề thủ công
truyền thống TP Hồ Chí Minh, và nhận thấy rằng trong lĩnh vực này, hiện
tượng chuyển hóa tỉnh hoa ngoại lai của văn hóa đơ thị Sài Gịn - TP Hồ Chí
Minh rất cao Trong số 65 làng nghề thủ công truyền thống của TP Hồ Chí Minh, có đến 41 làng nghề được hình thành do yếu tố ngoại sinh qua các đợt nhập cư từ miễn Bắc (các làng dệt chiếu, đóng giày, giị chả ), từ miễn Trung
(các làng đệt vải), từ các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (làng đóng tàu, làng
gạch), từ người Hoa (các làng chế biến thực phẩm, thuộc da, thủy tinh )
Những người nhập cư không gặp phải sức đẩy ra của xã hội đô thị Họ được
dung nạp, tiếp nhận và có điều kiện hành nghề của cha ông truyền lại Người tại chỗ tiếp nhận họ và có khi học theo nghề của họ Một sự tiếp biến văn hóa
diễn ra Hai yếu tố ngoại sinh và nội sinh hòa quyện vào nhau, bổ sung cho
nhau để hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống, thể hiện một Ơ
khía cạnh văn hóa đơ thị của Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh'
! Tộn Nữ Quỳnh Trân và tập thể tác giả Làng nghề thủ công truyền thống tại TP HỖ Chí Minh,
TPHCM, 2002, tự 50-32
Trang 31Khả năng chuyển hóa tính hoa ngoại sinh của đô thị còn được thực hiện qua các phương tiện trao đối, thông tin hiện đại ở đô thị Với những phương tiện
ấy, những văn hóa phẩm từ thế giới đổ ào ạt vào đơ thị Ví dụ như trong lĩnh
vực âm nhạc, các dòng nhạc thế giới, từ nhạc pop, nhạc rap đến nhạc cổ điển đã làm nên một cuộc sống âm nhạc phong phú của TP Hồ Chí Minh
2 Tính tiên phong
Nói đến tính mở của độ thị không thể không nhắc đến tính tiên phong của nó Có thể xem tính tiên phong là một hệ quả tất yếu của tính mở So với nông thôn, đô thị là nơi tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài một cách trực tiếp và nhanh nhất Môi trường kinh tế-xã hội luôn ở trong trạng thái động và
luôn thay đổi Chính vì thế mà những cái mới để ra đời hay nói cách khác là có
những điều kiện thúc đẩy để nó xuất hiện Bên cạnh đó, cái cũ càng nhanh
chóng bị lạc hậu và bị phủ định nhanh hơn Sống trong một bối cảnh như thế,
cư đân đô thị cũng hiểu được rằng muốn thành cơng, muốn khẳng định được mình trong cái rộng lớn của đơ thị thì phải biết “khơi mào”, biết tạo ra cái mới,
cái riêng, thậm chí cái độc đáo thì mới có thể “làm nên chuyện” Tính tiên
phong ấy cịn là sự nắm bắt thời cơ, chộp lấy vận hội để làm nên sự nghiệp, và biết chấp nhận những đắng cay, gian khổ đôi khi thất bại hoàn toàn của người
đi trước Từ ý thức sống của mỗi cá thể như thế dần dần hình thành lên ý thức
chung của cộng đồng Để từ đó xuất hiện các phong trào đi đầu trong các lĩnh vực khác nhau
Sài Gịn - TP Hồ Chí Minh với vị trí địa lý đặc biệt, là trung tâm của vùng đất phương Nam, là tâm điểm của sự giao tiếp giữa văn hóa truyền thống
của dân tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau, là nơi đầu sóng ngọn gió thử
nghiệm nhiều mơ hình kinh tế - xã hội hiện đại theo chiểu hướng mới Chính
những cái mới ấy góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng cho thành phố
này và trong sự phát triển đó chứa đựng những mặt tích cực lần mặt tiêu cực
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng chính sự kết hợp ấy đã tạo tiền để cho sự phát
triển, cho việc giải quyết những mâu thuẫn đặt ra trong quá trình phát triển của
Trang 32thành phố bằng chính sự đột phá mạnh mẽ về kinh tế Song song với những biến
đổi về mặt chính trị xã hội Chính những làn sóng tiên phong của con người Sài
Gòn - TP Hồ Chí Minh đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập với thế giới bên ngoài, đây cũng là tính tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển,
3 Tinh tri thức
Trí thức là sự hiểu biết, nhận thức của con người về thế giới xung quanh
mình Khơng phải mọi cái mà con người thu nhặt được vào trí não của mình
đều được gọi là trì thức Chỉ có những nhận thức trong trí óc của một con người đã được xử lý tích cực qua quá trình suy nghĩ và học hồi mới trổ thành trị thức Thơng qua trí thức có được con người có thể cải tạo thế giới tự nhiên xung
quanh mình để trở thành môi trường thuận lợi hơn cho sinh sống và phát triển
Không những cải tạo môi trường tự nhiên mà nhờ có tri thức con người còn cải
tạo chính hành vi, phong tục tập quán, lối sống của mình và cộng đồng Ngày
nay, trị thức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trên tất cả mọi mặt của ~ Trình độ
phát triển, hay trình độ văn mình của mỗi quốc gia, dân tộc phản ảnh tính tri
đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuậ
thức cao hay thấp của mỗi dân tộc, của mỗi cộng đồng người khác nhau
Đô thị, nhất là các đô thị lớn, là trung tâm tập hợp các nhân tài Đã có
một thời, trong giai đoạn khi các đô thị hiện đại mới xuất hiện, thiết chế đại
học đã thành tiêu chuẩn cần thiết để một nơi tập trung dân cư đơng đúc nào đó
được gọi là đô thị Không những chỉ có đại học, các độ thị hiện đại ngày nay
cịn có các cơ quan nghiên cứu khoa học, thư viện, viện bảo tầng, các cơ quan
văn hóa, giáo dục, y tế, đồng thời cịn có các cơ quan báo chí, phát thanh, xuất bản Đơ thị cịn là nơi trung tâm của thương nghiệp, là nơi tập trung các doanh nhân trong nhiều lĩnh vực Nhờ thế, văn hóa đô thị đưới ảnh hưởng của trình độ trị thức ấy, đã có được tính chất mở, đã có được khả năng dung nạp yếu tố
ngoại sinh, và nhất là có khả năng trở thành động lực đẩy đô thị càng ngày
càng phát triển ˆ
Trang 33Trong những thập niên gần đây, tại TP Hồ Chí Minh, tri thức được xem
như là một lực lượng sản xuất đáng kể, tạo ra của cải vật chất cho xã hội Tri thức trở thành vốn quý của thành phố, nguồn nhân lực hàng đầu tao ra sy tang trưởng, không như các nguồn vốn khác bị mất đi khi sử đụng, tri thức và thông
tin có thể được chia sẻ, tăng lên khi sử dụng và hầu như không tốn kém khi chuyển giao
4 Tính cơng nghiệp - hiện đại
Tính công nghiệp là một đặc tính của đơ thị, được hình thành trong xã hội công nghiệp, là một trong những tính chất đặc trưng không thể thiếu ở bất cứ
một đô thị nào, tuy nhiên đặc tính này chỉ phát huy trong một môi trường đô thị
phát triển Khi nén kinh tế dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp thì
tính cơng nghiệp với qui mô sản xuất lớn chưa có mơi trường để phát triển
mạnh mẽ, chỉ khi nào có nền kinh tế chủ yếu là cơng nghiệp thì tính công nghiệp mới được thể hiện rõ rằng trong nhiều lĩnh vực
Tính hiện đại là sự tiếp thu và bắt kịp với những tiến bộ của thời đại
Chúng ta có thể hiểu tính hiện đại ở đây là sự hướng đến những thành quả tiên
tiến của nền văn minh nhân loại
Trong một đô thị phát triển, tính cơng nghiệp và hiện đại hòa quyện vào nhau, tạo nên phong cách tiên tiến, cập nhật của con người đô thị
TP Hé Chí Minh cũng là một đô thị, và cũng từng trải qua nhiều thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện nay đang triển khai mạnh mẽ chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình Vì thế, tính cơng nghiệp — hiện đại của thành phố đã được định hình và đang hoàn thiện và đang thể hiện trong cách sản xuất, trong ứng xử, trong sinh hoạt xã hội, trong ăn mặc, đi lại, trong cách hưởng thụ văn hóa — nghệ thuật của xã hội
Trong sản xuất là làm việc có căn cứ khoa học hợp lý, tỉnh thần kỷ luật
cao, chính xác, đúng giờ, tuân thủ theo pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề
Trang 34nghiệp Trong đời sống sinh hoạt cá nhân là sự tổ chức theo kế hoạch, thời khóa biểu để thích hợp với sự vận hành chung của xã hội đô thị
5 Tính đa dạng về dân cư, tơn giáo, văn hóa
Đơ thị có khả năng thu hút những người có chung một cơ sở, để tạo ra những tiểu văn hóa mà không tôn tai ở những nơi ngồi đơ thị Vì thế, xã hội
đơ thị được một số nhà nghiên cứu ví như là một bức khám gồm từng nhóm xã
hội, từng thành phân khác nhau, nhưng từng nhóm xã hội ấy lại có cùng một cơ sở chung nào đó của riêng mình, như quê hương, họ hàng, sắc tộc, tôn giáo,
khu dân cư, giai tầng xã hội, nghề nghiệp Đô thị không làm yếu đi sự liên kết xã hội trong cùng nhóm và khơng ảnh hưởng đến sự củng cố của nhóm xã hội
Những người nhập cư từ nơi khác đến không mất đi các quan hệ xã hội với nhau, mà ngược lại, họ duy trì các quan hệ này và chính những quan hệ này giúp họ sinh tổn trong môi trường chuyển động nhanh của đơ thị Ví dụ như
cộng đồng người Khmer tại TP Hỗ Chí Minh, trước đây, họ tập trung quanh
chùa Chantaransay (quận 3), giúp đỡ lẫn nhau, tìm cho nhau việc làm và cùng sinh hoạt văn hóa với nhau Hoặc hội thơ, hội những người chơi cây cảnh, hội người đồng hương, hội người cao tuổi Tính đa chủng, đa văn hóa, đa tơn giáo đã tạo nên cho thành phố một bức khẩm văn hóa đơ thị giàu tính chất mà các vùng văn hóa khác khơng có được
6 Văn hóa đấu tranh độc đáo
Nói đến đơ thị nhiều người nghĩ đó là nơi của ánh sáng văn minh hiện
đại, của cuộc sống vật chất xa hoa Nó là ước mơ của con người Thế nhưng
mỗi đô thị đều có một quá khứ riêng của nó Bên cạnh những bể nổi đễ nhận thấy (như nếp sống công nghiệp-hiện đại), ngày nay bể nổi ấy càng lúc càng quốc tế hóa, thì “mạch ngầm” của lịch sử vẫn chảy trong cuộc sống hiện đại,
văn minh ấy Sài Gịn — TP Hồ Chí Minh là một đô thị như thế Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, cư dân của Sài Gịn-TP Hỗ Chí Minh đã
vượt qua nhiều biến cố của lịch sử Có lẽ trên thế giới này ít có độ thị nào lại
có những biến cố lịch sử như vậy Cuộc sống đô thị với đời sống vật chất của
Trang 35nó có thể làm đổi thay con người vậy mà tỉnh thần bất khuất, kiên cường vẫn vượt lên trên hết và bao trùm lên tất cả Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần vì nghĩa, vì déng bao vẫn là một đặc tính nổi trội của người Sài Gịn-TP Hồ Chí Minh Tỉnh thần ấy đã được kiểm chứng qua các phong trào đấu tranh của hai
cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới đất
nước hôm nay và được thể hiện dưới nhiều hình thức rất đơ thị, khác hẳn với
các hình thức đấu tranh tại các vùng nông thôn 7 Các giá trị văn hóa vật thể
Đến trước thời gian cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn hóa thường
chia văn hóa thành hai loại đó là văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần Đến
thập niên 80 của thế ký XX, sau nhiều cuộc hội thảo để thu thập ý kiến, tổ
chức ƯNESCO đã đi đến thống nhất phân văn hóa hai dang IA tangible culture là văn hóa vật thé va intangible culture 1 văn hóa phi vật thể Ở bất cứ một
thành phố nào, một quốc gia nào cũng ln tổn tại trong nó những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể
Với bể dày phát triển 300 năm, TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những giá trị
văn hóa phi vật thể cịn có những giá trị văn hóa vật thể được lưu giữ dưới
nhiều hình thức khác nhau và được biểu hiện đa dạng, phong phú trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể, những giá trị văn hóa vật thể là những kho tàng di sản của quá khứ và giao lưu quốc
tế trong quá trình hình thành và phát triển thành phố Dưới những tác động của xã hội và quá trình phát triển, những giá trị văn hóa vật thể như có cái đã bị
mất đi hoặc đã bị sử dụng sai công năng, nhưng vẫn còn lưu giữ được có nhiễu
giá trị trước đây và ngồi ra cịn hình thành nên nhiều giá trị mới trên nhiều
lĩnh vực từ kiến trúc, cảnh quan kiến trúc, đến các loại hình dịch vụ đơ thị như
chợ, nhà hàng, khách sạn ẩm thực ở thành phố hoặc những kết cấu cơ sở hạ
tầng như cây xanh, công viên
Trong quá trình phát triển thành phố do có những sai lầm trong nhận thức về giá trị của văn hóa vật thể và phi vật thể nên đã có sai lắm trong đối
Trang 36xử với các giá trị văn hóa vật thể như cảnh quan kiến trúc độ thị, văn hóa ăn uống Ngày nay, giá trị văn hóa vật thể cũng đã trở thành một trong những giá
trị văn hóa quan trọng của thành phố
IV NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA ĐƠ THỊ Cơ BẢN CỦA TP HỒ CHÍ MINH
Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển như điện tích lớn, địa hình đẹp, có nhiều sơng rạch, có cảng sơng, cảng biển, có cơ sở hạ tầng phát triển, là đầu mối giao thông thủy-bộ-hàng không quan trọng đối với
cả trong và ngồi nước, TP Hồ Chí Minh hôm nay được xem là vùng đất năng
động, là nơi hội tụ của nhiều dịng chẩy văn hóa Những giá trị văn hóa của
thành phố hôm nay đã định hình và phát triển và được kiểm chứng trong suốt chiều dài hơn 300 năm lịch sử khai phá và xây dựng thành phố Những giá trị văn hóa cơ bản về vật thể cũng như phi vật thể đã làm nên một bản sắc Sài Gòn xưa và TP Hỗ Chí Minh hơm nay Để đi tìm và khẳng định những giá trị
văn hóa đặc trưng ấy biểu hiện trên các bình diện của cuộc sống, chúng ta cân
phải định dạng cho được những cơ sở đã hình thành nên các giá trị đặc trưng
ấy
Có nhiều yếu tố tạo nên các giá trị văn hóa cơ bản của Sài Gịn-TP Hồ Chí Minh từ môi trường tự nhiên đặc thù của vùng đất này đến môi trường lịch sử xã hội trong quá trình phát triển thành phố Dù là yếu tố tự nhiên hay là yếu
tố xã hội đã tạo nên các giá trị văn hóa Sài Gịn - TP Hồ Chí Minh thì chúng
đều có mối quan hệ biện chứng với nhau và bổ sung cho nhau Vì lẽ đó, khó có
thể xem yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố phụ
1, Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài - điều kiện quan
trọng để hình thành các giá trị văn hóa cơ bản của TP Hỗ Chí Minh
Trang 37hóa mới từ bên ngoài, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật trong việc xây dựng thành phố,
Thật vậy, TP Hồ Chí Minh nằm trên con đường giao thương quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông
Nam Á, tiếp giáp với
nhiều sông rạch quan * trọng, phía Đơng Bắc có
sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai, phía Nam là sơng Sồi Rạp, sơng
Cần Giuộc, phía Tây là
những kênh rạch nối
Hêến với sông Bến Lức, đổ ra Vàm Cô Đông Đó
là những hai đường thủy
huyết mạch quan trọng
không chỉ thông thương
‘ :
Trong nước, TP Hỗ Chí Minh nằm ngay trung tam giữa thành phố với các
của các tĩnh phát triển nhất phía Nam nơi trong nước mà còn
vươn ra các nước trong
khu vực và trở thành cửa ngõ quốc tế
Đối với trong nước, thành phố là vùng trung gian giữa Đông Nam Bộ,
vùng nguyên liệu công nghiệp lớn nhất nước với vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm trù phú bậc nhất, Có thể nói đây là một vị trí địa lý thuận lợi vào bậc nhất cho phát triển kinh tế Còn về vị trí địa lý tiếp cận với các nước xung quanh thì thành phố có nhiều thuận lợi hơn nữa so với Đà Nẵng, Huế, Hà Nội hay Hải Phòng
Trang 38Đối với khu vực và thế giới, từ xa xưa, tuy đường bộ và đường không
chưa phát triển nhưng Sài Gịn đã có thể trao đổi buôn bán với thế giới xung
quanh mình thơng qua thương cảng Sai Gon, một thương cảng sẩm uất nhất
Đông Dương
Vào thế kỷ XIX, cảng Sài Gòn đã là điểm xuất phát của những tuyến
đường biển quan trọng đi Ấn Độ, đi Pháp (qua Singapore), đi Trung Quốc, Nhật
Bản (qua Hồng Kông), chưa kể
tuyến ven biển ra Trung Kỳ, Bắc Kỳ (do hai hãng Messageries Maritimes va Chargeurs Réunis
đảm trách)" Khi thiết lập cảng Sài
Gòn, thực dân Pháp muốn biến Sài
Gòn thành trung tâm của một Địa
Thương cảng Sài Gòn mm Trung Hải ở châu Á, có vị trí chiến lược nằm trên các tuyến đường
hàng hải nối liên Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương Sau vài thập niên được
thành lập, cẳng Sài Gòn trở thành đầu mối của các tuyến hàng hải từ châu Âu sang viễn Đông
Trong khu vực Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh nằm ở khu vực trung tâm
của Đông Nam Á lục địa, gồm các nước Lào, Thái Lan Campuchia và
Myanmar với Đông Nam Á hải đảo gồm Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei và Đông Timor Vể đường biển, từ cảng Sài Gòn đi Singapore khoảng 1.170km, di Bangkok khoảng 1.180km Về đường hang khơng, TP Hồ Chí Minh cách Bangkok 1h10 phút bay, gần hơn Hà Nội; cách Phnompenh là 44 phút; cách Vientiane là 55 phút; cách Singapore là 1h50 phút; cách Kualalumpur (Malaysia) lh4Š phút, chỉ tương đương với quãng
' Theo Sai Gòn-TP Hồ Chi Minh 300 năm hình thành và phát triển, 1698-1998, Sở Văn hóa Thơng tin TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999, tr 149-150
Trang 39đường ra Hà Nội, Về đường bộ, từ TP Hồ Chỉ Minh đi
Phnompenh, chỉ khoảng 200
km, đoạn đường gần bằng từ thành phố đi ra Phan Thiết
Đường bộ xuyên qua quốc lộ 1
hoặc quốc lộ 14 có thể sang đến Lào và Thái Lan
Với lợi thế kể trên, người dân Sài Gịn-TP Hồ Chí
Minh có điểu kiện vô cùng
thuận lợi để giao lưu tiếp xức với bên ngoài và chào đón bạn bè khắp nơi đến
với mình, là nơi thuận lợi để đón nhận cư dân từ khấp nơi đến làm ăn, sinh
sống Có thể nói, nếu như người dân ở một số vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của
tính chất hướng nội, quay lưng lại với biển, coi thường ngoại thương, sợ những
Ban dé TP Hé Chi Minh trong khu vực Đông Nam A
biến động của thương mại biển mang tới làm xáo trộn trật tự xã hội thì người
đân ở thành phố phương Nam này lại có phần “hướng ngoại”, mở cửa buôn bán
với bên ngồi Tính mở dần dân trở thành chủ đạo trong nền kinh tế và văn hóa
của đất Gia Định-Sài Gòn xưa và của TP Hỗ Chí Minh hơm nay Từ đó tính mổ-thống, bao dung, tỉnh thần tiên phong, tính tri thức, vì có dip tiếp xúc
nhiều với cái mới, với thế giới rộng lớn bên ngoài, sự đa dạng trong văn hóa và thành phần dân tộc dẫn được định hình và ngày càng phát triển
Một nhân tố nữa góp phân làm nên những giá trị văn hóa thành phố là
điều kiện khí hậu ơn hịa, khơ mát quanh năm Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11 Khí hậu trung bình khoảng 22,5” C, thành phố gần như không
có mùa đơng Đặc điểm khí hậu này cũng tác động nhiều lên tính khí của người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh nói riêng Con người có
Trang 40thể giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà không bị can trở của cái lạnh cắt da, của mưa phùn, gió bấc và bão tố thường xuyên
Cũng chính từ vùng sinh thái sông nước, thiên nhiên luôn hiển hòa, ưu đãi con người mà người dân Nam Bộ nói chung và người dân Sài Gịn-TP Hồ Chí Minh nói riêng có được đặc tính hiển hòa, dễ bao dung và trọng nghĩa tình
Con người luôn bộc trực, thẳng thắn nhưng dễ gần và dễ thơng cảm trước hồn cảnh của nhau
Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí có lý giải tính cách con người phương Nam này như sau: “Vùng Gia Định nước Việt Nam, đất đai rộng,
lương thực nhiều, không lo đói rét nên dan ưa sống xa hoa, quen sống bốc rời, người tứ xứ Đất thuộc sao Dương Châu, gần mặt trời, khí hậu nóng bức nên
người Gia Định trọng tiết nghĩa ”!
Loại khí hậu hai mùa mưa nắng này cũng là một điểu kiện để người Sài
Gòn có thể rời khỏi nhà suốt ngày, dn ào, tấp nập ngoài đường phố, lâu thành
một thói quen, một thói quen lao động không ngơi nghỉ, hãng say với công việc
và luôn hướng về phía trước
2 Vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa - điều kiện hội tụ các tỉnh hoa Sài Gòn ngay từ khi mới ra đời đã chứng tổ là một đô thị trần đầy sức
sống Nó có vai trị quan trọng cả về nội thương lẫn ngoại thương Nó là một đô
thị cảng với hoạt động xuất khẩu nhộn nhịp, đóng vai trị là trung tâm thương mại cho toàn vùng Các đội thuyền từ cảng Sài Gòn cũng đã vươn ra hoạt động tại các cảng khắp vùng Đông Nam Á Theo sử liệu Trung Hoa và Việt Nam từ
đầu công nguyên cho tới thế kỷ XVH-XVII, cảng thị Sài Gịn ln tiếp nhận
thuyền buôn từ Java, Xiêm, Ấn Độ, Bến Nghé-Sài Gịn trổ thành trung tâm chính trị-kinh tế với cảnh quan được Trịnh Hồi Đức mơ tả là: “Dân đông đúc, chợ phố san sát, nhà tường, nhà ngói liên tiếp nhau, ( ) tàu ghe hải đương đến
—————————
! Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chi, Bắn dịch của Tu trai Nguyễn Tạo Quốc vụ khanh đặc
trách vấn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1972, tập hạ tr 4