Thực tế hiện nay lượng phụ phẩm trên được làm khô để chế biến thức ăn chăn nuôi rất ít do chưa có qui trình công nghệ thu gom, bảo quản và dự trữ nên sản phẩm thường bị hư hỏng nhanh, kh
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài:
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY ÉP RƠM CỎ KHÔ
LÀM THỨC ĂN DỰ TRỮ CHO TRÂU BÒ
Mã số: 088.12 RD
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng Chủ nhiệm đề tài: ThS Đỗ Minh Chiến
9800
NĂM 2012
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài:
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY ÉP RƠM CỎ KHÔ
LÀM THỨC ĂN DỰ TRỮ CHO TRÂU BÒ
Mã số: 088.12 RD
Đỗ Minh Chiến
Trang 3
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên
Học vị, học hàm chuyên môn
Cơ quan
1 Hoàng Minh Thuận ThS Trường CĐ Công nghiệp và XD
5 Trần Như Khuyên PGS.TS Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
8 Phạm Thế Vinh ThS Trường CĐN Nam Định
9 Nguyễn Cao Kình KS CN Công ty CP Bông miền Bắc
Trang 4MỤC LỤC
Mục lục ii
Danh mục bảng iv
Danh mục hình v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN RƠM RẠ 3
1.1.1 Vị trí của thức ăn rơm rạ trong chăn nuôi 3
1.1.2 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của rơm rạ 3
1.1.3 Một số loại thức ăn rơm rạ thường dùng trong chăn nuôi 4
1.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỨC ĂN RƠM RẠ 6
1.2.1 Chế biên thức ăn rơm rạ theo phương pháp cơ lý 7
1.2.2 Chế biến thức ăn rơm rạ theo phương pháp sinh học 8
1.2.3 Chế biến thức ăn thức ăn rơm rạ theo phương pháp hoá học 11
1.3 YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH ÉP 12
1.4 TÌNH HìNH SỬ DỤNG RƠM RẠ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở TRONG NƯỚC 13
1.5 YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH ÉPError! Bookmark not defined 1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÁY ÉP RƠM CỎ KHÔ Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 14
1.6.1 Liên hợp máy thu gom và ép cỏ 15
1.6.2 Các loại máy ép rơm tĩnh tại 17
1.6 PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY ÉP RƠM, CỎ KHÔ 20
1.7 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 21
1.7.1 Mục đích nghiên cứu 21
Trang 51.7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 25
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 26
2.2.3 Phương pháp xác định một số thông số của quá trình ép 27
2.2.4 Phương pháp xử lý và gia công số liệu thực nghiệm 29
Chương 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN CHÍNH MÁY ÉP 32
3.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ PHẬN ÉP 32
3.1.1 Phương trình cơ bản của quá trình nén ép 32
3.1.2 Xác định các thông số cơ bản của bộ phận ép 35
3.2 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ THỦY LỰC CỦA MÁY ÉP 38
3.2.1 Lựa chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu thiết bị thuỷ lực 39
3.2.2 Tính toán thê tích của bình tích áp và lưu lượng của bơm 40
3.2.3 Tính toán hệ thống nạp, bơm và xi lanh thủy lực 41
Chương 4 KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA MÁY ÉP 44
4.1 Kết quả xác định một số tính chất cơ - lý của nguyên liệu ép 44
4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
1 Kết luận 51
3 Đề nghị 51
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 56
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần hoá học của một số rơm rạ chính 4
Bảng 4.1a Hệ số ma sát của rơm khô với các loại vật liệu khác 44
Bảng 4.1b Hệ số ma sát của cỏ khô (cỏ Voi) với các loại vật liệu khác 44
Bảng 4.2 Xác định khối lượng thể tích của rơm 45
Bảng 4.3 Ảnh hưởng hành trình của bàn ép h (cm) 46
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ ẩm vật liệu ép W (%) 48
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đồ thị nhiệt của quá trình ủ lạnh 9
Hình 1.2 Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến thức ăn rơm rạ theo phương pháp sinh học 10
Hình 1.3 Sơ đồ qui trình chế biến thức ăn rơm rạ theo phương pháp hoá học 12
Hình 1.6 Một số hình ảnh đốt rơm rạ trên cánh đồng [12] 14
Hình 1.7 Các liên hợp máy thu gom và ép bánh rơm, cỏ khô (Hà Lan) 15
Hình 1.8 Các liên hợp máy thu gom và ép bánh rơm, cỏ khô (Nhật Bản) 16
Hình 1.9 Liên hợp máy thu và ép cỏ kiểu trục ép 17
Hình 1.10 Máy ép rơm cỏ ΠCM-5,0A (Liên xô cũ) 18
Hình 1.11 Máy ép rơm cỏ khô ERC-1,0 (Việt Nam) 19
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy ép rơm cỏ khô ERC-10 22
Hình 2.2 Máy ép rơm cỏ khô ERC-10 23
Hình 2.3 Thiết bị đo độ ẩm SARTARIUS – MA45 27
Hình 3.1 Đồ thị phân bố áp suất trong khuôn ép có đáy cố định 33
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý kết cấu hệ thống thủy lực có bình tích áp 39
Hình 3.3 Đồ thị lực đặc trưng cho quá trình ép 42
Hình 4.1 Đồ thị ảnh hưởng hành trình của bàn ép h (cm) 47
Hình 4.2 Đồ thị ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu vật liệu ép W (%) 49
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, phụ phế phẩm sau khi thu hoạch bao gồm rất nhiều loại với khối lượng rất lớn như: rơm, thân cây ngô, lạc, đỗ tương, Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, lượng phụ phẩm sau khi thu hoạch đối với lúa khoảng gần 80 triệu tấn, ngô khoảng 10 triệu tấn, đỗ tương khoảng 3,5 triệu tấn, lạc khoảng 1,5 triệu tấn,
Trước kia, lượng phụ phẩm này thường được xử lý bằng cách phơi khô làm nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò, làm chất đốt sinh hoạt trong các hộ gia đình Thực tế hiện nay lượng phụ phẩm trên được làm khô để chế biến thức
ăn chăn nuôi rất ít do chưa có qui trình công nghệ thu gom, bảo quản và dự trữ nên sản phẩm thường bị hư hỏng nhanh, không đảm bảo chất lượng thức
ăn, việc sử dụng chúng làm chất đốt trong gia đình chỉ còn tồn tại ở một số nơi, chủ yếu là những vùng dân nghèo, miền núi Vì vậy, phần lớn lượng phụ, phế phẩm trên được xử lý bằng cách thiêu huỷ trên các bờ ruộng, kênh mương, đường giao thông thậm chí có nhiều nơi tiến hành thiêu huỷ ngay trên mặt đồng, vừa làm ô nhiễm môi trường vừa phá huỷ cấu trúc của đất và hệ vi sinh vật trong đất
Việc nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị thu gom bảo quản và chế biến rơm rạ thành thức ăn chăn nuôi là một trong những giải pháp tích cực để để tăng nguồn thức ăn chăn nuôi, đặc biệt thức ăn dự trữ cho trâu bò
về mùa đông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trong quy trình công nghệ thu gom bảo quản và chế biến rơm cỏ khô,
ép bánh là khâu quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng thức ăn và thời hạn bảo quản
Tuy nhiên, rơm cỏ khô ở trạng thái tự nhiên có tỷ trọng bé, chiếm chỗ
Trang 9lớn gây khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản Vì vậy, việc ép rơm cỏ khô thành bánh để giảm thể tích, tăng khối lượng riêng là giải pháp tích cực
để tận dụng thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản
Vấn đề cấp bách mà thực tế đặt ra cần phải giải quyết là có một mẫu máy có thể đáp ứng được nhu cầu về đóng bánh rơm- cỏ khô, nhưng máy phải
có kết cấu gọn nhẹ, dễ vận chuyển (đến nơi có nguyên liệu) phù hợp với loại hình, quy mô sản xuất nhỏ nhờ vậy mới có thể giải quyết được vấn đề giảm chi phí vận chuyển và bảo quản rơm, cỏ khô
Để đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi, từ sản xuất thức ăn thô, sơ chế thức ăn thô tại cơ sở chăn nuôi và cung ứng thức ăn dự trữ, giảm chi phí cho việc vận chuyển, phù hợp với quy mô, khả năng đầu tư, tận dụng được nguyên liệu có sẵn ở địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép rơm, cỏ khô làm thức ăn dự trữ cho trâu bò ”
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN RƠM RẠ
1.1.1 Vị trí của thức ăn rơm rạ trong chăn nuôi
Rơm rạ theo nghĩa rộng là phần thức ăn còn lại của các cây hoa màu, lương thực sau khi thu hoạch sản phẩm chính Khối lượng của các loại thức
ăn rơm rạ này rất lớn (trong thức ăn của trâu bò, riêng rơm lúa đã cung cấp được tới 18 – 25% tổng số giá trị dinh dưỡng của khẩu phần) Vì thế rơm có một vai trò quan trọng trong vấn đề cân bằng thức ăn cho gia súc Đặc biệt ở các vùng đồng chiêm, rơm rạ được coi là loại thức ăn quan trọng của gia súc nhất là trâu bò trong mùa đông
Ở nước ta hiện nay, việc tân thu rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập Phần lớn rơm rạ được thiêu đốt trên đồng, trên đường trên các kênh, mương vừa gây lãng phí vừa ô nhiễm môi trường Nếu khắc được tình trạng này, chúng ta sẽ có thêm nguồn thức ăn cho gia súc, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi
Trong loại thức ăn rơm rạ thì rơm rạ của các cây hoà thảo, thân, cành một số cây họ đậu và một số cây khác chiếm địa vị chủ yếu
1.1.2 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của rơm rạ
Đặc điểm thành phần hoá học của rơm rạ, họ hoà thảo có rất nhiều chất xơ (từ 35 – 42%) ít protein thô (chỉ từ 3-4%) protein tiêu hoá được lại càng ít hơn nữa (trung bình từ 1,5-2%), ít chất béo (từ 1- 2%), chất khoáng chiếm tỷ lệ trung bình từ 4-6% nhưng lại có rất ít Ca, P và Na (trừ rơm rạ họ đậu có tường đối nhiều Ca hơn) và nhiều silic Hàm lượng vitamin cũng rất ít, nhất là rơm rạ của phần lớn các loại cây hoà thảo (trung bình 1kg rơm rạ hoà thảo chỉ
có từ 1- 3mg caroten) Thí dụ thành phần hoá học của một số rơm rạ chính trong bảng 1.1
Trang 11Bảng 1.1 Thành phần hoá học của một số rơm rạ chính
Trong 100kg Loại rơm rạ Nước
%
Protein Thô
%
Lipit Thô
%
Xơ Thô
%
Bột đường
Kê
Ngô
Đậu tương
7,5 10,0 17,2 16,0
3,9 3,8 4,7 4,0
1,4 1,6 1,5 1,0
41,1 37,5 28,0 32,5
39,2 41,6 43,0 37,5
14,5 5,5 5,3 5,1
Do có nhiều chất xơ nên tỷ lệ tiêu hoá của rơm rạ nói chung rất thấp Như ngựa chỉ tiêu hoá được khoảng 20 – 30%, loài nhai lại chỉ tiêu hoá được
≥ 40% Ví dụ tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong rơm lúa đối với trâu bò như sau:
1.1.3 Một số loại thức ăn rơm rạ thường dùng trong chăn nuôi
• Rơm rạ họ hoà thảo
Là loại tương đối phổ biến Giá trị dùng làm thức ăn của nó thay đổi theo thời gian thành thục của cây dài hay ngắn và bộ phận dùng làm thức
ăn cho gia súc Một số loại rơm rạ họ hoà thảo thường dùng trong chăn nuôi gồm:
Rơm lúa: lượng chất protein có thể ngang với thân kê nhưng vì rơm lúa
Trang 12có chứa tương đối nhiều chất xơ và các muối siliccat nên thô cứng hơn Tỷ lệ tiêu hoá nói chung cũng thấp hơn thân kê (tỷ lệ tiêu hoá nói chung của rơm lúa ở loài nhai lại cũng chỉ vào khoảng ≥ 40%)
Thân cây kê: là loại thức ăn có giá trị nhất Trong số các loại thức ăn
hoà thảo, vì có chứa tương đối nhiều chất protein, thân lá lại mềm, rễ nhai Tỷ
lệ tiêu hoá nói chung của các chất dinh dưỡng có thể đạt tới 55% Thường dùng làm thức ăn thô rất tốt của lừa, ngựa, trâu, bò
Thân lá ngô: Về mặt giá trị dinh dưỡng, thân lá ngô cao hơn loại những
loại thức ăn rơm rạ khác, nhất là có chứa tương đối nhiều chất dinh dưỡng Nhưng vì thân to nên nếu cho ăn trực tiếp, gia súc thường chỉ ăn một phần còn bỏ lại khá nhiều Cho nên nếu dùng thân lá ngô cho gia súc ăn thì nên chế biến để nâng cao thêm hiệu suất sử dụng thức ăn
- Thân lá đậu tương: Chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vì thân chính tương đối to, cứng khó nhai nên gia súc thường không ăn mà chỉ ăn lá
và cành non Muốn cho gia súc ăn được nhiều hơn và để nâng cao thêm tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn có thể đem say hoặc nghiền nhỏ thành bột
- Thân lá đậu hoà lan: Thân nhỏ và mềm có chứa nhiều chất protein tiêu hoá được, có giá trị làm thức ăn cao hơn lá đậu tương, nhưng khi cất trữ phải rất cẩn thận vì rất rễ bị mốc hỏng và khi cho gia súc ăn, nhất là bò sữa không nên cho ăn quá nhiều có thể gây táo bón và làm giảm chất lượng sữa
- Dây lạc: Dây lạc dùng làm thức ăn cho gia súc có giá trị cao nhất so
Trang 13với những loại trên, chất dinh dưỡng nói chung rất phong phú, có mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hoá, tỷ lệ tiêu hoá nói chung có thể lên tới 60% Dây lạc có thể dùng làm thức ăn cho tất cả các loại gia súc, nhưng cất trữ cũng rễ bị mốc, hỏng nên cần phải chú ý
• Các loại thân lá khác:
- Dây khoai lang khô chiếm vị trí rất quan trọng trong các loại thức ăn
thô Giá trị dinh dưỡng xấp xỉ bằng cỏ khô loại tốt Nó chứa nhiều chất protein và tỷ lệ tiêu hoá của các chất cũng tương đối cao (tỷ lệ tiêu hoá có thể lên đến 50-55%)
- Thân lá khoai tây cũng có thể dùng làm thức ăn cho gia súc nhưng cũng có nhược điểm là khi khô sẽ trở nên dai và tương đối cứng, gia súc khó
ăn Khi tươi lại có chất solanin có thể gây trúng độc nên ít dùng và nếu dùng thường chế biến dự trữ theo lối ủ xanh
- Lá sắn là nguồn thức ăn tốt cho các đối tượng trâu, bò, lợn và gà
Năng suất lá vào khoảng 4,6 tấn vật chất khô/ha tại thời điểm thu hoạch củ
Lá sắn có hàm lượng Protein cao (25% tính theo vật chất khô, biến động từ 16%-40%) trong đó 85% là protein thô Lá sắn cũng là nguồn cung cấp khoáng đa lượng như Ca, Mg và khoáng vi lượng như Mn và Zn, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin A, riboflavin và axit ascorbic
1.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỨC ĂN RƠM RẠ
Thức ăn rơm rạ dùng trong chế biến thức ăn chăn nuôi là loại thức ăn
có nguồn gốc từ thực vật bao gồm rơm, cỏ, thân cây ngô, đậu đỗ lạc, dây khoai lang,…
Chế biến thức ăn rơm rạ nhằm mục đích:
- Giảm nhẹ công sức của gia súc khi nhai thức ăn;
- Tạo cho thức ăn có vị ngon, kích thích cho gia súc ăn nhiều, ham ăn
và ăn cả thức ăn ngon và không ngon;
Trang 14- Có thể trộn với các thức ăn tinh để tăng lượng dinh dưỡng;
- Có thể nâng cao chất lượng thức ăn bằng các phương pháp chế biến
cơ lý, hóa học và sinh học;
- Có thể sử dụng rộng rãi thức ăn thô cho lợn và gia cầm bằng cách thái
và nghiền thức ăn thô khô thành bột
1.2.1 Chế biên thức ăn rơm rạ theo phương pháp cơ lý
Theo phương pháp truyền thống thức ăn thô được chế biến theo phương pháp cơ học, hoá học và nhiệt học Tùy theo mục đích chế biến và yêu cầu thức ăn đối với loại vật nuôi mà có thể thực hiện theo 1 trong các qui trình cơ bản sau đây:
Thái → trộn;
Thái → nấu → trộn;
Thái → phơi khô → nghiền → trộn;
Thái → ép bánh
- Thái là khâu quan trọng được áp dụng ở hầu hết các qui trình chế biến
thức ăn thô Rơm và các loại cỏ khô có thân to phải thành những đoạn có độ
dài 40 – 50 mm đối với trâu bò và 15-25 mm đối với lợn và 5-10mm đối với
gia cầm Thái những loại thân cây ống to kết hợp ép dập vỏ mềm ra thì rất tốt Đối với phụ phẩm của nhà máy xay xát gạo như trấu, mày bổi,… thì không cần qua khâu thái
- Nấu chín được tiến hành đối với rơm cỏ khô đã thái Chất lượng nấu
thức ăn được xác định bằng mức chín mềm của thức ăn thô Tốt nhất là nấu bằng hơi nước trong những thùng kín và theo đúng chế độ sau đây Trước khi đun nóng đổ nước lã vào thức ăn đã thái chất trong thùng nấu với số lượng 60
÷ 100 l trên một tạ thức ăn và nén lại Sau đó đun bằng hơi nước đạt tới nhiệt
độ của hơi và giữ trong 2 – 3h ở nhiệt độ không thấp quá 70 ÷ 80o
- Phơi sấy khô các đoạn cỏ khô đã thái để nghiền thành bột cỏ khô
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chế biến tiếp theo như nghiền,
Trang 15trộn, ép viên hoặc bánh Chất lượng nghiền cao nhất khi thức ăn đạt độ ẩm không quá 10÷12%
- Nghiền rơm cỏ khô đã thái thành bột để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho
nhiều loại gia súc, gia cầm Yêu cầu độ nhỏ bột sau khi nghiền tương tự như nghiền hạt
- Ép bánh để dự trữ nguyên liệu thức ăn đặc biệt là thức ăn cho trâu bò
về mùa đông
1.2.2 Chế biến thức ăn rơm rạ theo phương pháp sinh học
Ủ thức ăn là phương pháp ướp các thức ăn tươi nhiều nước bằng cách muối chua do kết quả của việc lên men thức ăn dưới tác dụng của những quá trình vi sinh vật Khi ủ thức ăn sảy ra các quá trình lên men axit lăctic, lên men butiaric và lên men rữa Để thu được thức ăn ủ tốt, tỷ lệ thành phần của các axit ấy không đồng nhất như nhau: axit lăctic nên và cần có số lượng là 1,2 – 1,5%, axit butiaric không quá 0,3 – 0,5% Nếu khi ủ thức ăn mà axit lăctic kịp tạo ra sớm hơn axit butiaric thì nó ngăn không cho những axit này phát triển và do đó nó đóng vai trò làm chất ướp Vì vậy yếu tố quyết định quá trình ủ thức ăn là: trong thức ăn ủ phải có lượng đường cần thiết tối thiểu
đã định; tạo nên nhiệt độ tối thiểu cho các vi khuẩn axit lăctic phát triển, trong giới hạn bằng 25-30oC; tạo nên môi trường kị khí (không có dưỡng khí) ngay lúc trải khối thức ăn để ủ và kéo dài suốt thời kì bảo quản
Hàm lượng đường các thức ăn thô để ủ chia làm ba nhóm: dễ ủ (ngô, ngô bắp, củ quả, cỏ đồng, ), khó ủ (cỏ klêve, cỏ liutxecrna, ) Thường người
ta tiến hành ủ các loại thức ăn khó ủ trộn với loại dễ ủ
Việc tạo ra nhiệt cần thiết cho sự lên men axit lăctic là nhờ hiện tượng
tự đốt nóng của thức ăn trong 1 ÷ 3 ngày đầu sau khi xếp để ủ Khi đó nhiệt tạo thành do các chất dinh dưỡng của thức ăn Vì thế thuận lợi nhất là ủ thức ăn với chế độ nhiệt độ thấp, không quá 30oC được gọi là chế độ ủ lạnh Để đảm
Trang 16bảo chế độ ủ lạnh cần có điều kiện như sau: khối thức ăn ủ có độ ẩm 65 – 75%; thức ăn đã được thái nhỏ, độ dài đoạn thái trong giới hạn 10 – 50 mm; việc chất thức ăn đã thái vào công trình ủ trong thời gian hết sức ngắn, mỗi ngày phải chất được 2÷3 m theo độ cao; khối thức ăn phải được nén cẩn thận Tất cả các điều kiện trên chỉ để đạt một mục đích chính là đuổi không khí ra khỏi khối thức ăn ủ được hết và nhanh
Trong trường hợp tổng quát toàn bộ quá trình ủ lạnh có thể được mô tả theo sơ đồ (hình 1.1) chế độ nhiệt độ sau đây:
Hình 1.1 Đồ thị nhiệt của quá trình ủ lạnh
Trong thời kì thứ nhất sau khi xếp thức ăn ủ (1 – 2 – 3 ngày ) vì một số
ít dưỡng khí còn sót trong khối thức ăn ủ, đó là quá trình ưa khí Các tế bào sống của cây cỏ thở hút, sử dụng nhanh số dưỡng khí đó, khiến cho khối thức
ăn tự nóng (trong giới hạn đoạn 1 – 2 của đường biểu diễn) Tất nhiên là không khí càng sót lại nhiều trong khối thức ăn khi xếp để ủ, thì quá trình ưa khí càng dài và nhiệt độ tự đốt nóng càng cao (trình bày trên sơ đồ bằng đường chấm chấm)
Trong thời kì tiếp theo, khi dưỡng khí tự do vừa được sử dụng hết, thì đến hiện tượng thở hút nội phân tử của các tế bào còn sống, dựa vào tác dụng oxy hóa Thời kì này không dài lắm (vào khoảng 1 ngày đêm) sau đó các tế bào thực vật của khối thức ăn đều chết hết Nhiệt độ trong thời kì này tăng lên
Trang 17nhưng rất chậm (đoạn 2 – 3 của đường cong)
Tiếp nữa đến là quá trình kị khí, khối thức ăn ủ mất dần nhiệt độ (trong 3÷5 tuần)
Việc tạo thành axit lactic bắt đầu từ lúc tiết ra nước nhựa cây, nghĩa là
từ lúc chất và nén xong và kéo dài độ vài ngày nữa Khi đó nó có tác dụng ướp được thức ăn và ngăn không cho axit khác phát triển
Với chế độ nhiệt khác sẽ có thể tạo nên điều kiện tối thích thuận lợi nhất cho các vi khuẩn axit béo hay các vi khuẩn khác phát triển, chứ không lợi cho axit lactic, khi đó thức ăn dễ bị hư hỏng Vì vậy muốn tạo được thức
ăn ủ tốt cần phải điều chỉnh chế độ nhiệt của quá trình thích hợp với điều kiện
ủ và các loại thức ăn khác nhau
Qui trình công nghệ chế biến thức ăn ủ được thực hiện theo 2 phương pháp: phương pháp riêng rẽ và phương pháp liên hợp, tuỳ thuộc vào loại máy móc sử dụng Sơ đồ qui trình công nghệ được thể hiện trên hình 1.2
Hình 1.2 Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến thức ăn rơm rạ theo
Trang 18phương pháp sinh học
Phương pháp riêng rẽ được thực hiện bởi tổ hợp máy bao gồm: máy cắt
cỏ rải hàng, máy gom cỏ thành đống, máy xúc cỏ lên xe hoặc rơmooc, máy cắt thái, máy nén Phương pháp lên hợp được thực hiện bởi máy cắt cỏ liên hợp thu cỏ và cắt thái đồng thời, xe hoặc rơmoóc vận chuyển, máy nén
So sánh phương pháp riêng rẽ và phương pháp liên hợp ta thấy: phương pháp riêng rẽ có nhược điểm là mức độ cơ khí hóa, mất nhiều công đoạn phụ, đòi hỏi số lượng lao động chân tay lớn Mặt khác cỏ cắt xong khi cào thành đống và chất lên xe chở sẽ dính đẩt cát bẩn, cỏ sau khi cắt nếu không thái kịp thời thường bị khô héo gây khó khăn cho quá trình ủ Phương pháp liên hợp khắc phục hoàn toàn nhược điểm của phương pháp riêng rẽ, tuy nhiên việc đầu tư liên hợp máy cắt cỏ lớn hơn
Phương pháp ủ chua thức ăn có ý nghĩa rất lớn: sản phẩm sau khi ủ chua giữ được gần như nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của thức ăn tươi ban đầu, tạo ra axit lactic, các chất dinh dưỡng, vitamin dễ tiêu, khiến cho gia súc
ăn ngon miệng, ăn được nhiều đồng thời nâng cao khả năng tiêu hoá Mặt khác thức ăn ủ không bị hư hỏng trong nhiều năm, có thể dự trữ được lâu dài
để ổn định nguồn thức ăn
1.2.3 Chế biến thức ăn thức ăn rơm rạ theo phương pháp hoá học
Chế biến thức ăn thô theo phương pháp hoá học được thực hiện bằng cách urê hoá (hay kiềm hoá) Dung dịch urê (hay nước vôi) được phun vào rơm cỏ sau khi thái, sau đó tiến hành ép bánh và bao gói kín bằng nhiều lớp màng polyetylen rồi xếp vào kho bảo quản Trong quá trình bảo quản, urê tự phân hủy thành amoniac vừa tăng hàm lượng N vừa có tác dụng phân giải lignin để làm mềm thức ăn, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối hỏng, làm tăng thời hạn bảo quản
Quá trình chế biến thức ăn kiềm hoá được thực hiện theo qui trình công
Trang 19nghệ trên hình 1.3
Hình 1.3 Sơ đồ qui trình chế biến thức ăn rơm rạ
theo phương pháp hoá học
1.3 YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH ÉP
Nén ép rơm rạ là quá trình phức tạp, bởi tính chất cơ lý tính của các đối tượng nghiên cứu Bản thân các loại vật liệu này vừa có tính đàn hồi và biến dạng khi chịu lực tác động ở những mức độ và trạng thái nhất định Với các vật liệu như rơm, cỏ khô mức độ đàn hồi và biến dạng phụ thuộc nhiều vào trạng thái ép của vật liệu, kết cấu bộ phận ép cũng như lực ép và thời gian ép
Khối rơm, cỏ khô sau khi ép cần phải được định hình, đảm bảo độ bền liên kết, vững chắc có kích thước hợp lý, thuận tiện cho quá trình vận chuyển
Để đảm bảo rơm không hỏng trong thời gian bảo quản độ ẩm của rơm, cỏ khô khi ép W = 10 - 15%
Một số chỉ tiêu của bánh rơm, cỏ khô sau khi ép: Có kích thước các chiều dài, rộng, phù hợp khả năng sắp xếp vào các thùng xe vận chuyển, bảo quản Do đó để thuận tiện cho việc định lượng thức ăn, khênh vác và sắp xếp khi vận chuyển thì kích thước mỗi bánh thường được chọn: dài 0,6m; rộng 0,5 m;
Nguyên liệu thô
Thái
Phun urê lỏng
Chất vào kho bảo quản
Bao gói
Trang 20Mấy năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn
do các nhiên liệu khác thay thế như: điện, khí gas, than,… thay thế; máy cày được thay thế cho con trâu, con bò trên đồng ruộng Vì vậy, sau mùa gặt rơm
rạ không còn được thu gom vận chuyển về nhà như trước đây mà được đốt ngay tại ruộng, hiện tượng này ngày càng phổ biến trên toàn quốc
Trang 21Hình 1.6 Một số hình ảnh đốt rơm rạ trên cánh đồng [12]
Đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây
ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông (do khói làm cho tầm quan sát bị hạn chế) Theo các nhà khoa học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người Trẻ em, người già, và người
có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất
Theo các nhà khoa học cho biết, thành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là các dẫn xuất của đioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm: licnoxenlulozơ, 37,4%; hemixenlulozơ (44,9%); licnin 4,9% và hàm lượng tro (oxit silic) cao từ 9, đến 14% Đó là điều gây cản trở việc sử dụng rơm, rạ một cách kinh tế Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học
Đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồng ruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao Đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm, rạ Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng đioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO; khí metan CH4; các oxit nitơ NOx; và một ít đioxit sunfua SO2
1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÁY ÉP RƠM CỎ
KHÔ Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Châu Úc, những nước có nền nông nghiệp hiện đại thì ngành chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ khăng khít với nhau
Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch cỏ và rơm khô đã đạt mức độ khá cao Mục tiêu chính là có thể cơ khí hóa toàn bộ khâu thu hoạch cỏ bao gồm: vận
Trang 22chuyển, bảo quản và phân phối cỏ khô
1.6.1 Liên hợp máy thu gom và ép cỏ
Trên hình 1.7 là hình ảnh một số liên hợp máy thu gom và ép cỏ (do Hà Lan chế tạo) dùng để thu gom và đóng gói rơm cỏ khô
Hình 1.7 Các liên hợp máy thu gom và ép bánh rơm, cỏ khô (Hà Lan)
Cỏ sau khi cắt được phơi khô trên đồng, được liên hợp máy thu hoạch gom lại và ép thành từng bó hình khối lập phương nhờ các máng ép Máng có tiết diện hình chữ nhật có kích thước cao: 0,25 – 0,40 m và rộng từ 0,55 – 1,10 m dạng cong về phía pittông ép, phần còn lại thì thẳng Để đảm bảo độ chặt của bó cỏ, cửa ra của máng được làm hẹp lại
Máy ép cỏ tạo thành cuộn cỏ hình trụ lớn: Các cuộn cỏ hình trụ có đường kính từ 1,6 -1,8 m và dài từ 1,5 - 1,7 m, trọng lượng cuộn cỏ từ 400 -
700 kg đối với cỏ khô và 250 - 450 kg đối với rơm
Dải cỏ được đưa vào máy, cuộn dần theo đường xoắn ốc cho tới khi đạt được đường kính mong muốn
Trang 23Các máy ép trên hoạt động liên tục có năng suất tương đối cao nhưng có cấu tạo khá phức tạp, kích thước cồng kềnh và chỉ sử dụng đối với các đồng cỏ, hoặc ruộng lớn, giá thành cao thích hợp với mô hình sản xuất lớn, đồng bộ
Trên hình 1.8 là hình ảnh một số liên hợp máy thu gom và ép cỏ (do Nhật Bản chế tạo) dùng để thu gom và đóng gói rơm cỏ khô
a) b)
Hình 1.8 Các liên hợp máy thu gom và ép bánh rơm, cỏ khô (Nhật Bản)
Trên hình 1.9 là là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của liên hợp máy thu và ép
cỏ kiều con lăn ép Đây là loại máy ép có khuôn di động thường sử dụng trong các máy thu hoạch cỏ, rơm liên hoàn Loại máy này có ưu điểm: Năng suất cao, sản phẩm ép được tự động đẩy ra ngoài sau một quá trình ép Tuy nhiên nó có nhược điểm là: phải tiêu tốn nhiều năng lượng để khắc phục lực
ma sát nên áp suất ép bị giảm, ép có độ chặt thấp
Trang 24Hình 1.9 Liên hợp máy thu và ép cỏ kiểu trục ép
1 Pittông; 2 Biên; 4 Tấm bao; 4 Bánh răng lớn; 5 Bộ phận cấp liệu; 6 Tấm bao
bộ phận thu cỏ; 7 Bộ phận thu cỏ; 8 Cam; 9 Tấm chắn; 10 Xích; 11 Bánh đà; 12 Kim; 14 Điều chỉnh kim; 14 Đoạn thoát tải; 15 Xích; 16 Bánh xe con cóc; 17 Cơ
cấu thắt nút; 18 Bánh sao đè; 19 Buồng nén; 20 Điều chỉnh độ nén
1.6.2 Các loại máy ép rơm tĩnh tại
Trên hình 1.10 là sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy ép ΠCM-5,0A dùng để
ép cỏ, rơm thành bó do Liên Xô cũ chế tạo
Trang 25Hình 1.10 Máy ép rơm cỏ ΠCM-5,0A (Liên xô cũ)
1 Phễu nạp; 2 Bộ phận dồn cỏ; 4 Hệ thống truyền động chính; 4 Khung;
5 pittông; 6 Buồng tiếp nhận; 7 Ngàm; 8 Buồng ép; 9 Đáy; 10 Nắp;
11 Bộ phận điều chỉnh độ chặt; 12 Băng truyền; 14 Cơ cấu tay quay Cấu tạo gồm các bộ phận chính: Khung, phễu nạp liệu, bộ phận dồn cỏ, buồng tiếp nhận cỏ, buồng ép, píttông, cơ cấu tay quanh, bộ phận giữ cỏ và băng truyền Toàn bộ cơ cấu làm việc lắp trên khung bằng kim loại tựa trên 4 bánh xe Đáy của buồng ép lắp chặt với phần dưới của khung Nắp của buồng
ép lắp vào khung sao cho có thể thay đổi chiều cao lỗ thoát của buồng để điều chỉnh độ chặt của máy ép
Pítông của máy ép thực hiện 40 hành trình trong 1 phút và hình thành
bó cỏ dài 780 – 830 mm, trọng lượng bó cỏ thường vào khoảng từ 30 – 40 kg với độ chặt đạt được 250 – 380 kg/m3. Việc bó cỏ được thực hiện bằng tay Công suất cộng cơ 26 mã lực, trọng lượng máy 1.250 kg, chiều dài máy ở vị trí làm việc 6.120 mm, chiều rộng 1.460 mm và chiều cao là 2.677mm Hành trình píttông 752 mm
Quá trình làm việc của máy: Cỏ theo băng truyền vào phễu nạp, qua bộ
Trang 26phận dồn cỏ từng phần cỏ đưa vào buồng tiếp nhận Píttông chuyển động dồn chặt và ép phần cỏ vào trong buồng ép Sau đó từng phần khối cỏ di chuyển vào buồng bó, tại đây sau từng khoảng thời gian nhất định ta lồng dây vào để bó
Trong khoảng chạy không của píttông cỏ bị ép được bộ phận giữ cỏ giữ lại Độ chặt của cỏ trong buồng tiếp nhận tạo nên do tiết diện ngang của buồng ép giảm dần, kết quả là tăng sức cản biến dạng và tăng ma sát giữa cỏ với thành buồng
Độ chặt ép điều chỉnh bằng cách thay đổi độ nghiêng của thành trên buồng ép Áp lực ép phụ thuộc vào loại và độ ẩm của cỏ, rơm độ chặt ép ban đầu Các thí nghiệm cho biết ép ở buồng có kích thước 35 – 45 cm lực ép lớn nhất không vượt quá 8.000 - 9.000 kG, khi đó độ chặt của bó cỏ trong khoảng
350 – 450 kg/m3 để bó cỏ được ép trọng lượng 40 – 50 kg cần 13 – 18 đường chạy làm việc của píttông khi cung cấp bằng tay và tới 25 đường chạy làm việc khi cung cấp bằng máy
Trên hình 1.11 là hình ảnh máy ép rơm cỏ khô ERC-1,0 do công ty
Z-755 của quân đội chế tạo dựa theo nguyên lý máy ép pitong ΠCM-5,0A của Liên xô (cũ)
Hình 1.11 Máy ép rơm cỏ khô ERC-1,0 (Việt Nam)
Máy có đặc điểm là làm việc liên tục do đó cho năng suất cao (khoảng
Trang 271 tấn/giờ, trọng lượng một bánh trung bình khoảng 20 kg), có thể thay đổi kích thước khuôn ép Nhưng có nhược điểm là kích thước cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, khó di chuyển nên thường đặt cố định, việc buộc bánh sau khi đóng thực hiện bằng tay
Máy có công suất lớn và nạp liệu liên tục nên phải tập kết một khối lượng lớn rơm hoặc cỏ khô tại nơi ép do đó chi phí vận chuyển cao (do rơm hoặc cỏ khô phải đem từ nơi khác đến nơi ép); phải có một diện tích lớn để tập kết nguyên vật liệu Điều này là không phù hợp với quy mô của nông hộ, trang trại chăn nuôi và của cả người làm dịch vụ
1.6 PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY ÉP
có giá thành cao, chưa phù hợp với điều kiện trang bị của các trang trại chăn nuôi và người làm dịch vụ ở nông thôn hiện nay
- Đối với thiết bị máy móc hoạt động theo nguyên lý không liên tục, loại này có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng tuy chi phí nhiều sức lao động hơn
so với máy liên tục, phụ thuộc vào trình độ của người thao tác, năng suất thấp
do phải nạp liệu, buộc và tháo liệu bằng tay, song nó có giá thành vừa phải, chấp nhận được đối với các trang trại chăn nuôi
Về mặt tạo lực ép: có thể sử dụng hệ thống thuỷ lực và động cơ thuỷ lực; động cơ hộp số với hệ thống các thanh răng hoặc hệ bánh răng - trục vít Nếu sử dụng hệ thống động cơ hộp số, thanh răng thì kết cấu cồng kềnh, nặng
Trang 28nề Việc sử dụng hệ thống thiết bị thuỷ lực có lợi hơn do kết cấu nhỏ gọn, dễ thao tác, vận hành và sử dụng
Về mặt sử dụng năng lượng: có thể ép thủ công (bộ phận ép trục vít - bánh vít) hoặc thiết bị máy móc được cơ giới hoá (sử dụng động cơ điện hay động cơ diezel)
Mặt khác dựa vào nhu cầu thực tế chúng tôi lựa chọn nguyên lý ép không liên tục (khuôn ép cố định), sử dụng hệ thống thiết bị ép thuỷ lực Máy
có thể sử dụng động cơ điện hoặc diesel
1.7 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế chế tạo máy ép rơm cỏ khô năng suất 10 kiện/h để tạo ra các kiện rơm, cỏ khô dạng hình hộp chữ nhật với độ chặt cần thiết để giảm thể tích, tăng khối lượng riêng tạo điều kiện thuân lợi cho việc vận chuyển và bảo quản
- Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò, góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn
1.7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra khảo sát tình hình nghiên cứu máy ép rơm cỏ khô ở trong nước
- Nghiên cứu lựa chọn sơ đồ nguyên lý thiết kế tổng thể máy ép rơm cỏ khô
- Tính toán các thông số cơ bản của quá trình ép
- Nghiên cứu thiết kế các bộ phận chính của máy ép: khuôn ép, bàn ép,
bộ phận buộc định hình khối ép, bộ phận thuỷ lực,…
- Chế tạo, lắp ráp và hoàn thiện kết cấu máy ép
- Khảo nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của máy ép
Trang 29Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để phù hợp với quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất thức ăn cho trâu bò, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là máy ép kiểu pittông thủy lực đặt thẳng đứng năng suất 10 kiện/h Sơ đồ nguyên lý thiết kế máy ép rơm, cỏ khô (ký hiệu ERC-10) được thể hiện trên hình 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy ép rơm cỏ khô ERC-10
1 Khung máy, 2 Khuôn ép, 3 Khóa khuôn ép, 4 Bàn ép, 5 Trục dẫn hướng bàn ép, 6 Xi lanh ép, 7 Đường ống dẫn dầu thủy lực, 8 Tay điều khiển, 9 Van phân phối, 10 Thùng chứa dầu thủy lực, 11 Bơm dầu thủy lực, 12 Động
cơ dẫn động cho bơm thủy lực, 13 Bản lề khuôn ép
Trang 30Hình 2.2 Máy ép rơm cỏ khô ERC-10
Máy ép rơm ERC-10 gồm các bộ phận chính: hệ thống dẫn động bàn
ép, khuôn ép, thân máy
Thân khuôn ép gồm 2 nửa được ghép lại với nhau tạo thành khuôn ép
có dạng hình hộp chữ nhật, tiết diện hình vuông với kích thước trong lòng khuôn AxB = 500x600mm Thân khuôn ép được chế tạo bằng thép tấm dày 5
mm và được tăng cứng bằng các thanh thép L45x45x3 ở trên và dưới Thân khuôn ép được chia thành 2 buồng: buồng nạp liệu và buồng ép Buồng nạp liệu là nơi chứa vật liệu ép ban đầu, để tạo cửa cấp liệu có tiết diện lớn thì mặt phía trước của buống ép được gia công thấp hơn 3 mặt bên tạo thành cửa nạp liệu Hai thành bên của buồng ép được lắp bản lề với thân máy và được khóa chặt lại với nhau bằng chốt gài chữ T, với kết cấu như trên cho phép mở
Trang 31khuôn ép khi kết thúc quá trình ép để lấy sản phẩm ra ngoài được dễ dàng
Đáy khuôn ép được đặt ở phía dưới cùng buồng ép Đáy khuôn được chế tạo bằng thép tấm dày 10mm, mặt trên đáy khuôn có hàn các thanh dẫn hướng tạo thành 2 hai rãnh rộng 20mm để luồn sẵn 2 dây buộc còn mặt dưới được gia cố bằng 2 đường gân tăng cứng để đảm bảo độ bền của đáy khuôn
Bàn ép được lắp ở đầu pittông thực hiện chuyển động qua lại nhờ hệ thống xilanh thủy lực Để cho bàn ép chuyển động được ổn định trên bàn ép
có lắp thêm 2 trục dẫn hướng qua đó giúp bàn ép luôn tạo với khuôn ép thành một buồng kín Bàn ép được chế tạo bằng thép tấm dày 15 mm, có kích thước
Ae x Be = 595 x 495 mm, trên bề mặt ép có hàn 4 thanh dẫn hướng tạo thành hai rãnh có độ rộng 20 mm để luồn dây buộc Khi bàn ép dịch chuyển tới phần buồng ép thì các rãnh này trùng với 2 rãnh xẻ ở hai đáy khuôn ép
Hệ thống thủy lực gồm có xi lanh thủy lực, bơm dầu, van phân phân phối, đường ống dẫn dầu và tay điều khiển Để dẫn động cho bơm dầu ta dùng động cơ điện xoay chiều 3 pha qua bộ truyền động đai
Quá trình làm việc của máy ép như sau: Mở khuôn ép để luồn sẵn hai dây vào đáy khuôn ép, sau đó đóng lại, xếp rơm hay cỏ đầy vào buồng cấp liệu và buồng ép Điều khiển cho hệ thống thủy lực làm việc Bàn ép di chuyển từ trên xuống dưới thực hiện ép khối rơm trong buồng ép Khi đạt được lực nén ép theo yêu cầu, đánh tay thủy lực xả dầu về thùng, bàn ép được dịch chuyển về vị trí ban đầu Gạt chốt để mở hai nửa khuôn ép và tiến hành buộc định hình mặt trên và dưới bánh rơm, sau khi buộc xong, bánh rơm được đưa ra ngoài Tiếp tục luồn dây vào đáy khuôn, mở nắp buồng cấp liệu, nạp rơm mới vào khuôn ép và quá trình ép bánh rơm tiếp theo được lặp lại
Loại máy ép trên có ưu điểm:
- Có thể điều chỉnh được độ lèn chặt theo yêu cầu nhờ hệ thống điều khiển hành trình xilanh thủy lực