8. Phương pháp nghiên cứu
3.1.4. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ
vụ
Bảng 6. Mức độ các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ (điểm tối đa là 2; mỗi kỹ năng, điểm cao nhất là 0,5đ; số giáo sinh =54; tần số xuất hiện ở 4 kỹ năng là 216)
stt Nội dung Mức1 (ke) 0,1đ Mức2 (y) 0,2đ Mức3 (tb) 0,3đ Mức4 (kh) 0,4đ Mức5 (g) 0,5 Điểm tbcủa 1 KN
X
1 Biết phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý, hấp dẫn, tiến hành đúng các bước quy định 1 5 28 21 11 0,433 2 Biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi 1 3 24 24 2 0,335 3 Phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ 1 3 22 20 8 0,357 4 Biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi 1 2 16 25 10 0,375 Tổng % 4 1,8% 13 6% 90 41,7% 80 37,0% 29 13,5% 1,5 75%
Kết quả bảng 5 cho thấy kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ giáo sinh thực hiện ở mức độ tốt hơn các kỹ năng ở thành phần nhận thức, thiết kế, kết cấu. Điều này thể hiện ở chỗ giáo sinh thực hiện các kỹ năng ở mức độ giỏi cao hơn (13,5%) so với các nhóm kỹ năng trên. Mức khá cũng ngang
bằng các nhóm kỹ năng trên. Mức trung bình, yếu kém thấp hơn so với các nhóm kỹ năng đã trình bày ở trên. Đây là nhóm kỹ năng đạt điểm số trung bình cao nhất (75%) so với chuẩn. ở nhóm kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ hầu hết giáo sinh nắm vững lý thuyết, thực hành ít sai sót.
Trong 4 kỹ năng của thành phần thực hiện nhiệm vụ thì kỹ năng “Phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý, hấp dẫn. Tiến hành đúng các bước quy định” có điểm số trung bình 1 kỹ năng cao nhất (0,433). kỹ năng “biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi có điểm số trung bình thấp nhất (0,335). 2 kỹ năng phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ; biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi có điểm số trung bình tương đối cao (0,335 và 0,375) so với các kỹ năng của các nhóm kỹ năng vừa trình bày ở trên.
Nguyên nhân thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ đạt ở mức tương đối cao vì đây là nhóm kỹ năng giáo sinh thực hiện thường xuyên không những đối với trò chơi toán học mà còn ở tất cả các trò chơi khác như trò chơi phân vai theo chủ đề, trò chơi với chữ cái, trò chơi âm nhạc...trong chương trình CSGD trẻ mầm non có ít nhất 6 loại trò chơi có luật. Ngày nào giáo sinh cũng phải hưóng dẫn 1 trò chơi có luật vào buổi chiều do đó kỹ năng phổ biến luật chơi, nội dung chơi tương đối thuần thục. Mặc dù nhiều em hướng dẫn luật chơi rất tốt nhưng cũng có một số em hướng dẫn luật chơi còn ấp úng, chưa hấp dẫn thậm chí còn có em không phổ biến được luật chơi, nội dung chơi. Yêu cầu phổ biến luật chơi đối với trẻ mầm non phải rõ ràng, ngắn gọn, có thể kết hợp vừa phổ biến luật chơi vừa làm mẫu với đồ dùng trực quan điều này giáo sinh làm chưa thuần thục vì các em được tập luyện còn ít.
Kỹ năng biết chơi cùng trẻ khi cần thiết là kỹ năng giáo sinh thực hiện yếu nhất trong nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện, ở đây nguyên nhân chủ quan chiếm vai trò quan trọng. Không phải giáo sinh nào cũng chơi cùng trẻ được.
để chơi được cùng trẻ giáo sinh phải có khả năng quan sát tốt, tính linh hoạt và khả năng giao tiếp tốt. Điều khiển trẻ là công việc tương đối khó. Để điều khiển trẻ làm việc tốt, giáo viên phải có kinh nghiệm, nắm rất vững tâm lý của từng trẻ trong lớp. Đối với giáo sinh khó khăn nhất trong quá trình thực tập là việc điều khiển trẻ làm việc vì giáo sinh chưa có kinh nghiệm điều khiển trẻ làm việc, chưa hiểu hết tâm lý trẻ, không thể dùng được các biện pháp cứng rắn, áp dụng lý thuyết một cách máy móc.
Kỹ năng phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ; biết đánh giá nhận xét kết quả chơi giáo sinh làm tương đối tốt nhưng còn một số sai sót sau: Kỹ năng uốn nắn những sai sót của trẻ giáo sinh thực hiện nhưng chưa khéo, Ví dụ có em uốn nắn ngay khi các cháu làm sai làm giảm hứng thú chơi ngay của trẻ, có em uốn nắn bằng cách nói lại luật chơi nhưng nói quá dài làm giảm hứng thú chơi của trẻ. Kỹ năng đánh giá kết quả chơi của trẻ cũng sai sót. Ví dụ giáo sinh luôn khen trẻ, khen ngay cả khi cháu thực hiện sai. Đây là điều tối kỵ đối với các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Cách đánh giá này làm cho trẻ luôn luôn ở tư tưởng tự mãn, không đương đầu được với thất bại sau này. Thích khen, ghét chê là tâm lý chung của mọi mgười, người lớn không nên dùng biện pháp này để làm hài lòng trẻ mà phải giúp trẻ nhìn nhận được cái sai của mình, trò chơi là biện pháp tốt nhất để giáo dục tố chất này trong nhân cách của trẻ. Giáo sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nhận xét đánh giá nên hầu như sử dụng phương pháp khen là chính.
Như vậy các kỹ năng thuộc thành phần nhận thức là các kỹ năng giáo sinh thực hiện tương đối tốt. Giáo sinh nắm được lý thuyết, thực hành ít sai sót hơn vì nhóm kỹ năng này được thực hiện thường xuyên, không những ở trò chơi toán học mà còn ở tất cả các trò chơi học tập khác.
Bảng 7. Mức độ các kỹ năng thuộc thành phần giao tiếp (điểm tối đa là 2; mỗi kỹ năng, điểm cao nhất là 0,5đ; số giáo sinh =54; tần số xuất hiện ở 4 kỹ năng là 216) stt Nội dung Mức1 (ke) 0,1đ Mức2 (y) 0,2đ Mức3 (tb) 0,3đ Mức4 (kh) 0,4đ Mức5 (g) 0,5 Điểm tbcủa 1 KN X 1 Có khả năng sử dung đa dạng, phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau (giọng nói, nét mặt, cử chỉ) 0 4 32 14 4 0,333 2 Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời 0 1 19 25 9 0,377 3 Biết xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi
0 6 25 16 7 0,344
4 Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác 0 9 18 23 4 0,340 Tổng % 0 0% 20 9,2% 94 43,5% 78 36,1% 24 11,2% 1,394 69,7%
Kết quả ở bảng 6 cho thấy mức độ thực hiện kỹ năng ở thành phần giao tiếp (69,7%) thấp hơn so nhóm kỹ năng thiết kế (71,4%), nhóm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ (75%) nhưng cao hơn nhóm kỹ năng nhận thức (69,3%), nhóm kỹ năng kết cấu (66,9%). Mức độ kém không có; mức độ yếu có 9,2%; mức độ trung bình là 43,5%; mức độ khá là 36,1%; mức độ giỏi là 11,2%. Như vậy ở mức yếu cũng cao và ở mức giỏi cũng cao. ở nhóm kỹ năng giao tiếp có sự phân hoá giữa mức độ yếu và giỏi nhưng hầu như mức độ trung bình và khá vẫn là phổ biến tức là giáo sinh nắm được lý thuyết, thực hành đúng quy trình và ít sai sót.
Trong 4 kỹ năng của thành phần giao tiếp thì kỹ năng biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời là kỹ năng có điểm số trung bình cao hơn (0,377). Kỹ năng có điểm số thấp nhất là kỹ năng có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau như giọng nói, nét mặt, cử chỉ (điểm số trung bình là 0,333). 2 kỹ năng biết xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi và biết trao đổi bàn bạc với trẻ đạt mức độ như các kỹ năng của các nhóm khác.
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy kỹ năng giao tiếp là kỹ năng giáo sinh cho là không khó nhưng để giao tiếp tốt với trẻ khi tổ chức trò chơi toán học không phải giáo sinh nào cũng làm tốt được. Có những giáo sinh tập luyện rất nhiều nhưng khả năng sử dụng đa dạng các phương tiện ngôn ngữ không thể hấp dẫn được. Cũng có giáo sinh chỉ thực hành một hai lần đã có kỹ năng sử dụng đa dạng các phương tiện ngôn ngữ. Do đó chúng tôi cho rằng kỹ năng sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau phụ thuộc nhiều vào năng khiếu sư phạm của mỗi giáo sinh. Cách đây 4 năm khi vào trường giáo sinh đều phải thi môn năng khiếu đó là đọc kể diễn cảm do đó giáo sinh những năm trước có năng khiếu ngôn ngữ hơn hẳn những năm gần đây khi đầu vào chỉ thi 2 môn văn,toán. Mặt khác kỹ năng sử dụng đa dạng phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, giáo sinh được học
ở môn làm quen với văn học do vậy những giáo sinh có tư duy linh hoạt mới ứng dụng nhuần nhuyễn vào kỹ năng này được do vậy kỹ năng sử dụng đa dạng phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau có điểm trung bình thấp nhất trong nhóm kỹ năng giao tiếp có nguyên nhân chủ quan là thực tế. Kỹ năng biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời là kỹ năng dễ làm nhất, giáo sinh thích làm nhất. Qua thực tế chúng tôi thấy giáo sinh hơi lạm dụng kỹ năng này. Bất cứ làm việc gì giáo sinh cũng khen trẻ, dù việc đó trẻ làm sai giáo sinh vẫn khen. Kỹ năng này giáo sinh sử dụng thường xuyên nên có điểm số cao hơn, nhưng nó cũng làm cho trẻ coi thường giáo sinh nếu các giáo sinh không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải.
Như vậy các kỹ năng thuộc thành phần giao tiếp giáo sinh thực hiện ở mức độ nắm được lý thuyết, thực hành đúng quy trình, một số em có năng khiếu sư phạm thực hành thực hành thành thạo thể hiện ở điểm giỏi chiếm khá nhiều.
Tổng hợp các kỹ năng của 5 thành phần nhận thức, thiết kế, kết cấu, thực hiện nhiệm vụ, giao tiếp xếp theo tổng điểm trung bình của các kỹ năng ta có biểu đồ sau: - KN I – Thành phần nhận thức. X=1,386 - KN II – Thành phần thiết kế. X = 1,429 - KNIII – Thành phần kết cấu. X = 1,339 - KN IV – Thành phần tổ chức thực hiện. X = 1,500 - KN V – Thành phần giao tiếp. X = 1,394
Biểu đồ 1: thực trạng các nhóm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học Biểu đồ 1 cho thấy trong 5 nhóm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học thì nhóm kỹ năng thuộc thành phần tổ chức thực hiện có điểm số trung bình cao nhất, tức là các kỹ năng thuộc thành phần tổ chức thực hiện giáo sinh thực hiện tốt nhất. Còn nhóm kỹ năng thuộc thành phần kết cấu có điểm số trung bình thấp nhất tức là các kỹ năng thuộc thành phần kết cấu giáo sinh thực hiện kém nhất. Đây là thực tế khách quan vì các kỹ năng ở thành phần tổ chức thực hiện là những kỹ năng cụ thể, giáo sinh phải thực hiện thường xuyên, điều này chứng tỏ giáo sinh đi thực tập rất nghiêm túc. Kỹ năng thuộc thành phần kết cấu là kỹ năng giáo sinh thực hiện yếu nhất. Đây là nhóm kỹ năng tương đối trừu tượng, giáo sinh phải biết vận dụng rất linh hoạt các tình huống sư phạm, kết hợp hài hoà kiến thức của môn tâm lý học với kiến thức của các môn học khác thì mới đạt hiệu quả cao. nhưng đối với giáo sinh có khả năng nhận thức trung bình, tư duy lô gíc yếu như giáo sinh trường THSP mầm non thì kỹ năng kết hợp, liên kết, phối hợp giáo sinh thực hiện yếu. Do đó số liệu mà đề tài thu nhận được là tương đối chính xác và khách quan.
Trong 20 kỹ năng tổ chức trò chơi toán học, kỹ năng phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hấp dẫn, tiến hành đúng các bước quy định là kỹ năng có điểm số cao nhất (0,433/0,500) tức là kỹ năng phổ biến luật chơi, nội dung
1,250 1,300 1,350 1,400 1,450 1,500 KN I KN II KN III KN IV KN V KN I KN II KN III KN IV KN V
chơi là kỹ năng giáo sinh thực hiện tốt nhất. Đây cũng là thực tế khách quan và chính xác vì kỹ năng này giáo sinh được tập luyệ nhiều ở tất cả mọi trò chơi. Còn kỹ năng có điểm số thấp nhất là kỹ năng dự đoán tình huống xảy ra và hướng giải quyết và kỹ năng có khả năng kết hợp vừa chơi với trẻ vừa điều khiển các nhóm chơi khác (0,331/0,500) tức là 2 kỹ năng này giáo sinh thực hiện kém nhất, nguyên nhân chính ở đây là do giáo sinh chưa có kinh nghiệm, tư duy sáng tạo của giáo sinh còn ở mức độ và sự linh hoạt trong khâu quản ký trẻ còn kém. Sự chênh lệch không nhiều giữa kỹ năng có điểm cao nhất cao nhất và kỹ năng có điểm thấp nhất nói lên để tổ chức tốt trò chơi toán học giáo sinh phải luyện tập tất cả các kỹ năng, không được coi trọng một kỹ năng nào và cũng không nên coi thường kỹ năng nào. Các kỹ năng tổ chức một trò chơi phải nằm trong một chỉnh thể thống nhất.
Điểm trung bình của tất cả 5 nhóm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh là 7,048. Mỗi giáo sinh tổ chức một trò chơi toán học đều được đánh giá trên trẻ của cả lớp bằng cách tính phần trăm số cháu nắm được biểu tượng, % số cháu có xúc cảm dương tính với trò chơi toán học, % số cháu có hành vi tích cực với trò chơi toán học, cách tính điểm ở trang 60. Kết quả cụ thể ở phần phụ lục. Điểm trung bình của trẻ là 8,394. Để tính mối tương quan giữa mức độ thực hiện các kỹ năng của cô và kết quả thể hiện ở ta dùng hệ số tương quan Spearman (rs) được tính bằng công thức sau:
2 1 2 6. 1 .( 1) n i i s d r n n
trong đó di là hiệu giữa điểm số của giáo sinh và của trẻ di Xg s/ Xt=, n là số giáo sinh thực hiện trò chơi toán học =54. Kết quả thu được từ bảng tính điện tử của chương trình Exell, ta có rs=0,994, với độ tự do k= n-2 = 54-2=52 và với độ tin cậy P = 99,99% ta có rstới hạn là 0,3541. Như vậy rs=0,994>rs
toán học của giáo sinh có sự liên quan rất chặt chẽ với hứng thú toán học ở trẻ. Hâù hết giáo sinh có điểm số trung bình của các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cao thì điểm hứng thú toán học của trẻ ở lớp giáo sinh tổ chức trò chơi toán học cũng cao. Nhưng cũng có một số trường hợp điểm của giáo sinh cao nhưng điểm của trẻ thấp hơn, hoặc ngược lại điểm của giáo sinh thấp nhưng điểm của trẻ lại cao. Tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy việc nhận thức các biểu tượng toán học trẻ nắm bắt không phải chỉ trên lớp mẫu giáo mà còn ở mọi lúc, mọi nơi, qua ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, ti vi, sách báo...Còn xúc cảm, tình cảm và hành vi của trẻ với đồ chơi và trò chơi toán học nó tuân theo quy luật lan toả. Có những lớp mẫu giáo giáo sinh tổ chức trò chơi toán học rất hấp dẫn nhưng trẻ không hào hứng chơi vì ngày hôm đó em lớp trưởng nghỉ ở nhà ăn giỗ. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi thấy thường khi giáo viên tổ chức trò chơi nào thì em lớp trưởng hay làm trước, các bạn khác làm theo, nếu lớp trưởng vui vẻ, thoải mái làm cả lớp vui vẻ, nếu lớp trưởng buồn thì cả lớp cũng ít cười nói.
Bảng 8: Điểm tổng hợp của giáo và trẻ, hiệu giữa 2 cặp đại lượng
stt Nội dung Giáo sinh Trẻ 2
i d 1 X 7.048đ 8,394đ 160 2 Điểm thấp nhất 4,6đ 6,4 đ 3 Điểm cao nhất 8,8 đ 9,6 đ